Những Quy Định Của Pháp Luật Việt Nam Trong Lĩnh Vực Hồi Hương Và Tái Hòa Nhập Cộng Đồng Nạn Nhân Bị Mua Bán

Theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự, nạn nhân bị mua bán với tư cách là người bị hại là một trong những người tham gia tố tụng; khi tham gia tố tụng, họ có quyền:

+ Đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu;


+ Được thông báo về kết quả điều tra;


+ Đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch;


+ Đề nghị mức bồi thường và các biện pháp bảo đảm bồi thường;


+ Tham gia phiên tòa; trình bày ý kiến, tranh luận tại phiên tòa để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình;

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 108 trang tài liệu này.

+ Khiếu nại quyết định, hành vi của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng; kháng cáo bản án, quyết định của tòa án về phần bồi thường cũng như về hình phạt đối với bị cáo (khoản 2 Điều 51) (trong phần này luận văn viện dẫn các điều của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, nên viết gọn là điều mà không trích dẫn Bộ luật). Trong trường hợp người bị hại là người chưa thành niên hoặc người có nhược điểm về thể chất, tinh thần, thì người đại diện hợp pháp của họ sẽ thay họ thực hiện những quyền năng nói trên.

Trong giai đoạn điều tra, người bị hại sẽ được cơ quan điều tra triệu tập để lấy lời khai (Điều 137). Lời khai của họ về những tình tiết của vụ án, quan hệ giữa họ với người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo và về những vấn đề khác, được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 quy định, là một nguồn chứng cứ (Điều 64, Điều 68). Cơ quan điều tra có thể yêu cầu họ tham gia đối chất trong trường hợp giữa lời khai của họ với lời khai của những người khác có sự mâu thuẫn (Điều 138). Khi cần thiết, Điều tra viên có thể mời người hoặc đưa vật, ảnh cho họ nhận dạng (Điều 13). Người bị hại cũng có thể được tham dự việc khám nghiệm hiện trường, thực nghiệm điều tra (các điều 150, 153). Điều tra viên có thể tiến hành xem xét thân thể họ để phát hiện dấu vết của tội phạm hoặc các dấu vết khác có ý nghĩa đối với việc giải quyết vụ án (Điều 152). Khi tham gia vào tất cả các hoạt động điều tra nói trên, người bị hại có quyền được xem biên bản điều tra, được bổ sung và nhận xét về biên bản. Nhận xét của họ phải được ghi vào biên bản (Điều 125).

Hoàn thiện pháp luật phòng, chống mua bán phụ nữ, trẻ em ở Việt Nam hiện nay - 8

Trong trường hợp cần xác định tính chất, mức độ thương tích, tổn hại cho sức khỏe của người bị hại hoặc tuổi của họ thì cơ quan điều tra, viện kiểm sát ra quyết định trưng cầu giám định (Điều 155). Người bị hại có quyền yêu cầu cơ quan đã trưng cầu giám định thông báo cho họ biết về nội dung kết luận giám định, được trình bày ý kiến về kết luận giám định, yêu cầu giám định bổ sung hoặc giám định lại. Những điều này phải được ghi vào biên bản (Điều 158).

Theo quy định tại khoản 2 Điều 52, người bị hại có quyền đưa ra yêu cầu. Để bảo đảm thực hiện quyền này, Điều 122 quy định trách nhiệm của các cơ quan tiến hành tố tụng phải giải quyết các yêu cầu của người bị hại, theo đó khi những người này có yêu cầu về những vấn đề liên quan đến vụ án thì cơ quan điều tra, viện kiểm sát trong phạm vi trách nhiệm của mình, giải quyết yêu cầu của họ và báo cho họ biết kết quả. Trong trường hợp không chấp nhận yêu cầu thì cơ quan điều tra hoặc Viện kiểm sát phải trả lời và nêu rõ lý do. Nếu không đồng ý với kết quả giải quyết của cơ quan điều tra hoặc viện kiểm sát thì họ có quyền khiếu nại.

Về việc thông báo kết quả điều tra cho người bị hại, Điều 160 quy định trong trường hợp tạm đình chỉ điều tra thì cơ quan điều tra đã ra quyết định tạm đình chỉ điều tra phải gửi quyết định này cho người bị hại. Trong trường hợp tòa án quyết định tạm đình chỉ hoặc đình chỉ vụ án thì các quyết định này cũng phải được giao cho người bị hại (Điều 182).

Trong giai đoạn xét xử, người bị hại được triệu tập đến phiên tòa theo quyết định của thẩm phán (Điều 183). Sự có mặt của người bị hại tại phiên tòa có ý nghĩa rất quan trọng vì tòa án phải trực tiếp xác định những tình tiết của vụ án bằng cách hỏi và nghe ý kiến của bị cáo, người bị hại và những người tham gia tố tụng khác (Điều 184). Nếu người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của người đó vắng mặt thì tùy trường hợp, Hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên tòa hoặc vẫn tiến hành xét xử. Nếu thấy sự vắng mặt của họ chỉ trở ngại cho việc giải quyết vấn đề bồi thường thì Hội đồng xét xử có thể tách việc bồi thường để xét xử sau theo thủ tục tố tụng dân sự (Điều 191). Khi bắt đầu phiên tòa, người bị hại được yêu cầu thay đổi thẩm phán, hội thẩm, kiểm sát viên, người giám định, người phiên dịch, thư ký tòa án (Điều 202). Người bị hại cũng có quyền yêu cầu triệu tập thêm người làm chứng hoặc đưa thêm vật chứng, tài liệu ra xem xét. Trong

trường hợp có người tham gia tố tụng vắng mặt thì có thể yêu cầu hoãn phiên tòa (Điều 205). Người bị hại được tham gia vào quá trình xét hỏi và tranh luận tại phiên tòa. Tại phiên tòa, người bị hại được trình bày về những tình tiết của vụ án có liên quan đến họ (Điều 210), đồng thời được phép đề nghị chủ tọa phiên tòa hỏi thêm những người tham gia tố tụng khác về những tình tiết cần làm sáng tỏ (Điều 207). Người bị hại có quyền trình bày những nhận xét của mình về vật chứng được đưa ra xem xét tại phiên tòa (Điều 212), về nơi đã xảy ra tội phạm hoặc những địa điểm khác có liên quan đến vụ án (Điều 213), về những tài liệu của vụ án, báo cáo của cơ quan, tổ chức được trình bày, công bố tại phiên tòa (Điều 214), về kết luận giám định và được hỏi thêm về những vấn đề còn chưa rõ hoặc có mâu thuẫn trong kết luận giám định (Điều 215). Trong quá trình tranh luận tại phiên tòa, người bị hại được trình bày ý kiến để bảo vệ quyền và lợi ích của mình. Nếu người bị hại có người bảo vệ quyền lợi thì người này được trình bày, bổ sung ý kiến (Điều 217). Người bị hại cũng có quyền trình bày ý kiến về luận tội của kiểm sát viên và đưa ra đề nghị của mình, có quyền đáp lại ý kiến của người khác (Điều 218). Trong trường hợp kiểm sát viên rút toàn bộ quyết định truy tố thì người bị hại được trình bày ý kiến về việc rút quyết định truy tố đó (Điều 221).

Sau khi tòa án đã tuyên án, người bị hại có quyền yêu cầu tòa án cấp trích lục bản án hoặc bản sao bản án (Điều 229). Người bị hại có quyền kháng cáo bản án, quyết định sơ thẩm (Điều 231). Người bị hại cũng được tòa án cấp sơ thẩm thông báo bằng văn bản về việc kháng cáo, kháng nghị, và có quyền gửi văn bản cho tòa án cấp phúc thẩm nêu ý kiến của mình về nội dung kháng cáo, kháng nghị. ý kiến của họ được đưa vào hồ sơ vụ án (Điều 236). Trước khi bắt đầu hoặc tại phiên tòa phúc thẩm, người bị hại đã kháng cáo có quyền bổ sung, thay đổi kháng cáo nhưng không được làm xấu hơn tình trạng của bị cáo, rút một phần hoặc toàn bộ kháng cáo (Điều 238).

Tại phiên tòa phúc thẩm, người bị hại sẽ được triệu tập tham gia phiên tòa nếu là người kháng cáo hoặc là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc kháng cáo, kháng nghị. Nếu họ vắng mặt có lý do chính đáng thì Hội đồng xét xử vẫn có thể tiến hành xét xử nhưng không được ra bản án hoặc quyết định không có lợi cho họ. Trong các trường hợp khác thì phải hoãn phiên tòa (Điều 245). Tại phiên tòa phúc thẩm, người bị hại có quyền bổ sung tài liệu, đồ vật để tòa án xem xét (Điều 246). Người bị hại được

tham gia xét hỏi và tranh luận tại phiên tòa phúc thẩm tương tự như tại phiên tòa sơ thẩm (Điều 247). Sau khi tuyên án, trong thời hạn mười ngày, tòa án cấp phúc thẩm phải gửi bản án hoặc quyết định phúc thẩm cho người bị hại là người kháng cáo hoặc là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc kháng cáo. Trong trường hợp người bị hại không kháng cáo hoặc không phải là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc kháng cáo thì người bị hại có thể yêu cầu tòa án cấp trích lục bản án hoặc bản sao bản án (Điều 254).

Nhìn chung, các quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam tương đối đầy đủ để bảo đảm cho người bị hại được tham gia vào quá trình tố tụng. Tuy nhiên, những quy định này cũng còn một số khiếm khuyết. Theo quy định của khoản 2 Điều 52 đã giới thiệu ở trên, người bị hại có quyền được thông báo về kết quả điều tra. Nhưng trong các quy định cụ thể về điều tra thì chỉ có quy định về gửi quyết định tạm đình chỉ điều tra cho người bị hại (Điều 160), còn trong trường hợp cơ quan điều tra đề nghị truy tố hoặc quyết định đình chỉ điều tra thì luật lại không quy định việc thông báo cho người bị hại (Điều 162). Bên cạnh đó, một số quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 liên quan đến việc thực hiện các quyền của người bị hại còn thiếu cụ thể. Do vậy khó có thể được thực hiện nếu không có văn bản hướng dẫn thi hành, ví dụ như liên quan đến việc thực hiện quyền đưa ra yêu cầu của người bị hại, luật chưa quy định cụ thể về cách thức đưa ra yêu cầu, việc tiếp nhận yêu cầu, giải quyết yêu cầu v.v... Những thiếu sót này cần phải được nhanh chóng khắc phục để đảm bảo sự tham gia đầy đủ trong quá trình tố tụng của người bị hại nói chung, cũng như của nạn nhân bị mua bán nói riêng.

- Những quy định liên quan đến tuổi, giới tính, nhu cầu đặc biệt của các nạn nhân, đặc biệt là nhu cầu của trẻ em trong quá trình tố tụng:

Theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, trong trường hợp nạn nhân bị mua bán là người chưa thành niên hoặc người có nhược điểm về thể chất, tinh thần, thì người đại diện hợp pháp của họ sẽ thay họ thực hiện những quyền năng tố tụng theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự (khoản 2 Điều 51). Việc triệu tập những người này với tư cách là người bị hại để lấy lời khai cũng được thực hiện thông qua cha, mẹ, hoặc người đại diện hợp pháp khác của họ (khoản 3 Điều 133, Điều 137). Khi lấy lời khai của người dưới 16 tuổi phải mời cha mẹ hoặc người đại diện hợp pháp khác hoặc thầy, cô giáo của người đó

tham dự (khoản 5 Điều 135, Điều 137). Pháp luật tố tụng hình sự cũng không có quy định gì đặc biệt xuất phát từ lý do giới tính của người bị hại nói chung và nạn nhân bị mua bán nói riêng. Bởi vì, trình tự, thủ tục tố tụng hình sự được tiến hành theo nguyên tắc mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt dân tộc, nam nữ, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần xã hội, địa vị xã hội (Điều 5). Tuy nhiên, đối với người chưa thành niên hoặc người bị hạn chế trong nhận thức, việc cho phép cha mẹ, người đại diện hợp pháp khác hoặc thầy giáo, cô giáo của người đó tham dự vào một số hoạt động tố tụng nhất định như quy định ở trên là hợp lý. Còn đối với những đối tượng khác, nên áp dụng những quy định chung của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003.

- Những quy định liên quan đến vấn đề an toàn thể chất đối với nạn nhân đang ở trên lãnh thổ nước mình:

Pháp luật của Việt Nam không có quy định riêng về bảo đảm an toàn thể chất cho nạn nhân bị mua bán đang ở trên lãnh thổ Việt Nam. Việc bảo đảm an toàn thể chất đối với những người này được thực hiện theo những quy định chung của pháp luật hình sự và pháp luật tố tụng hình sự về bảo về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của cá nhân. Như vậy, nạn nhân bị mua bán có thể tố giác việc bị tội phạm xâm hại tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, bị đe dọa xâm hại tính mạng, với cơ quan điều tra, viện kiểm sát, tòa án hoặc với các cơ quan khác, tổ chức, và yêu cầu được giúp đỡ, bảo vệ theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự. Nếu tố giác bằng miệng thì cơ quan, tổ chức tiếp nhận phải lập biên bản và có chữ ký của người tố giác. Cơ quan, tổ chức khi phát hiện hoặc nhận được tố giác của họ phải báo tin ngay bằng văn bản về tội phạm cho cơ quan điều tra (Điều 101).

Khi tham gia tố tụng, nạn nhân bị mua bán được áp dụng các biện pháp bảo vệ theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự của Việt Nam trong trường hợp bản thân họ hoặc người thân thích của họ bị đe doạ đến tính mạng, sức khỏe, bị xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm, tài sản (Điều 7).

Những người xâm phạm tính mạng, danh dự, nhân phẩm của nạn nhân bị mua bán sẽ bị xử phạt theo pháp luật hình sự của Việt Nam về các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của con người. Cụ thể là, kẻ phạm tội giết người có thể bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm; nếu giết nhiều người; giết phụ nữ mà biết là có thai;

giết trẻ em; giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại phạm một tội rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng; để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác; để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân; thuê giết người hoặc giết người thuê; hoặc có tổ chức; thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình (Điều 93 Bộ luật hình sự năm 1999). Nếu đe dọa giết người mà có căn cứ làm cho người bị đe dọa lo sợ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện, thì kẻ phạm tội có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tự từ ba tháng đến ba năm. Nếu đe dọa giết nhiều người; đe dọa giết trẻ em; hoặc đe dọa giết người để che giấu hoặc trốn tránh việc bị xử lý về một tội phạm khác thì có thể bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm (Điều 103 Bộ luật hình sự năm 1999). Người phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác thì tùy theo mức độ thương tật hoặc tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân, hoặc tùy theo tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi mà có thể bị xử phạt với mức tối thiểu là cải tạo không giam giữ đến ba năm và tối đa là tù chung thân (Điều 104 Bộ luật hình sự năm 1999).

Nhìn chung, theo pháp luật hình sự của Việt Nam hành vi xâm hại tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của nạn nhân bị mua bán có thể bị trừng trị nghiêm khắc về các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm con người. Luật cũng có những quy định để nạn nhân bị mua bán tố cáo tội phạm và yêu cầu các cơ quan chuyên trách bảo vệ khi bị đe dọa xâm hại tính mạng, sức khỏe v.v... Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 cũng mới bổ sung quy định về trách nhiệm của các cơ quan tiến hành tố tụng áp dụng các biện pháp bảo vệ theo quy định của pháp luật để bảo vệ người bị hại nói chung và nạn nhân bị mua bán nói riêng. Tuy nhiên, quy định này hiện nay mới chỉ dừng ở mức nguyên tắc, do vậy cần phải có văn bản quy định chi tiết thi hành thì mới có thể được áp dụng.

- Quy định của pháp luật về hỗ trợ nạn nhân nhận bồi thường cho những thiệt hại đã phải gánh chịu:

Theo quy định của pháp luật dân sự Việt Nam, người nào do lỗi cố ý hoặc vô ý xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại, thì phải bồi thường (Điều 609 Bộ luật dân sự năm 2005). Do vậy,

người có hành vi mua bán người hoặc đưa người đi di cư trái pháp luật xâm phạm đến tính tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của người bị mua bán, bị đưa đi di cư trái pháp luật sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người bị hại theo quy định trên. Thông thường, việc giải quyết bồi thường thiệt hại cho nạn nhân bị mua bán, bị đưa đi di cư trái pháp luật sẽ được thực hiện đồng thời khi xét xử hình sự người có hành vi mua bán người/đưa người đi di cư trái pháp luật. Trong trường hợp chưa có điều kiện chứng minh việc bồi thường thiệt hại và không ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án hình sự thì có thể tách ra để giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự (Điều 28 Bộ luật tố tụng dân sự).

Pháp luật tố tụng hình sự cũng có những quy định để nạn nhân bị mua bán với tư cách là người bị hại có thể tham gia vào quá trình tố tụng để bảo vệ quyền lợi của mình. Sau khi bản án của toà án đã có hiệu lực pháp luật thì tòa án đó tuyên bản án hoặc quyết định đó phải cấp cho người được thi hành án và người phải thi hành án bản sao bản án hoặc quyết định có ghi: "Để thi hành". Khi cấp bản sao bản án, quyết định, toà án giải thích cho người được thi hành án biết quyền làm đơn yêu cầu thi hành án (Điều 18 Pháp lệnh thi hành án dân sự). Người được thi hành án căn cứ vào bản sao bản án, quyết định có quyền yêu cầu người phải thi hành án thi hành. Nếu người phải thi hành án không tự nguyện thi hành án thì người được thi hành án có quyền gửi đơn đến cơ quan thi hành án có thẩm quyền để yêu cầu thi hành án. Đơn yêu cầu thi hành án phải được gửi kèm theo bản sao bản án, quyết định của tòa án. Trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày nhận đơn yêu cầu, cơ quan thi hành án phải ra quyết định thi hành án (Điều 19 Pháp lệnh thi hành án dân sự). Sau khi nhận được quyết định thi hành án, chấp hành viên định cho người phải thi hành án thời hạn không quá ba mươi ngày để tự nguyện thi hành. Nếu hết thời hạn tự nguyện thi hành mà người phải thi hành án không thi hành, thì chấp hành viên ra quyết định áp dụng biện pháp cưỡng chế quy định tại chương IV của Pháp lệnh thi hành án dân sự. Trong trường hợp cần ngăn chặn người phải thi hành án tẩu tán hoặc hủy hoại tài sản, thì chấp hành viên quyết định kê biên ngay tài sản (Điều 22 Pháp lệnh thi hành án dân sự).

Nhìn chung, các quy định của pháp luật về thi hành án dân sự là tương đối đầy đủ nhằm bảo đảm cho nạn nhân bị mua bán được bồi thường về những thiệt hại đã phải gánh

chịu. Tuy nhiên, thực tiễn áp dụng pháp luật thi hành án dân sự trong thời gian qua cũng cho thấy một số bất cập. Thứ nhất, các quy định của Pháp lệnh thi hành án dân sự về thông báo thi hành án cho người được thi hành án và người phải thi hành án còn chưa được đầy đủ, làm hạn chế quyền của người được thi hành án trong đó có nạn nhân bị mua bán trong việc nhận bồi thường đối với những thiệt hại đã phải gánh chịu. Thứ hai, một số quy định của Pháp lệnh về quản lý nhà nước về công tác thi hành án dân sự và hệ thống thi hành án dân sự còn nhiều bất cập, tạo ra tình trạng chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ, làm hạn chế hiệu quả hoạt động của các cơ quan thi hành án dân sự. Thứ ba, thủ tục thi hành án cũng còn có những điểm chưa hợp lý, mang nặng tính bao cấp, thời hiệu thi hành án chưa phù hợp với quy định của pháp luật tố tụng dân sự, các quy định về hoãn, tạm đình chỉ, đình chỉ thi hành án, kết thúc thi hành án, chuyển giao quyền và nghĩa vụ thi hành án còn chưa hợp lý, góp phần gây nên tình trạng tồn đọng án, cản trở việc thực hiện quyền của người thi hành án. Thứ tư, Pháp lệnh cũng chưa quy định cụ thể các biện pháp cưỡng chế thi hành án mà chấp hành viên có quyền áp dụng trong quá trình thi hành án cũng như thời hạn cơ quan thi hành án ra quyết định cưỡng chế thi hành án. Điều này đó dẫn đến tình trạng tùy tiện trong việc ra quyết định cưỡng chế thi hành án, làm kéo dài quá trình thi hành án. Và cuối cùng, các quy định về khiếu nại, tố cáo và kháng nghị thi hành án cũng còn chưa phù hợp với quy định của pháp luật về khiếu nại tố cáo và pháp luật về thủ tục giải quyết các vụ án hành chính, làm cho công tác thi hành án trở nên phức tạp, có thể làm cho hoạt động thi hành án bị ngưng trệ hoặc kéo dài. Tất cả những điểm khiếm khuyết, bất cập kể trên đều cần được khắc phục nhằm nâng cao hiệu quả của công tác thi hành án trong thời gian tới, bảo đảm quyền của người được thi hành án, trong đó có nạn nhân bị mua bán, bị đưa đi di cư trái pháp luật.

2.2.2.7. Những quy định của pháp luật Việt Nam trong lĩnh vực hồi hương và tái hòa nhập cộng đồng nạn nhân bị mua bán

Từ thực tiễn đấu tranh chống mua bán phụ nữ, trẻ em trong những năm qua, có thể thấy các nạn nhân của tệ mua bán người khi bị phát hiện đều ở trong tình trạng bất lợi và gặp nhiều khó khăn, nhiều người đang phải sống trong các nhà chứa, nơi lao động tồi tệ hoặc đang ở trong các trại tị nạn, trong tình trạng không có giấy tờ, cư trú bất hợp pháp. Các nạn nhân của tệ nạn mua bán người cần được sự giúp đỡ của các cơ quan hữu

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/04/2022