Khái Quát Về Phương Pháp Nghiên Cứu Của Luận Án


đổi lớn trong chính sách, quản trị và môi trường Thế giới.

Như vậy, với việc nghiên cứu tổng thể các công trình trong và ngoài nước, Tác giả nhận thấy về mặt lý luận: Chưa có một công trình nào nghiên cứu trực tiếp về cách thức đánh giá và đánh giá thực trạng các yếu tố cấu thành KSNB trên một khuôn mẫu được thừa nhận rộng rãi, đặc biệt là trong lĩnh vực ngân hàng; về thực tiễn, chưa có đánh giá mang tính đầy đủ, hệ thống và làm rõ phương pháp sử dụng trong các NHTM của Việt Nam. Đây chính là khoảng trống nghiên cứu để Tác giả hướng tới giải quyết trong Đề tài Luận án.

3. Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu của Luận án là hệ thống hóa lý luận về KSNB và hoàn thiện KSNB trong các NHTM Việt Nam. Mục tiêu tổng quát trên được cụ thể hóa như sau:

Hệ thống hóa lý luận của KSNB cho các NHTM trên cơ sở những nghiên cứu trước và Khung KSNB của COSO;

Phát triển cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng KSNB cho KSNB trong các NHTM;

Đánh giá KSNB trong các NHTM Việt Nam theo những yếu tố cấu thành KSNB;

Đề xuất những giải pháp cải thiện KSNB trong các NHTM Việt Nam.

Để giải quyết các mục tiêu cụ thể, Luận án thực hiện theo trình tự sau đây gắn với nội dung của mỗi chương:

Xác định bản chất của KSNB trong DN, các tổ chức. Bản chất của KSNB được sử dụng để nghiên cứu cho DN hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm cả các NHTM.

Xác định quan hệ giữa KSNB với quản trị công ty và quản trị rủi ro. Trên cơ sở mối quan hệ này, nghiên cứu những yếu tố/yêu cầu của quản trị tác động tới việc thiết kế và vận hành KSNB. Điều này mang ý nghĩa quan trọng khi xem xét trong các NHTM với nền tảng quản trị theo Basel.

Xác định đặc điểm mang tính khuôn mẫu của các NHTM ảnh hưởng tới thiết kế KSNB. Những đặc điểm mang tính khuôn mẫu tập trung chủ yếu vào hoạt


động của NHTM xuất phát từ sự hợp nhất khuôn khổ cho hoạt động của các NHTM nói chung theo Basel.

Xác định khung KSNB và các yếu tố cấu thành theo khung kiểm soát cho các NHTM. Sự phát triển của KSNB theo hướng áp dụng khuôn mẫu kiểm soát vào một môi trường hoạt động mang tính đặc thù - có các tiêu chuẩn, khuôn mẫu, là những NHTM.

Xác định mối liên hệ giữa thất bại của KSNB với những vấn đề của quản lý phát sinh trong các doanh nghiệp. Liên hệ vấn đề này với các NHTM.

Xác định cơ sở cho đánh giá KSNB theo khung kiểm soát đã xác định. Tác giả phát triển cơ sở đánh giá thực trạng KSNB trong các NHTM trên cơ sở Khung KSNB của COSO 1992, kết hợp với những thay đổi của Khung kiểm soát những lần tiếp theo của COSO sau này (COSO 2013, 2015) và trong điều kiện quản trị của các NHTM theo Basel.

Đánh giá thực trạng KSNB cùng với giải thích nguyên nhân của tình trạng trên cơ sở dữ liệu khảo sát các NHTM Việt Nam.

Đưa ra khuyến nghị và những giải pháp có liên quan tới phát hiện đã xác định trong quá trình đánh giá thực trạng đối với KSNB của các NHTM Việt Nam cùng với những khuyến cáo để cải thiện KSNB cho những đơn vị, tổ chức có liên quan.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu của Luận án

Đối tượng nghiên cứu của Luận án là thực trạng của các yếu tố cấu thành (theo nhóm những yếu tố cấu thành) KSNB tại các NHTM Việt Nam. Việc phân chia các yếu tố cấu thành KSNB thành các nhóm yếu tố và thực hiện nghiên cứu dựa trên Khung KSNB theo quan điểm COSO. Dựa trên quan điểm này, những yếu tố cấu thành KSNB trong các NHTM Việt Nam được phân chia thành những nhóm cụ thể sau: (1) Môi trường kiểm soát; (2) Đánh giá rủi ro; (3) Hoạt động kiểm soát;

(4) Thông tin và Truyền thông; (5) Giám sát. Một số yếu tố cụ thể thuộc đối tượng nghiên cứu được điều chỉnh trên cơ sở đặc thù của NHTM, Tuyên bố Basel I, II, III.

4.2. Phạm vi nghiên cứu của Luận án

Giới hạn phạm vi nghiên cứu của Đề tài là nghiên cứu về KSNB trong các NHTM Việt Nam. Tác giả nghiên cứu trong phạm vi số lớn các NHTM Việt Nam


đang hoạt động và không có bất cứ dấu hiệu nào chứng tỏ có thể bị dừng hoạt động hoặc phá sản - Dấu hiệu “DN hoạt động liên tục” của NHTM từ các báo cáo tài chính của ngân hàng và thông tin công bố của Ngân hàng Nhà nước (NHNN). Với số lượng các NHTM Việt Nam có những biến động qua các năm, từ 2014 tới 2016 và cập nhật những thông tin liên quan có ảnh hưởng tới nghiên cứu (theo đánh giá của tác giả) của năm 2017, tác giả có xu hướng tập trung vào nghiên cứu ở những đơn vị không có sự thay đổi về tổ chức và hoạt động lớn; với trường hợp sáp nhập, tác giả không nghiên cứu ở đơn vị bị sáp nhập mà tập trung ở đơn vị thực hiện sáp nhập. Tính đến thời điểm thực hiện và công bố các công trình nghiên cứu liên quan, có 34 NHTM Việt Nam.

Trong quá trình thực hiện, một số kết quả khảo sát cho quá trình nghiên cứu được thực hiện từ năm 2014 tới 2016 (chủ yếu), một số được khảo sát trong năm 2017. Tuy nhiên, khoảng thời gian nghiên cứu chủ yếu mà Tác giả thực hiện liên quan tới đánh giá các yếu tố của KSNB trong các NHTM là trong năm 2016.

5. Phương pháp nghiên cứu

5.1. Khái quát về phương pháp nghiên cứu của Luận án

Luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu khoa học để thu thập và phân tích dữ liệu. Theo Hair et al. (2000), phương pháp nghiên cứu liên quan tới sử dụng đo lường thống kê để giải thích ý nghĩa cơ bản của dữ liệu liên quan tới một tổng thể [108]. Hơn nữa nghiên cứu mô tả là những con số thể hiện bản chất của những hoạt động động liên quan.

Dữ liệu được thu thập từ thực nghiệm, quan sát và từ khảo sát. Hair et al. (2000); Baines et al. (2002), Những khảo sát được thiết kế và thực hiện thường liên hệ với nghiên cứu mô tả và nghiên cứu định tính ([108], [157]). Trong nghiên cứu của mình, tác giả sử dụng phương pháp thu thập dữ liệu qua phỏng vấn là chủ yếu, sau đó thực hiện phân tích và biểu diễn biểu đồ minh họa cho phân tích. Mouton (2001) cũng giải thích về các khảo sát tương tự khi phân tích có thể trợ giúp cho việc sử dụng đồ thị dữ liệu thống kê một cách nhanh chóng và thuận lợi.

Luận án sử dụng tổng hợp một số phương pháp khác nhau trong quá trình giải quyết các mục tiêu nghiên cứu. Những phương pháp sử dụng gồm:


i). Phương pháp so sánh với tiêu chuẩn (benchmarking): Luận án sử dụng một số tiêu chuẩn/qui định của ngành ngân hàng như là những mực thước để đánh giá, để hoàn thiện theo hướng cải thiện KSNB tốt hơn. Trong một số trường hợp, Luận án sử dụng phương pháp so sánh với dữ liệu kỳ trước hoặc của nghiên cứu những trường hợp thực hiện KSNB điển hình nhằm đánh giá hiệu lực kiểm soát. Nghiên cứu tình huống được thực hiện theo thời gian thực, được Tác giả ghi lại, phân tích, đánh giá và đưa ra những nhận định.

ii). Phương pháp phân tích: Tác giả sử dụng phương pháp phân tích nhằm tìm ra mối liên hệ giữa những biểu hiện của hiệu lực kiểm soát trong quan hệ với những yếu tố cấu thành một hệ thống KSNB trong các NHTM. Phân tích sẽ được Tác giả sử dụng chủ yếu trong quá trình thực hiện Luận án.

iii). Ngoài ra, Luận án có vận dụng phương pháp nghiên cứu tình huống nhằm phát hiện những đơn vị hoạt động “tốt”, từ đó có giải pháp để cải thiện hiệu lực KSNB liên quan.

5.2. Thiết kế nghiên cứu và thu thập dữ liệu

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, tác giả đã xây dựng và thực hiện Đề tài trên cơ sở những vấn đề lý luận được khái quát trong Khung nghiên cứu của Luận án dưới đây - Hình 1.

Hình 1: Khung nghiên cứu của Luận án


Đặc điểm hoạt

động của NHTM

KHUNG KSNB THEO COSO

Tuyên bố Basel

KHUNG KSNB VÀ ĐÁNH GIÁ KSNB ÁP DỤNG CHO NHTM

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG KSNB NHTM VIỆT NAM: 5 YẾU TỐ

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ


Dữ liệu sơ cấp được thu thập chủ yếu qua phỏng vấn trực tiếp là chủ yếu. Ngoài ra, một số phiếu phỏng vấn được thực hiện qua hình thức gửi thư điện tử. Công việc này được Tác giả thực hiện trong giai đoạn từ 2014-2016. Đối tượng


được Tác giả phỏng vấn gồm: (1) phỏng vấn trước một số cá nhân (trong và ngoài ngân hàng) để xác định cơ sở cho nghiên cứu KSNB, kể cả việc xác định đối tượng phỏng vấn sâu nào thích hợp cho đánh giá KSNB trong NHTM; (2) các kiểm toán viên (KTV) của các NHTM là đối tượng phỏng vấn cho những nghiên cứu của Luận án. Theo nghiên cứu của Phan Trung Kien và cộng sự (2012, 2017), việc thực hiện đánh giá hiệu lực kiểm soát nội bộ trở thành một nội dung quan trọng trong kiểm toán nội bộ tại các NHTM Việt Nam ([14], [15]). Hơn nữa, kiểm toán nội bộ được tổ chức ở tất cả các NHTM Việt Nam. Điều này cho phép thực hiện khảo sát trên diện rộng đối với các NHTM Việt Nam. Hơn nữa, do mục đích của Luận án là đánh giá thực trạng hiệu lực của mỗi yếu tố cấu thành KSNB tại các NHTM Việt Nam trong quan hệ với xu hướng tác động tới hiệu lực của KSNB tại các đơn vị này nên tác giả lựa chọn cách tiếp cận đánh giá của các KTV nội bộ. Đối với các KTV nội bộ, đánh giá KSNB là một nội dung quan trọng của kiểm toán nội bộ (KTNB) trong suốt quá trình phát triển của chức năng này trong tổ chức. Những nghiên cứu trước của nhóm tác giả Phan Trung Kiên và cộng sự (2012, 2017) cho thấy việc tổ chức KTNB trong các NHTM Việt Nam là phổ biến ở tất cả các ngân hàng theo qui định của NHNN ([14], [15]). KTV nội bộ là những người có am hiểu tốt nhất về KSNB của đơn vị, đặc biệt là hiểu biết mang tính hệ thống về KSNB. Đây là cơ sở để tác giả lựa chọn cách tiếp cận đánh giá dưới góc độ của KTV nội bộ. Do đó, các câu hỏi khảo sát chủ yếu được thiết kế hướng tới đối tượng được hỏi chủ yếu là các kiểm toán viên nội bộ trong NHTM.

Bảng hỏi được thiết kế chia thành 2 phần: Phần đầu được xây dựng để thu thập những thông tin về vị trí công việc của đối tượng được hỏi, về ngân hàng đang được khảo sát gắn ới đối tượng được phỏng vấn cụ thể; Phần thứ hai được phân chia theo 5 thành phần cấu thành KSNB theo Khung kiểm soát của COSO. Mỗi bộ phận gồm những thông tin liên quan tới phản hồi của kiểm toán viên chỉ ra khả năng ngân hàng thực hiện những yếu tố của KSNB cụ thể.


Kết quả khảo sát được tập hợp và đưa vào bảng excel 2016 để tính toán cũng như sử dụng để vẽ đồ thị thể hiện biến động của mỗi chỉ tiêu liên quan trong quan hệ với chỉ tiêu được đánh giá. Mô tả chi tiết về kết quả nhận được từ các đối tượng phỏng vấn trình bày ở Phụ lục 4 (Phần A và B).

Tóm lược những vấn đề cơ bản liên quan tới việc thực hiện khảo sát và một số vấn đề khác liên quan như sau:

Những đối tượng trong NHTM được phỏng vấn chủ yếu như đã trình bày ở trên gồm: Trưởng và phó Ban KTNB, một số KTV nội bộ. Ngoài ra, một số nội dung phỏng vấn sâu liên quan tới vấn đề cụ thể được thực hiện với Trưởng BKS, Phó trưởng BKS, một số nhân viên của BKS, quản lý tại một số chi nhánh (giám đốc, phó giám đốc, kiểm soát viên, nhân viên khác, …).

Những đối tượng bên ngoài NHTM được phỏng vấn chủ yếu liên quan tới giai đoạn ban đầu (2014-2015) để xây dựng nội dung phỏng vấn, loại bỏ chỉ tiêu phỏng vấn không thích hợp. Những đối tượng phỏng vấn là KTV viên độc lập (5) của công ty kiểm toán có khách hàng là NHTM, kiểm toán viên nhà nước (2) thuộc Vụ kiểm toán ngân hàng - Kiểm toán Nhà nước, chuyên viên tại Ngân hàng Nhà nước (4) quản lý một số vấn đề liên quan tới KSNB tại Vụ chính sách, Vụ Thanh tra.

Nội dung phỏng vấn sẽ đề cập tới những vấn đề theo các yếu tố cấu thành KSNB. Nội dung câu hỏi cụ thể được trình bày trong các phụ lục.

Dữ liệu thứ cấp được Tác giả thu thập từ báo cáo giám sát công bố của Ngân hàng Nhà nước, Cáo bạch tài chính, Báo cáo quản trị công bố, Một số dạng báo cáo thường niên do một đơn vị của ngânhàng công bố. Một số dữ liệu thứ cấp được thu thập từ đánh giá của một số chuyên gia trong những vấn đề cụ thể liên quan tới KSNB tại các NHTM Việt Nam. Dữ liệu thứ cấp được tổng hợp, trích dẫn theo những vấn đề có liên quan tới việc đánh giá KSNB trong NHTM Việt Nam theo các yếu tố cấu thành hoạt động kiểm soát.

5.3. Dữ liệu khảo sát

Như đã xác định trong giới hạn phạm vi nghiên cứu của Đề tài, tác giả nghiên cứu về thực trạng KSNB của các NHTM Việt Nam và giai đoạn nghiên cứu từ 2013-2016.


Một số nội dung được thực hiện nghiên cứu trong thời gian đầu của năm 2017. Với số lượng ngân hàng Việt Nam được phân chia thành 4 nhóm gồm: Quĩ tín dụng; ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước; ngân hàng cổ phần; ngân hàng liên doanh; và nhóm ngân hàng 100% vốn đầu tư nước ngoài. Trong nghiên cứu của mình, tác giả giới hạn nghiên cứu KSNB trong phạm vi các NHTM Việt Nam. Tính tới cuối 2016, NHTM Việt Nam được xác định khảo sát gồm 34 ngân hàng - Phụ lục 2.1. 34 NHTM Việt Nam có qui mô khác nhau, có đặc điểm khác biệt nhất định trong hoạt động trong quan hệ với tài sản, vốn điều lệ, số lượng nhân viên, tỉ lệ nợ, cơ cấu vốn và tỉ lệ nợ xấu,… Các nghiên cứu đi trước đã cho thấy mối liên hệ giữa qui mô hoạt động với tổ chức KSNB, đặc biệt là giá trị vốn. Thực tiễn hoạt động của các NHTM trong thời gian vừa qua cũng cho thấy sự khác biệt trong KSNB và hiệu lực kiểm soát đạt được. Bởi vậy, trong nghiên cứu của mình, tác giả lựa chọn cách thức phân loại dựa trên vốn điều lệ đối với 34 NHTM để phục vụ cho nghiên cứu. Theo nhận định của Tác giả, những phát hiện sẽ được xem xét trên cơ sở những nhóm NHTM được nghiên cứu giúp phát hiện về hiệu lực KSNB và những khuyến nghị cũng như giải pháp có thể áp dụng cho các nhóm NHTM. Phân loại các nhóm NHTM được nghiên cứu và thống kê số lượng ngân hàng được trình bày trong Bảng 1.

Bảng 1: Phân loại và thống kê số lượng ngân hàng theo vốn điều lệ


TT

Tên nhóm

Tiêu chí phân loại

Số lượng

1).

Nhóm 1

Vốn điều lệ từ 20.000 tỷ

4

2).

Nhóm 2

Vốn điều lệ từ 5.000 tỷ tới 20.000 tỷ

14

3).

Nhóm 3

Vốn điều lệ dưới 5.000 tỷ

16


Tổng cộng


34

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 241 trang tài liệu này.

Hoàn thiện hoạt động kiểm soát nội bộ trong các Ngân hàng thương mại Việt Nam - 4

(Nguồn: Tác giả thống kê và phân loại trên cơ sở vốn điều lệ của 34 NHTM Việt Nam công bố, dựa trên Báo cáo của NHNN)

Các kiểm toán viên nội bộ trong các NHTM đóng vai trò chủ đạo trong quá trình phỏng vấn khảo sát về hiệu lực của KNSB trong các đơn vị này. Ngoài đối tượng chủ yếu là các kiểm toán viên nội bộ, còn có 2 nhóm đối tượng trong các NHTM phân theo theo vị trí công việc được tham gia vào quá trình thực hiện đánh giá hiệu lực KSNB gồm: Nhà quản lý các chi nhánh của NHTM như giám đốc chi


nhánh, nhà quản lý của khối, HĐQT; nhân viên của ngân hàng làm việc trong các khối hoạt động của ngân hàng, đặc biệt là khối nghiệp vụ và kế toán của các NHTM. Bên cạnh đó, một số nội dung có thể được khảo sát từ phía các kiểm toán viên bên ngoài của một số công ty kiểm toán độc lập về thực trạng KSNB của các NHTM Việt Nam. Những kiểm toán viên này đã thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính của một số NHTM Việt Nam.

Tác giả thực hiện khảo sát về các yếu tố của KSNB của các NHTM Việt Nam theo bộ câu hỏi chia thành 5 nhóm yếu tố tương ứng với các yếu tố cấu thành KSNB theo Khung COSO gồm: Môi trường kiểm soát; Đánh giá rủi ro; Hoạt động kiểm soát; Thông tin và truyền thông; Giám sát. Phản hồi “Hoàn toàn không hiệu lực” thể hiện yếu tố kiểm soát đó không được thực hiện. Khi một yếu tố kiểm soát cụ thể được thực hiện, những phản hồi thể hiện mức độ hiệu lực của yếu tố đó trên cơ sở thang đo likert từ 1 tới 5, trong đó mức 1 tương ứng với “Hoàn toàn không hiệu lực” - yếu tố kiểm soát không có bất cứ dấu hiệu nào cho thấy chúng xuất hiện/tồn tại/thực hiện, 2 tương ứng với “Không hiệu lực” – những vấn đề được hỏi có xuất hiện nhưng không đủ hoặc không liên tục, 3 với ý nghĩa “Có thể hiệu lực” – với ý nghĩa sự xuất hiện của hoạt động/thủ tục/yếu tố liên quan, có dấu hiệu về việc thực hiện đủ và liên tục nhưng chưa thuyết phục hoặc cần có những xem xét bổ sung (theo người được hỏi), 4 với ý nghĩa “Khá hiệu lực” – với ý nghĩa những nội dung được hỏi xuất hiện, thực hiện đủ, liên tục và đạt kết quả tương đối tốt và 5 với ý nghĩa “Hoàn toàn hiệu lực” – với ý nghĩa những hoạt động/chỉ tiêu/nội dung được hỏi phù hợp, thực hiện đủ, liên tục và có bằng chứng rõ ràng về kết quả tốt. Việc phản hồi của người được hỏi từ 2 tới 5 thể hiện yếu tố kiểm soát đó được thực hiện hoặc được áp dụng trong ngân hàng. Một khía cạnh quan trọng là những phản hồi thể hiện sự tồn tại hoặc sử dụng những yếu tố kiểm soát không dẫn tới kết luận là KSNB hiệu lực. Những phản hồi từ 2 tới 5 cho thấy khả năng đóng góp hướng tới hiệu lực của KSNB trong các NHTM. Câu hỏi và phản hồi các câu hỏi được tập

Xem tất cả 241 trang.

Ngày đăng: 28/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí