Hoàn thiện phân cấp quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đến năm 2025 - 2


địa bàn tỉnh Đồng Nai đến năm 2025” nghiên cứu nhằm chỉ ra những mặt hạn chế cùng với nguyên nhân của nó, đề xuất số giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện phân cấp quản lý NSNN trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội đến năm 2025.

2. Tổng quan nghiên cứu đề tài

Những nội dung liên quan đến chính sách, công tác phân cấp quản lý NSNN đã được một số tác giả nghiên cứu dưới góc độ đối tượng, phạm vi và thời điểm khác nhau. Các công trình nghiên cứu của các tác giả được công bố dưới dạng đề tài, chuyên đề, khảo sát và các bài đăng trên các tạp chí, sách, báo… tiêu biểu, như:

- PGS.TS Võ Kim Sơn (2004) với tác phẩm sách “Phân cấp quản lý nhà nước

- Lý luận và thực tiễn" do NXB Chính trị quốc gia ấn hành năm 2004, với nội dung đánh giá tình hình thực trạng phân cấp quản lý nhà nước ở Việt Nam theo thẩm quyền và theo nguồn thu, nhiệm vụ chi, từ đó, nêu ra một số phương hướng và giải pháp thực hiện cụ thể;

- PGS.TS Lê Chi Mai (2006) với tác phẩm sách “Phân cấp ngân sách cho chính quyền địa phương - Thực trạng và giải pháp” do Nhà xuất bản chính trị quốc gia phát hành và Đề tài “Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước ở Việt Nam” của TS Lê Toàn Thắng thực hiện năm 2013. Hai tác giả đều có nội dung chính đề cập đến tình hình phân cấp quản lý NSNN ở Việt Nam, thẩm quyền sử dụng ngân sách của địa phương, đồng thời, đưa ra một số giải pháp thực hiện nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và phân cấp quản lý NSNN.

- TS Bùi Đường Nghiêu (chủ biên 2006) với tác phẩm sách “Điều hòa ngân sách giữa trung ương và địa phương” do Nhà xuất bản chính trị quốc gia phát hành. Trong đó, tác giả nhấn mạnh việc phân bổ cụ thể nhiệm vụ thu - chi của các ĐP phải đồng đều (có dựa trên cơ sở đặc điểm địa lý tự nhiên và phát triển kinh tế của các địa phương), hạn chế tình trạng bội thu hoặc bội chi giữa các ĐP.

- TS. Vũ Sỹ Cường (2012), với đề tài “Phân cấp quản lý ngân sách ở Việt Nam và định hướng đổi mới”. Đề tài phân tích thực trạng của phân cấp quản lý ngân sách của Việt Nam, từ đó, đánh giá những hạn chế trong phân cấp quản lý nhà nước và nêu ra một số hướng cải cách.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 180 trang tài liệu này.

- Thạc sĩ Trần Vũ Hải (2013) với bài viết “Thực tiễn áp dụng pháp luật về phân cấp quản lý ngân sách nhà nước ở Việt Nam và phương hướng hoàn thiện” đăng trên Tạp chí Luật học, số tháng 3/2013. Tác giả dựa trên nguyên tắc phân chia thẩm quyền và định mức thu, chi NSNN, đưa ra một số đề xuất nhằm hoàn thiện chính sách và pháp luật về phân cấp quản lý NSNN Việt Nam.

- TS. Lê Văn Hoạt - Phó Chủ tịch HĐND thành phố Hà Nội (2014) có bài viết về “Phân cấp ngân sách nhà nước dưới góc nhìn từ quản lý ngân sách địa phương” được trình bày trong Hội thảo về “Định hướng sửa đổi Luật NSNN – Kinh nghiệm quốc tế”. Tác giả đánh giá thực trạng và một số tiến bộ trong thực hiện phân cấp quản lý ngân sách theo Luật NSNN 2002, đồng thời, cũng chỉ ra mặt hạn chế và một số giải pháp cải cách để hoàn thiện việc phân cấp quản lý ngân sách.

Hoàn thiện phân cấp quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đến năm 2025 - 2

Nhìn chung trên những bình diện khác nhau, các tác giả đã nghiên cứu một cách cơ bản, đi sâu, làm rõ và đưa ra những luận cứ khoa học cùng với những kinh nghiệm thực tiễn để thực hiện tốt công tác phân cấp NSNN, tập trung vào các vấn đề chính sau: Nghiên cứu về phân cấp quản lý nhà nước nói chung và trên nhiều lĩnh vực khác nhau; nghiên cứu mới tập trung vào hệ thống giải pháp đổi mới công tác quản lý ngân sách nói chung; xem xét vấn đề phân cấp quản lý NSNN song chủ yếu mới tiếp cận dưới giác độ quy định pháp luật về phân cấp mà chưa đi sâu phân tích việc thực hiện các quy định trên thực tế. Đây là nguồn tư liệu quý giá giúp tác giả kế thừa trong quá trình nghiên cứu đề tài của mình.

Tuy nhiên, việc nghiên cứu vấn đề về hoàn thiện phân cấp quản lý ngân sách trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đến năm 2025 chưa có tác giả nào thực hiện. Vì vậy, tác giả mạnh dạn nghiên cứu vấn đề này với mong muốn góp phần vào luận giải những vấn đề mà lý luận và thực tiễn đã đặt ra.

3. Mục tiêu đề tài

- Mục tiêu tổng quát:

Phân tích, đánh giá thực trạng phân cấp quản lý ngân sách nhà nước của tỉnh Đồng Nai từ khi bắt đầu thực hiện Luật Ngân sách nhà nước cho đến nay. Phân tích sự cần thiết tiếp tục tăng cường phân cấp quản lý ngân sách của tỉnh để phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn. Mục tiêu nhằm hoàn thiện công tác phân cấp quản lý ngân sách


nhà nước trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đến năm 2025.

- Mục tiêu cụ thể:

+ Hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về phân cấp quản lý ngân sách của Việt Nam hiện nay;

+ Phân tích, đánh giá rõ thực trạng phân cấp quản lý ngân sách nhà nước của tỉnh Đồng Nai;

+ Đề xuất những giải pháp hoàn thiện phân cấp quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài

- Đối tượng: Ngân sách nhà nước tỉnh Đồng Nai là những vấn đề lý luận, chính sách, luật pháp cũng như thực tiễn có liên quan đến phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi ngân sách nhà nước của tỉnh Đồng Nai.

- Phạm vi: Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước của chính quyền các cấp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

- Thời gian nghiên cứu: Từ khi Luật Ngân sách nhà nước sửa đổi (năm 2002) có hiệu lực thi hành (năm 2004) đến nay và đề xuất các giải pháp, kiến nghị cho thời kỳ ổn định ngân sách đến năm 2025.

5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu

- Về ý nghĩa khoa học:

Hệ thống hoá cơ sở lý luận về phân cấp quản lý ngân sách và ứng dụng để phân

tích.


- Về ý nghĩa thực tiễn:

+ Nắm bắt tổng quan về tình hình phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi ngân sách

các cấp chính quyền địa phương và phân tích được thực trạng phân cấp quản lý ngân sách trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn từ năm 2004 – 2006; từ 2007 - 2010; từ 2011- 2015.

+ Phân tích mục tiêu, phương hướng về phân cấp quản lý ngân sách trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, từ đó đề ra được các giải pháp hoàn thiện và các điều kiện để thực hiện các giải pháp.


6. Phương pháp nghiên cứu


- Phương pháp luận:


Vận dụng những nguyên lý, quan điểm phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lê nin của Đảng ta vào quá trình phân tích, đánh giá phân cấp quản lý ngân sách trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

- Phương pháp cụ thể:


Sử dụng phương pháp phân tích các tài liệu, phương pháp quan sát, phương pháp thống kê số liệu. Đặc biệt là phương tổng hợp- phân tích so sánh để làm sáng tỏ vấn đề cần nghiên cứu.

Các số liệu sử dụng là số liệu thứ cấp được thu thập từ Cục Thống kê tỉnh, HĐND tỉnh, UBND tỉnh, sở Tài chính và các báo cáo tổng kết của các ngành, địa phương trên địa bàn tỉnh.

7. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, chữ viết tắt và tài liệu tham khảo. Nội dung của luận văn được kết cấu thành 3 chương:

Chương I: Lý luận chung về ngân sách nhà nước và phân cấp quản lý ngân sách nhà nước.

Chương II: Thực trạng phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Đồng Nai trong thời gian qua.

Chương III: Giải pháp cơ bản hoàn thiện công tác phân cấp quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đến năm 2025.


CHƯƠNG 1‌

LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ PHÂN CẤP QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC‌

1.1. Lý luận chung về ngân sách nhà nước

1.1.1. Khái niệm về ngân sách nhà nước

Ngân sách nhà nước (NSNN) là một phạm trù kinh tế - lịch sử, gắn liền với sự ra đời của nhà nước và nền kinh tế hàng hoá tiền tệ, là bộ phận quan trọng nhất của khu vực tài chính nhà nước. Thuật ngữ "NSNN" được sử dụng rộng rãi trong đời sống KT, XH ở mọi quốc gia. Song quan niệm về NSNN lại chưa thống nhất, có nhiều định nghĩa về NSNN tùy theo các trường phái và các lĩnh vực nghiên cứu.

Các nhà kinh tế của Nga quan niệm: “NSNN là bảng thống kê các khoản thu và chi bằng tiền của Nhà nước trong một giai đoạn nhất định”. Theo tự điển bách khoa toàn thư của Pháp cho rằng: “NSNN là toàn bộ tài liệu kế toán mô tả và trình bày các khoản thu và kinh phí của Nhà nước trong một năm”. Còn theo từ điển kinh tế thị trường của Trung Quốc định nghĩa: “NSNN là kế hoạch thu, chi tài chính hàng năm của Nhà nước được xét duyệt theo trình tự pháp định”.

Ở Việt nam, định nghĩa về NSNN được nêu rõ tại điều 1 của Luật NSNN được Quốc hội khoá XI nước CHXHCN Việt Nam thông qua tại kỳ họp thứ hai, năm 2002: “NSNN là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước".

Khi nói đến NSNN, người ta thường đề cập tới 03 đặc tính cơ bản:

- Tính pháp lý: Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định thực hiện.

- Tính kinh tế: Phản ảnh các khoản thu và các khoản chi.

- Tính niên độ: Thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định.

Xét về nội tại thì NSNN được đặc trưng bằng các mối quan hệ kinh tế trong quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng các nguồn tài chính quốc gia để phục vụ cho việc thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước.

Căn cứ vào biểu hiện bên ngoài thì NSNN là một bảng dự toán thu, chi bằng


tiền của nhà nước trong một khoảng thời gian nhất định, thường là một năm hoặc một số năm. Hàng năm, Chính phủ dự toán các khoản thu vào quỹ NSNN, đồng thời, dự toán các khoản chi cho sự nghiệp kinh tế, chính trị, an ninh, quốc phòng, quản lý hành chính... từ quỹ NSNN và dự toán này phải được Quốc hội phê chuẩn.

Trong thực tiễn, hoạt động NSNN là hoạt động tạo lập và sử dụng quỹ tiền tệ của Nhà nước. Trong quá trình phân phối tổng sản phẩm xã hội, nguồn tài chính luôn vận động giữa một bên là Nhà nước, một bên là các chủ thể KTXH. Đằng sau các hoạt động đó chứa đựng các mối quan hệ giữa Nhà nước với các chủ thể khác, thông qua việc tạo lập, sử dụng quỹ tiền tệ tập trung của nhà nước được chuyển dịch một bộ phận thu nhập bằng tiền của các chủ thể đó thành thu nhập của nhà nước và Nhà nước chuyển dịch thu nhập đó đến các chủ thể được thụ hưởng để thực hiện các chức năng nhiệm vụ của Nhà nước.

Tóm lại: Qua nghiên cứu các quan điểm của thế giới và Việt Nam, trong luận văn này khái niệm về NSNN được hiểu: “NSNN là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước”.

1.1.2. Đặc điểm của ngân sách nhà nước

Chúng ta có thể hiểu rõ hơn về NSNN thông qua các đặc điểm của nó là:

Một là, tính quyền lực: Các hoạt động tạo lập và sử dụng quỹ NSNN gắn chặt với quyền lực kinh tế, chính trị và việc thực hiện các chức năng của nhà nước. Nói một cách cụ thể hơn, quyền lực của nhà nước và các chức năng của nó là những nhân tố quyết định mức thu, mức chi, nội dung và cơ cấu thu, chi của NSNN.

Hai là, tính pháp định: Các hoạt động thu, chi NSNN được tiến hành trên cơ sở những luật, lệ nhất định, đó là các Luật thuế, các chế độ thu, tiêu chuẩn định mức chi tiêu... do Nhà nước ban hành. Việc dựa trên cơ sở pháp luật để tổ chức các hoạt động thu, chi của NSNN là yếu tố khách quan, bắt nguồn từ phạm vi hoạt động của NSNN được tiến hành trên mọi lĩnh vực và có tác động tới mọi chủ thể KT, XH.

Xuất phát từ đặc điểm trên, NSNN nổi lên 02 đặc trưng cơ bản đó là:

Một là, tính cưỡng chế, tức là các khoản thu có tính bắt buộc được quy định bởi


pháp luật (trừ các khoản thu ngoài thuế và phí), các khoản chi chịu sự giám sát của pháp luật.

Hai là, tính không hoàn lại, tức là Nhà nước không mắc nợ khi thu và không được hoàn trả khi chi (trừ các khoản ngân sách cho vay).

1.1.3. Chức năng và vai trò của ngân sách nhà nước

- Chức năng của ngân sách nhà nước bao gồm:

Một là, ổn định kinh tế vĩ mô: NSNN là công cụ trọng yếu đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, chống lạm phát giảm thất nghiệp.

Hai là, phân bổ nguồn lực trong xã hội: Nhà nước thực hiện phân bổ nguồn lực vào những lĩnh vực, địa bàn then chốt, có nhiều rủi ro, cần khuyến khích hoặc hạn chế phát triển; đồng thời, có thể thu hút, lôi kéo sự tham gia phân bổ nguồn lực của các thành phần kinh tế.

Ba là, phân phối lại thu nhập trong xã hội: Nhà nước thực hiện phân phối và phân phối lại thu nhập dưới hình thức tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp nhằm hạn chế sự phân hóa XH, bất bình đẳng về thu nhập, đảm bảo sự công bằng hợp lý và sử dụng một cách kịp thời, hiệu quả nguồn thu nhập của XH thông qua công cụ thuế và công cụ chi tiêu.

Bốn là, điều chỉnh kinh tế: Trong nền kinh tế, chính sách tài khoá có thể kích thích tổng cầu để có tác động đến tăng trưởng kinh tế nhưng về lâu dài lại kìm hãm chính quá trình tăng trưởng. Do đó, đòi hỏi các nhà hoạch định chính sách tài chính nói chung và chính sách tài khoá nói riêng phải tính đến việc sử dụng công cụ NSNN một cách thích hợp trong quá trình điều chỉnh nền kinh tế.

Bốn chức năng nêu trên có mối quan hệ rất gắn bó, phản ảnh được bản chất hoạt động của NSNN trong quá trình tạo lập, khai thác động viên, phân bổ, tổ chức huy động các nguồn vốn cũng như tham gia kiểm soát, điều chỉnh kinh tế vĩ mô.

- Vai trò của ngân sách nhà nước thể hiện:

Thứ nhất, là kế hoạch tài chính vĩ mô trong các kế hoạch tài chính của Nhà nước: Để quản lý các hoạt động KT - XH, nó có vị trí quan trọng góp phần định hướng phát triển sản xuất, hình thành cơ cấu KT mới, thúc đẩy tăng trưởng KT ổn


định và bền vững.

Thứ hai, là quỹ tiền tệ tập trung lớn nhất của nhà nước: Xét về mặt thực thể, nguồn hình thành của quỹ ngân sách là từ tổng sản phẩm quốc nội và từ các nguồn tài chính khác. Mục đích sử dụng của quỹ ngân sách là duy trì sự tồn tại, đảm bảo hoạt động, thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.

Thứ ba, là khâu chủ đạo trong hệ thống các khâu tài chính: NSNN do Nhà nước nắm giữ, chi phối và là công cụ để Nhà nước kiểm soát và cân đối vĩ mô. Nó góp phần điều tiết thị trường, bình ổn giá cả và kiềm chế lạm phát; là công cụ để điều tiết thu nhập, góp phần giải quyết các vấn đề XH và bảo vệ môi trường. Chính vì vậy, thông qua sự vận động của vốn NSNN, Nhà nước thực hiện hướng dẫn, chi phối, kiểm soát các nguồn lực tài chính khác của quốc gia.

- Vai trò của ngân sách nhà nước thể hiện:

Thứ nhất, là kế hoạch tài chính vĩ mô trong các kế hoạch tài chính của Nhà nước: Để quản lý các hoạt động kinh tế - xã hội, nó có vị trí quan trọng góp phần định hướng phát triển sản xuất, hình thành cơ cấu kinh tế mới, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ổn định và bền vững.

Thứ hai, là quỹ tiền tệ tập trung lớn nhất của nhà nước: Xét về mặt thực thể, nguồn hình thành của quỹ ngân sách là từ tổng sản phẩm quốc nội và từ các nguồn tài chính khác. Mục đích sử dụng của quỹ ngân sách là duy trì sự tồn tại, đảm bảo hoạt động, thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.

Thứ ba, là khâu chủ đạo trong hệ thống các khâu tài chính: NSNN do Nhà nước nắm giữ, chi phối và là công cụ để Nhà nước kiểm soát và cân đối vĩ mô. Nó góp phần điều tiết thị trường, bình ổn giá cả và kiềm chế lạm phát; là công cụ để điều tiết thu nhập, góp phần giải quyết các vấn đề XH và bảo vệ môi trường. Chính vì vậy, thông qua sự vận động của vốn NSNN, Nhà nước thực hiện hướng dẫn, chi phối, kiểm soát các nguồn lực tài chính khác của quốc gia.

1.1.4. Những nguyên tắc cơ bản trong quản lý ngân sách nhà nước

Để phát huy vai trò, chức năng của NSNN trong đời sống KT-XH, trong quản lý NSNN có một số nguyên tắc cơ bản như sau:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 06/10/2023