Đánh Giá Tính Hữu Hiệu Của Kiểm Soát Nội Bộ


Thực tế khảo sát cho thấy, phần lớn các công ty cổ phần khai thác và chế biến than không thiết lập bộ phận kiểm toán nội bộ để hiện chức năng riêng biệt giám sát định kỳ. Kiểm toán độc lập có thực hiện đánh giá KSNB trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính. Tuy nhiên, việc đánh giá này không được chú trọng trong cuộc kiểm toán mà chủ yếu hướng tới đánh giá tính trung thực, hợp lý của báo cáo tài chính.

Bên cạnh đó, nhằm phát huy đúng vai trò và chức năng của Ban kiểm soát và các kiểm soát viên thì công tác kiểm tra, kiểm soát chuyên đề luôn được quan tâm thực hiện. Công tác kiểm tra, kiểm soát chuyên đề tại các công ty cổ phần khai thác và chế biến than thường tập trung vào những nội dung, vấn đề có tính chất rủi ro lớn, sử dụng nguồn vốn lớn như giám sát chuyên đề thực hiện đầu tư của một số dự án đầu tư khai thác than, giám sát chuyên đề về góp vốn đầu tư ngoài ngành và tái cơ cấu doanh nghiệp...

+ Hoạt động giám sát của Ủy ban quản lý vốn nhà nước:

Ủy ban quản lý vốn nhà nước là cơ quan độc lập có vai trò rất quan trọng trong quá trình giám sát, quản lý vốn nhà nước tại các doanh nghiệp có sử dụng nguồn vốn nhà nước. Công tác giám sát tài chính góp phần đánh giá đúng thực trạng hoạt động tài chính, kịp thời giúp các công ty cổ phần khai thác và chế biến than khắc phục những tồn tại, góp phần hoàn thành các mục tiêu đã đề ra. Bên cạnh đó, quá trình giám sát sẽ nâng cao trách nhiệm quản lý của mỗi cá nhân trong doanh nghiệp trong việc thực hiện các quy định của pháp luật.

Hàng năm, Ủy ban quản lý vốn nhà nước ban hành quyết định phê duyệt kế hoạch sản xuất, kinh doanh và giao chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động hàng năm của Tập đoàn. Trên cơ sở chỉ tiêu kế hoạch, Ủy ban quản lý vốn nhà nước thực hiện giám sát tài chính hàng năm và có trách nhiệm lập báo cáo kết quả giám sát tài chính, báo cáo đánh giá và xếp loại doanh nghiệp


hàng năm đối với Tập đoàn và gửi Bộ Tài chính trước ngày 31/5 của năm tiếp theo. Việc làm này nhằm phát hiện các yếu kém trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp trong Tập đoàn nói chung và các công ty cổ phần khai thác và chế biến than nói riêng để có cảnh báo và đề ra biện pháp chấn chỉnh kịp thời. Cùng với đó, Ủy ban sẽ công khai, minh bạch hóa tình hình tài chính của doanh nghiệp do nhà nước làm chủ sở hữu và doanh nghiệp có vốn nhà nước.

Thứ hai, đánh giá và khắc phục những yếu kém phát hiện thông qua hoạt động giám sát

Những tồn tại được phát hiện trong hoạt động thanh tra, kiểm tra, kiểm toán được các công ty cổ phần khai thác và chế biến than trực tiếp khắc phục và xử lý theo đúng trình tự quy định với sự giám sát của Tập đoàn. Các kết luận thanh tra, kiểm tra, kiểm toán tại các doanh nghiệp đều được gửi về Tập đoàn để thực hiện công tác đánh giá, giám sát, đôn đốc và xử lý trách nhiệm nếu cần thiết. Ngoài ra, đối với các sai phạm, tồn tại Tập đoàn có trách nhiệm giải trình theo yêu cầu của Kiểm toán nhà nước, Thanh tra Chính phủ, Ủy ban quản lý vốn nhà nước... Nhằm đánh giá khắc phục một cách triệt để những yếu kém phát hiện thông qua hoạt động giám sát, Tập đoàn sẽ có công văn gửi các Công ty con, đơn vị trực thuộc có liên quan đến sai phạm, yếu kém để rà soát, chấn chỉnh, kiểm điểm trách nhiệm tập thể, cá nhân và thực hiện nghĩa vụ, kiến nghị theo kết luận của cơ quan thanh tra, kiểm tra...

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 261 trang tài liệu này.

Giá trị trung bình của biến quan sát đánh giá và khắc phục những yếu kém phát hiện thông qua hoạt động giám sát đạt ở mức tương đối thấp là 3.33. Nguyên nhân phần lớn là do các công ty cổ phần khai thác và chế biến than gặp không ít khó khăn trong việc thực hiện các kết luận, kiến nghị của cơ quan giám sát độc lập. Theo dõi tình hình thực hiện kiến nghị của cơ quan giám sát độc lập là giai đoạn cuối cùng của công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm


Hoàn thiện kiểm soát nội bộ tại các công ty cổ phần khai thác và chế biến than thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam - 20

toán. Việc này nhằm hoàn thiện và đảm bảo tính kỷ luật trong quá trình thực hiện kiến nghị, kết luận của cơ quan giám sát. Tại các công ty, phòng Thanh tra – Pháp chế là phòng chuyên môn chịu trách nhiệm theo dõi, giám sát việc thực hiện kiến nghị, kết luận của cơ quan giám sát độc lập. Bên cạnh đó, Ban Thanh tra – pháp chế của Tập đoàn là bộ phận thường xuyên theo dõi, đôn đốc thực hiện. Tuy nhiên, trong quá trình khắc phục những kiến nghị còn gặp nhiều vướng mắc do có những nội dung kiến nghị chưa cụ thể hoặc liên quan đến nhiều Bộ, Ngành cần phải xin ý kiến.

2.2.7. Đánh giá tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ

Tính hữu hiệu của KSNB thể hiện ở mức độ đạt được các mục tiêu hoạt động, mục tiêu báo cáo, mục tiêu tuân thủ và mục tiêu quản trị rủi ro. Thực trạng tính hữu hiệu của KSNB của các công ty cổ phần khai thác và chế biến than được thể hiện qua kết quả tại biểu đồ 2.1.

Biểu đồ 2.1: Kết quả khảo sát về tính hữu hiệu của KSNB

100%


80%

67,12%

71,92%

59,59%

54,79%

60%


40%


20%

30,82%

2,05%

26,71%

1,37%

38,36%

39,04%

2,05%

6,16%

0%

Mục tiêu hoạt Mục tiêu báo cáo Mục tiêu tuân thủ Mục tiêu quản trị động rủi ro

Không đồng ý và Rất không đồng ý

Trung lập Đồng ý và hoàn toàn đồng ý

Qua kết quả thống kê có thể thấy đa số các cá nhân được khảo sát đều cho rằng doanh nghiệp đạt được 4 mục tiêu đề ra (trên 50% cá nhân được khảo sát đồng ý mức độ đảm bảo mục tiêu của các doanh nghiệp). Trong đó, mục tiêu báo cáo đạt được mức đồng ý cao nhất với 71,92%. Các công ty cổ


phần khai thác và chế biến than thuộc TKV có 7/8 công ty là các công ty niêm yết nên các yêu cầu về công bố thông tin tài chính và phi tài chính được pháp luật quy định đầy đủ, cụ thể và chi tiết. Theo Thông tư số 96/2020/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn công bố thông tin trên thị trường chứng khoán: Công bố báo cáo tài chính được kiểm toán; Báo cáo thường niên; Các thông tin về họp Đại hội đồng cổ đông thường niên; Báo cáo tình hình quản trị theo yêu cầu của Thông tư; Công bố các thông tin bất thường; Công bố thông tin theo yêu cầu của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Sở giao dịch chứng khoán nơi công ty niêm yết, đăng ký giao dịch; Công bố thông tin về các hoạt động khác của công ty (tỷ lệ sở hữu nước ngoài, giao dịch mua lại cổ phiếu của chính mình...). Ngoài các báo cáo quy định bắt buộc, các doanh nghiệp còn xây dựng các báo cáo nội bộ khác nhằm phục vụ yêu cầu của nhà quản lý và doanh nghiệp. Nội dung, hình thức, kỳ báo cáo do công ty tự quy định theo yêu cầu của nhà quản trị nhằm đảm bảo sao cho thông tin được cung cấp nhanh, đầy đủ, chính xác để nhà quản trị ra quyết định một cách hiệu quả. Về kết quả hoàn thành mục tiêu hoạt động: 67,12% các cá nhân đồng ý về mức độ đảm bảo mục tiêu đề ra, 30,82% cá nhân được hỏi đưa ra câu trả lời trung lập về mức độ hoàn thành mục tiêu và 2,05% cá nhân cho rằng doanh nghiệp không đảm bảo mục tiêu này. Về mục tiêu tuân thủ và mục tiêu quản trị rủi ro, kết quả khảo sát khá tương đồng: 59,59% cá nhân được khảo sát đưa ra ý kiến đồng ý doanh nghiệp thực hiện tốt và rất tốt mục tiêu tuân thủ; 54,79% cá nhân cho rằng doanh nghiệp đạt kết quả tốt và rất tốt trong việc thực hiện mục tiêu quản trị rủi ro. Mức độ không đồng ý ở 2 mục tiêu này có kết quả ở mức thấp với lần lượt là 2,05% và 6,16%. Mục tiêu quản trị rủi ro có mức độ đồng tình đạt mức thấp nhất trong 4 mục tiêu đảm bảo tính hữu hiệu. Do vậy, các công ty cổ phần khai thác và chế biến than cần đặc biệt quan tâm xây dựng các nhân tố cấu thành hướng tới mục tiêu quản trị rủi ro.


2.3. Đánh giá thực trạng

2.3.1. Ưu điểm

Thứ nhất, về môi trường kiểm soát

- Tính chính trực và giá trị đạo đức: Tại các công ty cổ phần khai thác và chế biến than, nhà quản lý đã nhận thức được tầm quan trọng của việc duy trì tính chính trực và tuân thủ các giá trị đạo đức. Các quy định về tính chính trực và giá trị đạo đức được xây dựng và triển khai tại các công ty. Tính chính trực và giá trị đạo đức thường thực hiện lồng ghép trong công tác tuyên truyền, chương trình hành động gắn với tư tưởng, đạo đức của chủ tịch Hồ Chí Minh. Công tác giáo dục tư tưởng, nêu cao tinh thần gương mẫu của người lãnh đạo trong đơn vị được thể hiện thông qua các phần thưởng cho những cán bộ, người lao động có thành tích xuất sắc... Trong những năm gần đây, Tập đoàn nói chung, các công ty cổ phần khai thác và chế biến than nói riêng đã tập trung xây dựng văn hóa doanh nghiệp phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế xã hội trong thời kỳ đổi mới.

- Chức năng giám sát của Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát: Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát đảm bảo đủ năng lực chuyên môn và thường xuyên thực hiện chức năng giám sát nhằm duy trì tính hữu hiệu của KSNB. Chức năng giám sát được quy định rõ trong các văn bản của doanh nghiệp nhằm nêu cao tinh thần trách nhiệm, chức trách, nhiệm vụ của Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát.

- Thiết lập cơ cấu, quyền hạn và trách nhiệm: Cơ cấu tổ chức, trách nhiệm và quyền hạn của cá nhân, bộ phận được xây dựng và phân định rõ ràng. Việc xác định rõ trách nhiệm và quyền hạn của mỗi cá nhân, mỗi nhà quản lý góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm của các thành viên trong công ty đảm bảo mục tiêu công việc hoàn thành đúng tiến độ.


- Chính sách nhân sự: Chính sách tiền lương, thu nhập của người lao động luôn được quan tâm, xây dựng và thực hiện kế hoạch tăng lương hàng năm. Công tác đánh giá năng lực được thực hiện thường xuyên nhằm đảm bảo thu nhập tương xứng với trình độ tay nghề của người lao động. Bên cạnh đó, công tác đánh giá năng lực đã góp phần quy hoạch, tìm kiếm, bổ nhiểm những cán bộ có năng lực, có phẩm chất đạo đức để làm công tác quản lý.

- Trách nhiệm giải trình: Trách nhiệm giải trình được gắn liền với nhiệm vụ, quyền hạn của mỗi cá nhân, phòng ban, đơn vị. Tại các công ty, trách nhiệm giải trình được thể hiện thường xuyên qua các quy định về chế độ báo cáo hàng tháng, hàng quý, hàng năm và giải trình trước các đoàn thanh tra, kiểm tra, giám sát, kiểm toán...

Thứ hai, về đánh giá rủi ro

- Xác lập mục tiêu: Tại các doanh nghiệp đã xây dựng các mục tiêu cụ thể trên cơ sở mục tiêu chung của Tập đoàn. Các mục tiêu đã được xây dựng thông qua các chỉ tiêu kế hoạch cụ thể và định kỳ thực hiện việc đánh giá các mục tiêu để điều chỉnh và khắc phục một cách kịp thời.

- Nhận diện và đánh giá rủi ro: Đặc thù của các công ty cổ phần khai thác và chế biến than luôn tiềm ẩn những rủi ro tiềm tàng trong quá trình sản xuất khai thác nên các công ty đã chủ động trong việc xem xét, nhận định những rủi ro. Công tác đánh giá rủi ro đã nhận diện, phân loại được các rủi ro cụ thể để đưa ra các phương án phòng ngừa phù hợp.

- Đánh giá nguy cơ gian lận: Nguy cơ gian lận được giảm thiểu, ngăn chặn bằng các rào cản quy định, quy chế của Nhà nước, của doanh nghiệp và ứng dụng các công nghệ kiểm tra, giám sát. Hệ thống các văn bản quy định, phân công, phân nhiệm chức năng nhiệm vụ của mỗi cá nhân, bộ phận đã được các công ty cổ phần khai thác và chế biến than quan tâm và quy định chặt chẽ. BCTC của các DN được thực hiện kiểm toán theo quy định.


- Quản trị sự thay đổi: Những thay đổi bước đầu đã được các cấp quản lý quan tâm nhằm đánh giá tác động của sự thay đổi đến quản trị doanh nghiệp từ đó đưa ra các giải pháp thích ứng.

Thứ ba, về hoạt động kiểm soát

- Xây dựng các hoạt động kiểm soát: Các công ty cổ phần khai thác và chế biến than đã lựa chọn và phát triển các hoạt động kiểm soát thích hợp trong đó phải kể đến công tác kiểm soát vốn nhà nước. Trong quá trình hoạt động các doanh nghiệp đã luôn chú trọng đến công tác quản lý tài chính, công tác bảo toàn và phát triển vốn đã từng bước hoàn thiện và mang lại những thành công nhất định. Quy trình kiểm soát được thực hiện trong đầy đủ các khâu: kiểm soát trước, kiểm soát trong và kiểm soát sau. Đối với hoạt động kiểm soát nhằm ngăn ngừa các rủi ro, các doanh nghiệp đã thực hiện phân loại các rủi ro để đưa ra các thủ tục kiểm soát phù hợp.

- Sử dụng công nghệ thông tin vào hoạt động kiểm soát: Trong những năm qua, các công ty đã có những chiến lược phát triển tin học hóa gắn với sản xuất và quản lý theo hướng nâng cao hiệu quả của hoạt động kiểm soát trong từng hoạt động.

- Chính sách và thủ tục kiểm soát: Hoạt động khai thác than luôn chứa đựng những rủi ro lớn trong an toàn lao động nên các công ty cổ phần khai thác và chế biến than luôn quan tâm xây dựng, triển khai các nội quy, quy trình khai thác và đảm bảo kiểm soát hoạt động khai thác một cách chặt chẽ.

Thứ tư, về thông tin và truyền thông

- Nhìn chung các công ty cổ phần khai thác và chế biến than đã xây dựng hệ thống thông tin kế toán theo yêu cầu chung của Tập đoàn, đảm bảo thực hiện theo đúng quy định tại Thông tư số 200/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính và các quy định có liên quan. Phần mềm kế toán được sử dụng tại tất cả các doanh nghiệp đã giúp giảm bớt khối lượng ghi chép, tăng cường tính


chính xác, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổng hợp, kiểm tra số liệu. Bên cạnh đó, phần mềm kế toán còn hỗ trợ doanh nghiệp trong quá trình tổ chức hệ thống chứng từ, sổ sách kế toán. Các chứng từ hầu hết được xây dựng quy trình luân chuyển chặt chẽ, đảm bảo được kiểm tra và ký nhận đầy đủ.

- Công tác truyền thông tại các công ty CP khai thác và chế biến than đã được các nhà quản lý quan tâm triển khai dưới nhiều hình thức như thông tin điện tử, thông tin trên tạp chí, thông tin qua hội thảo, cuộc họp... Các thông tin truyền thông được truyền đạt một cách kịp thời, rõ ràng, đúng đối tượng. Truyền thông đã phát huy được vai trò quản trị nhằm tạo dựng phát triển mối quan hệ nội bộ, quan hệ giữa cấp trên với cấp dưới, quan hệ với các nhà đầu tư, đối tác bên ngoài. Đặc biệt truyền thông đã tạo lập một hướng nhìn chung trong toàn doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp xây dựng tinh thần đoàn kết.

Thứ năm, về giám sát

Hoạt động giám sát ứng dụng công nghệ thông tin tại các công ty cổ phần khai thác và chế biến than là hướng đi đúng đắn nhằm đảm bảo tính khách quan, minh bạch và hiệu quả. Hoạt động giám sát thường xuyên được xây dựng gắn liền với chức năng, nhiệm vụ của bộ phận giám sát. Ngoài hoạt động giám sát thường xuyên, các công ty cổ phần khai thác và chế biến than và Tập đoàn đã tiến hành triển khai giám sát đột xuất khi có những dấu hiệu bất thường, tập trung vào những nội dung lớn mới phát sinh. Hiệu quả của hoạt động giám sát đã được phát huy thông qua các biện pháp khắc phục, sửa chữa kịp thời các sai phạm phát hiện được trong quá trình giám sát.

2.3.2. Hạn chế

Thứ nhất, về môi trường kiểm soát

- Cam kết về tính chính trực và giá trị đạo đức: Bộ quy tắc ứng xử hay quy định về chuẩn mực đạo đức chưa được Tập đoàn quy định bắt buộc phải xây dựng ở các công ty nên đa số các công ty cổ phần khai thác và chế biến

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/02/2023