THANG ĐIỂM 300 | ||||||||||
A | b | c | ||||||||
STT | Chủ nhiệm kiểm toán | Mã tham chiếu | Đơn vị được kiểm toán | Điểm số quy mô kinh doanh | Tổng điểm số rủi ro | Điểm số các thông số khác | Điểm số tính toán rủi ro | Điểm số tính toán rủi ro quy đổi * 100 | Xếp hạng tổng quát | Chú thích |
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | |
1 | 1 | Cao | ||||||||
2 | 2 | Trung bình | ||||||||
3 | 3 | Trung bình | ||||||||
4 | 4 | Trung bình | ||||||||
5 | 5 | Thấp |
Có thể bạn quan tâm!
- Kiến Nghị Nhằm Hoàn Thiện Kiểm Toán Nội Bộ Tại Agribank
- Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam. (2014). Quyết Định 969/qđ-Hđqt-Bks "ban Hành Quy Chế Về Tổ Chức Và Hoạt Động Kiểm Toán Nội
- Hoàn thiện kiểm toán nội bộ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - 24
- Hoàn thiện kiểm toán nội bộ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - 26
Xem toàn bộ 215 trang tài liệu này.
Để xác định điểm trong bước 4 cần tính toán cụ thể bằng bảng đánh giá rủi ro dưới đây, trong đó có xét tới Điểm cho mức độ ảnh hưởng và điểm cho khả năng xảy ra rủi ro.
BẢNG ĐÁNH GIÁ RỦI RO
Bộ phận (hoạt động/quy trình).........
Điểm cho mức độ ảnh hưởng | Điểm cho khả năng xảy ra | |
Sau bước 4, kiểm toán viên có thể lập Bảng tổng hợp rủi ro của các đối tượng kiểm toán trong đó sắp xếp các bộ phận (hoạt động) theo thứ tự ưu tiên trên cơ sở tổng điểm rủi ro. Nếu có những đối tượng cùng điểm thì căn cứ thêm vào các nhân tố khác để xếp hạng.
BẢNG TỔNG HỢP RỦI RO
Rủi ro Bộ phận (hoạt động) | ..... | ...... | Tổng điểm rủi ro | |
1 | ||||
2 | ||||
... |
PHỤ LỤC 2
VÍ DỤ VỀ BÁO CÁO KẾT QUẢ KIỂM TOÁN HOẠT ĐỘNG
THÔNG LỆ TỐT NHẤT | ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG | MỨC ĐỘ ĐÁP ỨNG | |
1 | Chính sách và Quy trình tín dụng (Tham chiếu: BCBS 75, Nguyên tắc 1 và 4/HKMA CR-G-2, Phần 1/MAS-Quản trị rủi ro tín dụng, Phần 2.3 và 2.4) Ngân hàng cần có chính sách tín dụng thiết lập các tiêu chí và quy trình cấp tín dụng, theo dõi, giám sát và quản lý tín dụng ở cấp độ từng khoản vay và toàn danh mục. Chính sách tín dụng hoặc cẩm nang tín dụng cần có tối thiểu các yếu tố sau đây: Vai trò và trách nhiệm của các đơn vị và các cán bộ tham gia vào hoạt động cấp tín dụng, theo dõi và quản lý tín dụng; Phân quyền tín dụng đối với cấp quản lý và cấp chuyên viên; Các yêu cầu đối với các khoản cấp mới hoặc gia hạn tín dụng; Yêu cầu thông tin cho hoạt động thẩm định tín dụng và các tài liệu cần thiết khác; Tiêu chí theo dõi, giám sát và đánh giá tín dụng; Bổ sung tài liệu để duy trì | Ngân hàng đã ban hành các văn bản liên quan đến chính sách tín dụng dưới góc độ từng khoản vay. Tuy nhiên, các chính sách này được ban hành rải rác và chưa đảm bảo được tính hệ thống trong các văn bản và quy định dưới đây: Quy định phân cấp ủy quyền, quyết định cấp tín dụng (Quyết định 1850/QĐ-HĐTV-TDDN) Quy định cho vay đối với khách hàng (Quyết định 666/QĐ- HĐQT-TDHo) Quy định về quy trình cho vay hộ gia đình, cá nhân Quyết định 909/QĐ-HĐQT-TDHo) Hướng dẫn sử dụng, vận hành chấm điểm xếp hạng khách hàng trong hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ (Quyết định 1197/QĐ-HĐTV- QLRR) Quy định về phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro (Quyết định 469/QĐ-HĐTV-XLRR) Các quy định liên quan đến các biện pháp xử lý nợ với các vấn đề cụ thể: Quy định về các biện pháp bảo đảm tiền vay (Quyết định 1300/QĐ/HĐTV-TDHo), các quy định về giảm và miễn lãi theo quy định của NHNN Quy chế về bảo lãnh (Quyết | = 50% |
hồ sơ tín dụng; Hướng dẫn quản trị rủi ro tín dụng tập trung, bao gồm các hạn mức, quản lý danh mục và kiểm tra khả năng chịu đựng rủi ro. Ban Điều hành cần xây dựng và vận hành các chính sách tín dụng do Hội đồng Quản trị phê duyệt thông qua việc thiết lập các quy trình tác nghiệp, các thủ tục xác định, đo lường, theo dõi giám sát và kiểm soát rủi ro. Các chính sách đó cần tập trung vào rủi ro trong tất cả các sản phẩm tín dụng của Ngân hàng trên cấp độ từng khoản vay và toàn danh mục. | định 398/QĐ-HĐQT-NHNo) Trên góc độ toàn danh mục, Ngân hàng chưa có quy trình quản lý rủi ro danh mục. | ||
2. | Chính sách và Quy trình phê duyệt tín dụng Phân cấp thẩm quyền phê duyệt tín dụng (Tham chiếu: BCBS 75, Nguyên tắc 6) Ngân hàng cần phân công trách nhiệm cụ thể đối với từng quyết định được đưa ra trong quy trình cấp tín dụng, trong đó quy định rõ ràng trách nhiệm và thẩm quyển của người phê duyệt cuối cùng đối với các khoản tín dụng và các thay đổi trong điều khoản tín dụng. Ngân hàng cần phân công trách nhiệm phê duyệt tín dụng và các thay đổi trong điều khoản tín dụng một cách rõ ràng cho từng cấp thẩm quyền phê duyệt. Hội | Quyết định 666/QD-HDQT-TDHo quy định việc hạn chế cho vay các bên liên quan, cụ thể là: Ngân hàng không được cho vay các đối tượng sau: Thành viên Hội đồng thành viên, Ban Kiểm soát, Ban Điều hành và bố, mẹ, vợ, chồng, con của các thành viên này, cán bộ thực hiện nhiệm vụ thẩm định, quyết định cho vay; Ngân hàng không cho vay không có bảo đảm hoặc với những ưu đãi về lãi suất, về mức cho vay đối với các đối tượng sau; Tổ chức kiểm toán, kiểm toán viên đang kiểm toán tại Ngân hàng, thanh tra thực hiện nhiệm vụ thanh tra tại Ngân hàng, kế toán trưởng; Doanh nghiệp có 10% vốn điều lệ thuộc sở hữu của thành viên |
đồng Quản trị có thẩm quyền tối cao và có thể ủy quyền toàn bộ hay một phần quyền hạn cho Ủy ban Tín dụng. Thẩm quyền phê duyệt tín dụng cần được thiết lập cho các khoản cho vay có tài sản bảo đảm và không có tài sản đảm bảo và cho từng sản phẩm cụ thể. Hội đồng Quản trị cần thiết lập một cấu trúc hạn mức rõ ràng. Thông thường, Ủy ban Tín dụng phê duyệt khoản vay cho các khách hàng lớn. Các hạn mức cho vay thấp hơn sẽ được ủy quyền cho các cấp thấp hơn dựa trên kinh nghiệm, năng lực và vai trò thích hợp. Ngân hàng có thể áp dụng phương pháp tiếp cận dựa trên rủi ro thông qua việc phân cấp thẩm quyền phê duyệt tín dụng gắn với mức độ rủi ro của khách hàng. Không nên ủy quyền phê duyệt tín dụng cho cán bộ hỗ trợ tín dụng. Nếu được ủy quyền, hạn mức tín dụng được giao không được ở mức trọng yếu. | Hội đồng thành viên, Ban Kiểm soát, Ban Điều hành hoặc bố, mẹ, vợ, chồng, con của các thành viên này. Tuy nhiên, Quyết định 666/QD- HDQT-TDHo không quy định cụ thể (về thẩm quyền phát quyết và quy trình để đảm bảo việc quyết định cho vay các bên liên quan được thực hiện dựa trên nguyên tắc giá thị trường. |
PHỤ LỤC 3
Chuẩn mực kiểm toán nội bộ quốc tế
Chuẩn mực kiểm toán nội bộ mang tính chất quốc tế được ban hành bởi IIA - Viện Kiểm toán nội bộ (Institute of Internal Audit). IIA là tổ chức được thành lập từ năm 1941 và là tổ chức quốc tế hoạt động vì sự tiến bộ của các kiểm toán viên nội bộ và nghề kiểm toán nội bộ.
Việc thông qua Các chuẩn mực nghề nghiệp là một bước quan trọng trong quá trình phát triển của kiểm toán nội bộ. Để thực hiện được điều này, IIA đã thiết lập Ủy ban về Trách nhiệm và Chuẩn mực nghề nghiệp năm 1974 và đã thông qua các chuẩn mực vào tháng 6 năm 1978, 2002…
IIA đã khẳng định: Chuẩn mực kiểm toán là các tiêu chuẩn để đánh giá và định lượng các nghiệp vụ hoạt động kiểm toán nội bộ. Các chuẩn mực là mẫu mực để hành nghề của hoạt động kiểm toán nội bộ.
Các chuẩn mực được ban hành nhằm hướng tới các mục tiêu:
Phác họa các quy tắc cơ bản trong thực hành nghiệp vụ kiểm toán nội bộ. Cung cấp một khuôn khổ cho việc thực hiện các hoạt động kiểm toán.
Tạo lập những cơ sở để đánh giá chất lượng kiểm toán. Th c đẩy việc cải tiến quá trình vận hành của tổ chức.
Chuẩn mực kiểm toán nội bộ, được xây dựng vào năm 1999 và có hiệu lực vào năm 2002, bao gồm các nội dung chính sau:
Chuẩn mực thuộc tính (Attribute Standards): Tập trung vào các đặc trưng của hoạt động Kiểm toán nội bộ cũng như Kiểm toán viên nội bộ, được đánh số từ 1000.
Chuẩn mực thực hành (Performance Standards): Mô tả bản chất của hoạt động Kiểm toán nội bộ và tiêu chuẩn đo lường chất lượng kiểm toán đánh số từ 2000). Chuẩn mực ứng dụng (Implement Standards): Là những Chuẩn mực hướng dẫn việc áp dụng 2 loại chuẩn mực trên vào các hoạt động cụ thể chẳng hạn kiểm toán tuân thủ, phát hiện gian lận,… Chuẩn mực ứng dụng được chia thành
Chuẩn mực đảm bảo và Chuẩn mực tư vấn:
Chuẩn mực bảo đảm Assurance standards : Đánh giá một cách khách quan các bằng chứng để có sự đánh giá độc lập về rủi ro trong quản lý, kiể m soát và các quá trình quản lý, được ký hiệu bằng chữ A sau số của chuẩn mực.
Chuẩn mực tư vấn (Consulting Standards): Tập trung vào các dịch vụ tư vấn, được ký hiệu bằng chữ C sau số của chuẩn mực.
Chuẩn mực kiểm toán nội bộ IIA ban hành 41 chuẩn mực chia thành 6 nhóm chính:
- Nhóm chuẩn mực về mục tiêu, quyền hạn, trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp kiểm toán nội bộ
- Nhóm chuẩn mực về quản lý chất lượng kiểm toán nội bộ.
- Nhóm chuẩn mực về quản lý hoạt động kiểm toán nội bộ
- Nhóm chuẩn mực về bản chất hoạt động kiểm toán nội bộ
- Nhóm chuẩn mực về quy tình thực hiện một cuộc kiểm toán
- Nhóm chuẩn mực về lập báo cáo kiểm toán và theo dõi sau kiểm toán.
PHỤ LỤC 4
20 NGUYÊN TẮC ĐỂ THIẾT LẬP KIỂM TOÁN NỘI BỘ HIỆU QUẢ CỦA
BASEL II
Từ nguyên tắc 1 đến nguyên tắc 15: mục tiêu và các nguyên tắc cơ ản khi xây dựng kiểm toán nội bộ trong ngân hàng
Nguyên tắc 1: Một chức năng kiểm toán nội bộ hiệu quả cung cấp sự đảm bảo độc lập với ban giám đốc và quản lý cấp cao về chất lượng và hiệu quả của kiểm soát nội bộ trong ngân hàng, quản lý rủi ro, hệ thống quản lý và các quy trình, qua đó gi p hội đồng quản trị và quản lý cấp cao bảo vệ tổ chức và uy tín của mình.
Nguyên tắc 2: chức năng kiểm toán nội bộ của ngân hàng phải được độc lập với các hoạt động được kiểm toán, trong đó yêu cầu các chức năng kiểm toán nội bộ có đầy đủ vị thế và quyền hạn trong ngân hàng, qua đó cho phép kiểm toán viên nội bộ thực hiện nhiệm vụ của mình thật sự khách quan.
Nguyên tắc 3: Khả năng chuyên môn, bao gồm kiến thức và kinh nghiệm của từng kiểm toán viên nội bộ là cần thiết đối với hiệu quả của kiểm toán nội bộ trong ngân hàng.
Nguyên tắc 4: Kiểm toán viên nội bộ phải hoạt động một cách liêm chính.
Nguyên tắc 5: Mỗi ngân hàng cần phải có điều lệ kiểm toán nội bộ trình bày rõ mục đích, vị trí, quyền hạn của kiểm toán nội bộ trong ngân hàng
Nguyên tắc 6: Mọi hoạt động (bao gồm cả hoạt động thuê ngoài) và tất cả các công ty con của các ngân hàng phải nằm trong phạm vi của chức năng kiểm toán nội bộ.
Nguyên tắc 7: Phạm vi hoạt động kiểm toán nội bộ phải đảm bảo bao quát các vấn đề được quy định và thể hiện đầy đủ trong kế hoạch kiểm toán.
Nguyên tắc 8: Mỗi ngân hàng nên có một bộ phận kiểm toán nội bộ chính thức được cấu trúc phù hợp với Nguyên tắc 14 khi các ngân hàng nằm trong nhóm ngân hàng hoặc công ty mẹ.
Nguyên tắc 9: Hội đồng quản trị có trách nhiệm cuối cùng để đảm bảo rằng