Hiểu Biết Về Môi Trường Công Nghệ Thông Tin Của Nhtm


TT

Nội dung

Đối với kiểm toán BCTC DN

Đối với cuộc kiểm toán BCTC NHTM



+ KTV có thể không phải tìm hiểu môi trường CNTT vì DN không áp dụng CNTT

hoặc áp dụng không đáng kể.

+ Việc tìm hiểu về hệ thống KSNB của NHTM có thể được thực hiện ngay trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán để xác định RRKS và sẽ liên tục được cập

nhật, sửa đổi trong suốt quá trình kiểm toán.

7

Thiết lập mức trọng yếu và đánh giá rủi ro (Rủi ro kiểm toán có thể chấp nhận, RRTT,

RRKS và RRPH)

Thiết lập mức trọng yếu: Tiêu chí để xác định mức trọng yếu có thể là tổng tài sản, tài sản ngắn hạn, nợ phải trả, doanh thu, lợi nhuận…

Đánh giá rủi ro:

+ Rủi ro kiểm toán có thể chấp nhận : KTV thường quyết định một mức rủi ro kiểm toán có thể chấp nhận được ở mức thấp hợp lý tùy vào từng cuộc kiểm toán.

+ Đánh giá RRTT:

Mức độ RRTT cao, trung bình hay thấp phụ thuộc vào nhiều nhân tố như bản chất kinh doanh và bản chất khoản mục cụ thể trong từng

cuộc kiểm toán.

Thiết lập mức trọng yếu:

Tiêu chí để xác định mức trọng yếu thường là lợi nhuận vì đây là chỉ tiêu được nhiều người sử dụng BCTC NHTM quan tâm..


Đánh giá rủi ro:

+ Đánh giá rủi ro kiểm toán có thể chấp nhận

So với các cuộc kiểm toán BCTC DN thông thường, KTV thường quyết định mức rủi ro kiểm toán có thể chấp nhận được ở mức thấp hơndo các rủi ro và đặc trưng của NHTM như đã phân tích ở trên.


+ Đánh giá RRTT

RRTT thường được đánh giá là cao với nhiều loại nghiệp vụ, số dư tài khoản đặc trưng trên BCTC NHTM như các nghiệp vụ và số dư Cho vay khách hàng; Tiền gửi của khách hàng; Kinh doanh giao dịch; Công cụ tài chính phái sinh và các tài sản tài

chính; Kinh doanh chứng khoán và đầu tư…

8

Tổng hợp kế hoạch kiểm toán và lập

chương trình kiểm toán chi tiết

+ Bao gồm các thủ tục kiểm toán thông thường theo quy trình của cuộc kiểm toán;

+ Trong nhiều cuộc kiểm toán có thể không cần thực hiện các thử nghiệm kiểm soát mà chỉ thực hiện các thử nghiệm cơ bản để thu thập bằng chứng kiểm toán;

+ Có thể không bao gồm các thủ tục tìm hiểu môi trường CNTT của NHTM;

+ Có thể không bao gồm các thủ tục kiểm toán trong trường hợp sử dụng tư liệu của chuyên gia, của KTV nội bộ, của các KTV khác…

+ KTV thường tập trung nhiều nguồn lực và thời gian để kiểm tra chi tiết soát xét các khoản vay;

+ Bắt buộc phải thực hiện các thử nghiệm kiểm soát để đánh giá hiệu quả KSNB của NHTM đối với việc lập và trình bày BCTC vì nếu chỉ thực hiện các thử nghiệm cơ bản sẽ không đảm bảo thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp để đưa ra ý kiến nhận xét về BCTC NHTM;

+ Bắt buộc phải thực hiện các thủ tục kiểm tra hệ thống CNTT của NHTM;

+ Kế hoạch kiểm toán bao gồm các thủ tục kiểm tra tính tuân thủ các quy định của Chính phủ, của các cơ quan chuyên môn và bản thân NHTM;

+ Có thể phải sử dụng các thủ tục kiểm toán trong trường hợp sử dụng tư liệu của chuyên gia, của các KTV nội bộ, của các KTV khác;

+ Có thể bao gồm các thủ tục kiểm toán trong trường

hợp NHTM sử dụng dịch vụ bên ngoài có ảnh hưởng đến quá trình lập BCTC.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 296 trang tài liệu này.

Hoàn thiện kiểm toán báo cáo tài chính ngân hàng thương mại tại các doanh nghiệp kiểm toán độc lập ở Việt Nam - 7


Chi tiết nội dung các bước trong giai đoan lập kế hoạch kiểm toán BCTC NHTM:

Xem xét chấp nhận khách hàng và đánh giá rủi ro hợp đồng

Bước công việc này được thực hiện tương tự như các khách hàng là DN thông thường. Để xem xét chấp nhận khách hàng và đánh giá rủi ro hợp đồng, KTV tìm hiểu về các yếu tố như: Đặc thù và tính chính trực của nhà quản lý; Tổ chức và cơ cấu quản lý; Bản chất của việc kinh doanh; Môi trường kinh doanh; Các kết quả tài chính; Các bên liên quan; Kiến thức và kinh nghiệm trước đây; Rủi ro gian lận.

Tuy nhiên, đối với khách hàng là NHTM để xem xét chấp nhận khách hàng và đánh giá rủi ro hợp đồng, KTV đặc biệt quan tâm tìm hiểu hai yếu tố là tính chính trực của các nhà quản lý và rủi ro về gian lận. Tính liêm chính của nhà quản lý và chủ sở hữu NHTM là nền tảng cơ bản cho DNKT đánh giá rủi ro hợp đồng và chấp nhận hay duy trì khách hàng. Do các đặc điểm cá nhân, phong cách quản trị điều hành của nhà lãnh đạo NHTM có ảnh hưởng đáng kể đến toàn bộ NHTM được kiểm toán. Nếu DNKT có lý do để nghi ngờ về tính liêm chính của nhà quản lý NHTM và họ không đáp ứng được tiêu chuẩn về tính liêm chính, DNKT thường không chấp nhận hoặc duy trì khách hàng vì nguy cơ rủi ro hợp đồng kiểm toán sẽ cao hơn giới hạn chấp nhận được. KTV cũng sẽ xem xét tại NHTM có tồn tại các yếu tố có thể dẫn đến khả năng có sai sót trọng yếu do gian lận trên BCTC hay không. Ví dụ tình hình kinh doanh và lợi nhuận của NHTM đang bị đe dọa do khó khăn của nền kinh tế; các sức ép quá mức đối với nhà quản lý để đáp ứng các mục tiêu tài chính; KSNB không hiệu quả…

Để tìm hiểu về các nội dung trên, KTV thường thực hiện các cuộc phỏng vấn với những nhân sự có liên quan (Ban điều hành, Ban quản trị, bộ phận kiểm toán nội bộ và các đối tượng khác trong NHTM). Ngoài ra KTV cũng có thể thu thập thông tin thông qua kỹ thuật kiểm tra, quan sát và thủ tục phân tích.

Lập hợp đồng kiểm toán và lựa chọn nhóm kiểm toán

Bước công việc này được KTV và DNKT độc lập thực hiện tương tự như đối với các khách hàng là DN thông thường. Khi lựa chọn nhân sự tham gia hợp đồng kiểm toán BCTC NHTM cần lựa chọn những nhân sự có kiến thức và kinh nghiệm về tài chính, ngân hàng, có hiểu biết nhất định về hệ thống CNTT và phương thức trao đổi thông tin mà NHTM sử dụng; đảm bảo đủ thời gian cuộc kiểm toán thường kéo dài. Ngoài ra nhóm kiểm toán BCTC NHTM còn có các đặc điểm như:

- Nhất thiết phải có nhân sự chuyên về CNTT hoặc thuê chuyên gia CNTT tham gia cuộc kiểm toán;

- Có thể có sự tham gia của các KTV khác tại các địa điểm hoạt động của ngân hàng vì quy mô hoạt động của ngân hàng thường rất lớn, trải dài trên toàn lãnh thổ,


thậm chí vươn ra cả ngoài quốc gia. Bên cạnh đó, NHTM thường có các công ty con do đó cuộc kiểm toán BCTC NHTM thường bao gồm cả kiểm toán BCTC hợp nhất của NHTM và các công ty con. Vì vậy cuộc kiểm toán có thể có sự tham gia của các KTV kiểm toán các đơn vị thành viên của NHTM.

- Có thể phải sử dụng ý kiến của các chuyên gia trong quá trình kiểm toán. Do đó, KTV cần phải xác định sự cần thiết của việc sử dụng công việc của chuyên gia nếu kinh nghiệm chuyên môn trong lĩnh vực riêng biệt là cần thiết. Ví dụ trong trường hợp BCTC của NHTM được lập trên cơ sở giá trị hợp lý thì cần sử dụng ý kiến của các chuyên gia về định giá tài sản.

Tìm hiểu về NHTM và môi trường hoạt động của NHTM

Trong bước công việc này, KTV cần tìm hiểu về hai vấn đề chủ yếu sau: (1) Tìm hiểu về các nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến NHTM và (2) Tìm hiểu về các nhân tố bên trong NHTM. Các hiểu biết này sẽ giúp KTV xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu trên BCTC NHTM.

Tìm hiểu về các nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến NHTM:

Môi trường kinh doanh chung: Tìm hiểu xem nền kinh tế đang trong giai đoạn tăng trưởng hay khó khăn, khủng hoảng? Tình hình xuất khẩu và tình hình thu hút vốn đầu tư nước ngoài tăng trưởng hay suy giảm; Các chính sách tiền tệ và tài khóa của Chính phủ là thắt chặt hay nới lỏng; Tình hình lạm phát ở mức độ như thế nào….?

Các xu hướng của ngành: Tìm hiểu xem trần lãi suất tiền gửi tăng hay giảm; Tăng trưởng tín dụng chung của ngành có xu hướng tăng hay giảm; Các khoản nợ xấu bình quân của toàn ngành có xu hướng tăng hay giảm; Trong thời gian qua, các chính sách của Chính phủ ban hành có gì ảnh hưởng đến hoạt động của NHTM không?

Các quy định pháp lý, các chính sách và quy định có ảnh hưởng mạnh tới hoạt động của NHTM, bao gồm cả các hoạt động giám sát trực tiếp của Ngân hàng trung ương (NHNN) như ấn định khung lãi suất tiền gửi và cho vay; quy định tỷ lệ dự trữ bắt buộc của NHTM tại NHTW; Lãi suất tái chiết khấu và tái cấp vốn; tỷ giá hối đoái; quy định về các loại báo cáo định kỳ phải nộp về NHTW…

Tìm hiểu về các nhân tố bên trong NHTM

Về cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị: Với các đặc điểm hoạt động của mình, NHTM thường có cấu trúc bộ máy quản trị lớn và phức tạp, với nhiều tầng, nhiều lớp được phân cấp chặt chẽ để phù hợp với sự phân tán địa lý và phân tách thị trường trong hoạt động. Vì vậy, khi tìm hiểu nội dung này KTV cần phải tìm hiểu về các cổ đông chính, các chi nhánh, công ty con của NHTM; Vai trò giám sát Ban điều hành và kiểm soát NHTM của Ban quản trị; Hệ thống phân quyền và trách nhiệm của Ban điều hành; Thái độ chấp nhận rủi ro của Ban điều hành; Mức độ tập trung quyền lực hoặc


phân quyền của Ban điều hành; Các yếu tố ảnh hưởng đến lương thưởng của Ban điều hành; Quan điểm, thái độ và kỳ vọng của Ban điều hành về kết quả kinh doanh và tài chính cũng như các xu hướng hiện tại và tương lai…

Các bên liên quan: NHTM cũng thường tồn tại mối quan hệ với các bên liên quan như các công ty con, công ty liên kết; các cá nhân và các thành viên mật thiết trong gia đình của các cá nhân có quyền trực tiếp hoặc gián tiếp biểu quyết ở NHTM, đặc biệt trong việc lập kế hoạch, quản lý và kiểm soát các hoạt động của NHTM. Khi tìm hiểu về các bên liên quan của NHTM, KTV có thể áp dụng các thủ tục như: Xem các tài liệu của KTV năm trước; Tìm hiểu các khoản đầu tư của các thành viên Ban quản trị và các nhân viên trong các DN khác; Xem danh sách cổ đông để xác định các cổ đông chính; Thông báo cho các KTV trong nhóm kiểm toán về danh sách bên liên quan trong quá trình kiểm toán; …Đồng thời KTV cũng phải trình bày bằng văn bản tên các bên liên quan và quan hệ với các bên liên quan.

Các mục tiêu và chiến lược của NHTM: KTV phải tìm hiểu các mục tiêu và chiến lược kinh doanh trong tương lai của NHTM như sự phát triển của ngành nghề cũng như nguồn lực tài chính và nhân sự tương ứng để đáp ứng sự phát triển đó; các sản phẩm và dịch vụ mới trong tương lai; nhu cầu huy động vốn trong hiện tại và tương lai; CNTT đặc biệt các hệ thống và quy trình đang lạc hậu; Ảnh hưởng từ việc thực hiện một chiến lược mới đặc biệt là những ảnh hưởng đến yêu cầu kế toán mới.

Tìm hiểu về việc quản lý các loại rủi ro của NHTM

Trong bước này, KTV cũng cần tìm hiểu và ghi chép lại những loại rủi ro đặc trưng của NHTM và cách thức NHTM đang quản lý những rủi ro này để đánh giá khả năng tồn tại sai sót trọng yếu trên BCTC NHTM như: Việc quản lý tài sản nợ có; quản lý rủi ro thanh khoản; quản lý rủi ro lãi suất; quản lý rủi ro tín dụng; quản lý rủi ro thị trường; quản lý rủi ro hoạt động... Để tìm hiểu các rủi ro này, KTV thường sử dụng kỹ thuật phỏng vấn, quan sát, kiểm tra tài liệu sau đó sẽ ghi chép và mô tả lại các thủ tục kiểm soát của NHTM vào các giấy tờ làm việc của mình. Ngoài các loại rủi ro tương tự như các DN khác trong nền kinh tế, trong cuộc kiểm toán BCTC NHTM, KTV cần lưu ý tìm hiểu về việc quản lý các loại rủi ro sau của NHTM:

Hiểu biết về quản lý rủi ro tín dụng:

Đây là rủi ro trọng yếu và thường xuyên nhất mà NHTM gặp phải. KTV phải tìm hiểu và ghi chép, mô tả lại các hiểu biết về quản lý rủi ro tín dụng của NHTM liên quan đến các vấn đề như: NHTM đã có một bộ phận chuyên phụ trách giám sát rủi ro tín dụng trên tất cả các ngành nghề kinh doanh và khu vực địa lý không; NHTM có thiết lập các giới hạn tín dụng đối với khách hàng, các tổ chức lớn, chính phủ, các nhà môi giới và các nhà thanh toán bù trừ không? NHTM có Ủy ban rủi ro hoặc một bộ phận tương tự phụ trách quyết định những biện pháp khắc phục cần thiết trên cơ sở


thông tin quản lý rủi ro tín dụng tập trung không? NHTM có thiết bị hữu hiệu để phân loại tất cả những đối tác và nhóm đối tác có quan hệ kinh doanh không?...

Hiểu biết về việc quản lý rủi ro lãi suất:

Kiểm toán viên cần đánh giá tổng thể công tác quản lý rủi ro lãi suất của NHTM thông qua tìm hiểu các vấn đề sau: NHTM đã xây dựng và áp dụng quy trình quản lý rủi ro lãi suất phù hợp để đảm bảo NHTM tránh được những biến động bất lợi của lãi suất trên thị trường chưa; NHTM có các quy định giới hạn lãi suất không; NHTM có hệ thống và tiêu chuẩn đo lường một cách chính xác rủi ro lãi suất không; NHTM có những công cụ phù hợp để theo dõi rủi ro lãi suất và giảm những rủi ro liên quan phù hợp với khẩu vị rủi ro của NHTM không; NHTM có hệ thống báo cáo và soát xét rủi ro để Ban điều hành thực hiện các hành động thích hợp xử lý rủi ro không?

Hiểu biết về quản lý rủi ro hoạt động của NHTM:

Rủi ro hoạt động là tổn thất một cách trực tiếp hoặc gián tiếp do quy trình nội bộ không đầy đủ hoặc không được xây dựng, do con người và hệ thống hoặc từ các sự kiện bên ngoài. Mô hình quản lý rủi ro của NHTM được xây dựng nhằm có thể phát hiện mọi rủi ro tài chính và rủi ro phi tài chính.

….

KTV phải tìm hiểu và ghi chép, mô tả lại các hiểu biết về quản lý rủi ro hoạt động của NHTM liên quan đến các vấn đề nêu trên.

Tìm hiểu về quy trình lập BCTC và các hoạt động kinh doanh quan trọng, bao gồm môi trường CNTT liên quan đến BCTC của NHTM

Bước này, KTV phải tìm hiểu về quy trình lập BCTC và các hoạt động kinh doanh quan trọng của NHTM để xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu trên BCTC. Khác với các DN thông thường trong nền kinh tế, NHTM áp dụng CNTT rất mạnh mẽ và sâu rộng. Việc áp dụng CNTT ảnh hưởng đến các hoạt động kinh doanh của NHTM, đến việc tạo lập, ghi chép, xử lý và báo cáo các giao dịch do đó nó ảnh hưởng đến rủi ro có sai sót trọng yếu trên BCTC của NHTM. Do đó, khi tìm hiểu về quy trình lập BCTC và các hoạt động kinh doanh của NHTM, KTV phải đặc biệt chú trọng tìm hiểu môi trường CNTT liên quan đến BCTC của NHTM. Các yếu tố của môi trường CNTT có liên quan đến BCTC mà KTV cần tìm hiểu được tác giả mô tả tại sơ đồ 1.2 (trang bên)sau đây:



Các loại giao dịch, số dư tài khoản và thuyết minh trọng yếu

Bảng CĐKT

Báo cáo

KQKD

Báo cáo

LCTT

Thuyết minh

BCTC

Các thuyết

minh khác


Các hoạt động kinh doanh

Hoạt động tín dụng

Hoạt động huy động vốn

Hoạt động thanh toán

Hoạt động đầu tư

Hoạt động KD ngoại hối

….


Hệ thống ứng dụng liên quan


Ứng dụng A

Ứng dụng B

Ứng dụng C




Hạ tầng công nghệ thông tin


Cơ sở dữ liệu

Hệ điều hành

Hệ thống mạng



Môi trường CNTT

Các kiểm soát chung về CNTT đối với:

- Trung tâm dữ liệu và các hoạt động kết nối mạng;

- Mua sắm, thay đổi và bảo trì hệ thống phần mềm và hệ thống ứng dụng

- Thay đổi chương trình;

- Bảo mật truy cập

Các kiểm soát ứng dụng về:

- Tính chính xác;

- Tính đầy đủ;

- Tính hợp thức;

- Phê chuẩn;

- Phân chia nhiệm vụ

Sơ đồ 1.2. Hiểu biết về môi trường công nghệ thông tin của NHTM

(Nguồn: Tác giả tổng hợp trên cơ sở tham khảo có sửa đổi từ IT Control Objectives for Sarbanes-Oxley, 2nd Ed., ©2006 ITGI)

Cụ thể trong bước này, KTV thực hiện các nội dung công việc như sau:

Tìm hiểu về quy trình lập BCTC

Bước này dùng để tìm hiểu các hoạt động kiểm soát liên quan đến quá trình lập BCTC NHTM. Ngoài ra, KTV cũng tìm hiểu về cách thức NHTM thể hiện vai trò và trách nhiệm đối với BCTC và các vấn đề quan trọng khác có liên quan đến BCTC như Trao đổi giữa BGĐ và Ban quản trị hay việc trao đổi các thông tin với bên ngoài ví dụ các cơ quan quản lý có thẩm quyền. Các vấn đề được KTV tìm hiểu như: Việc nhập thông tin tài chính từ sổ chi tiết lên sổ cái; Việc ghi nhận các bút toán điều chỉnh; Người chịu trách nhiệm lập BCTC; Cách thức lập; Nguồn thông tin để lập; Người chịu trách nhiệm về các ước tính kế toán; Ai kiểm tra các BCTC; Việc lập các báo cáo khác; Việc tuân thủ các nguyên tắc kiểm soát trong quá trình lập BCTC…

So với các DN thông thường, đặc biệt là các DN nhỏ và vừa khác trong nền kinh tế, quy trình lập BCTC NHTM có những điểm khác biệt đó là số liệu để lập BCTC của toàn NHTM được tổng hợp từ các bảng cân đối tài khoản kế toán của tất cả các chi nhánh và các đơn vị phụ thuộc với số lượng chi nhánh thường rất nhiều. BCTC


NHTM thường được lập theo định kỳ (hàng tháng, quý, năm) trong khi nhiều DN khác trong nền kinh tế thường chỉ lập định kỳ một năm một lần vì vậy khả năng phát hiện ra những sai sót thường sẽ cao hơn và thường được sửa chữa kịp thời sau mỗi kỳ soát xét báo cáo. Bên cạnh đó, NHTM đều sử dụng phần mềm kế toán trong hạch toán cũng như lập BCTC. Do đó hệ thống phần mềm sẽ tự động tổng hợp toàn bộ các chỉ tiêu của BCTC trên cơ sở số liệu của Bảng cân đối tài khoản kế toán sau đó kế toán viên chỉ thực hiện nhập thủ công các bút toán điều chỉnh cho mục đích lên báo cáo như các bút toán đối trừ giao dịch nội bộ trong hệ thống hoặc các bút toán điều chỉnh do các nguyên nhân khác phát sinh trong kỳ báo cáo nếu có. Do đó, khi tìm hiểu về quy trình lập BCTC NHTM, KTV phải tìm hiểu về hệ thống kế toán trên cơ sở áp dụng CNTT của NHTM. Việc tìm hiểu về hệ thống CNTT được tác giả trình bày chi tiết dưới đây.

Tìm hiểu về các hoạt động kinh doanh quan trọng của NHTM

Tìm hiểu về các hoạt động kinh doanh liên quan đến BCTC sẽ giúp KTV xác định được các loại sai sót tiềm tàng và các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro có sai sót trọng yếu từ đó thiết kế nội dung, thời gian và phạm vi các thủ tục kiểm toán tiếp theo.

So với các DN khác trong nền kinh tế, NHTM thường có các hoạt động chính cần tìm hiểu như: Hoạt động huy động vốn; Hoạt động tín dụng; Hoạt động kinh doanh ngoại tệ; Hoạt động thanh toán; Hoạt động đầu tư…Khi tìm hiểu về các hoạt động kinh doanh này, KTV cần thực hiện các thủ tục và tìm hiểu các nội dung sau:

+ Tìm hiểu về tầm quan trọng, bản chất, các loại giao dịch và sự kiện liên quan tới hoạt động kinh doanh;

+ Tìm hiểu các văn bản pháp lý, các chính sách kế toán được áp dụng có liên quan trong hoạt động kinh doanh;

+ Tìm hiểu về các hoạt động kiểm soát (chính sách kiểm soát, quy định và thủ tục kiểm soát…) mà NHTM đã thiết lập liên quan đến hoạt động kinh doanh. Trong quá trình tìm hiểu, KTV luôn đặt câu hỏi “hoạt động kiểm soát nào, nếu không được thiết kế và thực hiện, sẽ ảnh hưởng đến rủi ro có sai sót trọng yếu và có thể làm thay đổi tính chất, thời gian và phạm vi các thủ tục kiểm toán?”.

+ Vẽ sơ đồ (Flowchart) và mô tả chi tiết bằng lời (narration) các bước kiểm soát (các chốt kiểm soát), các thủ tục kiểm soát cụ thể mà NHTM đang thực hiện;

+ Thực hiện thủ tục điều tra từ đầu đến cuối một nghiệp vụ (Walkthroughs) để đánh giá việc thực hiện các kiểm soát có đúng như thiết kế không;

+ Xác định các khiếm khuyết, hạn chế tại từng chốt kiểm soát;

+ Tìm kiếm các kiểm soát thay thế (nếu có);

+ Mô tả các rủi ro có thể xảy ra tại từng chốt kiểm soát;

+ Quyết định xem liệu có thực hiện các thử nghiệm chi tiết về kiểm soát để kiểm tra hiệu quả của KSNB hay không;


+ Đánh giá ảnh hưởng của hiệu quả KSNB tới các thử nghiệm cơ bản.

Việc tìm hiểu về các hoạt động kinh doanh nêu trên thường được KTV thực hiện ngay trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán với các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán như phỏng vấn; quan sát; điều tra và kiểm tra chứng từ.

Kiểm toán viên phải đánh giá khâu thiết kế vì không hẳn cứ có nhiều chốt kiểm soát là đảm bảo KSNB tốt nếu nó không chặt chẽ hoặc không phù hợp. Kiểm toán viên phải đánh giá khâu thực hiện để xem các thủ tục kiểm soát có được thực hiện như nó đã thiết kế để đạt được các mục đích kiểm soát đã đặt ra không.

Ví dụ, Khi tìm hiểu một số hoạt động kinh doanh của NHTM, KTV sẽ phải tìm hiểu về các chốt kiểm soát trong quy trình; các thủ tục kiểm soát mà NHTM đang thực hiện tại từng chốt kiểm soát và các rủi ro có thể xảy ra tại từng chốt kiểm soát như sau:

Bảng 1.4. Tìm hiểu các hoạt động kinh doanh tại NHTM


Bước quy

trình

Rủi ro có thể xảy ra

Thủ tục kiểm soát của NHTM

Loại kiểm

soát

I. Hoạt động tín dụng

1. Thẩm định và phê duyệt khoản vay

Thu thập thông tin khách hàng

Thông tin khách hàng bị làm giả hoặc không đầy đủ, chính xác, không được cập nhập

Thiết lập các danh mục các nội dung cần kiểm tra để thu thập thông tin khách hàng, gồm: Hồ sơ pháp lý, Hồ sơ tình hình SXKD, Hồ sơ dự án vay vốn, Hồ sơ TSĐB…

CBTD kiểm tra và ký nhận nếu đủ hồ sơ

Kiểm tra thông tin khách hàng trên hệ thống CIC của NHNN.

Thủ công – ngăn chặn


Thủ công – ngăn chặn

Thẩm định khoản vay

Năng lực tài chính của khách hàng không được đánh giá đầy đủ ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng, không được cập nhật

Thiết lập mẫu tờ trình thẩm định, bao gồm: Năng lực pháp lý; Tình hình SXKD; Khả năng đáp ứng nguồn vốn, lãi suất, thời hạn cho vay của bản thân Ngân hàng; Thẩm định về pháp lý, hiệu quả, và khả năng trả nợ; Thẩm định về kinh tế kỹ thuật của dự án; Thẩm định các biện pháp bảo đảm tiền vay…

Thiết lập hệ thống chấm điểm xếp hạng tín dụng của khách hàng

Người có thẩm quyền phê duyệt ghi ý kiến và ký lên tờ trình

Thủ công – Ngăn chặn


Thủ công – Ngăn chặn Thủ công – Ngăn chặn

Phê duyệt khoản vay

Rủi ro cho vay các khoản

vay vượt hạn mức

Thiết lập hạn mức phê duyệt cho từng thời kỳ

Thủ công – Ngăn chặn

Chuẩn bị hợp đồng tín dụng

Hợp đồng tín dụng không được cập nhật; Các điều khoản của hợp đồng có thể

sửa đổi dễ dàng

Thiết lập mẫu hợp đồng tín dụng và ngăn chặn sửa đổi ở những điều khoản chính

Thủ công – Ngăn chặn

Ký hợp đồng TD

Ký hợp đồng tín dụng

không đúng thẩm quyền

Phân cấp ủy quyền ký hợp đồng tín dụng

Thủ công – Ngăn chặn

2. Giải ngân, kiểm tra, giám sát và nhập hệ thống

Giải ngân

Giải ngân không đúng đối tượng vay

Chứng từ giải ngân không phù hợp với mục đích vay ban đầu

Thiết lập danh mục các nội dung cần kiểm tra cho việc giải ngân gồm:

Chỉ được giải ngân sau khi đã hoàn thiện các thủ tục bảo đảm tiền vay (trường hợp đặc biệt phải có phê duyệt)

Các chứng từ chứng minh mục đích vay, đối tượng vay

Hạn chế giải ngân bằng tiền mặt

Thủ công – Ngăn chặn

Phê duyệt

Thông tin nhập vào hệ

Bộ phận kế toán tín dụng kiểm tra chứng từ giải ngân

Thủ công –

Ngăn chặn

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/05/2023