Peter S.rose (2001), Quản Trị Ngân Hàng Thương Mại, Nxb Tài Chính, Hà Nội)


22. Học viện Ngân hàng (2002), Giáo trình Kiểm toán ngân hàng, NXB Thống kê, HN.

23. Học viện Ngân hàng (2009), Kiểm toán nội bộ ngân hàng thương mại, Công ty in Tiến Bộ, Hà Nội.

24. Hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA), Báo cáo kết quả kiểm tra tình hình hoạt động của các công ty kiểm toán (2009,2010, 2011, 2012), Hà Nội.

25. Phạm Tiến Hưng (2009), Hoàn thiện kiểm toán BCTC DN xây lắp của các tổ chức kiểm toán độc lập, HVTC, Hà Nội.

26. Trần Thị Huyền (2010), Hoàn thiện thủ tục phân tích trong kiểm toán Báo cáo tài chính ngân hàng và tổ chức tín dụng do Kiểm toán Nhà nước thực hiện, Luận văn Thạc sĩ kinh tế, HVTC.

27. Vũ Thị Phương Liên (2015), Hoàn thiện kiểm toán BCTC hợp nhất của các DN hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con do tổ chức kiểm toán độc lập thực hiện, HVTC, Hà Nội.

28. Vũ Thùy Linh (2014), Hoàn thiện quá trình và tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ trong các NHTM nhà nước Việt Nam, Luận án Tiến kinh tế, HVTC, 2014, Hà Nội.

29. Bùi Thị Nhật Linh (2011), Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản cho vay khách hàng trong kiểm toán Báo cáo tài chính của Ngân hàng tại Công ty TNHH KPMG, Luận văn thạc sĩ kinh tế, HVTC, Hà Nội

30. Nguyễn Thị Mỹ (2012), Hoàn thiện kiểm toán BCTC của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Đại học Kinh tế quốc dân, HN.

31. Frederic S.Mishkin (1994), Tiền tệ, Ngân hàng & Thị trường Tài chính, NXB Khoa học và Kỹ thuật. Người dịch Nguyễn Quang Cư và PTS Nguyễn Đức Dỵ. (Nguyên bản tiếng Anh Frederic S.Mishkin, Columbia University, The Economics of money, banking and financial markets, third edition, Harper collins Publishers, NewYork 1992)

32. Ngân hàng nhà nước Việt Nam (2004), Quyết định số 479/2004/QĐ – NHNN về việc ban hành hệ thống tài khoản kế toán các TCTD.

33. Ngân hàng nhà nước Việt Nam (2007), Quyết định 16/2007/QĐ/NHNN ngày 18/4/2007 về Ban hành chế độ BCTC đối với các TCTD.

34. Ngân hàng nhà nước Việt Nam (2011), Thông tư số 39/2011/TT – NHNN Quy định về kiểm toán độc lập đối với TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

35. Ngân hàng nhà nước Việt Nam (2011), Thông tư 44/2011/NHNN quy định về hệ thống KSNB và kiểm toán nội bộ các TCTD và chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

36. Ngân hàng nhà nước Việt Nam (2014), Thông tư số 49/2014/TT/NHNN – Sửa đổi, bổ sung một số điều khoản của chế độ BCTC đối với các TCTD ban hành kèm theo quyết định số 16/2007/QĐ/NHNN ngày 18/4/2007 và Hệ thống tài khoản kế toán các TCTD ban hành kèm theo quyết định số 479/2004/QĐ – NHNN ngày 29/4/2004 của Thống đốc NHNN.

37. Peter S.Rose (2001), Quản trị Ngân hàng Thương mại, NXB Tài chính, Hà Nội)

38. Quốc hội nước Việt Nam (2003), Luật kế toán.

39. Quốc hội nước Việt Nam (2011), Luật Kiểm toán độc lập.

40. Quốc hội nước Việt Nam (2010), Luật các tổ chức tín dụng

200


41. Thủ tướng Chính phủ (2013), Quyết định về việc phê duyệt chiến lược kế toán – kiểm toán đến năm 2020, tầm nhìn 2030.

42. Trường Đại học Kinh tế Tp. HCM (2009), Giáo trình Kiểm toán, NXB LĐ-XH

43. Trường ĐH Kinh tế TP.HCM (2006), Tiền tệ Ngân hàng, NXB Thống kê.

44. Trường Đại học Kinh tế TP.HCM (2006), Nghiệp vụ Ngân hàng, NXB Thống kê

45. PGS.TS Lê Văn Tề; ThS Nguyễn Thị Xuân Liễu (2003), Quản trị NHTM, , NXB Thống Kê

46. GS. TS Lê Văn Tư; Lê Tùng Vân, Lê Nam Hải (1997), Tiền tệ, tín dụng và ngân hàng, NXB Thống Kê, Hà Nội.

47. Văn Tạo (1995), Phương pháp lịch sử và phương pháp logic, Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia – Viện Sử học.

48. Phạm Viết Vượng (1997), Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục, NXB Giáo dục.

49. Chương trình kiểm toán của một số công ty kiểm toán

50. Các tạp chí tài chính, kế toán, kiểm toán từ năm 2010 đến nay

51. http://www.vacpa.org.vn/Page/Detail.aspx?newid=3906

52. Các trang web về kế toán, kiểm toán

Tài liệu tham khảo tiếng Anh

53. A.Arens & James K. Loebbecke (14th edition), Auditing – An Intergrated Approach, Prentice – Hall International, Inc.

54. Jonhstone & Gramling & Rittenberg (2013), (Nine edition), Auditing – A risk based approach to conducting a quality audit, South – Western, USA.

55. AICPA, Audits of banks, Industry audit guide, AICPA, 1984, New York.

56. AICPA, Audits of banks - with conforming changes as of May 1, 1994, Industry audit guide, AICPA, 1994, New York

57. AICPA, Banks and savings institutions – with conforming changes as of May 1, 2000, AICPA audit and accounting guide, 2000, New York.

58. Auditing Standards and Practices Council, Philippine Auditing Practice Statement 1006, Audits of the financial statements of banks

59. ACCA (Paper F8) (2015), “Audit and Assurance (International)” – BBP Publishing.

60. Basel Committee on Banking Supervision (2014), External audits of banks

61. Brian Pine, A risk-based approach to auditing financial statements, 2008, ACCA (Paper F8 and P7)

62. ANIL K. SAXENA (2016), Bank Audit a practical guide for bank auditors (2nd Edition), Taxmann Publications Pvt. Ltd, India.

63. CA.Kamal Garg (2016), Guide to Bank Audit (3rd edition), Bharat, India.

64. S. K. Basu (2005), Auditing: Principles and Techniques, Pearson Education India.

65. D.P Gupta & R.K. Gupta (2008), Comprehensive Guide to Statutory Audit of Banks, Bharat, India.

66. D.P.Gupta, R.K.Gupta (2006), Stock Audit & Receivables Audit in Banks, Taxmann Publications Pvt. Ltd, India.


67. Ravinder Kumar &Virender Sharma (2013), Auditing: Principles and Practice

(second edition), Prentice-Hall of India Pvt.Ltd.

68. International Auditing Practices Committee (IAPC), International Auditing Practice Statement 1006, Audits of the financial statements of banks.

69. Philippine Auditing Practice Statement 1006, (PAPS 1006 or Statement 1006), Audits of the financial statements of banks

70. The Financial Reporting Council, The Auditing Practices Board (2011), Practice Note 19, The Audit of banks and building societies in the United Kingdom.

71. Website www.theiia.org; www.bis.org; www.ifac.org.


DANH MỤC PHỤ LỤC



TT

Tên phụ lục

1.

Phụ lục 1.1. Sơ đồ tổ chức hệ thống tài chính

2.

Phụ lục 1.2. Giải thích một số thuật ngữ trong hệ thống các TCTD

3.

Phụ lục 1.3. Bản chất các rủi ro của NHTM

4.

Phụ lục 1.4. Mẫu BCTC của NHTM (trích)

5.

Phụ lục 1.5. Bảng xác định các giao dịch, số dư tài khoản và thuyết minh trọng yếu

6.

Phụ lục 2.1A. Phiếu khảo sát

7.

Phụ lục 2.1B. Tổng hợp kết quả khảo sát về kiểm toán BCTC NHTM đối với Giám

đốc kiểm toán/Trưởng phòng/Chủ nhiệm kiểm toán tại các DNKT

8.

Phụ lục 2.1C. Tổng hợp kết quả khảo sát về kiểm toán BCTC NHTM đối với KTV

tại các DNKT

9.

Phụ lục 2.2. Đánh giá chấp nhận khách hàng tại Công ty TNHH kiểm toán Y1

(DNKT ngoài Big Four)

10.

Phụ lục 2.3A. Hiểu biết về đơn vị và môi trường kinh doanh của đơn vị tại Công ty

TNHH Kiểm toán X3 (DNKT Big Four) - (trích)

11.

Phụ lục 2.3B. ìm hiểu về hoạt động kinh doanh của khách hàng tại Công ty TNHH

Kiểm toán Y1 (DNKT ngoài Big Four) (trích)

12.

Phụ lục 2.4A. Hiểu biết về quy trình huy động vốn tại Công ty TNHH Kiểm toán X2

(DNKT Big Four)

13.

Phụ lục 2.4B. Câu hỏi về KSNB tại Công ty TNHH Kiểm toán Y2 (DNKT ngoài Big

Four)

14.

Phụ lục 2.5. Thủ tục phân tích sơ bộ toán tại Công ty TNHH Kiểm toán X1 (DNKT

Big Four)

15.

Phụ lục 2.6. Bảng xác định mức trọng yếu và mức trọng yếu thực hiện tại Công ty

TNHH Kiểm toán Y (DNKT ngoài Big Four)

16.

Phụ lục 2.7A. Trích chương trình kiểm toán Cho vay khách hàng tại Công ty TNHH

Kiểm toán X2 (DNKT Big Four)

17.

Phụ lục 2.7B. Chương trình kiểm toán Tiền gửi của khách hàng tại Công ty Kiểm

toán Y2 (DNKT ngoài Big Four)

18.

Phụ lục 2.8A. Thử nghiệm kiểm tra tính hiệu quả của KSNB đối với cho vay khách

hàng tại Công ty TNHH Kiểm toán X2 (DNKT Big Four)

19.

Phụ lục 2.8B. Kiểm tra tính hiệu quả của hệ thống KSNB tại Công ty TNHH Kiểm

toán Y2 (DNKT ngoài Big Four

20.

Phụ lục 2.9A. Thủ tục phân tích tại Công ty TNHH Kiểm toán X3 (DNKT Big Four)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 296 trang tài liệu này.

Hoàn thiện kiểm toán báo cáo tài chính ngân hàng thương mại tại các doanh nghiệp kiểm toán độc lập ở Việt Nam - 27


21.

Phụ lục 2.9B. Thủ tục phân tích tại Công ty TNHH Kiểm toán Y3 (DNKT ngoài Big

Four)

22.

Phụ lục 2.10. Thư xác nhận số dư tài khoản tiền gửi khách hàng (Công ty TNHH

Kiểm toán X3 – Nhóm Big Four)

23.

Phụ lục 2.11. Hệ thống xếp hạng tín dụng cho khách hàng doanh nghiệp tại Ngân

hàng D

24.

Phụ lục 2.12. Mẫu báo cáo kiểm toán

25.

Phụ lục 3.1. Kết cấu Tài liệu hướng dẫn kiểm toán BCTC NHTM

26.

Phụ lục 3.2. Quy trình mẫu kiểm toán BCTC NHTM

27.

Phụ lục 3.3. Quản lý rủi ro tín dụng (A304)


Ngân hàng chuyên cung cấp tín dụng cho các DN nhỏ

Ngân hàng ngoại thương

Ngân hàng chuyên cung cấp tín dụng dài hạn

Ngân hàng chuyên cung cấp tín dụng cho nông, lâm, ngư


Công ty bảo hiểm nhận thọ và phi nhân thọ

Công ty tài chính; Công ty chứng khoán

Các tổ chức tài chính trung gian khác

Ngân hàng thương mại

Ngân hàng có mục đích đặc biệt

Sơ đồ tổ chức hệ thống tài chính



Ngân hàng trung ương

Tổ chức tài chính trung gian





Giải thích một số thuật ngữ trong hệ thống các tổ chức tín dụng


Ngân hàng trung ương: là cơ quan đặc trách quản lý hệ thống tiền tệ của quốc gia, nhóm quốc gia, vùng lãnh thổ và chịu trách nhiệm thi hành chính sách tiền tệ. Mục đích hoạt động của NHTW là ổn định giá trị của tiền tệ, ổn định cung tiền, kiểm soát lãi suất, cứu các NHTM có nguy cơ đổ vỡ. Hầu hết các ngân hàng trung ương thuộc sở hữu của Nhà nước, nhưng vẫn có một mức độ độc lập nhất định đối với Chính phủ. NHTW thực hiện ba chức năng chính là phát hành tiền tệ, ngân hàng của các ngân hàng và ngân hàng của Chính phủ. (Theo từ điển Wikipedia).

Ngân hàng nhà nước: Ở Việt Nam, NHTW được thành lập thuộc sở hữu của nhà nước Việt Nam, được gọi là NHNN Việt Nam. NHNN Việt Nam (sau đây gọi là NHNN) là cơ quan ngang bộ của Chính phủ, là NHTW của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. NHNN thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối (sau đây gọi là tiền tệ và ngân hàng); thực hiện chức năng của NHTW về phát hành tiền, ngân hàng của các TCTD và cung ứng dịch vụ tiền tệ cho Chính phủ (Theo Luật NHNN Việt Nam, Số 46/2010/QH12).

Ngân hàng đầu tư: Là loại hình ngân hàng mà hoạt động chính của ngân hàng là hoạt động đầu tư tài chính và kinh doanh chứng khoán. Các ngân hàng đầu tư không được phép huy động vốn, không được cấp tín dụng và không được cung cấp các dịch vụ ngân hàng như các NHTM. Nguồn vốn chủ yếu của ngân hàng đầu tư là vốn cổ phần và vốn đi vay bằng cách phát hành trái phiếu ngân hàng.

Ngân hàng phát triển: Là loại ngân hàng khác hẳn NHTM và ngân hàng đầu tư. Sự khác biệt này vừa thể hiện qua nội dung hoạt động vừa thể hiện qua mục tiêu hoạt động. Về nguồn vốn, ngân hàng phát triển dựa hẳn vào nguồn vốn điều lệ và một phần vốn tiếp nhận từ các nguồn tài trợ của Chính phủ, các tổ chức tài chính. Ngân hàng phát triển sử dụng các nguồn vốn này để đầu tư phát triển các công trình thuộc cơ sở hạ tầng của nền kinh tế, hoặc tài trợ phát triển cho các đối tượng cần nhận được sự giúp đỡ. Hoạt động của ngân hàng phát triển không phải là hoạt động kinh doanh, không vì mục tiêu lợi nhuận như NHTM và ngân hàng đầu tư mà vì sự ổn định và phát triển toàn bộ nền kinh tế xã hội.

Ngân hàng bán buôn: Là ngân hàng chủ yếu cung cấp các dịch vụ cho các ngân hàng, các công ty tài chính, cho nhà nước, cho các doanh nghiệp lớn. Ngân hàng bán buôn thường là Ngân hàng lớn hoạt động tại các trung tâm tài chính quốc tế, cung cấp các khoản tín dụng lớn. Ngân hàng bán lẻ: Là ngân hàng chủ yếu cung cấp các dịch vụ trực tiếp cho doanh nghiệp, hộ gia đình và cá nhân, với các khoản tín dụng nhỏ. Với xu hướng phát triển hiện nay, rất ít ngân hàng chỉ có bán lẻ hoặc bán buôn. Các ngân hàng nhỏ thường là các ngân hàng bán

lẻ. Các ngân hàng có quy mô vừa và lớn kết hợp cả hai.

Ngân hàng chuyên doanh: Là loại ngân hàng mà hoạt động của ngân hàng này có tính chuyên môn hóa cao, có sự phân biệt rất rõ về chuyên ngành và lĩnh vực kinh doanh.

Ngân hàng đa năng: Là loại ngân hàng mà hoạt động của nó không bị bó hẹp trong một ngành hay một lĩnh vực cụ thể nào thuộc ngành tài chính, ngân hàng. Ngân hàng đa năng được phân loại theo hai cấp độ, tùy theo luật pháp của mỗi nước: gồm ngân hàng đa năng hoàn toàn và ngân hàng đa năng một phần.

Ngân hàng thương mại nhà nước, còn gọi là Ngân hàng Công. Đây là loại ngân hàng do Nhà nước bỏ vốn ra để thành lập, với 100% vốn của Nhà nước, hoặc ngân hàng cổ phần do Nhà nước nắm cổ phần chi phối.

Ngân hàng thương mại Cổ phần: Là những ngân hàng do các tổ chức và cá nhân cùng góp vốn để thành lập. Đây là ngân hàng đa sở hữu, do đó tỷ lệ nắm giữ vốn cổ phần của cổ đông có ý nghĩa quan trọng. Luật pháp của nhiều nước đều có quy định tỷ lệ nắm giữ tối đa vốn cổ phần của cổ đông, nhằm hạn chế sự thâu tóm quyền lực và chi phối tuyệt đối trong ngân hàng đó.

Bản chất các rủi ro của ngân hàng thương mại

Những rủi ro liên quan đến hoạt động ngân hàng nói chung có thể được phân loại như sau:

Rủi ro quốc

gia:

Rủi ro khách hàng và các đối tác nước ngoài không thực hiện các nghĩa vụ của họ do các

yếu tố kinh tế, chính trị và xã hội tại quốc gia của khách hàng/đối tác hoặc nước thứ ba;

Rủi ro tín dụng:

Rủi ro mà một khách hàng hoặc đối tác sẽ không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nợ khi đến hạn hoặc sau khi đến hạn. Rủi ro tín dụng, đặc biệt là từ cho vay thương mại, có thể được coi là rủi ro trọng yếu nhất trong hoạt động ngân hàng. Rủi ro tín dụng phát sinh từ cho vay đối với các cá nhân, công ty, ngân hàng khác và các chính phủ. Nó cũng phát sinh từ các tài sản khác ngoài cho vay, ví dụ như đầu tư, tiền gửi tại các ngân hàng khác và các cam kết ngoại

bảng. Rủi ro tín dụng cũng có thể bao gồm rủi ro quốc gia, rủi ro chuyển nhượng, rủi ro thay thế và rủi ro thanh toán.

Rủi ro tiền tệ:

Rủi ro tổn thất phát sinh từ các thay đổi trong tương lai của tỷ giá hối đoái của các tài sản,

công nợ, quyền và nghĩa vụ bằng ngoại tệ.

Rủi ro ủy thác:

Rủi ro tổn thất phát phát sinh từ các yếu tố như không duy trì được sự an toàn của tài sản

giữ hộ hoặc do sơ suất trong việc quản lý các tài sản nhận ủy thác.

Rủi ro lãi suất:

Rủi ro khi biến động của lãi suất sẽ có ảnh hưởng tiêu cực đến giá trị tài sản và công nợ

hoặc sẽ ảnh hưởng đến dòng tiền từ thu lãi.

Rủi ro Pháp luật và văn bản:

Rủi ro mà các hợp đồng bằng văn bản không được lập chính xác hoặc không có hiệu lực pháp luật tại khu vực pháp lý có liên quan mà hợp đồng sẽ được thực thi hoặc tại nơi đối tác hoạt động kinh doanh. Điều này có thể bao gồm các rủi ro mà tài sản có thể bị giảm giá trị hoặc các khoản nợ sẽ trở nên lớn hơn dự kiến vì các tư vấn pháp lý hoặc việc lập văn bản không đầy đủ hoặc không chính xác. Ngoài ra, pháp luật hiện hành có thể chưa điều chỉnh các vấn đề pháp lý có liên quan của ngân hàng; một vụ án liên quan đến một ngân hàng cụ thể có thể gây ảnh hưởng sâu rộng đối với hoạt động của ngành ngân hàng và làm tăng chi phí cho bản thân ngân hàng đó và nhiều hoặc tất cả các ngân hàng khác; và có thể dẫn đến sự thay đổi trong pháp luật liên quan đến các ngân hàng và doanh nghiệp hoạt động kinh doanh khác. Các ngân hàng đặc biệt thận trọng với rủi ro pháp lý khi tham gia

vào các loại hình giao dịch mới và khi quyền hợp pháp của một đối tác để tham gia vào một giao dịch chưa được thiết lập.

Rủi ro thanh

khoản:

Rủi ro khi ngân hàng phải bán hoặc thanh lý một tài sản thấp hơn giá thị trường.

Rủi ro mô hình:

Rủi ro liên quan đến việc mô hình định giá được sử dụng để xác định giá trị tài sản hoặc nợ

phải trả không hoàn hảo và mang tính chủ quan.

Rủi ro hoạt

động:

Rủi ro tổn thất một cách trực tiếp hoặc gián tiếp do quy trình nội bộ không đầy đủ hoặc

không được xây dựng, do con người và hệ thống hoặc từ các sự kiện bên ngoài.

Rủi ro về giá:

Rủi ro thiệt hại phát sinh từ những thay đổi bất lợi về giá cả thị trường, bao gồm cả lãi suất, tỷ giá hối đoái, cổ phiếu của Ngân hàng, giá cả hàng hóa và giá thị trường của các khoản

đầu tư.

Rủi ro tuân thủ:

Rủi ro tổn thất phát sinh từ việc không tuân thủ các yêu cầu pháp lý hoặc quy định trong khuôn khổ pháp lý có liên quan mà ngân hàng đang hoạt động. Nó cũng bao gồm bất kỳ tổn

thất có thể phát sinh từ những thay đổi trong yêu cầu quy định.

Rủi ro thay thế:

(Đôi khi được gọi là rủi ro thực hiện) Rủi ro khi khách hàng hoặc đối tác không thực hiện đúng các điều khoản của hợp đồng dẫn đến Ngân hàng phải thay thế các giao dịch với mức giá thị trường hiện tại. Điều này có thể dẫn đến tổn thất cho ngân hàng với giá trị tương

đương với mức chênh lệch giữa giá hợp đồng và giá thị trường hiện tại.

Rủi ro danh tiếng:

Rủi ro thất bại trong kinh doanh vì ý kiến tiêu cực của dư luận và tổn hại đến danh tiếng của ngân hàng phát sinh do thất bại trong việc quản trị một số rủi ro trên, hoặc do Ngân

hàng hoặc quản lý cao cấp của Ngân hàng tham gia vào các hoạt động không phù hợp hoặc bất hợp pháp, ví dụ như rửa tiền hoặc cố gắng để che giấu lỗ.

Rủi ro thanh

toán:

Rủi ro mà một bên của giao dịch được thanh toán với giá trị bằng 0 từ khách hàng hoặc đối

tác. Điều này thường sẽ dẫn đến tổn thất cho ngân hàng phải đền toàn bộ số tiền gốc.

Rủi ro mất khả

năng thanh toán:

Rủi ro tổn thất khi Ngân hàng không thể huy động được vốn để thực hiện các nghĩa vụ nợ hoặc không thể tiếp cận thị trường vốn để huy động nguồn vốn cần thiết cho hoạt động

Rủi ro Chuyển giao:

Rủi ro tổn thất phát sinh khi nghĩa vụ thanh toán của đối tác không được niêm yết bằng nội

tệ của đối tác. Ngân hàng có thể không nhận được khoản thanh toán trong bất kể tình trạng tài chính nào của đối tác.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/05/2023