nhiều năm nay nhưng chưa được giải quyết. Theo xếp hạng của Điều tra môi trường kinh doanh các năm qua, có thể thấy các trung tâm kinh tế như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh lại có xếp hạng môi trường kinh doanh thấp, nhiều rào cản đối với doanh nghiệp. Các vấn đề nổi cộm nhất khiến doanh nghiệp tư nhân gặp khó khăn trong kinh doanh ở nước ta bao gồm:
Chi phí gia nhập thị trường: Chi phí gia nhập thị trường là các chi phí cần thiết để tiến hành kinh doanh tại một thị trường nhất định, bao gồm đăng kí kinh doanh, xin cấp đất và hoàn tất các loại giấy tờ thủ tục. Chi phí cao ngăn cản các doanh nghiệp ra nhập thị trường và tiến hành sản xuất kinh doanh. Phần lớn các chi phí liên quan này liên quan đến thủ tục hành chính và đội ngũ cán bộ công chức hành chính. Để thu hút doanh nghiệp tư nhân kinh doanh, cần phải nỗ lực giảm bớt các loại chi phí liên quan đến hoạt động gia nhập thị trường của doanh nghiệp thông qua cải cách thủ tục hành chính, minh bạch hóa, chống sách nhiễu, tham nhũng, qui hoạch sử dụng đất đai rõ ràng hợp lý.
Tiếp cận đất đai: Tiếp cận đất đai được cho là một khó khăn rất lớn của các doanh nghiệp tư nhân, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nhiều doanh nghiệp tư nhân không tiếp cận được đất đai, phải lấy nhà ở của chủ doanh nghiệp làm khu vực sản xuất kinh doanh, vừa gây ô nhiễm môi trường, vừa không có điều kiện mở rộng sản xuất.
Chi phí không chính thức: Là các chi phí mà doanh nghiệp phải chi trả bên ngoài các chi phí hợp lý theo qui định. Chi phí này khá phổ biến hiện nay ở nhiều địa phương. Chẳng hạn, trung bình, có 64% doanh nghiệp ở Đồng Nai được điều tra cho rằng các doanh nghiệp phải trả các chi phí không chính thức, 50% doanh nghiệp cho rằng tỉnh sử dụng các qui định riêng của địa phương để thu của doanh nghiệp, 52% phải trả hoa hồng để có được hợp đồng từ các cơ quan nhà nước. Điều này làm tăng chi phí của doanh nghiệp, gây ra sự méo mó trong quan hệ thị trường và quan hệ kinh doanh, đồng thời làm
nản lòng các doanh nghiệp làm ăn chân chính. Các doanh nghiệp tư nhân thường bị phân biệt đối xử và phải trả chi phí không chính thức cao hơn so với các doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn nước ngoài. Chi phí không chính thức thường gắn liền với sự thiếu minh bạch thông tin, tham nhũng, nhũng nhiễu của đội ngũ cán bộ quản lý. Xử lý vấn đề này phải gắn liền với cải cách hành chính, nâng cao đạo đức cán bộ và chống tham nhũng.
Chính sách chồng chéo và hay thay đổi: Chính sách thay đổi thường xuyên, chồng chéo là vấn đề khiến các doanh nghiệp đau đầu khi phải tính toán các phương án sản xuất kinh doanh. Sự thay đổi chính sách có thể khiến một doanh nghiệp phá sản khi toàn bộ đầu tư của doanh nghiệp có thể phải hủy bỏ do thay đổi chính sách. Điều này khiến cho rủi ro kinh doanh tăng lên và doanh nghiệp không mạnh dạn đầu tư kinh doanh lâu dài.
Khó khăn tiếp cận tín dụng: Tiếp cận tín dụng là một vấn đề đối với doanh nghiệp tư nhân vừa và nhỏ và các hộ kinh doanh cá thể. Đa phần các doanh nghiệp và hộ kinh doanh này không có nhiều tài sản thế chấp, uy tín chưa đủ nên các ngân hàng không mặn mà cho vay. Thiếu vốn khiến doanh nghiệp khó có thể mở rộng sản xuất kinh doanh, ngay cả khi có các cơ hội đầu tư tốt. Sau khi chúng ta thi hành chính sách tiền tệ thắt chặt, tiếp cận tài chính càng trở nên khó khăn hơn với các doanh nghiệp.
Thủ tục thuế: Thuế là một vấn đề mà doanh nghiệp thường xuyên gặp phải. Cụ thể, thủ tục thuế còn phức tạp, mức thuế không rõ ràng, cán bộ thuế thường xuyên gây khó khăn cho doanh nghiệp. Điều này khiến cho nhiều doanh nghiệp phải hối lộ, lót tay cho cán bộ thuế để được việc khiến cho chi phí ngầm tăng lên.
Có thể bạn quan tâm!
- Dự Báo Tăng Trưởng Kinh Tế Việt Nam Và Các Kịch Bản Tăng Trưởng
- Mức Giảm Thu Nhập Ứng Với Các Kịch Bản Tăng Trưởng
- Một Số Giải Pháp Huy Động Nguồn Lực Tài Chính Từ Kinh Tế Tư Nhân Nhằm Phát Triển Kinh Tế - Xã Hội Việt Nam
- Phát Triển Thị Trường Cổ Phiếu Nhằm Thu Hút Đầu Tư Của Tư Nhân Thông Qua Đấu Giá Cổ Phần Và Mua Cổ Phiếu Trên Thị Trường Chứng Khoán
- Huy động nguồn lực tài chính từ kinh tế tư nhân nhằm phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam - 27
- Huy động nguồn lực tài chính từ kinh tế tư nhân nhằm phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam - 28
Xem toàn bộ 239 trang tài liệu này.
Để giải quyết những vấn đề trên, cần xử lý ngay một số biện pháp sau:
- Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, minh bạch và đơn giản hóa các thủ tục để làm giảm chi phí và thời gian của doanh nghiệp, doanh nghiệp không phải đi cửa sau, không phải nộp các chi phí không chính thức
để có được giấy phép, hay hợp đồng với các cơ quan nhà nước. Đặc biệt, chú trọng các thủ tục liên quan đến thuế, đất đai, cấp phép kinh doanh, đầu tư và đấu thầu.
- Hoàn thiện hệ thống pháp luật doanh nghiệp, đầu tư tư nhân, luật thuế,... để tạo điều kiện tốt nhất cho doanh nghiệp đầu tư sản xuất kinh doanh.
- Rà soát các loại thuế phí và các khoản phát sinh chi phí kinh doanh, đặc biệt chi phí không chính thức, chi phí gia nhập thị trường để loại bỏ, ngăn chặn.
- Nâng cao kỉ luật công chức, chống nhũng nhiễu, hối lộ và tham ô, tham nhũng. Tích cực kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm sai phạm của cán bộ công chức.
- Thực hiện tốt công tác qui hoạch phát triển kinh tế nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp nắm được qui hoạch, chủ trương, tránh rủi ro do qui hoạch không rõ ràng, do thay đổi qui hoạch.
- Qui hoạch và tạo quĩ đất sạch phục vụ cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Xây dựng các chương trình hỗ trợ tiếp cận vốn cho hộ cá thể, doanh nghiệp vừa và nhỏ. Phát triển các hình thức tín dụng vi mô, đặc biệt là vùng nông thôn.
- Tích cực lắng nghe các doanh nghiệp để giải quyết kịp thời các khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện tốt nhất cho sản xuất kinh doanh.
4.3.2 Nhất quán chủ trương khuyến khích phát triển kinh tế tư nhân, tăng phần đóng góp của kinh tế tư nhân trong GDP và trong thu ngân sách Nhà nước
Để huy động nguồn lực tài chính từ kinh tế tư nhân trước hết phải bắt đầu tư các chính sách thúc đẩy kinh tế tư nhân phát triển. Trong những năm qua, Luật doanh nghiệp 2000 và Luật doanh nghiệp sửa đổi 2005 đã có những
bước tiến đáng khích lệ để giải phóng nguồn lực của kinh tế tư nhân, tạo điều kiện cho sự ra đời hàng trăm nghìn doanh nghiệp tư nhân mới. Trong những năm tới, chúng ta cần tiếp tục hoàn thiện các chính sách đã có, ban hành những chính sách mới để thúc đẩy kinh tế tư nhân phát triển, trên cơ sở của Nghị quyết đại hội đảng XI.
- Một là, cần tiếp tục sửa đổi, bổ sung Luật doanh nghiệp theo hướng tạo điều kiện cho cá nhân và doanh nhân dễ dàng lập và điều hành doanh nghiệp tư nhân để làm giàu cho bản thân và đóng góp cho xã hội. Hiện nay, các vấn đề nổi cộm mà các doanh nghiệp tư nhân gặp phải là các vấn đề về tiếp cận đất đai, thủ tục hành chính, chính sách thuế. Đây là các lĩnh vực cần được đơn giản hóa thủ tục, nhanh chóng tháo gỡ các khó khăn.
- Tiếp tục đơn giản hóa các thủ tục hành chính về đăng kí kinh doanh, đăng kí mã số thuế, báo cáo thuế, đặc biệt đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
- Tạo các điều kiện thuận lợi về tiếp cận đất đai cho các doanh nghiệp tư nhân, đặc biệt các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tiếp tục phát triển mô hình cụm doanh nghiệp, cụm thủ công nghiệp ở xã, huyện, đảm bảo đủ diện tích, chi phí thấp, trong khi vẫn tách được sản xuất ra khỏi khu dân cư, đảm bảo môi trường.
- Thúc đẩy và tạo điều kiện hình thành các quĩ đầu tư mạo hiểm cho doanh nghiệp khởi nghiệp, các quĩ hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp vừa và nhỏ với lãi suất hợp lý, có các hình thức bảo lãnh vay vốn cho các doanh nghiệp nhỏ không có tài sản thế chấp tiếp cận được các nguồn vốn tín dụng.
- Thúc đẩy kinh tế hộ, đặc biệt trong nông nghiệp, nông thôn thông qua các hình thức hỗ trợ kĩ thuật, vốn, tài chính vi mô, hỗ trợ về tiếp cận thị trường, liên kết chuỗi sản phẩm,…
- Với các doanh nghiệp tư nhân lớn, cần có chiến lược hỗ trợ các
doanh nghiệp cạnh tranh trên thị trường quốc tế, có cơ chế liên kết đầu tư và chuyển giao nghiên cứu công nghệ giữa nhà nước với tư nhân, giữa các viện, trường nghiên cứu với doanh nghiệp.
Bên cạnh các giải pháp tác động trực tiếp đến việc lập và mở rộng doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh, sự phát triển của doanh nghiệp tư nhân chịu ảnh hưởng của hàng loạt các chính sách khác, như về kinh tế vĩ mô, môi trường kinh doanh, chính sách về giáo dục, đào tạo, đầu tư,…Các giải pháp liên quan đến các lĩnh vực này sẽ được trình bày riêng.
4.3.3. Tái cơ cấu, đổi mới phương thức kinh doanh của các ngân hàng thương mại nhằm thu hút nguồn lực tài chính từ kinh tế tư nhân
Ngân hàng là kênh chủ chốt huy động vốn gián tiếp từ khu vực tư nhân hiện nay. Để tiếp tục đẩy mạnh thu hút nguồn lực tài chính từ các hộ gia đình dưới hình thức tiết kiệm, kỳ phiếu và trái phiếu ngân hàng, cần tiếp tục phát triển mở rộng hệ thống ngân hàng. Bên cạnh thu hút tiền gửi tiết kiệm, ngân hàng cần có các hình thức dịch vụ đa dạng khác nhằm thu hút nguồn lực tài chính của khu vực tư nhân.
Trong giai đoạn từ nay đến năm 2015, tầm nhìn 2020, ngành ngân hàng sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức tăng trưởng:
Một là, sự mở cửa thị trường tài chính cho các ngân hàng nước ngoài khiến cạnh tranh trở nên gay gắt hơn. Các ngân hàng nước ngoài có vốn lớn, kinh nghiệm quản trị hiện đại, mạng lưới phủ khắp toàn cầu trong khi các ngân hàng Việt Nam có qui mô còn quá nhỏ bé, kinh nghiệm thiếu và trình độ yếu, mạng lưới mới chỉ tập trung ở các thành phố lớn, chưa bao phủ toàn quốc (trừ ngân hàng nông nghiệp) chứ chưa nói tới vươn ra quốc tế. Nếu các ngân hàng không có các giải pháp tăng nhanh qui mô và mạng lưới, tự nâng cao trình độ quản trị và nghiệp vụ thì sẽ bị thua trong cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài. Sáp nhập, mua lại, phát hành thêm cổ phiếu và tìm kiếm các cổ đông chiến lược nước ngoài là các phương pháp đã và nên tiếp tục được
thực hiện để nâng tầm các ngân hàng.
Hai là, chênh lệch lãi suất cùng với mở cửa thị trường vốn có thể khiến cho dòng vốn nước ngoài tràn vào nước ta. Bên cạnh ích lợi của dòng vốn nước ngoài, một hệ lụy của nó là sự chèn lấn đối với dòng vốn tư nhân trong nước. Các ngân hàng, các doanh nghiệp sẽ chạy theo nguồn vốn nước ngoài mà lơ là huy động nguồn lực từ khu vực tư nhân trong nước. Kết quả là, nguồn lực tài chính trong nước bị lãng phí trong khi đất nước sẽ phải tốn kém ngoại tệ trả lãi cho nước ngoài. Chưa kể việc phụ thuộc vào vốn nước ngoài sẽ khiến đất nước bị rủi ro thanh toán và tỷ giá một khi dòng vốn nước ngoài rút ra khỏi nước ta. Giải pháp cần thiết vẫn là siết chặt quản lý dòng vốn nước ngoài vào Việt Nam đi đôi với nỗ lực thu hẹp chênh lệch lãi suất tiền đồng và ngoại tệ. Việc này lại liên quan đến thành công của công tác ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát.
Ba là, sự phụ thuộc của các ngân hàng vào kênh tín dụng. Tín dụng trong nhiều năm qua là kênh hoạt động chính và là nguồn thu chủ yếu của các ngân hàng. Chính vì thế, hệ thống ngân hàng luôn nỗ lực đẩy tốc độ tăng trưởng tín dụng lên rất cao, thường xuyên trên 20%/năm và có năm lên tới gần 40%/năm. Tăng trưởng tín dụng cao khiến cho nền kinh tế phát triển nóng, tạo ra bong bóng tài sản (bất động sản, chứng khoán,…) và lạm phát. Với chủ trương hạ thấp thăng trưởng tín dụng nhằm kiềm chế lạm phát, tăng trưởng dựa vào mở rộng tín dụng sẽ khó thực hiện. Vì thế các ngân hàng cần phải đa dạng hóa các hoạt động của mình, mở rộng thêm các dịch vụ mới cung cấp cho doanh nghiệp. Về mặt huy động nguồn lực tài chính, ngân hàng cũng dựa chủ yếu vào kênh tiết kiệm. Điều này bị hạn chế một khi lãi suất tiết kiệm không còn hấp dẫn người dân. Ngân hàng cũng sẽ phải trả lãi cao để thu hút vốn và buộc phải cho vay cao. Để hạ thấp chi phí vốn, ngân hàng cần đa dạng hóa phương thức thu hút nguồn lực tài chính. Chẳng hạn, ngân hàng có thể đẩy mạnh các dịch vụ thanh toán, cung cấp nhiều tiện ích trên tài khoản
thanh toán như thanh toán tiền điện, điện thoại, tiền nước,…nhằm khuyến khích người dân để tiền trong tài khoản thanh toán. Đây là nguồn vốn có lãi suất thấp mà nếu biết khai thác thì các ngân hàng có thể tận dụng.
Vì vậy, giải pháp cấp bách là phải đẩy nhanh tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, tài chính. Qui mô nhỏ, nghiệp vụ đơn điệu, quản trị rủi ro và quản trị thanh khoản kém là các vấn đề nhức nhối trong hệ thống tài chính ngân hàng những năm gần đây. Tái cấu trúc hệ thống ngân hàng theo hướng tăng qui mô, nâng cao trình độ quản trị, mở rộng dịch vụ, tăng cường hội nhập quốc tế là nhiệm vụ cấp bách. Cụ thể:
- Trước hết cần nâng qui mô vốn chủ sở hữu các ngân hàng thông qua huy động nguồn lực tài chính từ phát hành cổ phiếu cho công chúng hoặc cho đối tác chiến lược trong và ngoài nước hoặc sáp nhập với các ngân hàng khác. Trên cơ sở mở rộng qui mô vốn, ngân hàng mở rộng phạm vi địa lý hoạt động, nâng cao trình độ quản trị, đặc biệt là quản trị rủi ro và quản trị thanh khoản.
- Giảm nhanh số lượng các ngân hàng thông qua giải thể, sáp nhập. Số ngân hàng chỉ nên duy trì ở mức dưới 20. Các ngân hàng nhỏ bị bắt buộc sáp nhập với các ngân hàng khác. Điều này góp phần nâng cao sức khỏe của hệ thống ngân hàng đồng thời cũng giải các nút thắt liên quan đến chính sách tiền tệ, lãi suất.
- Mở rộng các hình thức thu hút nguồn lực tài chính nhàn rỗi trong xã hội, đặc biệt là nguồn nguồn lực tài chính từ khu vực tư nhân. Chẳng hạn như huy động nguồn lực tài chính qua tài khoản thanh toán, huy động qua phát hành trái phiếu, cổ phiếu, chứng chỉ chứng khoán hay kết hợp tiết kiệm với bảo hiểm nhân thọ. Mở rộng các dịch vụ cho doanh nghiệp để tránh sự phụ thuộc vào kênh tín dụng.
- Đẩy manh cổ phần hóa các ngân hàng quốc doanh chưa cổ phần hóa như Agribank và BIDV và bán bớt cổ phần ở các ngân hàng quốc doanh đã cổ
phần hóa một phần như Vietcombank và Vietinbank. Cổ phần hóa bằng hình thức phát hành thêm cổ phiếu một mặt giúp tăng nguồn vốn cho ngân hàng, mặt khác nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng, từ đó nâng cao khả năng huy động nguồn lực tài chính từ xã hội nói chung và từ khu vực tư nhân nói riêng.
- Tách các ngân hàng có vốn nhà nước khỏi các hoạt động mang tính xã hội, chính sách. Các hoạt động này nên để cho ngân hàng phát triển Việt Nam và ngân hàng chính sách xã hội đảm nhiệm. Việc tách bạch hoạt động sẽ giúp các ngân hàng thương mại có vốn nhà nước hoạt động hiệu quả hơn và huy động nguồn lực tài chính tư nhân tốt hơn.
- Về phía ngân hàng trung ương, cần tạo ra môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa các ngân hàng, tránh can thiệp vào hoạt động kinh doanh của ngân hàng, kể cả ngân hàng có sở hữu nhà nước.
4.3.4. Đột phá cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước
Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước là một hình thức thu hút nguồn lực tài chính tư nhân vào doanh nghiệp và nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Như đã trình bày, sau một số năm đẩy nhanh cổ phần hóa, trong những năm gần đây, tốc độ cổ phần hóa đã bị chậm lại. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng này. Một là, các doanh nghiệp dễ cổ phần hóa đã được thực hiện trước, giờ chỉ còn lại các doanh nghiệp lớn, khó cổ phần hóa hơn. Hai là, nhiều doanh nghiệp, tập đoàn không muốn hoặc trì hoãn cổ phần hóa do lợi ích cục bộ của doanh nghiệp. Ba là, chủ trương xây dựng các tập đoàn nhà nước hùng mạnh dường như lấn át ý chí cổ phần hóa doanh nghiệp. Cuối cùng, một số khó khăn của cổ phần hóa gắn với chủ trương IPO trên sàn chứng khoán do thị trường chứng khoán vài năm qua đi xuống.
Để đẩy nhanh tốc độ cổ phần hóa, đặc biệt cổ phần hóa các doanh nghiệp qui mô lớn, cần thực hiện một số giải pháp, nhưng quan trọng nhất vẫn là ý chí cổ phần hóa của chính phủ: