Chính Sách, Pháp Luật Về Thu Hồi Và Xử Lý Các Sản Phẩm Thải Bỏ Trong Đó Có Bóng Đèn Tại Việt Nam

CHƯƠNG II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


2.1. Đối tượng nghiên cứu

Bóng đèn và bóng đèn compact huỳnh quang thải bỏ;

Các chính sách, quy định, các công nghệ xử lý bóng đèn thải, nguồn tiêu thụ và thải bóng đèn;

Các cơ quan quản lý nhà nước về quản lý chất thải nguy hại;

Các cơ sở xử lý chất thải nguy hại trong đó có bóng đèn thải bỏ:

01. Công ty TNHH Tân Thuận Phong

02. Công ty TNHH Môi trường Công nghiệp Xanh

03. Công ty Cổ phần xử lý, tái chế chất thải công nghiệp Hoà Bình

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.

04. Công ty TNHH SXDVTM Môi Trường Xanh

05. Công ty Cổ phần Cơ - Điện – Môi trường Lilama

Nghiên cứu, đánh giá chính sách quản lý chất thải nguy hại ở Việt Nam - trường hợp chất thải bóng đèn - 6

06. Công ty TNHH MTV Thanh Tùng 2

07. Công ty Cổ phần Môi trường Sao Việt

08. Công ty Cổ phần Môi trường Thuận Thành

09. Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Thành phố Hồ Chí Minh

10. Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Xử lý Môi trường Việt Khải

11. Công ty TNHH Hùng Hưng Môi trường xanh; Công ty TNHH MTV cấp thoát nước – Môi trường Bình Dương

12. Công ty TNHH Hùng Hưng Môi trường xanh

13. Công ty TNHH MTV Môi trường Đô thị Hà Nội-Chi nhánh Miền Trung

2.2. Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, dựa trên phân tích số liệu thứ cấp từ các tài liệu có liên quan và số liệu sơ cấp thu thập qua điều tra, khảo sát.

2.2.1. Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp

Việc thu thập, phân tích và xử lý những tài liệu, số liệu và những đề tài nghiên cứu liên quan đến nội dung nghiên cứu của luận văn có ý nghĩa quan trọng. Nó giúp cho học viên có thể nắm vững và hiểu rõ hơn về phương pháp luận,

phương pháp nghiên cứu một vấn đề. Đồng thời qua đó có cái nhìn tổng quan hơn về khu vực, nội dung nghiên cứu của đề tài. Trong luận văn này học viên đã sử dụng các tài liệu liệu thứ cấp như:

- Các văn bản quy phạm pháp luật về chất thải, CTNH, chất thải bóng đèn.

- Các đề tài nghiên cứu, bài báo trong và ngoài nước về chất thải bóng đèn.

- Các số liệu thứ cấp thu thập từ các đơn vị hành nghề quản lý CTNH: Công ty cổ phần cơ điện môi trường Lilama; Công ty TNHH MTV Thanh Tùng 2; Công ty Cổ phần Môi trường Sao Việt; Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Thành phố Hồ Chí Minh; Công ty cổ phần Môi Trường Xanh Việt Nam,…

- Các số liệu thứ cấp thu thập từ Tổng cục Môi trường; Viện Chiến lược, Chính sách Tài nguyên và Môi trường, Chi cục Bảo vệ Môi trường của một số tỉnh, thành phố,….

2.2.2. Phương pháp điều tra, thu thập thông tin

Đề tài thu thập thông tin về hiện trạng công nghệ xử lý chất thải rắn nguy hại từ bóng đèn CFL bằng cách gửi các bảng hỏi tới 19 đơn vị xử lý loại chất thải này. Trong đó, số cơ sở gửi phiếu trả lời là 13/19 cơ sở (liệt kê ở Mục 2.1). Bảng hỏi được kết cấu gồm 4 phần: phần 1 bao gồm các thông tin chung về đơn vị xử lý chất thải; phần 2 bao gồm các câu hỏi nhằm thu thập thông tin về các công nghệ xử lý chất thải, thiết bị sử dụng tại đơn vị xử lý, công suất và khối lượng của đơn vị xử lý, và các biện pháp xử lý khí thải, nước thải phát sinh từ hoạt động xử lý chất thải bóng đèn; phần 3 bao gồm các câu hỏi nhằm thu thập thông tin về lượng chất thải bóng đèn huỳnh quang được xử lý qua các năm từ 2008 đến 2012; phần 4 bao gồm các câu hỏi mở để tìm hiểu các kiến nghị của đơn vị xử lý chất thải đối với hoạt động xử lý chất thải bóng đèn huỳnh quang.

Nhằm thu thập các số liệu liên quan tới tình hình quản lý và thực hiện các chính sách quản lý chất thải rắn nguy hại, đề tài tiến hành tham vấn các cơ quan quản lý có liên quan bao gồm Bộ Tài chính, Bộ Công thương, Bộ Tài nguyên và Môi trường. Bên cạnh đó, đề tài tham khảo các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến chất thải nguy hại bao gồm bóng đèn thải bỏ, các báo cáo, bài báo chuyên

ngành có liên quan từ các Bộ, Viện nghiên cứu để bổ sung thông tin về thực trạng chất thải bóng đèn và khả năng xử lý tại Việt Nam.

2.2.3. Phương pháp chuyên gia

Phương pháp này được sử dụng để lấy ý kiến của các chuyên gia trong quá trình triển khai thực hiện và hoàn thiện luận văn. Các chuyên gia được tham khảo lấy ý kiến đến từ các cơ quan: Tổng cục Môi trường, Viện Chiến lược, Chính sách Tài nguyên và Môi trường, Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường,…

Ngoài ra trong quá trình thực hiện Luận văn, học viên thường xuyên trao đổi với thầy hướng dẫn để xin ý kiến. Đây là những ý kiến đóng góp quý báu giúp cho học viên có thể hoàn thiện Luận văn tốt hơn.

2.2.4. Phương pháp xử lý số liệu

Là phương pháp sử dụng những phương pháp tính toán số học, thống kê, logic để tính toán từ những tài liệu thu thập được trong quá trình điều tra, khảo sát và thu thập số liệu. Thông tin thu thập từ khảo sát được xử lý bằng phương pháp thống kê toán học trên phần mềm Microsoft Excel.


CHƯƠNG III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN


3.1. Chính sách, pháp luật về thu hồi và xử lý các sản phẩm thải bỏ trong đó có bóng đèn tại Việt Nam

Luật BVMT 2014: Tại Điều 87 đã có quy định về việc thu hồi, xử lý sản phẩm thải bỏ (trước đây là Điều 67, Luật BVMT 2005), theo đó: “Chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phải thu hồi, xử lý sản phẩm thải bỏ; Người tiêu dung có trách nhiệm chuyển sản phẩm thái bỏ đến nơi quy định; Ủy ban nhân dân các cấp, cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi để cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tổ chức việc thu gom sản phẩm thải bỏ; Việc thu hồi, xử lý sản phẩm thải bỏ thực hiện theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.”

Nghị định 80/2006/NĐ-CP: Tại Điều 21 của Nghị định này có quy định về thu hồi, xử lý sản phẩm hết hạn sử dụng hoặc thải bỏ. Các sản phẩm nêu tại khoản 1 Điều 67 Luật BVMT 2005 phải có ký hiệu mức độ nguy hại, khả năng tái chế để xác lập trách nhiệm và biện pháp thu hồi, xử lý khi hết hạn sử dụng hoặc người tiêu dùng loại bỏ. Đối với các sản phẩm nhập khẩu thì tổ chức, cá nhân nhập khẩu phải đăng ký số lượng và các thông tin cần thiết của sản phẩm với cơ quan quản lý môi trường ở Trung ương để xác lập biện pháp thu thu hồi, xử lý sau khi người tiêu dùng loại bỏ.

Quyết định 53/2013/QĐ-TTg: Ngày 09/8/2013, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 50/2013/QĐ-TTg quy định về thu hồi và xử lý sản phẩm thải bỏ nhằm triển khai thực hiện Điều 67 của Luật BVMT 2005.

Hiện nay, hoạt động thu gom, xử lý đối với các sản phẩm thải bỏ chủ yếu do doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực tái chế chất thải hoặc hộ gia đình tại các làng nghề thực hiện mà chưa có sự gắn kết trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan, như: doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu, doanh nghiệp phân phối và người tiêu dùng. Thực tế cho thấy, hoạt động thu gom, xử lý đã và đang bộc lộ nhiều bất cập, gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng. Nguyên nhân chủ yếu là do cơ sở hạ tầng còn yếu kém; công nghệ thu gom, xử lý lạc hậu; ý thức của con người còn hạn chế, thiếu các kiến thức về môi trường, quan tâm đến các lợi ích kinh tế trước mắt, bỏ qua các lợi ích môi trường.

Hoạt động thu hồi, xử lý sản phẩm thải bỏ của doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu về cơ bản không được thực hiện mà chủ yếu thông qua hình thức sau:

Đối với sản phẩm có giá trị sau khi tái chế (ắc quy, thiết bị điện, điện tử), doanh nghiệp sản xuất thu hồi rất ít (chủ yếu là sản phẩm bị hỏng còn thời hạn bảo hành) mà chủ yếu do các tổ chức và cá nhân thu gom không chính thức thực hiện, sau đó chuyển về cho các cơ sở ở các làng nghề, sử dụng công nghệ lạc hậu để xử lý. Đây là nguyên nhân đang gây ra ô nhiễm môi trường nghiêm trọng tại các làng nghề.

Đối với các sản phẩm không có giá trị (CFL, pin), người tiêu dùng thường bỏ lẫn vào hệ thống thu gom rác thải sinh hoạt hoặc vứt ra ven đường, nơi công cộng… mà không được xử lý, gây ô nhiễm hoặc tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Việc xây dựng Quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định về việc thu hồi, xử lý sản phẩm thải bỏ dựa trên các nguyên tắc sau: (1) Không chồng chéo, mâu thuẫn với các quy định hiện hành về quản lý chất thải; (2) Thu hồi sản phẩm thải bỏ là trách nhiệm của doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu sản phẩm và người tiêu dùng;

(3) Cần phải có lộ trình để doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu thực hiện trách nhiệm thu hồi, xử lý sản phẩm thải bỏ; (4) Cần có sự tham gia của các tổ chức và cá nhân liên quan để hoạt động thu hồi, xử lý sản phẩm thải bỏ đạt hiệu quả.

Quyết định số 50/2013/QĐ-TTg gồm 04 chương, 11 điều và 01 Phụ lục, cụ thể:

Về phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng:

Quyết định này quy định về trách nhiệm, quyền lợi và hoạt động thu hồi và xử lý sản phẩm thải bỏ trên lãnh thổ Việt Nam. Quyết định này áp dụng đối với doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu, người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động thu hồi và xử lý sản phẩm thải bỏ trên lãnh thổ Việt Nam.

Theo Quyết định có một số thuật ngữ cần được hiểu thống nhất như sau: “sản phẩm thải bỏ” là sản phẩm đã hết thời hạn sử dụng hoặc sản phẩm được thải ra sau quá trình sử dụng; “Thu hồi sản phẩm thải bỏ” là việc doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu thu lại sản phẩm đã hết thời hạn sử dụng hoặc sản phẩm được thải ra sau quá trình sử dụng; “Xử lý sản phẩm thải bỏ”là quá trình tái sử dụng, tái chế, tiêu hủy sản phẩm đã hết thời hạn sử dụng hoặc sản phẩm được thải ra sau quá trình sử dụng.

Về Danh mục sản phẩm thải bỏ, thời điểm thu hồi và xử lý:

Danh mục sản phẩm thải bỏ, thời điểm thu hồi và xử lý được ban hành kèm theo Quyết định số 50/2013/QĐ-TTg. Theo đó, chỉ có những sản phẩm thải bỏ thuộc Danh mục này mới phải bắt buộc phải thu hồi và xử lý, cụ thể gồm các nhóm sản phẩm sau: thiết bị điện tử, điện dân dụng và công nghiệp; ắc quy và pin; hóa

chất sử dụng trong công nghiệp, nông nghiệp, thủy sản và thuốc cho người; dầu nhớt, mỡ bôi trơn; săm, lốp; phương tiện giao thông.

Để đảm bảo tính khả thi, Quyết định đưa ra lộ trình thu hồi và xử lý sản phẩm thải bỏ để tạo điều kiện cho doanh nghiệp có đủ thời gian cần thiết chuẩn bị cơ sở vật chất, nguồn lực thực hiện việc thu hồi và xử lý sản phẩm thải bỏ. Một trong những nhóm sản phẩm phải thu hồi và xử lý sớm nhất là thiết bị điện, điện tử vào năm 2015, còn xe mô tô, xe gắn máy và ô tô có thời điểm bắt đầu thu hồi muộn nhất, vào năm 2018.

Về trách nhiệm của doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu:

Theo Quyết định, doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu được hiểu là doanh nghiệp sản xuất hoặc nhập khẩu sản phẩm thuộc Danh mục sản phẩm thải bỏ để bán ra thị trường Việt Nam.

Doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu phải thiết lập các điểm thu hồi sản phẩm thải bỏ. Điểm thu hồi là nơi tiếp nhận sản phẩm thải bỏ phù hợp quy định của pháp luật về BVMT, có nghĩa phải đáp ứng được các yêu cầu về kỹ thuật, chẳng hạn như tại điểm thu hồi thì sản phẩm thải bỏ được lưu giữ trong thùng kín, không rò rỉ, rơi vãi, phát tán ra môi trường.

Doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu có trách nhiệm tiếp nhận sản phẩm thải bỏ do mình đã bán sản phẩm đó ra thị trường Việt Nam. Khi người tiêu dùng mang sản phẩm thải bỏ đến điểm thu hồi, doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu phải sẵn sàng tiếp nhận sản phẩm đó trên cơ sơ sở thỏa thuận với người tiêu dùng về cách thức chuyển giao và tiếp nhận sản phẩm thải bỏ. Việc thỏa thuận này được hiểu là khi tiếp nhận sản phẩm thải bỏ từ người tiêu dùng thì doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu có thể phải trả cho người tiêu dùng một khoản tiền, tặng thưởng bằng hiện vật hoặc bất kỳ hình thức khuyến mại nào hoặc không phải trả cho người tiêu dùng bất kỳ khoản chi phí nào. Việc thực hiện quyền và trách nhiệm về chuyển giao và tiếp nhận sản phẩm thải bỏ này căn cứ trên cơ sở thị trường trao đổi chất thải. Đây là một vấn đề đặc thù tại Việt Nam, vì thực tế ở Việt Nam hiện nay, hoạt động thu gom và tái chế sản phẩm thải bỏ đang được xem như một trong những loại hình kinh doanh khá phát

triển, mang lại lợi nhuận đáng kể và tạo công ăn việc làm cho không ít người. Quan hệ tài chính giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân thu gom sản phẩm thải bỏ được thể hiện dưới hình thức mua, bán và tự thỏa thuận. Theo đó, để thu hồi sản phẩm thải bỏ đã bán ra thị trường Việt Nam, các doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu cũng phải chấp nhận thực tế này.

Doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu có trách nhiệm vận chuyển sản phẩm thải bỏ từ các điểm thu hồi đến cơ sở xử lý và tiến hành xử lý sản phẩm thải bỏ. Việc vận chuyển sản phẩm thải bỏ phải tuân thủ các yêu cầu kỹ thuật theo quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam, như vận chuyển phải bằng thiết bị, phương tiện chuyên dụng; chống rò rỉ, rơi vãi, sự cố do sản phẩm thải bỏ gây ra.

Doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu phải thông báo bằng văn bản đến Bộ TNMT về các điểm thu hồi và nơi thực hiện việc xử lý sản phẩm thải bỏ của mình. Đây là biện pháp cần thiết để cơ quan quản lý về môi trường biết được việc triển khai hệ thống thu hồi và xử lý sản phẩm thải bỏ của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu phải công khai thông tin có liên quan đến điểm thu hồi và cơ sở xử lý sản phẩm thải bỏ trên cổng thông tin điện tử của Bộ TNMT và của doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu. Đây là kênh thông tin hữu hiệu giúp người tiêu dùng biết được các điểm thu hồi để thực hiện hành vi chuyển giao sản phẩm thải bỏ đúng nơi quy định.

Hàng năm, báo cáo lượng sản phẩm được sản xuất hoặc nhập khẩu đã bán ra thị trường Việt Nam; kết quả thu hồi và xử lý sản phẩm thải bỏ theo hướng dẫn của Bộ TNMT. Quy định như vậy sẽ góp phần thống kê lượng chất thải dự kiến sẽ phát sinh khi sản phẩm kết thúc vòng đời, đồng thời biết được lượng sản phẩm thải bỏ thực tế đã được thu hồi và xử lý.

Về trách nhiệm của người tiêu dùng, cơ sở phân phối, cơ sở thu gom và xử lý sản phẩm thải bỏ:

Người tiêu dùng có trách nhiệm chuyển giao sản phẩm thải bỏ tại điểm thu hồi. Quy định như vậy để gắn trách nhiệm của người tiêu dùng cùng với doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu tổ chức hoạt động thu hồi sản phẩm thải bỏ. Hành vi chuyển

giao sản phẩm thải bỏ của người tiêu dùng tại điểm thu hồi có ý nghĩa quan trọng, nó quyết định trực tiếp đến kết quả thu hồi của doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu.

Cơ sở phân phối có trách nhiệm tham gia thu hồi sản phẩm thải bỏ. Quy định này được hiểu là cơ sở phân phối khi được doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu đề nghị thì phải hợp tác trong việc thiết lập điểm thu hồi, tiếp nhận, chuyển giao sản phẩm thải bỏ.

Cơ sở thu gom và xử lý sản phẩm thải bỏ thực hiện hợp đồng với doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu để thu hồi và xử lý sản phẩm thải bỏ phải tuân thủ quy định của pháp luật về BVMT. Quy định này được hiểu là cơ sở thu gom và xử lý sản phẩm thải bỏ khi hoạt động phải có giấy phép hành nghề quản lý CTNH (nếu sản phẩm thải bỏ thuộc Danh mục CTNH). Đồng thời phải thực hiện các yêu cầu đối với quản lý chất thải như: khi vận chuyển phải có thiết bị phòng, chống rò rỉ, rơi vãi, sự cố môi trường; Sản phẩm thải bỏ phải được xử lý bằng phương pháp, công nghệ, thiết bị phù hợp với đặc tính hoá học, lý học và sinh học của từng loại để bảo đảm đạt quy chuẩn kỹ thuật về môi trường.

Về quyền lợi của doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu, người tiêu dùng, cơ sở thu gom và xử lý sản phẩm thải bỏ:

Doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu, người tiêu dùng, cơ sở thu gom và xử lý sản phẩm thải bỏ được hưởng các chính sách ưu đãi, hỗ trợ theo quy định của pháp luật về thuế, phí, đất đai, vốn, khoa học và công nghệ, tiêu thụ sản phẩm tái chế,.…

Doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu thiết lập điểm thu hồi để tiếp nhận sản phẩm thải bỏ là CTNH thì được miễn đăng ký chủ nguồn thải CTNH theo quy định tại Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT ngày 14/4/2011 của Bộ TNMT về quản lý CTNH. Việc quy định như vậy nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu giảm thiểu các thủ tục hành chính về môi trường.

Doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu trực tiếp thu hồi và vận chuyển sản phẩm thải bỏ là CTNH thì được miễn đăng ký hành nghề quản lý CTNH, nhưng phải đáp ứng các điều kiện sau: Có đăng ký ngành, nghề kinh doanh sản phẩm thuộc Danh mục sản phẩm thải; Có báo cáo về việc trực tiếp thu hồi và vận chuyển sản phẩm

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/05/2022