Tổ chức lãnh thổ du lịch tỉnh Phú Yên - 6


+ Rất hấp dẫn: Điểm du lịch có phong cảnh đẹp và đa dạng hoặc có hiện tượng, di tích lịch sử đặc biệt, đáp ứng được trên 4 loại hình du lịch;

+ Hấp dẫn: Điểm du lịch có phong cảnh khá đẹp, đa dạng hoặc có hiện tượng, di tích lịch sử đặc biệt, có thể đáp ứng được từ 3 đến 4 loại hình du lịch;

+ Hấp dẫn trung bình: Điểm du lịch có phong cảnh tương đối đẹp hoặc có hiện tượng, di tích lịch sử có thể đáp ứng được 2 loại hình du lịch;

+ Kém hấp dẫn: Điểm du lịch có phong cảnh đẹp hoặc hiện tượng, di tích lịch sử có thể đáp ứng được 1 loại hình du lịch.

b. Thời gian hoạt động du lịch (tính thời vụ)

Hoạt động du lịch phụ thuộc nhiều vào các yếu tố tự nhiên, văn hóa... nên mang tính chất thời vụ. Tính thời vụ đã trở thành đối tượng của các chương trình du lịch. Thời gian hoạt động ở các điểm du lịch được xác định bằng số thời gian thích hợp nhất của điều kiện khí hậu đối với sức khỏe du khách, của các yếu tố văn hóa xã hội để triển khai các hoạt động du lịch. Nó có vai trò quan trọng đến độ hấp dẫn du lịch, phương hướng đầu tư và khai thác hiệu quả các hoạt động du lịch. Thời gian hoạt động du lịch được chia làm bốn cấp:

+ Rất dài: có trên 200 ngày/năm có thể tiến hành tốt các hoạt động du lịch và có trên 180 ngày/năm có khí hậu thích hợp với sức khỏe con người, có sự kiện văn hóa đặc sắc diễn ra;

+ Dài: có từ 150 - 200 ngày/năm có thể tiến hành tốt các hoạt động du lịch và có từ 120 - 180 ngày/năm có khí hậu thích hợp với sức khỏe con người, có sự kiện văn hóa đặc sắc diễn ra;

+ Trung bình: có từ 100 - 150 ngày/năm có thể tiến hành tốt các hoạt động du lịch và có từ 90 - 120 ngày/năm có khí hậu thích hợp với sức khỏe con người, có sự kiện văn hóa đặc sắc diễn ra;

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 228 trang tài liệu này.

+ Ngắn: có dưới 100 ngày/năm có thể tiến hành tốt các hoạt động du lịch và có dưới 90 ngày/năm có khí hậu thích hợp với sức khỏe con người, có sự kiện văn hóa đặc sắc diễn ra.


Tổ chức lãnh thổ du lịch tỉnh Phú Yên - 6

c. Sức chứa khách du lịch

Ở những điểm du lịch, sự bền vững luôn đi liền với khái niệm sức chứa. Tính toán sức chứa du lịch là việc làm rất cần thiết nhằm quản lý các hoạt động du lịch ở giới hạn cho phép, hạn chế các tác động tiêu cực đến môi trường. Inskeep (1991) cho rằng: “Phân tích sức chứa hiện nay là một kỹ thuật cơ bản và được bắt đầu sử dụng rộng rãi trong quy hoạch du lịch và giải trí nhằm xác định một cách có hệ thống những giới hạn trên của sự phát triển và khả năng sử dụng tối ưu của khách du lịch về các loại tài nguyên đó” [dẫn theo 14, trang 42]. Theo Stanley và Mc Cool (1997), hiện nay khái niệm này đã thay đổi từ chỗ bao nhiêu là quá nhiều cho đến những loại điều kiện và tài nguyên gì là thích hợp và có khả năng chấp nhận trong những điều kiện và hoàn cảnh khác nhau. Ý nghĩa của sức chứa du lịch được đánh giá ở bốn phương diện: sức chứa vật lý (hay sức chứa tự nhiên), sức chứa môi trường, sức chứa kinh tế, sức chứa xã hội.

Theo định nghĩa của WTO (1992): “Sức chứa du lịch là mức độ sử dụng của khách tham quan mà một khu vực có thể cung cấp, đáp ứng ở mức độ cao cho du khách và để lại rất ít tác động vào nguồn tài nguyên” [dẫn theo 6, trang 10].

Trên thực có rất nhiều định nghĩa và công thức tính toán sức chứa du lịch khác nhau tùy từng tác giả. Để phù hợp với địa bàn và đề tài nghiên cứu, tôi đã sử dụng cách tính sức chứa của Boullon (1985) và của Ceballos – Lascurain (1996) mà các tác giả Nguyễn Văn Hoàng, Nguyễn Thị Sơn đã áp dụng trong luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ của mình.

Công thức tính sức chứa du lịch được áp dụng cho luận văn:

Sức chứa tự nhiên (PCC – Physical carrying capacity): là số khách tối đa mà khách tham quan có khả năng chứa đựng trên tiêu chuẩn cá nhân trung bình. PCC được tính như sau:

PCC = A x V/a x Rf


Trong đó:

A: Diện tích dành cho du lịch (Area for tourist use). Đơn vị: m2

V/a: Tiêu chuẩn cá nhân trung bình (Individual standard). Đơn vị: số khách/m2


Rf: Hệ số quay vòng (Rotation factor). Rf được tính như sau:

Tổng thời gian mở cửa tham quan

Rf =Thời gian trung bình một lần tham quan

Sức chứa thực tế (RCC – Real carrying capacity): là sức chứa tự nhiên trừ đi các biến số điều chỉnh căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương về sinh học, môi trường, sinh thái… RCC được tính như sau:


RCC = PCC x

𝟏𝟏𝟏−𝐂𝐂𝟏

𝟏𝟏𝟏 x

𝟏𝟏𝟏−𝐂𝐂𝐂

𝟏𝟏𝟏 x x

𝟏𝟏𝟏−𝐂𝐂𝐂

𝟏𝟏𝟏


Trong đó: Cf là các biến số điều chỉnh. Đơn vị: %. Cf được tính như sau:


𝐌𝟏

Cf = 𝐌𝐌 x 100


Trong đó:

M1: Mức độ hạn chế của biến số Mt: Tổng số khả năng của biến số

Sức chứa cho phép (ECC – Effective carrying capacity): là sức chứa thực tế bị hạn chế bởi mức độ quản lý du lịch. ECC được tính như sau:

ECC = RCC x X%


Trong đó: X% là mức độ quản lý chỉ đáp ứng được một tỷ lệ phần trăm yêu cầu nhất định của hoạt động du lịch.

Như vậy, so với sức chứa tự nhiên, sức chứa cho phép thấp hơn rất nhiều lần. Có thể xác định 4 mức độ của sức chứa cho phép là: Rất cao: >1000 khách/ngày; Cao: 750 - 1000 khách/ngày; Trung bình: 500 - 750 khách/ngày; Thấp: <500 khách/ngày.

d. Vị trí và khả năng tiếp cận của điểm du lịch

Vị trí của điểm du lịch là tiêu chí quan trọng trong việc thu hút du khách. Tiêu chí này được đánh giá bằng khoảng cách từ điểm du lịch đó đến trung tâm tập kết khách, số phương tiện giao thông có thể sử dụng, thời gian đi đường. Có thể xác định bằng 4 mức độ: rất thuận lợi, khá thuận lợi, bình thường và không thuận lợi.

+ Rất thuận lợi: Có khoảng cách từ 0 đến 15 km, sử dụng 3 - 4 phương tiện giao thông, thời gian đi đường dưới 30 phút;


+ Thuận lợi: Có khoảng cách từ 15 đến 30 km, sử dụng 2 - 3 phương tiện giao thông, thời gian đi đường từ 30 phút đến 1 giờ;

+ Thuận lợi trung bình: Có khoảng cách từ 30 đến 45 km, sử dụng 1 - 2 phương tiện giao thông, thời gian đi đường từ 1 đến 2 giờ;

+ Không thuận lợi: Có khoảng cách trên 45 km, sử dụng chỉ 1 phương tiện giao thông nhưng gặp nhiều khó khăn, thời gian đi đường trên 2 giờ.

e. CSHT và CSVCKT phục vụ du lịch

Kết cấu hạ tầng phục vụ du lịch bao gồm mạng lưới đường giao thông, thông tin liên lạc, hệ thống cấp điện và cấp thoát nước. CSVCKT phục vụ du lịch bao gồm hệ thống nhà hàng, khách sạn, các cơ sở lưu trú, khu vui chơi, giải trí, thể thao, khu dưỡng bệnh…

Tài nguyên là yếu tố cơ sở để tạo nên điểm du lịch. CSHT và CSVCKT tạo điều kiện biến những tiềm năng thành hiện thực. CSHT đóng vai trò to lớn đối với việc hình thành và phát triển các điểm, cụm du lịch. Trong CSHT yếu tố quan trọng hàng đầu là mạng lưới và phương tiện giao thông vận tải.

Du lịch gắn liền với việc di chuyển, việc rời nơi cư trú thường xuyên của mình trên một khoảng cách nhất định. Có TNDL hấp dẫn nhưng chưa có khả năng khai thác nếu thiếu hệ thống giao thông. Chỉ có giao thông vận tải thuận tiện, du lịch mới có thể phát triển được, các điểm, cụm, tuyến du lịch mới nhanh chóng được hình thành.

Tuy nhiên, muốn đạt doanh thu du lịch cao, hiệu quả lớn, muốn lưu giữ được khách du lịch ở lại lâu hơn thì hệ thống CSVCKT cũng có ý nghĩa rất lớn, ảnh hưởng trực tiếp đến việc khai thác tài nguyên và phục vụ khách du lịch. Các hệ thống khách sạn, nhà hàng, cửa hàng, nơi vui chơi, giải trí... phải đáp ứng được nhu cầu du khách. Việc đánh giá CSHT và CSVCKT dựa trên những tiêu chí chủ yếu là: mức độ thuận tiện trong đi lại của khách du lịch; mức độ thuận lợi về thời gian đi lại trong năm; khả năng chứa khách du lịch của các cơ sở lưu trú; mức độ đảm bảo tiện nghi cho việc nghỉ ngơi của khách du lịch (chất lượng của các cơ sở lưu trú). Tiêu chí này cũng được phân thành 4 cấp: tốt, khá, trung bình và yếu.


+ Rất tốt: Có mạng lưới đường giao thông thuận tiện, có thể đi lại ở tất cả các tháng trong năm, có hệ thống khách sạn đáp ứng được trên 500 người/ngày, có khách sạn đạt tiêu chuẩn 2 sao trở lên;

+ Tốt: Có mạng lưới giao thông khá thuận lợi, có thể đi lại thuận tiện 8 tháng trong năm, có hệ thống nhà nghỉ, khách sạn đáp ứng được từ 300 đến dưới 500 người/ngày, có khách sạn đạt tiêu chuẩn 1 sao;

+ Trung bình: Có mạng lưới giao thông tương đối thuận lợi, có thể đi lại thuận tiện 6 tháng trong năm, có hệ thống nhà nghỉ, khách sạn đáp ứng được từ 100 đến 300 người, có khách sạn đạt yêu cầu;

+ Yếu: Có mạng lưới giao thông không thuận lợi, chỉ có thể hoạt động được trong các tháng mùa khô, có hệ thống nhà nghỉ, khách sạn đáp ứng được dưới 100 người, không có khách sạn, chỉ có hệ thống nhà nghỉ đạt yêu cầu.

f. Sự kết hợp đồng bộ giữa TNDL và CSHT, CSVCKT phục vụ du lịch

Nếu như TNDL là một trong những yếu tố cơ sở tạo nên vùng du lịch thì CSHT, CSVCKT tạo điều kiện biến những tiềm năng của TNDL thành hiện thực. Giữa hai tiêu chí này có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, ảnh hưởng lẫn nhau. Nếu không có CSHT, CSVCKT phục vụ du lịch thì TNDL vẫn mãi mãi chỉ dưới dạng tiềm năng. Ngược lại, nếu thiếu tài nguyên thì sẽ không có sức hấp dẫn du lịch, không có hoạt động du lịch và không có CSVCKT phục vụ du lịch. Vì vậy, sự kết hợp đồng bộ hai yếu tố này là một tiêu chí được đưa ra xem xét đánh giá mức độ thuận lợi của các điểm du lịch.

Tiêu chí này được phân thành 4 cấp: kết hợp tốt, khá, trung bình và yếu.

+ Kết hợp rất tốt: Điểm du lịch có TNDL hấp dẫn, có mạng lưới giao thông thuận lợi, có hệ thống nhà nghỉ, khách sạn đáp ứng cho trên 1000 người/ ngày;

+ Kết hợp tốt: Điểm du lịch có TNDL khá hấp dẫn, mạng lưới giao thông thuận lợi, có hệ thống nhà nghỉ đáp ứng được từ 500 đến 1000 người/ngày;

+ Kết hợp trung bình: Điểm du lịch có TNDL tương đối hấp dẫn, có mạng lưới giao thông khá thuận lợi, có hệ thống nhà nghỉ, khách sạn đáp ứng được từ 300 đến 500 người/ngày;


+ Kết hợp yếu: Điểm du lịch có TNDL, nhưng thiếu cơ sở hạ tầng, hệ thống nhà nghỉ, khách sạn đáp ứng được dưới 200 người/ngày hoặc giao thông không thuận lợi, chỉ hoạt động được dưới 4 tháng/năm.

g. Giá trị của điểm du lịch được xếp hạng

Việc xác định thứ hạng của điểm du lịch có vai trò quan trọng trong khai thác và mở rộng hoạt động du lịch. Một di sản xếp hạng quốc gia sẽ có tầm ảnh hưởng vượt ra khỏi địa phương và một di sản xếp hạng thế giới sẽ có tầm ảnh hưởng quốc tế. Đây là những công nhận không phải tức thời mà cần phải có thời gian dài và thỏa mãn những tiêu chuẩn ngặt nghèo. Do đó, thứ hạng của những điểm du lịch là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá điểm du lịch. Đề tài này sử dụng bốn bậc đánh giá sau: Có giá trị rất cao: Điểm du lịch được xếp hạng thế giới; Có giá trị cao: Điểm du lịch được xếp hạng quốc gia; Có giá trị trung bình: Điểm du lịch được xếp hạng cấp tỉnh; Có giá trị thấp: Điểm du lịch chưa được xếp hạng.

h. Độ bền vững của môi trường du lịch

Khi đánh giá một điểm du lịch độ bền vững của môi trường có vai trò rất quan trọng. Ngày nay quan điểm phát triển bền vững trở thành một quan điểm xuyên suốt chỉ đạo các hoạt động KTXH, trong đó có du lịch. Sự suy thoái về môi trường tất yếu sẽ dẫn đến sự suy thoái về du lịch.

+ Rất bền vững: các thành phần tự nhiên, văn hóa rất khó bị phá hoại, nếu có thì mức độ không đáng kể do đó chất lượng sản phẩm du lịch vẫn đảm bảo tốt giúp cho hoạt động du lịch diễn ra liên tục;

+ Bền vững: các thành phần tự nhiên, văn hóa bị suy thoái ở mức độ nhẹ, khả năng tự phục hồi và mức độ đầu tư bảo tồn không lớn giúp cho hoạt động du lịch diễn ra thường xuyên;

+ Trung bình: các thành phần tự nhiên, văn hóa bị suy thoái, cần có sự tác động của con người để bảo tồn, hoạt động du lịch bị gián đoạn;

+ Kém bền vững: các thành phần tự nhiên, văn hóa bị suy thoái nghiêm trọng không thể sử dụng phục vụ du lịch và đòi hỏi phải có biện pháp phục hồi tích cực.


- Xác định điểm cho các tiêu chí đánh giá

Mỗi tiêu chí được đánh giá theo 4 bậc, bậc 1: rất thuận lợi được 4 điểm, bậc 2: khá thuận lợi 3 điểm, bậc 3: thuận lợi trung bình 2 điểm, bậc 4: không thuận lợi 1 điểm. Chỉ tiêu phân hạng các yếu tố này chủ yếu được vận dụng từ các nghiên cứu trước đây do đó có sự thống nhất cao trong nghiên cứu địa lí du lịch và đã được khẳng định trong thực tiễn. Như vậy, điểm số cho từng tiêu chí là:

a. Độ hấp dẫn của tài nguyên du lịch: Rất hấp dẫn: 4 điểm; hấp dẫn: 3 điểm; hấp dẫn trung bình: 2 điểm; kém hấp dẫn: 1 điểm.

b. Thời gian hoạt động du lịch (tính thời vụ): Rất dài: 4 điểm; dài: 3 điểm; trung bình: 2 điểm; ngắn: 1 điểm.

c. Sức chứa khách du lịch: Rất cao: 4 điểm; cao: 3 điểm; trung bình: 2 điểm; thấp: 1 điểm.

d. Vị trí và khả năng tiếp cận của điểm du lịch: Rất thuận lợi: 4 điểm; thuận lợi: 3 điểm; thuận lợi trung bình: 2 điểm; không thuận lợi: 1 điểm.

e. CSHT và CSVCKT phục vụ du lịch: Rất tốt: 4 điểm; tốt: 3 điểm; trung bình: 2 điểm; yếu: 1 điểm.

f. Sự kết hợp đồng bộ giữa TNDL và CSHT, CSVCKT phục vụ du lịch: Kết hợp rất tốt: 4 điểm; kết hợp tốt: 3 điểm ; kết hợp trung bình: 2 điểm; kết hợp yếu: 1 điểm.

g. Giá trị của điểm du lịch được xếp hạng: Có giá trị rất cao: 4 điểm; Có giá trị cao: 3 điểm; Có giá trị trung bình: 2 điểm; Có giá trị thấp: 1 điểm.


h. Độ bền vững của môi trường du lịch: Rất bền vững: 4 điểm; bền vững: 3 điểm; trung bình: 2 điểm; kém bền vững: 1 điểm.

- Chọn hệ số và đánh giá điểm tổng hợp cho các tiêu chí

Trên thực tế, các tiêu chí lựa chọn có mức độ quan trọng khác nhau đối với việc đánh giá tổng hợp điểm. Vì thế, để đảm bảo cho kết quả đánh giá được chính xác và khách quan cần xác định thêm hệ số cho các yếu tố quan trọng hơn. Trên cơ sở nghiên cứu thực địa và kế thừa các nghiên cứu của các tác giả đi trước, xác định hệ số như sau:


Hệ số 3 bao gồm: TNDL, sự đồng bộ về TNDL và CSHT, CSVCKT, giá trị xếp hạng. Du lịch là ngành có sự định hướng rất rõ về tài nguyên. TNDL tạo nên điểm, cụm, tuyến du lịch. TNDL càng hấp dẫn thì thu hút khách du lịch càng đông, vì vậy, tiêu chí này được đánh giá hệ số cao nhất, hệ số 3. Nhưng nếu có TNDL mà CSHT, CSVCKT phục vụ du lịch chưa hoàn thiện thì TNDL vẫn chỉ dưới dạng tiềm năng, không có hiệu quả kinh tế. Bởi thế, tiêu chí sự đồng bộ về TNDL và CSHT, CSVCKT cũng được xác định hệ số 3. Giá trị của điểm du lịch khi được xếp hạng có tầm quan trọng đặc biệt. Nó thể hiện tầm vóc của điểm du lịch đó trên nhiều khía cạnh: tài nguyên, khả năng thu hút du khách, chất lượng dịch vụ… trong một thời gian dài và tạo nên thương hiệu của điểm du lịch đó.

Hệ số 2 bao gồm: Thời gian hoạt động du lịch, sức chứa khách du lịch, CSHT và CSVCKT, độ bền vững của môi trường. Thời gian hoạt động du lịch thể hiện tính mùa vụ trong du lịch và ảnh hưởng nhiều đến các hoạt động du lịch. Sức chứa du khách thể hiện khả năng tiếp nhận khách du lịch tại một địa điểm. Nó ảnh hưởng đến số khách tối đa, đến doanh thu và việc đầu tư cho một điểm du lịch. CSHT và CSVCKT bao gồm hệ thống đường, điện, cơ sở lưu trú, hệ thống nhà hàng, khách sạn, khu vui chơi giải trí. Nếu những điều kiện trên đây thuận lợi thì hiệu quả kinh doanh du lịch cao hơn. Độ bền vững của môi trường có tác dụng duy trì các hoạt động du lịch không bị gián đoạn cũng như tăng sức hấp dẫn đối với du khách. Trong nhiều trường hợp, môi trường có ý nghĩa quyết định đến sự thành công của hoạt động du lịch, ví dụ như du lịch nghỉ dưỡng. Ngày nay, trên quan điểm phát triển bền vững, môi trường là một trong những tiêu chí quan trọng đánh giá tính lâu dài của hoạt động du lịch. Bởi thế, các tiêu chí này được xác định hệ số 2 khi đánh giá điểm du lịch.

Hệ số 1 có: Vị trí và khả năng tiếp cận. Vị trí của điểm du lịch là một cơ sở để đánh giá mức độ thuận lợi. Nếu điểm du lịch gần đường giao thông, gần khu đô thị thì sẽ tiện lợi, thu hút khách đông. Tuy nhiên, nếu điểm du lịch ở xa đường giao thông, xa đô thị, nhưng có TNDL hấp dẫn, có các điều kiện về CSHT tốt thì vẫn hấp dẫn khách du lịch, vì vậy tiêu chí này xác định hệ số 1. Kết quả đánh giá được thể hiện ở bảng 1.1:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 06/01/2024