1
2
3
4
5
Thông tin về doanh thu khai thác trắng hoặc bán GNL Thông tin về giá vốn, CPBH, CPQLDN
Kết quả lãi (lỗ) theo từng loại GNL, rừng trồng
0,0%
0,0%
Có thể bạn quan tâm!
- Trình Độ Trang Thiết Bị Phục Vụ Sản Xuất Kinh Doanh
- Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Tới Việc Vận Dụng Ktqt Trong Các Ctln Trên Địa Bàn Tỉnh Tuyên Quang
- Đặc Điểm Về Tổ Chức Bộ Máy Kế Toán Của Các Công Ty Lâm Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Tuyên Quang
- Kế Hoạch Cung Ứng Vật Tư Của Ctln Hàm Yên Năm 2020
- Thu Nhận, Xử Lý Và Phân Tích Thông Tin Thực Hiện Gắn Với Chức Năng Kiểm Soát, Đánh Giá Của Nhà Quản Trị Trong Các Công Ty Lâm Nghiệp Trên Địa Bàn
- Bảng Tổng Hợp Chi Phí Sản Xuất Năm 2020 Của Ctln Yên Sơn
Xem toàn bộ 203 trang tài liệu này.
0,0%
0,0%
18,8%
0,0%
0,0%
53,1%
0,0%
100%
28,1%
100%
0,0%
0,0%
0,0%
Biểu đồ 2. 11. Kết quả khảo sát các cấp quản trị về nhu cầu thông tin quản trị kết quả kinh doanh
Kết quả khảo sát tại Biểu đồ 2.11 cũng cho thấy, các CTLN đều có nhu cầu thông tin ở mức độ 4 đối với thông tin về doanh thu và kết quả lãi (lỗ) với tỷ lệ 100% ý kiến trả lời khảo sát, đối với thông tin về giá vốn và chi phí ngoài sản xuất, các CTLN chỉ có nhu cầu thông tin ở mức độ 3 là chủ yếu (tỷ lệ 53,1% ý kiến trả lời khảo sát) và chủ yếu phục vụ cho mục đích báo cáo tài chính.
Từ kết quả khảo sát cho thấy, các CTLN trên địa bàn tỉnh chưa có nhu cầu cao đối với hệ thống thông tin kế toán sử dụng cho kiểm soát, đánh giá hoạt động, một số công ty đã xuất hiện nhu cầu thông tin ở mức độ 4 nhưng chỉ tập trung vào chi phí sản xuất, doanh thu, kết quả lãi (lỗ) cuối kỳ và sử dụng thông tin về TSCĐ cho quản lý đất lâm nghiệp và giải quyết mâu thuẫn với các hộ dân. Số lượng CTLN không có nhu cầu thông tin kế toán phục vụ quản trị kiểm soát, đánh giá chiếm tỷ lệ 18,8% ý kiến khảo sát, đây là những công ty có quy mô siêu nhỏ, hoạt động của các công ty này tập trung vào việc giao khoán đầu tư tài chính cho hộ dân và đến kỳ khai thác thì thu mua và bán rừng hoặc gỗ nguyên liệu hoặc xác định lợi nhuận được hưởng theo phần trăm đầu tư.
Như vậy, do nhu cầu về thông tin kế toán cho kiểm soát, đánh giá chưa cao nên các cấp quản trị tại các CTLN trên địa bàn tỉnh chưa chú trọng tới việc thiết lập hệ thống chỉ tiêu kinh tế phục vụ chức năng kiểm soát, đánh giá.
* Phân loại chi phí và doanh thu
+ Phân loại chi phí
Đặc điểm chu kỳ sản xuất trong SXKD lâm nghiệp là diễn ra trong thời gian dài, bắt đầu tư khâu trồng rừng cho đến khâu khai thác gỗ nguyên liệu. Chính vì vậy, toàn bộ chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất lâm nghiệp cũng kéo dài tương ứng. Nội dung các khoản chi phí sản xuất lâm nghiệp liên quan đến rất nhiều công đoạn nhưng chủ yếu được chia thành 2 loại chi phí chính, đó là chi phí liên quan đến trồng, chăm sóc rừng và chi phí liên quan đến hoạt động khai thác gỗ nguyên liệu. Cụ thể:
- Chi phí liên quan đến hoạt động trồng và chăm sóc rừng
Đây là các khoản chi phí liên quan đến đầu tư trồng, chăm sóc rừng từ khi bắt đầu cho đến khi rừng đạt độ tuổi khai thác, bao gồm các khoản chi phí như: Chi phí thiết kế trồng rừng, chi phí phát dọn thực bì, chi phí làm đất, cuốc hố, chi phí cây giống (bao gồm trồng chính và trồng dặm), chi phí phân bón, chi phí các loại thuốc liên quan đến rừng (thuốc kích thích, thuốc bảo vệ thực vật); lãi vay, chi phí nhân công; tiền thuê đất…
- Chi phí liên quan đến hoạt động khai thác GNL
Đây là khoản chi phí phát sinh ở giai đoạn khai thác rừng đã đủ tuổi, bao gồm các khoản chi phí như: chi phí thiết kế khai thác, chi phí đấu thầu, chi phí thi công khai thác…
Hầu hết các CTLN trên địa bàn tỉnh đều thực hiện phân loại chi phí theo chức năng hoạt động và theo nội dung kinh tế. Chi phí tại CTLN được phân loại như sau:
- Phân loại chi phí theo chức năng hoạt động
Theo chức năng hoạt động, các chi phí phát sinh tại các CTLN được phân loại thành chi phí sản xuất và chi phí ngoài sản xuất.
+ Chi phí sản xuất bao gồm CPNVLTT, CPNCTT, CPSXC. Cụ thể:
CPNVLTT bao gồm các chi phí về NVL phục vụ trực tiếp cho các hoạt động sản xuất rừng, từ khâu trồng, chăm sóc cho đến quản lý bảo vệ rừng. Chi phí này bao gồm chi phí cây giống; chi phí phân bón; chi phí thuốc bảo vệ thực vật, chi phí thuốc kích thích sinh trưởng; chi phí vôi bột; chi phí ràng che; …
CPNCTT là những khoản tiền phải trả cho công nhân trực tiếp thực hiện việc trồng, chăm sóc và quản lý bảo vệ rừng, nó bao gồm: Tiền lương, tiền thưởng, các khoản phụ cấp, tiền làm thêm giờ, tiền ăn ca …
CPSXC là các chi phí được dùng cho việc tổ chức quản lý, sử dụng cho quá trình sản xuất của các tổ, đội sản xuất. Chi phí này bao gồm chi phí công cụ, dụng cụ phục vụ trồng, chăm sóc và quản lý bảo vệ rừng như chi phí máy cắt cỏ, chi phí máy đào đất,…; các khoản chi phí điện, nước và điện thoại; chi phí về trang bị bảo hộ; chi phí thuế tài nguyên; chi phí tư vấn thiết kế kỹ thuật và chi phí thẩm định dự án trồng,
chăm sóc và quản lý bảo vệ rừng; chi phí văn phòng phẩm, hội họp, tuyên truyền và vận động về quản lý bảo vệ rừng; …
+ Chi phí ngoài sản xuất bao gồm CPBH, CPQLDN, chi phí tài chính và chi phí khác. Cụ thể:
Chi phí bán hàng là các khoản chi phí cần thiết sử dụng cho quá trình bán hàng và đảm bảo cho việc tiêu thụ sản phẩm đến tận tay khách hàng. Tại các CTLN, các loại chi phí được tính vào CPBH chủ yếu là chi phí cho quảng cáo; chi phí vận chuyển, bốc dỡ; chi phí đánh giá, chứng nhận GNL đạt tiêu chuẩn chất lượng;…
Chi phí quản lý doanh nghiệp là các khoản chi phí phát sinh tại bộ phận văn phòng của CTLN và các chi phí khác có liên quan đến hoạt động tổ chức quản lý hành chính và hoạt động điều hành của công ty. CPQLDN thường bao gồm các khoản chi phí như sau: chi phí nhân viên thuộc bộ phận quản lý và văn phòng của CTLN (bao gồm: tiền lương, tiền thưởng, phụ cấp, các khoản trích theo lương); chi phí trang phục, đồ dùng; chi phí khấu hao TSCĐ văn phòng; chi phí thuế, lệ phí (gồm thuế nhà đất, thuế môn bài, phí cầu đường); các chi phí dịch vụ mua ngoài (bao gồm chi phí điện, nước, điện thoại; chi phí thuê tài sản; chi phí bằng tiền khác…
Chi phí tài chính là các khoản chi phí có liên quan đến các hoạt động về đầu tư tài chính như chi phí lãi vay, khoản lỗ do chênh lệch tỷ giá, khoản chiết khấu thanh toán cho khách hàng…
Chi phí khác là những khoản chi phí phát sinh từ các hoạt động xảy ra không thường xuyên, nằm ngoài các chi phí phục vụ cho hoạt động SXKD thông thường của CTLN như chi phí thanh lý, chi phí nhượng bán TSCĐ; khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng, tiền phạt nộp chậm thuế; khoản lỗ khi công ty đem TSCĐ đi góp vốn liên doanh hoặc liên kết; …….
- Phân loại chi phí theo nội dung kinh tế
Cách phân loại này phục vụ cho việc tập hợp, quản lý chi phí theo nội dung kinh tế ban đầu mà không xét đến công dụng cụ thể của chi phí, địa điểm phát sinh của chi phí hay chi phí được phân loại theo yếu tố. Theo tiêu thức phân loại này, chi phí SXKD trong CTLN được chia thành các yếu tố như chi phí NVL; chi phí công cụ, dụng cụ; chi phí khấu hao TSCĐ; chi phí nhân công; chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí khác bằng tiền…theo quy định hiện hành.
Kết quả phỏng vấn sâu tại Hộp 2.1 cho thấy các doanh nghiệp chưa quan tâm đến việc phân loại chi phí theo phương diện KTQT như: Phân loại chi phí theo khả năng quy nạp chi phí vào các đối tượng kế toán chi phí, theo mối quan hệ giữa chi phí với khối lượng hoạt động, như vậy chưa đảm bảo cho việc cung cấp thông tin theo yêu cầu quản trị.
Hộp 2. 1. CTLN chưa quan tâm đến phân loại chi phí theo KTQT
Hiện nay, công ty thực hiện phân loại chi phí theo phương diện kế toán tài chính, tức phân loại theo chức năng hoạt động và theo nội dung kinh tế nhằm phục vụ cho việc hạch toán chi phí, tính giá thành gỗ nguyên liệu và lập báo cáo tài chính. Việc phân loại chi phí theo phương diện KTQT chưa được thực hiện do Ban Giám đốc công ty chưa có nhu cầu thông tin mang tính so sánh, phân tích và dự báo, mặt khác, trong công ty cũng không có hoạt động đánh giá việc thực hiện các định mức, kế hoạch của các bộ phận trực thuộc, do đó, các thông tin cung cấp cho các cấp quản trị trong công ty đều từ hệ thống kế toán tài chính.
Nguồn: Phỏng vấn Ông Nguyễn Trung Thành, Kế toán CTLN Sơn Dương
Việc phân loại chi phí theo KTQT chưa được các CTLN quan tâm và đầu tư đúng mức, chính vì vậy, các CTLN không có cơ sở để phân tích sự biến động của chi phí phát sinh trong SXKD khi quy mô, mức độ khai thác có sự thay đổi. Ngoài ra, các cấp quản trị công ty cũng không xác định rõ ràng sự thay đổi cụ thể của các chi phí phát sinh trong từng giai đoạn sản xuất rừng và khai thác gỗ nguyên liệu tương ứng với từng mức độ khai thác nhằm đưa ra các quyết định chính xác trong hoạt động SXKD của công ty.
2.3.1.2. Thực trạng hệ thống định mức và xây dựng dự toán gắn với chức năng kiểm soát, đánh giá của nhà quản trị trong các công ty lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang
(*) Hệ thống định mức thực hiện trong các công ty lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang
* Định mức nguyên vật liệu
Hộp 2. 2. Xây dựng định mức NVL đòi hỏi kỹ thuật phân tích phức tạp
Hằng năm, công ty được giao chỉ tiêu sản xuất và khai thác, sản lượng gỗ nguyên liệu xuất bán theo hợp đồng ký kết với các doanh nghiệp chế biến gỗ như: Công ty cổ phần Woodland, Công ty cổ phần Giấy An Hòa…. Ngoài ra, phần lớn vật tư chính được sử dụng trong sản xuất lâm nghiệp do đội vườn ươm của công ty sản xuất căn cứ theo kế hoạch được giao trồng rừng. Chính vì vậy, công ty luôn chủ động trong sản xuất và khai thác rừng, lượng NVL của công ty không biến động nhiều qua các năm. Trong khi đó, việc xây dựng định mức NVL phức tạp, đòi hỏi nhiều kỹ thuật phân tích nên công ty chưa xây dựng hệ thống định mức NVL.
Nguồn: Phỏng vấn Ông Nguyễn Phùng Bắc, TP. KHKT CTLN Sơn Dương
Kết quả khảo sát (Phụ lục 1E) cho thấy 100% ý kiến trả lời các CTLN trên địa bàn tỉnh không lập định mức nguyên vật liệu.
Tác giả đã tiến hành phỏng vấn sâu tại Hộp 2.1 đối với lãnh đạo doanh nghiệp để tìm hiểu lý do doanh nghiệp không xây dựng định mức nguyên vật liệu.
* Định mức lao động
Kết quả khảo sát tại Phụ lục cho thấy 100 % ý kiến trả lời, các CTLN trên địa bàn tỉnh không xây dựng hệ thống định mức lao động. Theo kết quả tìm hiểu thực tế, các CTLN chỉ thực hiện xây dựng thang lương, bảng lương đối với người lao động.
Hiện nay, hệ thống thang lương, bảng lương của các CTLN được xây dựng căn cứ vào Nghị định số 49/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013 của Chính phủ. Đối với các CTLN có vốn chi phối của Nhà nước, căn cứ để xây dựng được bổ sung thêm Nghị định số 53/2016/ NĐ-CP ngày 13/6/2016 của Chính phủ và Thông tư số 28/2016/TT- BLĐTBXH ngày 01/9/2016 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. Mức lương được xác định là mức lương vùng IV (3.070.000 đồng), căn cứ theo Nghị định số 90/2019/NĐ-CP ngày 15/11/2019 của Chính phủ. Phạm vi điều chỉnh của hệ thống thang lương, bảng lương là các vị trí, chức danh công việc như sau:
- Lao động trực tiếp sản xuất (công nhân trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng và công nhân kỹ thuật thiết kế)
- Lao động lái xe con
- Lao động chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ, thừa hành, phục vụ (các vị trí chức danh thuộc phòng và đội sản xuất)
Minh họa Thang lương, bảng lương lao động trực tiếp sản xuất và lái xe tại Phụ lục 2.31
- Lao động quản lý (Trưởng, phó các đơn vị trực thuộc)
- Người quản lý chuyên trách (Chủ tịch HĐTV, Giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng)
Minh họa Thang lương, bảng lương lao động gián tiếp tại Phụ lục 2.32
* Định mức sử dụng tài sản cố định
Kết quả khảo sát tại Phụ lục 1E cho thấy, có 66,7% ý kiến trả lời rằng công ty có xây dựng định mức sử dụng TSCĐ. Tuy nhiên, qua tìm hiểu thực tế, việc xây dựng định mức này được thực hiện đối với việc sử dụng TSCĐ là xe ô tô và được thực hiện tại các CTLN có quy mô nhỏ và vừa, trong khi các CTLN quy mô siêu nhỏ không xây dựng định mức sử dụng TSCĐ.
Định mức sử dụng xe ô tô của các CTLN nói trên được xây dựng theo hình thức khoán theo km thực tế sử dụng, đơn giá khoán theo đơn giá dịch vụ vận chuyển
của xe ô tô trên thị trường. Hệ thống định mức này được quy định cụ thể trong Quy chế chi tiêu nội bộ, quản lý và sử dụng tài sản của các CTLN.
Minh họa định mức khoán sử dụng xe ô tô tại Phụ lục 2.25
* Định mức chi phí
Định mức chi phí trong doanh nghiệp lâm nghiệp có ý nghĩa rất quan trọng, đây là cơ sở để các công ty xác định được mức chi cho hoạt động đầu tư, chăm sóc và bảo vệ rừng theo dự toán từng năm và chi tiết cho từng loại cây rừng. Nhờ đó, các CTLN có thể kiểm soát được chi phí, giảm thiểu tối đa sự lãng phí hay thất thoát nguồn lực xảy ra trong quá trình sản xuất kinh doanh. Đặc biệt, mô hình giao khoán trồng rừng, được thực hiện phổ biến trong các CTLN hiện nay, rất cần hệ thống định mức chi phí mà doanh nghiệp xây dựng để làm căn cứ cho việc hỗ trợ giống, vật tư, kỹ thuật cho các hộ gia đình và cá nhân nhận khoán.
Kết quả khảo sát tại Phụ lục 1E cho thấy, có 66,7% ý kiến trả lời, công ty có thực hiện xây dựng định mức chi phí, số lượng này tập trung ở các CTLN quy mô vừa và nhỏ, các CTLN còn lại không xây dựng định mức chi phí riêng. Việc lập định mức chi phí căn cứ vào kết quả thực hiện định mức chi phí của kỳ trước và quy định về định mức kỹ thuật do Nhà nước ban hành. Cụ thể:
+ Đối với định mức CPNVLTT và định mức CPNCTT trong trồng rừng
Các CTLN đều xây dựng định mức CPSX căn cứ vào Quyết định số 1347/QĐ- UBND về việc phê duyệt đơn giá cây giống năm 2020, Quyết định số 38/2005/QĐ- BNN của Bộ Nông nghiệp và PTNT về Định mức kinh tế kỹ thuật trồng rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng và bảo vệ rừng.
- Định mức chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Định mức CPNVLTT được xây dựng bao gồm định mức cho cây giống, phân bón, thuốc kích thích, thuốc bảo vệ thực vật, túi bầu, vôi bột, ràng che,… phục vụ cho quá trình trồng và chăm sóc cây rừng như bạch đàn, keo, ….
Cây giống được sử dụng cho 2 mục đích trồng rừng là trồng chính và trồng dặm. Sau thời gian tổ chức trồng chính cây rừng, các công ty tiến hành kiểm tra định kỳ và rà soát tỷ lệ cây rừng còn sống, để đảm bảo quy mô trồng rừng theo kế hoạch, công ty sẽ trồng dặm lại số lượng cây chết. Định mức CPNVLTT sử dụng cho trồng dặm được xác định theo tỷ lệ từ 10% - 20% CPNVLTT sử dụng cho trồng chính, tùy thuộc vào loại cây rừng trồng và giai đoạn sản xuất.
Các CTLN xây dựng định mức CPNVLTT căn cứ trên Quyết định số 38/2005/QĐ-BNN của Bộ Nông nghiệp & PTNT ban hành ngày 06/07/2005 về “Định mức kinh tế kỹ thuật trồng rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng và bảo vệ
rừng”. Tuy nhiên, tùy vào tình hình cụ thể, mỗi CTLN có thể có điều chỉnh để áp dụng một số chỉ tiêu sao cho phù hợp với điều kiện SXKD thực tế của mình.
Minh họa về định mức chi phí NVL trực tiếp trồng rừng tại Phụ lục 2.3
- Định mức chi phí nhân công trực tiếp
Định mức CPNCTT được xây dựng cho từng công việc cụ thể như phát dọn thực bì, cuốc hố, lấp hố, phòng trừ sâu bệnh, trồng dặm… và xây dựng theo từng giai đoạn sản xuất như trồng rừng, chăm sóc rừng…
Các CTLN xây dựng định mức CPNCTT căn cứ trên Quyết định số 38/2005/QĐ-BNN của Bộ Nông nghiệp & PTNT ban hành ngày 06/07/2005 về “Định mức kinh tế kỹ thuật trồng rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng và bảo vệ rừng”. Tuy nhiên, tùy vào tình hình cụ thể, mỗi CTLN có thể có điều chỉnh để áp dụng một số chỉ tiêu sao cho phù hợp với điều kiện SXKD thực tế của mình.
Minh họa định mức chi phí nhân công trực tiếp trồng và chăm sóc rừng tại Phụ lục 2.4
+ Định mức CPSXC được xây dựng dựa trên Thông tư số 15/2019/TT- BNNPTNT hướng dẫn một số nội dung quản lý đầu tư công trình lâm sinh. Định mức CPSXC chính là định mức của các chi phí phát sinh phục vụ chung cho quá trình đầu tư trồng rừng sản xuất, trong đó bao gồm các chi phí như sau:
- Chi phí chung bao gồm chi phí trang bị bảo hộ lao động và bảo vệ môi trường; Chi phí vận chuyển trang thiết bị, máy móc thi công và lực lượng lao động đến và ra khỏi công trường; Chi phí bảo đảm an toàn giao thông phục vụ thi công (nếu có).
- Chi phí quản lý bao gồm chi phí tổ chức quản lý quá trình trồng rừng sản xuất cho đến khi khai thác.
- Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng gồm các chi phí liên quan tới việc khảo sát; lập thiết kế dự toán; giám sát thực hiện và các chi phí tư vấn khác có liên quan.
- Thu nhập chịu thuế tính trước
Các CTLN cũng xây dựng định mức nhân công khai thác trong trường hợp CTLN tự khai thác rừng để bán. Định mức được xây dựng cho các nội dung chi phí về luỗng phát thực bì trước khi khai thác, làm bãi bến tập trung nguyên liệu, chặt hạ cây, róc cành, chặt ngọn, lao xeo, vận xuất, cắt khúc xếp đống và vận chuyển, bảo quản GNL nếu chưa vận chuyển. Định mức nhân công khai thác được áp dụng theo các quy định của Nhà nước.
Minh họa định mức nhân công trực tiếp khai thác rừng trồng sản xuất tại Phụ lục 2.38
Các CTLN không xây dựng định mức CPSXC chi tiết do loại chi phí này bao gồm nhiều nội dung chi phí phức tạp, thay vào đó, các CTLN xác định tỷ lệ phần
trăm tương ứng với tổng chi phí trực tiếp. Định mức sau khi được lập sẽ được trình lên Tổng công ty giấy Việt Nam nếu là công ty con hoặc trình lên UBND tỉnh nếu là công ty trực thuộc tỉnh quản lý, sau đó, Tổng công ty giấy Việt Nam hoặc UBND tỉnh Tuyên Quang duyệt định mức, đây là căn cứ để các công ty tiến hành sản xuất kinh doanh và giao khoán cho đội sản xuất.
Các công ty tuy đã xây dựng đầy đủ hệ thống định mức chi phí nhưng hệ thống định mức này chưa đáp ứng yêu cầu quản trị cấp cao mà mới chỉ đáp ứng với cấp độ cơ sở ở khâu lập kế hoạch, lập dự toán và kiểm soát chi phí. Điều này thể hiện ở việc, thành phần tham gia xây dựng định mức chi phí sản xuất thiếu nhà quản trị cấp cao hoặc kế toán hoặc không có cả 2 thành phần này.
Hộp 2. 3. Phòng kế hoạch – kỹ thuật phụ trách xây dựng định mức CPSX
Phòng kế hoạch – kỹ thuật của công ty là bộ phận phụ trách về công tác kế hoạch sản xuất, phân tích, đánh giá hiệu quả của quá trình sản xuất, do đó, định mức CPSX được giao cho phòng xây dựng, sau đó trình thẳng lên Ban Giám đốc xin ký duyệt và đề nghị UBND tỉnh phê duyệt định mức, quá trình này không có sự tham gia của bộ phận kế toán.
Nguồn: Phỏng vấn Ông Vũ Đình Mạnh, GĐ CTLN Nguyễn Văn Trỗi
Kết quả phỏng vấn sâu tại Hộp 2.3 cho thấy, bộ phận kế hoạch – kỹ thuật là thành phần chính xây dựng định mức CPSX, các bộ phận khác tham gia với vai trò phối hợp. Như vậy, hầu hết các CTLN đều có sự tham gia của bộ phận Kế hoạch – Kỹ thuật khi xây dựng định mức CPSX, trong đó, chỉ CTLN Sơn Dương có đầy đủ 3 thành phần Ban GĐ, phòng Kế hoạch – Kỹ thuật và Kế toán, với đại diện Ban GĐ là trưởng ban chỉ đạo, CTLN Chiêm Hóa có sự tham gia của 2 thành phần đại diện là phòng Kế hoạch – Kỹ thuật và Kế toán, còn lại chỉ có phòng Kế hoạch – Kỹ thuật xây dựng định mức CPSX và trình lên. Chính vì vậy, hầu hết việc xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật sản xuất tại các CTLN chưa đáp ứng được yêu cầu quản trị.
Ngoài ra, kết quả khảo sát (Phụ lục 1E) cho thấy 100% ý kiến trả lời công ty không xây dựng định mức cho các khoản chi phí thời kỳ, bao gồm: chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp, tuy nhiên, theo tìm hiểu thực tế tại các CTLN, trong quy chế chi tiêu nội bộ của các công ty có quy định khoán chi cho các khoản chi phí quản lý doanh nghiệp. Cụ thể như sau:
- Chi công tác phí
- Chi phí cho hội nghị, tiếp khách
- Chi phí tiếp khách tại các đội sản xuất
- Chi phí sử dụng internet, điện thoại
- Chi phí sử dụng điện thắp sáng và điện sinh hoạt