Bảng Tổng Hợp Chi Phí Sản Xuất Năm 2020 Của Ctln Yên Sơn

Riêng đối với kết quả kinh doanh, chúng tôi sử dụng TK 911 “Xác định kết quả kinh doanh” để thu thập thông tin và không mở tài khoản chi tiết.

Nguồn: Phỏng vấn Bà Lê Thị Thu Hà, Kế toán trưởng CTLN Tuyên Bình

- Sổ kế toán

Các CTLN trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang đều mở sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết để theo dõi các khoản mục doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh. Tuy nhiên, việc mở hệ thống sổ trên được nhận định chủ yếu phục vụ cho công tác kế toán tài chính mà chưa sử dụng cho công tác KTQT. Các mẫu sổ đều tuân thủ theo đúng quy định hiện hành của Bộ Tài chính, chưa bổ sung các chỉ tiêu phản ánh hay thiết kế thêm các mẫu sổ để thu thập thêm thông tin cho công tác KTQT.

Minh họa sổ kế toán tổng hợp tại Phụ lục 2.20a – 2.20b

+ Xử lý thông tin thực hiện về chi phí, doanh thu và kết quả kinh doanh

- Xác định chi phí sản xuất

Do sản phẩm trong sản xuất lâm nghiệp thường được xác định riêng biệt theo đặc thù và đặc điểm của hoạt động sản xuất lâm nghiệp, do vậy, các CTLN xác định chi phí sản xuất theo công việc.

Theo đó, đối tượng để kế toán tập hợp chi phí sản xuất là từng sản phẩm, chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp được tập hợp riêng cho từng loại cây trồng khác nhau, CPSXC được tập hợp chung rồi phân bổ cho từng loại cây trồng. Trong trường hợp trong kỳ CTLN thực hiện sản xuất nhiều sản phẩm, khi đó, chi phí gián tiếp sẽ được tập hợp chung rồi phân bổ chi tiết cho từng đối tượng.

Khi xác định những đối tượng này, các công ty luôn lưu ý tới chu kỳ khai thác GNL, do đặc điểm rừng phải đủ thời gian cho phép trước khi khai thác.

Hầu hết các CTLN trên địa bàn tỉnh phân bổ CPSXC theo CPNCTT do CPNCTT chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng chi phí của quá trình sản xuất gỗ nguyên liệu. (Hộp 2.9)


Hộp 2. 9. Chi phí nhân công trực tiếp chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng chi phí sản xuất của công ty


Trong quá trình sản xuất gỗ nguyên liệu, chi phí phát sinh lớn nhất của công ty là chi phí nhân công trực tiếp, cụ thể, trong tổng chi phí sản xuất của công ty, tỷ trọng của các loại chi phí phát sinh lần lượt là: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (gồm cây giống và phân bón) chiếm tỷ trọng 10%; chi phí nhân công trực tiếp chiếm tỷ trọng 78%; chi phí khấu hao tài sản cố định (chủ yếu là trụ sở làm việc và xe ô

tô) chiếm tỷ trọng 3,6 %; chi phí dịch vụ mua ngoài chiếm tỷ trọng 1,3 %; chi phí bằng tiền khác chiếm tỷ trọng 7,1 %.

Nguồn: Phỏng vấn Ông Trần Mạnh Huấn, TP. KHKT CTLN Yên Sơn

Minh họa số liệu tại CTLN Sơn Dương, tổng CPSXC tập hợp trong kỳ là 137.875.984 đồng. Kế toán tiến hành phân bổ chi phí sản xuất chung cho từng dự án như sau:

Bảng 2. 6. Bảng phân bổ CPSXC năm 2020 của CTLN Yên Sơn



Đối tượng phân bổ

Tổng CPSXC cần phân bổ (đồng)

Diện tích rừng trồng

(ha)

Tiêu thức phân bổ (đồng)

CP phân bổ (đồng)

Dự án trồng rừng keo lai hom


137.875.984

12,3

144.818.749

39.865.412

Dự án trồng rừng keo lai mô

25,2

296.701.827

81.675.477

Dự án trồng rừng keo tai tượng

5,4

59.340.365

16.335.095

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 203 trang tài liệu này.

Hoàn thiện kế toán quản trị trong các công ty lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang - 17

Nguồn: Phòng Kế hoạch – Tài vụ, CTLN Yên Sơn

Như vậy, các CTLN trên địa bàn tỉnh chưa áp dụng các phương pháp xác định chi phí hiện đại như phương pháp xác định chi phí theo mức độ hoạt động, phương pháp xác định chi phí theo chi phí mục tiêu ..., do đó, việc xác định chi phí vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu quản trị.

Tác giả đã tiến hành phỏng vấn sâu kế toán trưởng của CTLN Tân Phong để tìm hiểu nguyên nhân về việc CTLN chưa áp dụng các cách xác định chi phí theo phương pháp hiện đại.


Hộp 2. 10. Công ty nhận định việc xác định chi phí theo phương pháp hiện đại là chưa cần thiết


Hiện nay, công ty chưa xác định chi phí theo các phương pháp hiện đại như xác định chi phí theo mức độ hoạt động, xác định chi phí theo chi phí mục tiêu… Chúng tôi cho rằng, nội dung của các phương pháp xác định chi phí hiện đại khá phức tạp, trong khi trình độ và kỹ năng của kế toán viên cũng như trang thiết bị còn nhiều hạn chế, chưa phù hợp để thực hiện. Để áp dụng phương pháp xác định chi phí hiện đại, công ty cần đầu tư về trang thiết bị công nghệ và nhân sự thực hiện, tuy nhiên, điều này dẫn đến việc công ty sẽ phải bỏ ra một khoản chi phí

khá lớn. Chúng tôi nhận thấy, cách xác định chi phí truyền thống vẫn đáp ứng được yêu cầu của hoạt động quản trị và hoạt động SXKD. Do đó, việc áp dụng phương pháp xác định chi phí hiện đại là chưa cần thiết đối với công ty.

Nguồn: Phỏng vấn Bà Đoàn Thị Huyền, Kế toán trưởng CTLN Tân Phong

- Tính giá thành sản phẩm

Kết quả điều tra thực tế tại các CTLN trên địa bàn tỉnh cho thấy, các CTLN thực hiện tính giá thành sản phẩm GNL theo phương pháp tính giá thành giản đơn.

Đặc điểm chu kỳ sản xuất GNL kéo dài nhiều năm, tính từ khi CTLN đầu tư trồng, chăm sóc, quản lý và bảo vệ rừng trồng GNL cho tới khi rừng trồng đã đủ tuổi khai thác. Chính vì vậy, chi phí phát sinh được kế toán tập hợp theo từng năm với mục đích xác định được giá trị dở dang của rừng trồng. Khi rừng GNL đến độ tuổi khai thác, kế toán tiến lập bảng tổng hợp CPSX bao gồm CPNVLTT, CPNCTT, CPSXC để kết chuyển tính giá thành trồng rừng GNL, mặt khác, đây cũng là cơ sở để các CTLN xác định GVHB.

Minh họa Bảng tổng hợp chi phí sản xuất cây keo lai hom tự sản xuất của CTLN Yên Sơn trên diện tích 12,3 ha với mật độ trồng là 2.000 cây/ha.

Bảng 2. 7. Bảng tổng hợp chi phí sản xuất năm 2020 của CTLN Yên Sơn

Loài cây trồng: Keo lai hom tự sản xuất (Ah – TSX); Mật độ trồng: 2.000 cây/ha; Diện tích trồng: 12,3 ha



GIAI ĐOẠN SẢN XUẤT

KHOẢN MỤC CHI PHÍ

CPNVLTT

CP NCTT

CP CHUNG

CỘNG

1. Trồng và chăm sóc rừng năm thứ nhất


35.542.841


129.626.830


43.905.862


209.075.533

2. Chăm sóc rừng trồng năm 2


30.631.323


96.269.871


18.962.247


145.863.441

3. Chăm sóc rừng trồng năm 3


27.179.819


91.052.394


17.666.882


135.899.096

4. Bảo vệ rừng khép tán năm 4


-


52.498.866


12.314.549


64.813.415

5. Bảo vệ rừng khép tán năm 5


-


48.505.524


12.126.381


60.631.905

KHOẢN MỤC CHI PHÍ

CPNVLTT

CP NCTT

CP CHUNG

CỘNG

6. Bảo vệ rừng khép tán năm 6


-


47.418.331


16.976.933


58.541.149

7. Bảo vệ rừng khép tán năm 7


-


46.289.323


10.161.071


56.450.394

Tổng cộng

93.353.982

511.661.140

132.113.926

731.274.933

GIAI ĐOẠN SẢN XUẤT

Nguồn: CTLN Yên Sơn

Ngoài ra, các CTLN trên địa bàn tỉnh không thực hiện trồng rừng xen canh gỗ nguyên liệu bằng các loại cây ngắn ngày như sắn, lạc, đậu... hoặc các loại cây thuốc chữa bệnh để tạo thêm nguồn thu nhập cho doanh nghiệp. Đây là một thuận lợi lớn so với nhiều CTLN trên cả nước, bởi việc chỉ tập trung trồng gỗ nguyên liệu sẽ giúp cho việc theo dõi và tập hợp chi phí trồng rừng không bị lẫn lộn bởi những loại cây trồng khác, việc ghi nhận chi phí sản xuất gỗ nguyên liệu đảm bảo hợp lý, tính giá thành đảm bảo chính xác.

- Chi phí ngoài sản xuất

Kết quả điều tra thực tế cho thấy, đối với các chi phí ngoài sản xuất phát sinh liên quan đếnchi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp được ghi nhận thông qua các sổ kế toán TK641 và TK642. Điều này cho thấy, các CTLN trên địa bàn tỉnh đều chưa theo dõi 2 loại chi phí này thành chi phí biến đổi và chi phí cố định.

Bên cạnh đó, để theo dõi, tổng hợp và xử lý các thông tin về chi phí, doanh thu và kết quả kinh doanh, kế toán chỉ thực hiện lọc và kết xuất từ phần mềm kế toán tài chính theo các đối tượng đã được mã hóa trên hệ thống mà không mở các tài khoản và sổ theo dõi chi tiết phục vụ riêng cho công tác KTQT.

(*) Phân tích thông tin thực hiện gắn với chức năng kiểm soát, đánh giá của nhà quản trị trong các công ty lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang

* Phân tích thông tin thực hiện về các yếu tố đầu vào sản xuất kinh doanh

+ Phân tích thông tin thực hiện về hàng tồn kho

Kết quả khảo sát (Phụ lục 1E) cho thấy có 100% ý kiến trả lời công ty không thực hiện phân tích thông tin thực hiện về HTK. Điều này dẫn tới thông tin thu thập được không có sự so sánh, đối chiếu để thấy được sự biến động, từ đó có phương án điều chỉnh phù hợp, do đó, việc xác định thời điểm mua vật tư, quy mô đặt hàng vật tư.... sẽ thiếu sự khoa học, làm giảm hiệu quả của việc sử dụng vốn nói chung và sử dụng HTK nói riêng.

Như vậy, việc phân tích, đánh giá thông tin liên quan đến HTK chưa được kế toán các CTLN quan tâm để phục vụ cho việc đưa ra quyết định như điều chỉnh mức dự trữ HTK, phương án dự trữ HTK hiệu quả, tối ưu nhất.

+ Phân tích thông tin thực hiện về nguồn nhân lực

Kết quả khảo sát tại Phụ lục 1E cho thấy, hầu hết các CTLN đều tiến hành phân tích thông tin về nguồn nhân lực, tuy nhiên, qua điều tra thực tế, việc phân tích chỉ sử dụng phương pháp so sánh, đối chiếu giữa thực hiện và dự toán để xác định chênh lệch. Các chỉ tiêu phân tích chủ yếu liên quan đến tiền lương và thu nhập dùng để công khai theo quy định và để báo cáo chủ sở hữu.

Minh họa số liệu phân tích tình hình sử dụng tiền lương, tiền thưởng tại Phụ lục 2.18.

Trong đó, các nội dung phục vụ cho việc lập báo cáo quỹ lương được các CTLN xác định như sau:

- Quỹ tiền lương kế hoạch trong CTLN

Quỹ tiền lương kế hoạch của người lao động được xác định trên cơ sở hệ thống thang bảng lương của doanh nghiệp và các quy định của Nhà nước.

Quỹ tiền lương kế hoạch của người quản lý doanh nghiệp được xây dựng trên cơ sở chỉ tiêu SXKD kế hoạch so với thực hiện tại 2 thời điểm là năm trước và năm báo cáo.

- Chính sách phân phối tiền lương, tiền thưởng và thù lao của doanh nghiệp Tiền lương, tiền thưởng của người thừa hành phục vụ hàng tháng được thanh toán

theo thang, bảng lương do công ty ban hành trên cơ sở quy định của Nhà nước.

Tiền lương và các khoản phụ cấp của lao động quản lý được thanh toán theo thang, bảng lương do công ty ban hành trên cơ sở quy định của Nhà nước và căn cứ vào kết quả hoàn thành nhiệm vụ. Nếu trong trường hợp để xảy ra mất rừng, vi phạm quy trình kỹ thuật.., hội đồng sẽ xem xét mức độ hoàn thành nhiệm vụ để quyết định chi trả lương tháng đó, ngoài ra, cá nhân có thể sẽ phải bồi thường thiệt hại.

Đối với công nhân trực tiếp sản xuất, bộ phận thiết kế trồng, chăm sóc, khai thác rừng trồng, công ty chi trả theo đơn giá sản phẩm khối lượng, chất lượng nghiệm thu và thực tế giao nhận theo hợp đồng.

+ Phân tích thông tin thực hiện về tài sản cố định

Kết quả khảo sát cho thấy có 66,7% ý kiến trả lời công ty có thực hiện phân tích thông tin thực hiện về TSCĐ. Việc phân tích được thực hiện bằng cách so sánh số liệu thực hiện và số liệu kế hoạch của 3 năm liền kề (gồm năm N-1, năm N và năm N+1). Mục đích của việc phân tích nhằm đánh giá kết quả thực hiện và ước thực hiện cho năm tiếp theo.

Minh họa số liệu phân tích thông tin thực hiện về tài sản cố định tại Phụ lục 2.41

Các CTLN không thực hiện phân tích riêng số liệu thực hiện về TSCĐ mà phân tích chung theo các chỉ tiêu hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Việc phân tích chỉ được thực hiện đơn giản bằng cách so sánh số liệu giữa các năm, không thực hiện phân tích bằng biểu đồ, không phân tích nguyên nhân dẫn đến sự biến động. Điều này sẽ dẫn đến việc ra các quyết định liên quan đến TSCĐ không dựa trên những căn cứ thực tế.

* Phân tích thông tin thực hiện về chi phí, doanh thu và kết quả kinh doanh

Kết quả khảo sát (Phụ lục 1E) cho thấy, có 100% ý kiến trả lời CTLN được khảo sát đã thực hiện phân tích biến động chi phí và doanh thu. Tuy nhiên, theo kết quả điều tra thực tế, công tác phân tích biến động về chi phí chỉ dừng lại ở việc thống kê và so sánh kết quả thực hiện so với kế hoạch và được phân tích theo chỉ tiêu tổng hợp, chưa có sự phân tích, đánh giá chi phí theo định phí, biến phí, chi phí tổng hợp hay theo khoản mục chi phí, đồng thời chưa xác định được các yếu tố cũng như mức độ ảnh hưởng của chúng tới kết quả thực hiện, từ đó tìm ra được nguyên nhân dẫn đến biến động tăng hoặc giảm làm căn cứ đưa ra giải pháp về chi phí cho kỳ hoạt động tiếp theo.

Minh họa số liệu phân tích tổng chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh tại Phụ lục 2.42

Đối với chi tiêu doanh thu và lợi nhuận, các CTLN đã thực hiện phân tích số liệu thực hiện so với kế hoạch, phân tích nguyên nhân dẫn đến sự biến động doanh thu, lợi nhuận giữa các năm. Tuy nhiên, qua tìm hiểu thực tế, việc phân tích chỉ phục vụ cho việc báo cáo giải trình kế hoạch tài chính nhằm kiến nghị cơ quan chức năng xem xét miễn giảm thuế và đề nghị các ngân hàng cho vay vốn với lãi xuất ưu đãi.

Minh họa Bảng phân tích thông tin thực hiện kết quả kinh doanh tại Phụ lục 2.43

Mặt khác việc phân tích biến động chi phí và doanh thu được các CTLN thực hiện định kỳ 1 năm 2 lần hoặc 1 năm 1 lần mà không phân tích biến động theo tháng hoặc theo quý.

Tác giả đã tiến hành phỏng vấn sâu kế toán trưởng CTLN Chiêm Hóa để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề trên (Hộp 2.11).

Hộp 2. 11. Phân tích biến động chi phí, doanh thu chỉ mang tính chất thống kê, so sánh


Định kỳ 6 tháng đầu năm và 6 tháng cuối năm, chúng tôi đều thực hiện tính toán biến động tăng, giảm chi phí, doanh thu và lợi nhuận năm thực hiện, so sánh kết quả thực hiện với năm trước và so với kế hoạch để làm căn cứ lập báo cáo đánh giá tình hình tài chính theo quy định của Chính phủ về việc đánh giá hiệu quả hoạt động và công khai tài chính của doanh nghiệp có vốn Nhà nước.

Nguồn: Phỏng vấn Ông Bùi Văn Bằng, Kế toán trưởng CTLN Chiêm Hóa

Ngoài ra, các CTLN có vốn nhà nước thực hiện tính toán các chỉ tiêu ROE và ROA, tuy nhiên, việc tính toán chỉ nhằm mục đích báo cáo tình hình bảo toàn và phát triển vốn và đề nghị xếp loại doanh nghiệp, không dùng để phân tích thông tin về việc sử dụng tài sản và vốn của doanh nghiệp theo nhu cầu quản trị.

Minh họa kết quả tính toán 2 chỉ tiêu ROE và ROA trong Báo cáo tình hình tài chính tại Phụ lục 2.10

(*) Đối với công tác giao khoán sản xuất

+ Hình thức giao khoán và tỷ lệ hưởng được thực hiện như sau:

- Bên giao khoán đầu tư cây giống, phân bón, chi phí thiết kế trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng hàng năm, quản lý phí, công quản lý, chi phí nghiệm thu sản phẩm. Đối với các CTLN quy mô siêu nhỏ, việc giao khoán được thực hiện đầu tư khoán bằng tài chính và hỗ trợ kỹ thuật trên cơ sở định mức khoán đã xây dựng.

- Bên nhận khoán đầu tư nhân công, đảm bảo các quy định về an toàn lao động và bảo hộ lao động để thực hiện các công đoạn trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng các năm đúng quy trình kỹ thuật và hướng dẫn của bên giao khoán.

+ Tỷ lệ góp vốn (hưởng lợi) của các bên

Căn cứ vào kết quả thực hiện các công đoạn trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng do bên nhận khoán thực hiện theo yêu cầu kỹ thuật của bên A. Hai bên tổ chức nghiệm thu chậm nhất là 30 ngày. Kết quả nghiệm thu làm cơ sở xác định tỷ lệ hưởng lợi theo định mức giao khoán.

Nghiệm thu các công đoạn trồng, chăm sóc rừng theo tiêu chí sau:

- Các công đoạn trồng rừng: Xử lý thực bì, cuốc hố, bón phân, lấp hố theo đúng quy trình kỹ thuật, đạt 90% trở lên được thanh toán 100% theo định mức. Tỷ lệ cây sống đạt từ 85% số cây trồng trong lô được thanh toán 100% theo định mức.

- Chăm sóc rừng các năm, bón thúc:

Phát thực bì đúng quy trình kỹ thuật, nghiệm thu đạt từ 90% trở lên được thanh toán 100% theo định mức.

Xới vun gốc, tỉa cành đúng qu trình kỹ thuật, nghiệm thu đạt 90% trở lên được thanh toán 100% địn mức

Bón thúc: cuốc hố, bón phân, lấp hố đúng quy trình kỹ thuật, nghiệm thu đạt từ 90% trở lên được thanh toán 100% theo địn mức.

- Bảo vệ rừng

Rừng được bảo vệ tốt về diện tích và mật độ, không bị thiệt hại do nguyên nhân chủ quan. Kết quả nghiệm thu các công đoạn đạt theo các tiêu chí quy định sẽ xác định tỷ lệ hưởng lợi theo Bảng 2.8

Bảng 2. 8. Tỷ lệ góp vốn (hưởng lợi) theo đối tượng nhận khoán




STT Loài cây trồng

Tỷ lệ góp vốn (hưởng lợi) theo đối tượng nhận khoán CNTTSX của công ty Đối tượng khác



Bên A

Bên B

Bên A

Bên B

1

Keo tai tượng

53

47

46

54

2

Keo lai hom

50

50

44

56

3

Keo lai mô

54

46

49

51

4

Bạch đàn mô dòng U6

54

46

48

52

5

Bạch đàn mô dòng 3226

55

45

49

51

Nguồn: CTLN Chiêm Hóa

+ Việc thu thập thông tin về giao khoán cũng được thực hiện thông qua hệ thống chứng từ, sổ sách kế toán tài chính và các chứng từ khác được lập riêng phục vụ cho công tác khoán

Để thu thập thông tin về giao khoán sản xuất, kế toán sử dụng bộ hồ sơ giao nhận khoán gồm: đơn xin nhận khoán, hợp đồng giao khoán, biên bản bàn giao diện tích đất để trồng rừng, bản cam kết với CTLN, danh sách hộ nhận khoán, phiếu xuất kho NVLTT sử dụng cho trồng rừng. Hợp đồng giao khoán được ký kết với 2 đối tượng là công nhân và nhân dân.

Minh họa hồ sơ giao khoán sản xuất cả chu kỳ với công nhân tại Phụ lục 2.44 Minh họa hồ sơ giao khoán sản xuất cả chu kỳ với hộ dân tại Phụ lục 2.45

Minh họa hồ sơ giao khoán sản xuất theo công đoạn tại Phụ lục 2.7 – 2.8 và Phụ lục 2.19

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 14/03/2023