Kết Quả Phòng Ngừa, Đấu Tranh Trấn Áp Tội Phạm

+ Bộ Ngoại giao đã chỉ đạo các cơ quan đại diện ngoại giao và lãnh sự quán của nước ta ở nước ngoài xử lý kịp thời các vụ việc liên quan đến mua bán phụ nữ, trẻ em sang các nước láng giềng và khu vực (như Campuchia, Thái Lan, Malayxia, Trung Quốc, Đài Bắc, Hồng Kông, Ma Cao, Hàn Quốc…). Yêu cầu có biện pháp xử lý nghiêm minh các tổ chức, cá nhân nước sở tại tham gia hoặc môi giới mua bán phụ nữ, trẻ em.

+ Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng xây dựng Kế hoạch số 49/BTL tập trung chỉ đạo 44 địa phương có biên giới nắm chắc tình hình và phối hợp chặt chẽ với lực lượng Công an tấn công trấn áp mạnh tội phạm mua bán phụ nữ, trẻ em qua biên giới và tiếp nhận, giải cứu phụ nữ, trẻ em là nạn nhân bị buôn bán từ nước ngoài trở về. Đặc biệt chú trọng tuyến biên giới Việt Nam - Trung Quốc, Việt Nam - Campuchia.

+ Bộ Tư pháp đã chủ động rà soát và hệ thống hóa các văn bản pháp luật trong nước và quốc tế từ trước đến nay, đề xuất Quốc hội và Chính phủ, sửa đổi, bổ sung một số văn bản pháp luật có liên quan về phòng, chống mua bán phụ nữ, trẻ em, làm cơ sở để hướng dẫn, chỉ đạo các cấp, các ngành, địa phương vận dụng thực hiện.

+ Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ chủ động phối hợp chặt chẽ với ngành Công an, Hải quan, Biên phòng và chính quyền cơ sở, làm tốt việc thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra các vụ án và phối hợp thống nhất giữa các ngành trong việc xét xử án điểm, án lưu động về tội phạm mua bán phụ nữ, trẻ em

+ Trung ương Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam gắn triển khai Chương trình 130/CP với thực hiện Nghị quyết số 07/BCH-TW về một số vấn đề xã hội liên quan đến phụ nữ, trẻ em, Nghị quyết số 01/BCA-TW Hội phụ nữ về quản lý con em trong gia đình không phạm tội và vi phạm pháp luật. Xây dựng kế hoạch số 51 chỉ đạo điểm tại 8 tỉnh, thành phía Nam để rút kinh nghiệm triển khai chỉ đạo toàn quốc.

+ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ủy ban Dân số - Gia đình và Trẻ em Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Trung ương Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh gắn triển khai Chương trình 130/CP với việc thực hiện Nghị quyết số 09/CP và Chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm với triển khai chiến lược bảo vệ trẻ em giai đoạn 2006 - 2010 và tầm nhìn 2020 và cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời

sống văn hóa", "Thanh niên lập nghiệp" xây dựng gia đình, xã phường, trường học lành mạnh không có tội phạm và tệ nạn xã hội.

- Ở các địa phương đều xây dựng chương trình kế hoạch, lập Ban Chỉ đạo và mở hội nghị triển khai, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các ngành, lồng ghép các nội dung thực hiện Chương trình 130/CP với các nội dung nhiệm vụ chính trị ở địa phương với những hình thức và biện pháp đa dạng, thiết thực, nên bước đầu đã mang lại hiệu quả thiết thực. Nổi bật là Quảng Ninh, Bắc Giang, Nghệ An, Hải Dương, Lạng Sơn, An Giang, Tây Ninh, Nam Định…

2.1.2.2. Công tác tuyên truyền


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 108 trang tài liệu này.

Phòng, chống tội phạm mua bán phụ nữ, trẻ em là vấn đề mang tính xã hội cao nên trong những năm qua, công tác tuyên truyền giáo dục được chú trọng hơn trên các phương tiện thông tin đại chúng của trung ương và địa phương với nhiều hình thức và loại hình phong phú, làm cho mọi người thấy được phương thức, thủ đoạn của tội phạm, nguyên nhân, hậu quả và pháp luật về phòng, chống tội phạm mua bán phụ nữ, trẻ em, để chủ động phòng ngừa và đấu tranh ngăn chặn. Xây dựng và hoàn thiện các mô hình truyền thông tại cộng đồng, tiếp tục phát động phong trào quần chúng phát hiện, tố giác, đấu tranh với các hành vi mua bán phụ nữ, trẻ em, thành lập 9.768 hòm thư tố giác, xây dựng củng cố 1.682 tổ an ninh nhân dân, 16.360 đội tuyên truyền xung kích, 11.482 câu lạc bộ thanh niên với pháp luật, biên soạn, in và phát hành trên 45.000 tờ rơi, 400 băng truyền thông. Tổ chức

314.105 buổi tuyên truyền cho 12,7 triệu lượt người tới các vùng, địa phương "có nguy cơ cao" về kiến thức phòng, chống tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em. Thông qua "các hòm thư tố giác", "hòm thư cứu bạn", quần chúng đã cung cấp cho lực lượng Công an trên 45.000 nguồn tin, trong đó có 1.500 nguồn tin có giá trị, 250 vụ có dấu hiệu mua bán phụ nữ, trẻ em ra nước ngoài.

Hoàn thiện pháp luật phòng, chống mua bán phụ nữ, trẻ em ở Việt Nam hiện nay - 5

Phối hợp với Ngân hàng giúp nông dân vay vốn phát triển sản xuất, xóa đói, giảm nghèo với số tiền 10.509,3 tỷ đồng; tư vấn giới thiệu việc làm cho 6.750 người, trong đó có nhiều phụ nữ bị buôn bán lừa gạt trở về địa phương.

2.1.2.3. Kết quả phòng ngừa, đấu tranh trấn áp tội phạm

Để nâng cao hiệu quả đấu tranh, Bộ Công an chỉ đạo lực lượng Công an các cấp - vừa chủ động có kế hoạch phối hợp chặt chẽ với lực lượng hải quan, bộ đội biên phòng, viện kiểm sát, tòa án trong phối hợp, trao đổi thông tin, phát hiện điều tra, truy tố, xét xử các tội phạm về mua bán phụ nữ, trẻ em; vừa ra nhiều điện, kế hoạch chỉ đạo Công an các địa phương đẩy mạnh các mặt công tác nghiệp vụ cơ bản tiến hành tổng điều tra, rà soát, đánh giá thực trạng tình hình hoạt động của tội phạm mua bán phụ nữ, trẻ em, qua đó xác định các tuyến, địa bàn trọng điểm, đối tượng "nổi", dựng lại các đường dây băng ổ nhóm, lập lực lượng chuyên trách để đi sâu điều tra và xây dựng các kế hoạch, biện pháp phòng ngừa và đấu tranh ngăn chặn. Bước đầu đã sơ bộ xác định các tuyến, địa bàn trọng điểm mà tội phạm mua bán phụ nữ, trẻ em thường hoạt động là: tuyến Việt Nam - Trung Quốc (gắn với địa bàn các tỉnh biên giới phía Bắc); tuyến Việt Nam - Campuchia (gắn với địa bàn các tỉnh biên giới phía Tây Nam); tuyến khác (điểm đến của nạn nhân là Hồng Kông, Ma Cao, Đài Loan, Thái Lan và một số nước thuộc Đông Âu cũ).

Trước tình hình hoạt động của tội phạm mua bán phụ nữ, trẻ em nổi lên ở tuyến biên giới Việt - Trung, Bộ Công an đã xây dựng Kế hoạch số 1947/BCA chỉ đạo và phối hợp Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng, Công an 6 tỉnh biên giới mở đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm mua bán phụ nữ, trẻ em trong hai tháng 7 và 8/2005, duy trì giao ban về phòng, chống tội phạm mua bán phụ nữ, trẻ em giữa Bộ với Công an các tỉnh biên giới và Công an Quảng Tây, Đông Hưng - Trung Quốc…

Riêng năm 2005 (năm đầu tiên thực hiện chương trình quốc gia phòng chống tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em) các lực lượng chức năng đã khám phá 201 vụ, bắt 289 đối tượng, trong đó:

+ Lực lượng Công an bắt 157 vụ, 220 đối tượng, triệt phá 49 đường dây với 138 đối tượng.

+ Lực lượng Biên phòng bắt 34 vụ, 69 đối tượng, triệt phá 12 đường dây, xác lập đấu tranh với 10 chuyên án.

+ Viện kiểm sát nhân dân các cấp kiểm sát điều tra 162 vụ, 246 bị can, Lập cáo trạng, ra quyết định chuyển tòa án nhân dân các cấp truy tố 136 vụ với 220 bị can.

+ Tòa án nhân dân xét xử 103 vụ với 182 bị cáo, trong đó 15 bị cáo tù từ 15 đến 20 năm; 52 bị cáo tù từ 7 đến 15 năm; 89 bị cáo tù dưới 7 năm; 15 bị cáo phạt tù cho hưởng án treo.

Nhìn chung công tác điều tra trấn áp tội phạm bước đầu đã đánh trúng vào một số đường dây, băng ổ nhóm tội phạm mua bán phụ nữ, trẻ em nên đã góp phần kìm hãm hoạt động tội phạm và tạo thuận lợi cho công tác phòng ngừa đấu tranh chống tội phạm trong thời gian tới.

2.1.2.4. Tiếp nhận và hỗ trợ những phụ nữ, trẻ em bị mua bán


- Ngành Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Bộ đội biên phòng, Hội liên hiệp Phụ nữ và các địa phương thực hiện lồng ghép việc tiếp nhận hỗ trợ nạn nhân trở về với các chương trình kinh tế xã hội như: Chương trình phòng, chống mại dâm, phòng chống ma tuý, phòng nhưng xâm hại tình dục trẻ em, chương trình xóa đói, giảm nghèo, chương trình dạy nghề cho lao động nông thôn…

- Đã tổ chức khảo sát thống kê thực trạng số nạn nhân bị buôn bán trở về và thành lập các trung tâm tư vấn cho phụ nữ bị buôn bán; các nạn nhân bị xâm hại tình dục để sớm đưa họ tái hòa nhập cộng đồng.

- Trong năm 2005, Bộ đội biên phòng phối hợp ngành Lao động - Thương binh và Xã hội và chính quyền các địa phương đã tiếp nhận 444 phụ nữ, trẻ em Việt Nam từ nước ngoài trở về. Riêng Quảng Ninh tổ chức tiếp nhận 32 đợt với 210 phụ nữ, trẻ em là nạn nhân trở về nước.

2.1.2.5. Công tác xây dựng pháp luật


Trong năm 2005, Bộ Tư pháp đã hoàn thành việc rà soát hệ thống pháp luật hiện hành liên quan đến phòng ngừa và đấu tranh chống mua bán phụ nữ và trẻ em, qua đó phát hiện những bất cập, vướng mắc để kiến nghị hướng sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện. Xây dựng, trình Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 68/2002/NĐ-CP ngày 10/7/2002 về hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài nhằm tăng cường phòng ngừa việc lợi dụng kết hôn với người nước ngoài và cho nhận con nuôi quốc tế để mua bán phụ nữ, trẻ em.

2.1.2.6. Về hợp tác quốc tế


Do tính chất hoạt động của tội phạm mua bán phụ nữ và trẻ em và sự cần thiết phối hợp với các nước, nhất là các nước láng giềng trong khu vực, thời gian qua, các bộ, ngành của Việt Nam đã tăng cường phối hợp chặt chẽ với các tổ chức quốc tế như: UNICEF, ILO, IOM, UNODC, UNIAP… phối hợp triển khai thực hiện nhiều dự án liên quan đến phòng, chống mua bán phụ nữ và trẻ em. Tháng 7/2004, Bộ Công an đã tham mưu cho Chính phủ thành lập Ban Chỉ đạo liên ngành quốc gia COMMIT để tham gia các hoạt động phòng, chống mua bán người trong khu vực tiểu vùng sông MêKông. Tháng 3/2005, Việt Nam tổ chức thành công Hội nghị các quan chức cao cấp lần thứ ba về phòng, chống buôn bán người khu vực tiểu vùng sông Mêkông (SOM3) tại Hà Nội với sự tham gia của 6 quốc gia khu vực tiểu vùng sông Mê-kông và nhiều tổ chức quốc tế. Đây là Hội nghị quốc tế quan trọng về chống buôn bán người lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam, điều đó thể hiện sự quyết tâm của Chính phủ Việt Nam trong việc đấu tranh không khoan nhượng với loại tội phạm này. Hiện nay Việt Nam đang cùng các nước trong khu vực triển khai chương trình hành động về phòng, chống buôn bán người của tiểu vùng sông MêKông từ năm 2005- 2007.

Ngoài ra năm 2005, Chính phủ Việt Nam ký Hiệp định phòng, chống buôn bán người với Chính phủ Campuchia, sắp tới sẽ ký với Chính phủ Thái Lan và tăng cường trao đổi kinh nghiệm, xác minh xử lý các thông tin về tội phạm, về nạn nhân. Đặc biệt, thông qua đợt cao điểm phòng, chống tội phạm mua bán phụ nữ và trẻ em trên tuyến biên giới Việt - Trung trong quý 3/2005 đã tạo nên quan hệ hợp tác ngày càng chặt chẽ và có hiệu quả giữa các cơ quan chức năng hai nước Việt Nam và Trung Quốc về phòng, chống mua bán phụ nữ và trẻ em.

Tuy nhiên, thực tiễn hợp tác quốc tế trong đấu tranh phòng, chống mua bán phụ nữ, trẻ em đã và đang gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc. Trong đó phải kể đến cơ sở pháp lý trong nước chưa cụ thể, đến nay các quy định về hợp tác quốc tế trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 chưa được hướng dẫn thi hành, nên chưa tổ chức thực hiện đựợc. Mặt khác, do khi phê chuẩn hoặc gia nhập Nghị định thư không bắt buộc về buôn bán trẻ em, mua dâm trẻ em, văn hóa phẩm khiêu dâm trẻ em, Nhà nước ta đã bảo lưu các khoản 1, 2, 3, 4 Điều 5 (về dẫn độ) của Nghị định thư này, nên việc hợp tác phòng

chống tội phạm còn rất hạn chế. Các điều ước quốc tế (song phương, đa phương) về hợp tác phòng, chống tội phạm chưa được triển khai thực hiện nên kết quả hợp tác còn thấp.

2.1.2.7. Công tác tổ chức và hậu cần


- Để triển khai thực hiện Chương trình 130/CP (Chương trình hành động phòng chống tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em) một cách có hiệu quả, Chính phủ đã thành lập Ban Chỉ đạo gồm 16 bộ, ngành, đoàn thể ở trung ương, do đồng chí Phó Thủ tướng làm Trưởng ban; Bộ Công an được giao nhiệm vụ làm cơ quan thường trực.

- Bộ Công an thành lập Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo 130/CP và thành lập Phòng đấu tranh phòng, chống tội phạm mua bán phụ nữ và trẻ em đặt tại Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội.

- Các bộ, ngành, đoàn thể trung ương khác phân công đồng chí lãnh đạo bộ, ngành, đoàn thể tham gia Ban Chỉ đạo, bố trí 01 đồng chí lãnh đạo cấp vụ, cục tham gia cơ quan thường trực và cử cán bộ theo dõi.

- Các địa phương đều lập Tiểu ban Chỉ đạo 130/CP do 1 đồng chí Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh là trưởng ban, 01 đồng chí trong ban giám đốc Công an làm phó ban và giao Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội hoặc Văn phòng công an các tỉnh làm cơ quan thường trực, vừa là đầu mối liên lạc, vừa trực tiếp chỉ đạo đấu tranh phòng, chống tội phạm mua bán phụ nữ và trẻ em.

- Về kinh phí: năm 2005 Chính phủ dành một khoản từ ngân sách trung ương hỗ trợ có mục tiêu cho các đề án và các nhiệm vụ trọng tâm của Chương trình 130/CP. Thường trực Ban Chỉ đạo đã phối hợp với Bộ Kế hoạch - Đầu tư, Bộ Tài chính phân bổ kinh phí cho các bộ, ngành liên quan và hỗ trợ có mục tiêu cho một số tỉnh, thành phố trọng điểm và có công văn hướng dẫn đơn vị, địa phương thực hiện.

Từ những vấn đề trình bày ở trên có thể thấy, Chương trình hành động phòng, chống mua bán phụ nữ và trẻ em đã được các cấp, các ngành tổ chức thực hiện khá tích cực, bước đầu đã làm dấy lên phong trào phòng, chống tội phạm mua bán phụ nữ, trẻ em trên phạm vi toàn quốc và nâng cao một bước về nhận thức cho quần chúng nhân dân, đặc biệt là phụ nữ, trẻ em ở các vùng có nguy cơ cao, nhờ đó góp phần hạn chế tình hình

phức tạp của tội phạm mua bán phụ nữ và trẻ em, tạo đà cho quần chúng chủ động phòng ngừa và tích cực tham gia đấu tranh chống loại tội phạm này.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tích đã đạt được, công tác phòng, chống tội phạm mua bán phụ nữ, trẻ em còn bộc lộ một số tồn tại sau:

- Tình hình tội phạm mua bán phụ nữ và trẻ em diễn biến rất phức tạp, có xu hướng gia tăng và quốc tế hóa. Trong nước còn tiềm ẩn những đường dây, băng ổ nhóm ngấm ngầm hoạt động mà chưa bị phát hiện. Song, công tác nắm tình hình và tập trung chỉ đạo đấu tranh với loại tội phạm này của lực lượng công an và bộ đội biên phòng các cấp còn nhiều bất cập và yếu kém, thiếu một lực lượng chuyên trách từ trung ương đến địa phương, nên chưa có đủ điều kiện đi sâu điều tra khám phá tội phạm mua bán phụ nữ, trẻ em.

- Công tác tuyên truyền phòng, chống mua bán phụ nữ, trẻ em còn lúng túng và chưa lồng ghép được với các chương trình kinh tế - xã hội ở địa phương nên chưa nâng cao được nhận thức để mọi người dân, mọi gia đình, tổ chức đoàn thể chủ động phòng ngừa và tích cực tham gia đấu tranh, đặc biệt là phụ nữ, trẻ em ở các tuyến địa bàn vùng có nguy cơ cao.

- Chưa tạo được cơ chế phối hợp đồng bộ, thống nhất giữa các đơn vị chức năng như, giữa Công an với bộ đội biên phòng trong đấu tranh phòng, chống tội phạm ở địa bàn biên giới và nội địa; hoặc giữa bộ đội biên phòng với ngành Lao động - Thương binh và Xã hội, với chính quyền cơ sở trong giải cứu, tiếp đón nạn nhân tái hòa nhập cộng đồng, nên nhiều hoạt động còn bị động hoặc đùn đẩy, chồng chéo.

- Hệ thống pháp luật chưa hoàn chỉnh, thống nhất nên việc xử lý hành vi liên quan đến hoạt động mua bán phụ nữ, trẻ em chưa triệt để, có tình trạng còn để lọt tội phạm.

- Hợp tác quốc tế về phòng, chống mua bán phụ nữ, trẻ em còn nhiều hạn chế, đặc biệt là thiếu các hiệp định tương trợ tư pháp trong phòng, chống tội phạm mua bán người nên rất khó khăn trong phối hợp, trao đổi thông tin, hỗ trợ điều tra xác minh, truy bắt người phạm tội cũng như giải cứu, tiếp nhận nạn nhân bị buôn bán trở về nước.

2.2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG, CHỐNG MUA BÁN PHỤ NỮ, TRẺ EM

2.2.1. Thực trạng các quy định của pháp luật về bảo vệ quyền phụ nữ, trẻ

em


Ngay từ bản Hiến pháp đầu tiên (Hiến pháp năm 1946) các quyền của phụ nữ, trẻ

em đã được khẳng định một cách rõ ràng và được phát triển qua các bản Hiến pháp 1959, 1980 và 1992. Điều 63 hiến pháp năm 1992 quy định:

Công dân nữ và nam có quyền ngang nhau về mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và gia đình. Nghiêm cấm mọi hành vi phân biệt đối xử với phụ nữ, xúc phạm nhân phẩm phụ nữ. Lao động nữ và nam làm việc như nhau thì tiền lương ngang nhau. Lao động nữ có quyền hưởng chế độ thai sản. Phụ nữ là viên chức nhà nước và người làm công ăn lương có quyền nghỉ trước và sau khi sinh đẻ mà vẫn hưởng lương, phụ cấp theo quy định của pháp luật. Nhà nước và xã hội tạo điều kiện để phụ nữ nâng cao trình độ mọi mặt, không ngừng phát huy vai trò của mình trong xã hội; chăm lo phát triển các nhà hộ sinh, khoa nhi, nhà trẻ và các cơ sở phúc lợi xã hội khác để giảm nhẹ gánh nặng gia đình, tạo điều kiện cho phụ nữ sản xuất, công tác, học tập, chữa bệnh, nghỉ ngơi và làm tròn bổn phận của người mẹ [31].

Điều 65 Hiến pháp năm 1992 qui định: "Trẻ em được gia đình, nhà nước và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục" [31].

Từ những quy định của Hiến pháp, Nhà nước ta đã cụ thể hóa các quyền của phụ nữ và trẻ em trong các văn bản quy phạm pháp luật khác, cụ thể là:

Luật hôn nhân và gia đình xác định gia đình hạnh phúc chính là điều kiện cơ bản, hàng rào vững chắc bảo vệ phụ nữ, trẻ em, ngăn chặn sự xâm hại từ bên ngoài. Trong đó nguyên tắc cơ bản xuyên suốt được thể hiện ở Điều 2 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000:

Đề cao vai trò gia đình trong đời sống xã hội, giữ gìn và phát huy truyền thống và những phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, xóa

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/04/2022