Giải Pháp Hoàn Thiện Thông Tin Và Truyền Thông


hợp, xảy ra lỗi nghiêm trọng thì cần xem xét cả trách nhiệm của người đứng đầu công ty trong công tác quản lý. Đối với các nguyên nhân khách quan cần thiết đánh giá lại các biện pháp phòng ngừa đã xây dựng để từ đó đưa ra các biện pháp phù hợp hơn.

Kiểm soát rủi ro ô nhiễm môi trường gắn với mục tiêu phát triển bền vững

+ Cải tạo phục hồi bãi thải: Các bãi thải than luôn tiềm ẩn những rủi ro tác động đến môi trường như phát sinh bụi, nguy cơ sạt lở... Cải tạo phục hồi môi trường bãi thải một cách hợp lý vừa có thể tạo thêm nguồn thu cho doanh nghiệp, vừa giảm tác hại và nguy cơ tiềm ẩn cho các vùng dân cư lân cận khu vực khai thác.

+ Đa số các bãi thải là các bãi thải cao nên trước tiên cần rà soát lại chiều cao bãi thải, đảm bảo đúng quy hoạch được duyệt. Các công ty cổ phần khai thác và chế biến than cần thực hiện giảm chiều cao tầng đối với những bãi thải cao vượt mức cho phép, giảm góc dốc để hạn chế trôi lấp đất đá, gây nguy cơ mất an toàn cho các hoạt động liên quan.

+ Việc cải tạo, phục hồi môi trường bãi thải được thực hiện ngay với từng phần bãi thải đã dừng việc đổ thải, không chờ hoàn thành đổ thải toàn bộ bãi thải.

+ Khi thực hiện cải tạo, phục hồi môi trường bãi thải, đặt nhiệm vụ xử lý an toàn bãi thải lên hàng đầu; sử dụng các loài thực vật bản địa để phủ xanh. Trường hợp sử dụng giống ngoại lai (trong nước hoặc nước ngoài) cần phải được thử nghiệm trước khi áp dụng đại trà.

+ Việc cải tạo, phục hồi môi trường các bãi thải được thực hiện theo phương án cải tạo, phục hồi môi trường mỏ sau khai thác được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo các dự mỏ. Theo đó, các bãi thải cần được thực hiện cải tạo, phục hồi môi trường ngay trong quá trình khai thác nhằm nhanh


chóng phục hồi bãi thải và giảm thời gian ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường đối với hạng mục này.

+ Ưu tiên dành nguồn vốn để cải tạo phục hồi môi trường với các bãi thải đã kết thúc đổ thải. Tiếp tục trồng dặm, chăm sóc, bảo vệ các khu vực đã trồng cây để định hướng phát triển kinh tế rừng.

+ Nghiên cứu chuyển đổi các diện tích đã cải tạo phục hồi môi trường sang trồng cây có ích và phát triển kinh tế thân thiện môi trường. Nghiên cứu lựa chọn giống cây và kỹ thuật lâm sinh (kỹ thuật trồng, chăm sóc, bảo vệ và khai thác) theo định hướng trong đề án trồng cây phủ xanh phục hồi môi trường kết hợp lấy gỗ trụ mỏ và phát triển kinh tế rừng. [31]

+ Bên cạnh phương án phủ xanh bãi thải, các công ty có thể lên phương án bán, đấu giá bãi thải làm vật liệu san lấp. Trong quá trình thực hiện bán đất đá thải cần đảm bảo thực hiện các quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường, do đất đá thải mỏ là khoáng sản đi kèm than.

Thứ hai, ứng dụng công nghệ trong kiểm soát

- Gắn kết công nghệ thông tin và tự động hóa: Đẩy mạnh tự động hóa trong quá trình sản xuất luôn gắn liền với sự phát triển của hệ thống công nghệ thông tin. Hệ thống phần mềm được ví như bộ não của cả quá trình tự động hóa nhằm điều khiển, kiểm soát quá trình sản xuất tự động theo đúng lập trình. Thực tế đã chứng minh quá trình chuyển đổi tự động hóa của các công ty cổ phần khai thác và chế biến than đã góp phần nâng cao năng suất lao động, giảm thiểu tai nạn lao động, thúc đẩy quá trình sản xuất nhanh chóng và hiệu quả. Chính vì vậy, bên cạnh việc đẩy mạnh cơ giới hóa, tự động hóa các công ty cổ phần khai thác và chế biến than cần đầu tư nguồn lực để phát triển hệ thống công nghệ thông tin một cách tương xứng.

- Hiện nay, các công ty cổ phần khai thác và chế biến than đang triển khai tốt quá trình ứng dụng tự động hóa với công nghệ thông tin trong công


nghệ xử lý bùn nước, camera giám sát, thiết bị định vị GPS kết hợp với xử lý thông tin cơ sở dữ liệu để tối ưu hóa năng suất và hiệu quả vận tải, phần mềm cấp phát nhiên liệu tự động cho thiết bị cơ giới, phần mềm giám sát lưu chuyển dòng than... Những hiệu quả do ứng dụng CNTT đem lại chỉ có thể đạt được khi đội ngũ lao động có được những kỹ năng thuần thục về CNTT để có thể tiếp cận, phát triển ứng dụng CNTT trong các lĩnh vực nghiệp vụ mang tính đặc trưng riêng. Tuỳ theo từng cấp độ và hoàn cảnh khác nhau mà khả năng hoạt động CNTT trong đội ngũ lao động có thể ứng dụng vào nhiều mục đích công việc khác nhau và điều quan trọng là làm sao con người có thể làm chủ và kiểm soát được hệ thống. Trong một môi trường lao động hiện đại không thể thiếu đội ngũ những người thợ được trang bị tốt những kiến thức về CNTT và đây có thể được coi là một nền tảng để đảm bảo cho ứng dụng và phát triển thành công CNTT trong sản xuất, kinh doanh của các công ty cổ phần khai thác và chế biến than. Đặc điểm này hoàn toàn phù hợp trong giai đoạn hiện nay ở tầm quy mô lớn hơn, khi xu hướng Chính phủ điện tử, nền kinh tế số đang dần phát triển, Đảng và Nhà nước định hướng và cần có các “công dân điện tử”, “doanh nghiệp thông minh” dựa trên khả năng công nghệ để tự vận hành, điều chỉnh sản xuất, làm thay đổi cách thức truyền thống, tạo ra nhiều sản phẩm mới có chất lượng vượt trội. Sự minh họa này đã cho thấy tầm quan trọng về yêu cầu trang bị kiến thức CNTT trong đội ngũ nhân lực của toàn ngành than. Mục tiêu này đã được cụ thể hoá bằng các hoạt động giáo dục truyền thông, đào tạo CNTT trong ngành phổ biến rộng ở cấp Tập đoàn. Các đơn vị chuyên trách về tư vấn, đào tạo, nghiên cứu chuyển giao kiến thức về CNTT đối với các công ty cổ phần khai thác và chế biến than ngày càng mở rộng phạm vi hoạt động và phát huy hiệu quả. Đối tượng tham gia học tập nghiên cứu ứng dụng CNTT không chỉ giới hạn hẹp ở các vị trí lãnh đạo mà cần triển khai rộng cho đội


ngũ đông đảo người lao động. Nhiệm vụ của công tác đào tạo và phát triển nhân lực CNTT trong giai đoạn mới phải nắm bắt và theo kịp tốc độ phát triển công nghệ trên thế giới, có được sự đầu tư thích đáng để trở thành một trong những mũi nhọn của ngành và làm tốt vai trò tham mưu lãnh đạo để đưa ngành than phát triển theo đúng định hướng của Tập đoàn [56].

- Kết quả kiểm soát của hệ thống thông tin sẽ được con người tổng hợp báo cáo với nhà quản lý. Để đảm bảo kết quả khảo sát đảm bảo tính trung thực thì cần thiết phải xây dựng kế hoạch an ninh phù hợp trong đó xác định nhu cầu thông tin của từng đối tượng, từ đó xác định những rủi ro, gian lận đối với hệ thống thông tin và lựa chọn phương thức đảm bảo an ninh cho hệ thống. Kế hoạch an ninh được xác lập và tuyên truyền rộng rãi đến toàn thể nhân viên.

+ Phân chia trách nhiệm trong hệ thống: cần đảm bảo nguyên tắc phân công phân nhiệm và bất kiêm nhiệm giữa các bộ phận như: bộ phận phát triển hệ thống, bộ phận hỗ trợ kỹ thuật, bộ phận quản trị cơ sở dữ liệu và bộ phận vận hành hệ thống.

+ Kiểm soát thâm nhập về mặt vật lý: bố trí hệ thống thiết bị máy tính nơi có khóa an toàn, có người bảo vệ, có hệ thống an ninh nhằm hạn chế sự ra vào khu vực thiết bị và chỉ cho phép những người có trách nhiệm mới được tiếp cận, có hệ thống giám sát...

+ Kiểm soát truy cập hệ thống: là việc giới hạn quyền truy cập vào hệ thống đối với từng người sử dụng nhằm ngăn chặn truy cập tất cả dữ liệu và thông tin đối với người không được phép và giới hạn truy cập của những người được phép đối với dữ liệu và thông tin nhất định. Các biện pháp kiểm soát truy cập hệ thống như: phân quyền truy cập và sử dụng hệ thống, đặt mật khẩu, sử dụng mật mã và phân quyền truy cập tập tin, khóa bàn phím,


sử dụng hộp lưu để lưu trữ toàn bộ thông tin liên quan đến việc truy cập vào hệ thống.

+ Kiểm soát lưu trữ dữ liệu: bao gồm việc kiểm soát đối với các thiết bị lưu trữ dữ liệu và kiểm soát sao lưu dự phòng dữ liệu.

+ Kiểm soát truyền tải dữ liệu thông qua các biện pháp như mã hóa dữ liệu, sử dụng kỹ thuật thông tin phản hồi, sử dụng đường truyền riêng...

Thứ ba, chính sách và thủ tục kiểm soát

Nhận diện được vai trò quan trọng trong chính sách kiểm soát tài chính đơn vị đã quan tâm xây dựng các quy chế, quy định có liên quan. Tuy nhiên, thực trạng tài chính ở các công ty vẫn tồn tại hạn chế trong công tác quản lý công nợ và nợ vay. Để kiểm soát giảm thiểu rủi ro đối với các khoản công nợ thì các công ty cần thiết hoàn thiện chính sách bán hàng, quy trình xử lý và thu hồi công nợ. Trong đó cần thiết tập trung vào các nội dung chủ yếu sau:

- Xây dựng chính sách bán hàng:

Xây dựng hạn mức với từng nhóm khách hàng: Để làm được điều này thì trước tiên cần phải xác định tuổi nợ của các doanh nghiệp trong những năm gần đây. Từ đó tiến hành phân tích tuổi nợ, phân loại khách hàng và nguyên nhân để xảy ra tình trạng nợ quá hạn. Riêng đối với các trường hợp công nợ lớn của các công ty khác trong Tập đoàn thì cần đề xuất công ty mẹ là đơn vị chủ trì thảo luận giữa các công ty để tìm ra doanh nghiệp nào là người nợ cuối cùng tránh tình trạng nợ theo dây truyền để ảnh hưởng đến nhiều công ty.

Phối hợp với nhà cung cấp phần mềm kế toán xây dựng phân hệ quản lý công nợ phải thu, phải trả có chức năng cảnh báo khi nợ vượt hạn mức, chậm thanh toán so với quy định của hợp đồng. Đồng thời với mỗi khoản công nợ theo hợp đồng phải xác định rõ trách nhiệm của cá nhân nào trong việc đốc thúc thu hồi công nợ.


- Xây dựng quy trình thu hồi nợ:

Bước 1: Thiết lập bộ phận chuyên môn quản lý chặt chẽ công nợ, soạn thảo một chính sách chi trả rõ ràng. Mục đích hạn chế tối đa những vấn đề phát sinh ngoài tầm kiểm soát, yêu cầu khách hàng ký thỏa thuận, yêu cầu về việc thanh toán. Cam kết phải thực hiện theo đúng thời hạn, quy định trong hợp đồng. Nêu rõ mức phạt trong trường hợp khách hàng phải chịu nếu vi phạm quy định thanh toán.

Bước 2: Xác định rõ cá nhân nào sẽ chịu trách nhiệm làm việc với các khách hàng; Quy định rõ thời gian nhắc nhở khách hàng, cách thức có thể là gửi thư Email, gọi điện trực tiếp. Các cá nhân cần phải có ý thức trách nhiệm với việc quản lý thu hồi công nợ.

Bước 3: Gửi hóa đơn đến khách hàng bằng hình thức nhanh nhất để rút ngắn được quá trình thu hồi. Trong hóa đơn cần phải thể hiện cụ thể thời gian tối đa khách hàng cần chi trả công nợ. Cụm “chi trả trong vòng 30 ngày” sẽ kém khẳng định hơn cụm “hạn chót vào ngày 30/11”.

Bước 4: Nhắc nhở, thúc giục khách hàng về việc thanh toán nếu chậm kỳ hạn. Có nhiều trường hợp khách hàng, có thể việc gửi email hoặc văn bản đề nghị thanh toán là không có tác dụng. Các công ty cổ phần khai thác và chế biến than cần yêu cầu hẹn gặp trực tiếp để trao đổi cụ thể. Cần phải có những yêu cầu cụ thể để khách hàng không thể thoái thác.

- Xây dựng chính sách và thủ tục vay nợ

Để đảm bảo tốt công tác quản lý vay nợ, các công ty CP khai thác và chế biến than cần xây dựng kế hoạch vay vốn. Kế hoạch vay vốn cần xây dựng các phương án sao cho lựa chọn hình thức tối thiểu chi phí. Song hành với kế hoạch vay vốn cũng cần thiết phải xây dựng kế hoạch trả nợ. Kế hoạch trả nợ cần gắn liền với phương án, thời hạn trả nợ được quy định trong hợp đồng tín dụng. Để đảm bảo giảm thiểu tỷ trọng vat nợ thì các công ty cần làm


tốt công tác giảm thiểu các chi phí sản xuất không cần thiết, cải thiện tình hình tài chính và giảm số vốn bị chiếm dụng để nhanh chóng xoay vòng vốn trong kinh doanh phục vụ tái đầu tư quá trình sản xuất.

3.3.4. Giải pháp hoàn thiện thông tin và truyền thông

Thứ nhất, thu thập, tạo lập và sử dụng các thông tin

- Phân tích tình hình tài chính:

Hệ thống báo cáo kế toán tại đơn vị với sự hỗ trợ của phần mềm đã được thực hiện tương đối tốt. Báo cáo tài chính đã được kiểm toán độc lập thực hiện kiểm toán và đều đưa ra ý kiến chấp nhận toàn phần. Điều này đã khẳng định được độ tin cậy của thông tin tài chính. Tuy nhiên, việc sử dụng thông tin của doanh nghiệp chưa được phát huy tối đa hiệu quả khi chưa yêu cầu xây dựng bộ báo cáo phân tích tình hình tài chính một cách đầy đủ. Hệ thống chỉ tiêu phân tích đầy đủ, nội dung đánh giá sát với thực tiễn sẽ là cơ sở để nhà quản trị nhìn nhận ra những rủi ro, bất thường để kịp thời điều chỉnh trong công tác điều hành. Các công ty cổ phần khai thác và chế biến than cần quy định bắt buộc xây dựng và triển khai áp dụng bổ sung các báo cáo như:

Bảng 3.3: Danh mục báo cáo phân tích tình hình tài chính

STT

Báo cáo

Chỉ tiêu phân tích

1

Báo cáo phân tích tình hình huy động vốn

- Tỷ trọng từng loại nguồn vốn trong tổng nguồn vốn

- Phân tích hoạt động tự tài trợ

2

Báo cáo phân tích tình hình sử dụng vốn

- Số vòng luân chuyển vốn ngắn hạn

- Kỳ luân chuyển vốn ngắn hạn

- Vòng quay hàng tồn kho

- Kỳ luân chuyển hàng tồn kho

- Hiệu suất sử dụng tài sản cố định

- Hệ số sinh lời tài sản (ROA)

- Hệ số sinh lời vốn chủ sở hữu (ROE)

- Hệ số sinh lời cơ bản của vốn kinh doanh (EBIT)

3

Báo cáo phân tích tình

hình kết quả kinh

- Hệ số giá vốn hàng bán

- Hệ số chi phí bán hàng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 261 trang tài liệu này.

Hoàn thiện kiểm soát nội bộ tại các công ty cổ phần khai thác và chế biến than thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam - 25




doanh

- Hệ số chi phí quản lý doanh nghiệp

- Hệ số sinh lời hoạt động (ROS)

- Hệ số sinh lời từ hoạt động kinh doanh

- Hệ số sinh lời từ hoạt động bán hàng

4

Báo cáo tình hình lưu chuyển tiền tệ

- Tỷ trọng dòng tiền thu vào của từng hoạt động

- Hệ số tạo tiền

- Hệ số tạo tiền từ tài sản

- Hệ số tạo tiền từ vốn chủ sở hữu

- Hệ số tạo tiền từ doanh thu thuần

5

Báo cáo tình hình công nợ và khả năng thanh toán

- Hệ số các khoản phải thu

- Hệ số các khoản phải trả

- Số vòng thu hồi nợ

- Kỳ thu hồi nợ

- Hệ số khả năng thanh toán tổng quát

- Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn

- Hệ số khả năng thanh toán nhanh

- Hệ số khả năng thanh toán tức thời

- Hệ số khả năng thanh toán lãi vay

- Hệ số khả năng thanh toán nợ dài hạn

6

Báo cáo phân tích rủi

ro tài chính

- Hệ số nợ/ Tổng tài sản

- Hệ số nợ/ Vốn chủ sở hữu

7

Báo cáo phân tích tình hình tăng trưởng và phát triển bền vững

- Tỷ lệ tăng trưởng tài sản

- Tỷ lệ tăng trưởng vốn chủ sở hữu

- Tỷ lệ tăng trưởng doanh thu

- Tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận sau thuế

- Tỷ lệ tăng trưởng về dòng tiền

- Tỷ lệ tăng trưởng giá trị cổ phiếu

- Tỷ lệ tăng trưởng bền vững


Kết quả phân tích không chỉ dừng lại ở con số mà nhà quản trị công ty cần yêu cầu phân tích kết quả để tìm ra các chỉ tiêu bất thường. Từ đó khoanh vùng các rủi ro, tìm nguyên nhân khách quan và chủ quan để cùng thảo luận với các bộ phận có liên quan đưa ra phương hướng xử lý một cách hiệu quả.

- Triển khai hệ thống quản trị doanh nghiệp ERP

ERP được coi là giải pháp sử dụng phần mềm công nghệ thông tin để tích hợp các thông tin từ các phòng ban, đơn vị vào một hệ thống duy nhất

Xem tất cả 261 trang.

Ngày đăng: 22/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí