Tổng Hợp Thông Tin Về Năng Lực, Trình Độ Đào Tạo Của Đối Tượng


hợp, tính toán và tổng hợp lại cho mục đích phân tích được trình bày trong Phụ lục

2.2. Trên cơ sở kết quả kết quả phỏng vấn, Tác giả thực hiện phân loại theo nhóm ngân hàng. Tiếp đến Tác giả thực hiện đánh giá KSNB theo nhóm NHTM đã nêu và so sánh kết quả đánh giá đó để thấy được sự khác biệt. Ngoài ra, việc sử dụng kết quả phân tích được trình bày và giải thích chi tiết trong mỗi nội dung dưới đây theo từng vấn đề.

Bảng 2: Số năm kinh nghiệm của kiểm toán viên

được phỏng vấn và phản hồi


TT

Số năm kinh nghiệm

Số lượng phản hồi

Tỉ lệ %

1.

2.

3.

4.

5.

Dưới 3

Từ 3-5

Từ 5-10

Trên 10 Không

Tổng cộng

6

15

30

21

21

93

6%

16%

32%

23%

23%

100%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 241 trang tài liệu này.

Hoàn thiện hoạt động kiểm soát nội bộ trong các Ngân hàng thương mại Việt Nam - 5

(Nguồn: Tác giả tổng hợp và tính toán từ kết quả điều tra)

Bảng 2 cho thấy kinh nghiệm của kiểm toán nội bộ và kế toán công chứng (liên hệ với Bảng 3) làm tăng độ tin cậy của thông tin phản hồi cũng như những phát hiện mang tính ổn định đối với KSNB.

Bảng 3 dưới đây tóm lược phản hồi về chất lượng đào tạo của những đối tượng phản hồi. Chất lượng đào tạo có ý nghĩa quan trọng trong quá trình phản hồi cũng như độ tin cậy của những đánh giá của họ. Điều này tác động vào chất lượng của những phát hiện của tác giả. Đặc biệt hơn, nhiều đối tượng được phỏng vấn có quá trình đào tạo ở nhiều lĩnh vực hơn, thể hiện ở chỉ tiêu tổng cộng theo năng lực, trình độ được đào tạo của người thực hiện phản hồi là 123 thay vì 93 - là tổng số người thực hiện phản hồi trong nghiên cứu của tác giả.


Bảng 3. Tổng hợp thông tin về năng lực, trình độ đào tạo của đối tượng

được phỏng vấn và phản hồi


TT

Chứng chỉ nghề nghiệp

Số lượng

phản hồi

Tỷ lệ % so với 93

1.

CIA hoặc tương đương

18

19%

2.

Chứng chỉ kiểm toán viên NN

0

0%

3.

Chứng chỉ về đánh giá kiểm soát

9

10%

4.

Kiểm toán thông tin

6

6%

5.

Kiểm toán viên hành nghề

57

61%

6.

Chứng chỉ kế toán quản trị

3

3%

7.

Chứng chỉ điều tra gian lận

3

3%

8.

Kế toán viên hành nghề

0

0%

9.

Kế toán viên công chứng

0

0%

10.

Không có chứng chỉ

12

13%

11.

Khác (Ví dụ, có bằng đại học liên quan)

15

16%


Tổng cộng

123


(Nguồn: Tác giả tổng hợp và tính toán từ kết quả điều tra)

Kết quả của những phản hồi cho thấy có tới 61% những người được hỏi trong tổng số 93 cá nhân phản hồi có chứng chỉ kiểm toán viên hành nghề, theo sau là 19% người được phản hồi có chứng chỉ kiểm toán viên nội bộ hoặc tương đương. Bảng 4 trình bày dưới đây cung cấp thông tin kết hợp giữa số năm kinh nghiệm kiểm toán với những lĩnh vực mà các cá nhân người phản hồi câu hỏi được đào tạo. Kết quả cho thấy có tới 12 người được hỏi không có chứng chỉ hoặc bằng cấp có liên quan tới kiểm toán, trong đó có 6 cá nhân có kinh nghiệm làm việc kiểm

toán dưới 3 năm, 3 có kinh nghiệm từ 3-5 năm và 3 có kinh nghiệm từ 5-10 năm.


Bảng 4. Tổng hợp phản hồi theo năm kinh nghiệm kết hợp với đào tạo của đối

tượng được phỏng vấn


Số năm kinh nghiệm

CIA hoặc tương

đương

Chứng chỉ kiểm

toán viên NN

Chứng chỉ về đánh

giá kiểm soát

Kiểm toán thông

tin

Kiểm toán viên

hành nghề

Kiểm toán viên

Chứng chỉ điều tra

gian lận

Kế toán viên/KTV

hành nghề

Kế toán viên công

chứng

Không có chứng

chỉ

Khác (Bằng đại

học liên quan)

Tổng

Từ 5-10

12

0

3

3

18

0

3

0

0

3

6

30

Trên 10

3

0

3

3

12

3

0

0

0

0

6

21

Không

0

0

0

0

21

0

0

0

0

0

0

21

Từ 3-5

3

0

0

0

6

0

0

0

0

3

3

15

Dưới 3

0

0

0

0

0

0

0

0

0

6

0

6

Tổng

18

0

6

6

57

3

3

0

0

12

15

93


(Nguồn: Tác giả tổng hợp và tính toán từ kết quả điều tra)

Trong số 15 cá nhân có bằng cấp chuyên môn khác, có 6 phản hồi từ những cá nhân có 5-10 năm kinh nghiệm, 6 phản hồi của cá nhân có trên 10 năm kinh nghiệm và có 3 phản hồi từ phía cá nhân có 3-5 năm kinh nghiệm.

Quá trình thực hiện chọn mẫu cho thực hiện khảo sát cụ thể cùng với kết quả của quá trình khảo sát được tác giả mô tả, tổng hợp nêu trong phần trên. Quá trình phân tích chi tiết những kết quả thu thập được cụ thể sẽ trình bày trong Chương 2 của Luận án.

6. Ý nghĩa của Đề tài Luận án

Đề tài phát triển lý luận của KSNB dựa trên Khung COSO cho các tổ chức nói chung và NHTM nói riêng, đặc biệt là có những gợi ý cải thiện và phát triển KSNB trong điều kiện hoạt động tại Việt Nam. Do đó, những đóng góp này giúp NHTM phát triển những hướng dẫn cụ thể nhằm xây dựng, hoàn thiện và phát triển KSNB cùng với Khung kiểm soát theo Basel trong điều kiện có thay đổi trong và ngoài đơn vị. Phát triển cơ sở cho thiết kế KSNB, đặc biệt là xây dựng cách thức


đánh giá KSNB trong các ngân hàng giúp cho nhà quản trị có thể đánh giá và hoàn thiện những khiếm khuyết của KSNB.

Trong thực tế hoạt động tại Việt Nam, Luận án có thể giúp nhà quản trị của các NHTM Việt Nam nói riêng và của các DN nói chung đánh giá và xây dựng một mô hình KSNB tiếp cận với “chuẩn mực” trong thực hiện KSNB theo Khung COSO 1992, “chuẩn mực” trong KSNB theo Khung kiểm soát mới, 2017 (Khung Kiểm soát theo COSO 2017) và Khung KSNB theo Basel III.

Luận án cũng giúp nhà quản trị các NHTM có được khuôn mẫu cho thực hiện đánh giá những khía cạnh khác nhau của KSNB theo 5 yếu tố cấu thành theo Khung COSO 2015. Trên cơ sở khuôn mẫu ấy, nhà quản trị có thể phát triển cách thức đánh giá KSNB, xác định tình trạng của KSNB trong quan hệ với hiệu lực kiểm soát, từ đó có những hành động quản trị thích hợp trong điều kiện thực tế tại đơn vị.

7. Kết cấu của Luận án

Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, Luận án có kết cấu gồm 3 chương: Chương 1: Lý luận về kiểm soát nội bộ của các ngân hàng thương mại;

Chương 2: Thực trạng kiểm soát nội bộ của các ngân hàng thương mại Việt Nam;

Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện kiểm soát nội bộ trong các ngân hàng thương mại Việt Nam.


CHƯƠNG 1

LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT NỘI BỘ TRONG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1. Kiểm soát nội bộ và quản trị doanh nghiệp

1.1.1. Kiểm soát nội bộ trong quản trị công ty

Theo nghiên cứu đã công bố của các tác giả Zanetos (1964), Lee (1971), những khái nhiệm về quản trị (governance) và kiểm soát nội bộ (internal control) không phải mang những ý nghĩa mới. Ngay cả đối với những nghiên cứu sau này cũng cho thấy kết luận tương tự ([192], [134]). Nghiên cứu của Ramamoorti (2003) phát hiện những liên hệ rõ ràng giữa quản trị với việc thiết lập KSNB; ông cũng cho rằng trong những hoạt động kiểm soát ở giai đoạn trước thì bản chất của KSNB vẫn không thay đổi, chẳng hạn những hoạt động kiểm soát truyền thống như giới hạn quyền truy cập, phân chia trách nhiệm công việc hay những khía cạnh khác như tầm quan trọng của sự trung thực và năng lực của nhân viên thì nhìn nhận về bản chất của KSNB cũng không có những điểm thay đổi lớn [165]. Trên thực tế, nghiên cứu Lee (1971) về quá trình phát triển của KSNB cũng cho thấy những dấu hiệu của KSNB tồn tại rất sớm từ những năm 3600-3200 trước công nguyên ở những khu vực cư dân sinh sống khu vực Lưỡng Hà [134]. Theo đó, nhà quản lý thiết lập một hệ thống hoạt động kiểm soát tại nơi mà trách nhiệm nhất định được phân tách nhằm ngăn chặn gian lận và bảo vệ tài sản. Theo quan điểm truyền thống, lý do cho hoạt động kiểm soát và quản trị hiệu lực có liên quan chặt chẽ với trách nhiệm và bảo vệ tài sản.

Jensen & Meckling (1976), Fama & Jensen (1983) nghiên cứu những vấn đề phát sinh từ việc phân tách quyền sở hữu và kiểm soát cũng từ khá sớm [126]. Adam Smith (1776), cha đẻ của kinh tế học khoa học, đã chỉ ra những mối nguy hại đối với người phải chịu trách nhiệm về tiền của người khác so với rủi ro đối với người những gì họ sở hữu. Những vấn đề tương tự có xu hướng tăng lên trong điều kiện ở một DN lớn, bao gồm cả những vấn đề như cổ đông nên thực hiện những hoạt động kiểm soát tốt nhất tại các công ty lớn mà họ đầu tư [1].

Trong khoảng thời gian 15 năm tiếp sau đó, thực tiễn cho thấy nhu cầu cấp thiết của một hoạt động quản trị công ty thích hợp gắn với hoạt động của mỗi công


ty. Quản trị, quản trị tổ chức và quản trị công ty là những thuật ngữ được sử dụng và nhấn mạnh ngày càng phổ biến. Thực tế, những định nghĩa khác nhau về khái niệm quản trị cũng tồn tại mặc dù chúng có những điểm tương đồng lớn, phổ biến. Quản trị công ty tập trung sự chú ý vào mối quan hệ giữa hai bên là những cổ đông và những nhà quản trị của công ty. Hội đồng giám đốc và những thành viên của Hội đồng đại diện cho các cổ đông. Những quan điểm nghiên cứu truyền thống về quản trị công ty theo lý thuyết thị trường tự do cho rằng, quản trị công ty đặc biệt chú trọng vào tối đa hóa lơn nhuận cho các cổ đông. Theo đó, mối liên hệ quản trị công ty chỉ bao gồm các giám đốc và cổ đông. Theo Bhasa (2004), quan điểm về một thị trường tự do được sự ủng hộ bởi những quan điểm của người có lợi ích (stakeholder) – những bên tham gia trong mối quan hệ quản trị. Từ đó, trách nhiệm của công ty được mở rộng trên cơ sở những cổ đông.

Theo Schachler, Juleff, & Paton (2007), Đạo luật Cadbury 1992 của Vương quốc Anh đề cập tới quản trị công ty như là “một hệ thống được công ty chỉ đạo và kiểm soát” [172]. Các tác giả này cũng tranh luận về định nghĩa quản trị công ty do Tổ chức hợp tác phát triển kinh tế (Organization for Economic Co-operation and Development – OECD) đưa ra năm 1999 cho rằng quản trị công ty nhấn mạnh mối quan hệ giữa những cổ đông, người đại diện và nhà quản trị của công ty, xây dựng trên quan điểm của những người có lợi ích. Từ đó, những nhà nghiên cứu cũng đưa ra quan điểm về quản trị công ty với mối quan hệ rộng hơn. Thực tế phát triển những quan điểm khác về quản trị công ty là không thể tránh khỏi nhưng theo một xu hướng phát triển chung là đơn giản hơn và tiến bộ hơn. Lazarides and Drimpetas (2008) cho rằng “quản lý (management) như là vận hành DN và quản trị (governance) như là giám sát để DN hoạt động đúng” [133]. Điều đó cũng có nghĩa là khi môi trường thay đổi, quản trị, quản lý cần có những thay đổi để thích ứng đảm bảo thực hiện những mục tiêu của DN.

Theo nghiên cứu của Hermanson và Rittenberg (2003), yêu cầu cải thiện quản trị công ty tốt hơn được phân chia thành 3 nhóm nhân tố tác động gồm: Tác động của những thảm họa liên tiếp; Những thay đổi trong đại diện cổ đông; Môi trường luật pháp. Theo nghiên cứu của Power (1997) tại Anh, một số những biến cố


xảy ra đầu những năm 1990 đã điều chỉnh những cơ chế quản trị hiệu lực nên được thiết lập để tránh những biến cố tương tự, trong đó bao gồm cả những cơ chế về báo cáo tài chính và kiểm toán độc lập [160]. Những nghiên cứu tại Mỹ của Vinten (2003); Yakhou & Dorweiler (2004); Tackett, Wolf, & Claypool (2004) cho thấy một số thất bại trong quản trị như sự sụp đổ của Enron cùng với sự phá sản của một trong những công ty kiểm toán lớn nhất Thế giới (Công ty kiểm toán Arthur Andersen) đã tạo ra cú sốc về niềm tin của nhà đầu tư khi tài sản của nhà đầu tư bị “biến mất” ([188], [191], [181]). Đạo luật Sarbanes Oxleyđược Quốc hội Mỹ thông qua ngay sau đó qui định nhiều vấn đề có liên quan tới quản trị công ty nói

chung và KSNB nói riêng. Do đó, Đạo luật này tác động mạnh mẽ tới những nguyên tắc quản trị công ty, đặc biệt là những công ty niêm yết trên Thị trường chứng khoán New York.

Theo những công bố của OECD (2009a, b); Birkenshaw & Jenkins (2009); Senior Supervisors Group (2009) những thất bại của một số định chế tài chính trong thời gian gần đây, đặc biệt là sự sụp đổ thường tạo ra hiệu ứng tiêu cực rõ ràng, ví dụ, sụp đổ của Lehman Brothers cho thấy hiệu lực của những quá trình quản trị và giám sát rủi ro của công ty phải được cải thiện ([150], [151], [66], [173]). Thêm vào đó, sự thay đổi trong đại diện của cổ đông là kết quả của việc những nhà đầu tư xác nhận “quyền” với hội đồng giám đốc và quản trị, đồng thời thiết lập yêu cầu về đặc tính và tổ chức quản trị. Theo William (1985), Hội đồng giám đốc nên được xem như một cấu trúc quản trị cơ bản an toàn giữa công ty và những chủ sở hữu [189]. Hơn thế, quản trị điều hành và những quyền của họ có thể được xem như là một nhân tố then chốt đối với quản trị công ty hiệu lực và rủi ro của hành vi quản trị không thích hợp được trình bày trong những hướng dẫn thực hành theo chủ đề - Theo nghiên cứu của Apostolou, Hassell, & Webber (2001); Radin (2008) ([161], [53]).

Một điểm quan trọng từ những vấn đề phát hiện trên cho thấy quản lý điều hành được đề cập tới như là một yếu tố sống còn để đảm bảo quản lý và quản trị


Tên đầy đủ của Đạo luật này là “An act to protect investors by improving the accuracy and reliability of corporate disclosures made pursuant to the securities laws, for other purposes” được ban hành vào 30 tháng 7 năm 2002.


thành công. Bằng cách sử dụng những thuật ngữ như “quản trị liêm chính” (tone at the top), môi trường kiểm soát (control environment) trong những chuẩn mực thực hành kiểm toán cho thấy tầm quan trọng của hình ảnh nhà quản trị cấp cao trong cách tiếp cận thích hợp để nắm bắt rủi ro và thực hiện hoạt động kinh doanh.

Theo nghiên cứu của Hermanson & Rittenberg (2003), nhân tố quan trọng còn lại đối với một quá trình quản trị công ty tốt là môi trường luật pháp, đặc biệt là trong bối cảnh những bộ phận cấu thành một Thế giới hội nhập, tại đây rủi ro luật pháp xuất hiện dẫn tới nhu cải thiện thực hành quản trị [112].

Tổng hợp từ những phân tích theo các vấn đề nêu trên cũng cho thấy, yêu cầu cải thiện quản trị công ty hay một sự giám sát đối với công ty để đảm bảo đơn vị hoạt động thích hợp trở thành nhu cầu cần thiết. Nghiên cứu của Power (2007) khẳng định vấn đề nêu trên cũng thu hút sự quan tâm của những nhà nghiên cứu trong suốt 15 năm qua và trở thành cơ sở quan trọng cho việc ban hành những qui định của công ty [160]. Đây cũng là cơ sở cho sự phát triển của kiểm soát nói chung và KSNB trong đơn vị. Nghiên cứu của Maijooor (2000); Power (1997); Spira và Page (2003) đồng quan điểm khi cho rằng sự phát triển của quản trị công ty dẫn tới sự bùng nổ của KSNB, hay một sự tái phát hiện ưu việt của KSNB và sự phát triển bùng nổ của kiểm toán ([137], [160], [178]). Power (2007) cho rằng “những hệ thống KSNB giờ đây nằm ở trung tâm của suy nghĩ và thực hành quản trị; những nguyên tắc thiết kế KSNB giờ đây mang tính toàn cầu” [160]. Ông cũng đồng thời nhấn mạnh, KSNB cũng trở thành vấn đề được quan tâm của các chuyên gia và trở thành một phương thức tổ chức và xử lý vấn đề không chắc chắn [160]. Nghiên cứu của COSO (2004) cho rằng KSNB trở nên gắn bó với quản trị rủi ro trong quan hệ với việc hình thành và thực thi chiến lược [83].

Như vậy, trong bất cứ hoạt động của tổ chức, một số dạng của hoạt động kiểm soát phải tồn tại để quản lý những vấn đề nêu trên khi chúng xảy ra và đảm bảo những hành vi cá nhân phù hợp với những tiêu chuẩn của tổ chức hoặc nhóm đã thiết lập. Simons (1991) cho rằng một hệ thống kiểm soát quản lý sẽ được sử dụng để duy trì hoặc những hoạt động thay thế của tổ chức dựa trên thông tin nhận được [176]. Theo Tannenbaum (1968), một tổ chức hay một DN luôn có kiểm soát. Một

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 28/04/2022