Những Nghiên Cứu Trong Nước Có Liên Quan


trong quản trị, đặc biệt là quản trị rủi ro [169]. Kiểm toán nội bộ đánh giá KSNB và tìm cách cải thiện hiệu lực kiểm soát. Đồng quan điểm này, một số nghiên cứu khác như nghiên cứu của Alvin A. Arens và James Loebeke (2000) về “Kiểm toán – một phương pháp liên kết”, Robert R. Moller (2005) về “Kiểm toán nội bộ hiện đại” với việc kế thừa và phát triển quan điểm của Brink về kiểm toán nội bộ cho thấy, bằng cách kế thừa các nội dung trước đây của KSNB, các nghiên cứu này tập trung đi vào lảm rõ mối quan hệ giữa KSNB và kiểm toán nội bộ. Chúng tác động tới cách thức tổ chức kiểm toán nội bộ và ngược lại để hướng tới mục đích chung của quản lý là cải thiện hiệu quả và hiệu lực các hoạt động trong DN hay bất cứ tổ chức nào([169], [50]).

Những nghiên cứu thực nghiệm cũng cho thấy tác động của KSNB tới hiệu quả và hiệu lực theo những xu hướng tích cực. Trên khía cạnh tính hiệu lực của KSNB, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng KSNB hiệu lực giúp đơn vị đạt được các mục tiêu gắn với sự hữu hiệu và hiệu quả hoạt động. Điều này được chứng mình bằng các nghiên cứu điển hình như nghiên cứu của Salehi cùng các đồng sự (2013), Srisawangwong cùng các đồng sự (2015). Các nghiên cứu này được thực hiện ở các quốc gia khác nhau thư Iran, Trung Quốc, Thái Lan, Mỹ ([170], [179]).

Một số nghiên cứu về KSNB theo hướng xây dựng hoặc làm tăng hiệu lực hoặc đưa ra một cơ sở để thực hiện trong quan hệ với giới hạn về phạm vi áp dụng nhất định của kiểm soát. Michael Ramos (2008) đã nghiên cứu những đặc tính của KSNB theo COSO và hướng để vận dụng trong điều kiện những DN của Mỹ [142]. Những hướng vận dụng này nhằm làm cho KSNB của các DN phù hợp với Đạo luật Sabarnes Oxley. Trong đó, KSNB được nghiên cứu, tìm cách đánh giá với giới hạn phạm vi là lập báo cáo tài chính.

Trong lĩnh vực ngân hàng, nghiên cứu về KSNB cũng được thực hiện với những nghiên cứu phủ rộng những vấn đề khác nhau của KSNB cũng như vấn đề liên quan hoặc vấn đề cụ thể của kiểm soát. Nghiên cứu của nhóm tác giả Salehi, Mahdi; Shiri, Mahmoud Mousavi; Ehsanpour, Fatemeh (2013) khi thực hiện khảo sát tại các ngân hàng tại Iran đã chỉ rõ KSNB đóng một vai trò rất quan trọng và mang lại hiệu quả cho tổ chức [170]. Nghiên cứu này tiến hành điều tra hiệu quả


của KSNB trong ngành ngân hàng của Iran trong năm 2011 với tham chiếu đặc biệt cho Ngân hàng Mellat. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, môi trường kiểm soát, quá trình đánh giá rủi ro và hoạt động kiểm soát kém hiệu quả làm nảy sinh các nhiều hành vi gian lận và sai sót trong hoạt động ngân hàng. Chính vì vậy, KSNB tốt sẽ là công cụ ưu việt trong việc ngăn chặn tỷ lệ gian lận và sai sót, đảm bảo hiệu quả hoạt động của các ngân hàng tại Iran. Nghiên cứu của một số học giả tại Trung Quốc trên cơ sở phân tích dữ liệu từ các công ty niêm yết tại Trung Quốc trong cũng khẳng định đối với các công này việc thiết lập hệ thống KSNB tốt hơn nhằm cải thiện hiệu quả của KSNB. Và đồng thời khi công ty đang ở trong trạng thái tăng trưởng, cải thiện KSNB sẽ cho phép đạt được các kết quả hoạt động kinh doanh tốt hơn.

Srisawangwong, Papapit; Ussahawanitchakit, Phaprukbaramee (2015) cũng thực hiện nghiên cứu về mối liên hệ giữa hệ thống KSNB và việc đạt được mục tiêu hoạt động ở các doanh nghiệp kinh doanh thức ăn nhanh và thực phẩm tiện lợi ở Thái Lan [179]. Các kết quả phân tích OLS đã chỉ ra rằng rằng cơ cấu tổ chức phù hợp với quy mô doanh nghiệp và loại hình kinh doanh sẽ làm cho doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả. Ngoài ra thông tin và truyền thông có hiệu quả cũng làm tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh. Và hơn hết, KSNB giúp doanh nghiệp sử dụng hiệu quả nguồn lực hiện có, tiết kiệm được chi phí, đạt được mục tiêu trong kinh doanh.

Nghiên cứu của nhóm tác giả Qiang Cheng, Beng Wee Goh, Jae Bum Kim (2015) đã kiểm tra mối liên hệ giữa KSNB hiệu lực và hiệu quả hoạt động bằng cách sử dụng mẫu lớn của các công ty báo cáo ý kiến của KSNB theo SOX 404 trong giai đoạn 2004-2011[77]. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng KSNB hiệu lực dẫn đến hiệu quả hoạt động cao hơn thông qua việc (i) làm giảm khả năng chiếm dụng nguồn lực doanh nghiệp và (ii) nâng cao chất lượng các báo cáo nội bộ, dẫn đến các quyết định hoạt động tốt hơn. Đồng thời cũng chứng minh được KSNB trong các doanh nghiệp nhỏ (đặc biệt là những doanh nghiệp có vốn hóa thị trường khoảng từ 75 $ triệu đến 250 triệu $) hiệu quả thì các doanh nghiệp này càng có lợi trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu điển hình như Tseng, C.Y (2007); Chirwa,

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 241 trang tài liệu này.

E.W (2003); Greenley, O.E. and Foxall, G.R (1997) cũng chỉ ra rằng hoạt động tài


Hoàn thiện hoạt động kiểm soát nội bộ trong các Ngân hàng thương mại Việt Nam - 3

chính của các đơn vị kinh doanh có hệ thống KSNB vững mạnh là tốt hơn so các đơn vị có hệ thống KSNB yếu. Các nghiên cứu cũng nhấn mạnh rằng các doanh nghiệp có KSNB yếu có giá trị thị trường thấp hơn ([186], [79], [106]). IFAC (2012a) khẳng định rằng các tổ chức thành công sẽ biết làm thế nào để tận dụng các cơ hội và đối phó được với các rủi ro thông qua việc ứng dụng có hiệu quả của KSNB, và từ đó cải thiện được hiệu quả hoạt động của tổ chức đó [120].

Đánh giá về KSNB trong các ngân hàng cũng được thực hiện nhưng dưới những góc độ khác nhau và gắn với những chủ thể thực hiện khác nhau. Hầu hết những nghiên cứu trong lĩnh vực ngân hàng tập trung vào xem xét tác động của KSNB với việc ngăn chặn gian lận, kiểm soát tổ chức và quản trị công ty, hoặc tác động/quan hệ của kiểm toán nội bộ với KSNB trong ngân hàng.

iii). Chất lượng kiểm soát nội bộ

Công bố về những khiếm khuyến của KSNB trở thành nhu cầu cần thiết được đề cập tới lần đầu tiên trong Đạo luật Sabarnes Oxley 2002. Phần 404 của Luật yêu cầu nhà quản trị và những kiểm toán viên phải báo cáo về hiệu lực của KSNB đối với báo cáo tài chính [171]. Những nghiên cứu tiếp theo đối với yêu cầu thực hiện công khai chất lượng KSNB được đề cập tới trong những Phần 302, 404 của Luật này. Những nghiên cứu đầu tiên ở trên phạm vi rộng của các tác giả như Ashbaugh-Skaife et al. (2007); Bryan and Lilien (2005); Doyle et al. (2007b); Gee and McVay (2005), cung cấp bằng chứng về những loại công ty công khai những khiếm khuyết trong KSNB là yêu cầu cần thiết. Các tác giả này đã phát hiện những công ty với KSNB yếu có khuynh hướng là những công ty nhỏ hơn, có khả năng sinh lời kém hơn, hoạt động đa dạng hơn hoặc có những thay đổi tăng trưởng nhanh hoặc tái cấu trúc ([54], [70], [92], [102]). Kết quả nghiên cứu từ việc kiểm tra tác động của chất lượng KSNB của các tác giả như Ashbaugh-Skaife et al. (2009); Ogneva et al. (2007), Ettredge et al. (2006); Hogan and Wilkins, 2008; Raghunandan and Rama, 2006 cho thấy tác động cũng rất đa dạng đa dạng vào giá chứng khóa, chi phí vốn ([54], [152]) và chi phí kiểm toán ([94], [114]). Trong một số nghiên cứu khác Hogan and Wilkins (2008); Krishnan (2005); Tang and Xu (2007); Mei Feng, Chan Li and Sarah McVay (2009), bằng chứng hỗn hợp về mối


liên hệ giữa KSNB và chất lượng thu nhập có thể vì sự tồn tại của những cơ chế giám sát bổ sung, chẳng hạn từ phía kiểm toán viên, ban giám đốc, những nhà đầu tư từ các định chế tài chính ([54], [130], [182], [139]), đã kiểm tra mối liên hệ giữa chất lượng KSNB và tính chính xác của những hướng dẫn quản trị. Họ đã phát hiện chất lượng KSNB có ảnh hưởng quan trọng về kinh tế tới những báo cáo quản trị nội bộ và vì thế những quyết định đã dựa trên những thông tin này.

iv). Phương thức đánh giá kiểm soát nội bộ:

Nghiên cứu về bản chất của KSNB còn xuất hiện những trường phái khác trên cơ sở cách thức tiếp cận khác nhau. Heier, Dugan and Sayers (2005) cho rằng khái niệm và ứng dụng KSNB thường thay đổi nhưng những hành động đối với những sự kiện trong môi trường. Những sự kiện thường kích hoạt những cuộc tranh luận về nhận thức yếu điểm trong thực hiện những KSNB. Từ đó, các tác giả kết luận quá trình phát triển KSNB có tương tác với nhau, cũng như là từ những luật khác nhau và những quy định đang hiện hữu [111].

Đánh giá KSNB được thực hiện trên nhiều góc độ khác nhau. Dưới góc độ đánh giá cho sử dụng kiểm toán báo cáo tài chính, tác giả Ashton (1984) chỉ tập trung vào xem xét kết quả đánh giá KSNB với thực hiện những thử nghiệm cơ bản [56]. Nghiên cứu của Onumah, Ransome Kuipo and Victoria A. Obeng (2012) thực hiện đánh giá sâu hơn về hệ thống KSNB dựa trên những yếu tố của hệ thống KSNB so với những yếu điểm quan trọng được công bố. Nghiên cứu này cũng chỉ ra một cách thức đánh giá cơ bản trên cơ sở những yếu tố cấu thành KSNB theo COSO [153].

Đối với việc đánh giá hiệu quả của KSNB trong tổ chức, Khung COSO 1992 đã đề cập tới việc đánh giá KSNB trong quan hệ với đặc tính của KSNB hiệu lực và cho rằng đánh giá là một phần của Khung kiểm soát. Tuy nhiên, COSO 1992 không cung cấp những hướng dẫn cụ thể và hướng dẫn thực hiện đầy đủ cho thực hiện đánh giá của nhà quản trị. Khung COSO 2013 yêu cầu (i) một trong năm thành phần và 17 nguyên tắc có liên quan cùng tồn tại và hoạt động liên tục; và (ii) năm thành phần phải hoạt động cùng nhau trong một tổng thể. Như vậy có thể nói báo cáo của COSO là một khung lý thuyết căn bản để các nhà nghiên cứu sau này phát triển


khung lý thuyết đó và hoàn thiện nó hơn trong những điều kiện và môi trường kinh doanh cụ thể. Cũng từ đây khi nói về KSNB, nhà quản lý sẽ nhìn nhận một cách cụ thể hơn vai trò cũng như các bộ phận cấu thành của nó để từ đó để thiết kế, vận hành sao cho KSNB phát huy được hiệu quả trong quá trình hoạt động.

Đối với KSNB hiệu lực, Basel cũng cho rằng, hiệu lực của KSNB trong các tổ chức tín dụng liên quan tới việc thiết kế và vận hành đầy đủ, liên tục của 13 nguyên tắc được nhóm theo 5 nhóm nhân tố tương ứng. Tương tự như COSO, Khung KSNB theo Basel dường như mới chỉ gợi mở một cách thức tiếp cận để đánh giá KSNB của các ngân hàng nói riêng và có thể vận dụng cho các DN hoạt động trong những lĩnh vực khác.

v). Nghiên cứu kiểm soát nội bộ trong các ngân hàng

Không có nhiều những công trình nghiên cứu về kiểm soát nội bộ trong ngân hàng trên thế giới, đặc biệt là dưới góc độ đánh giá KSNB. Nghiên cứu của Xiaoli Liao, Tongjian Zhang và Mingxing Li (2011) về hệ thống KSNB của những hệ thống máy tính thuộc ngân hàng thương mại nhà nước trên phạm vi cả nước, các tác giả phát hiện KSNB của hệ thống thông tin tại các ngân hàng thương mại nhà nước Trung Quốc vẫn chưa hoàn thiện và cần được cải thiện [190]. Nghiên cứu của Nitu (2002), Nagy (2005) cho rằng hệ thống KSNB của ngân hàng chứa đựng tập hợp những biện pháp nhà quản trị thực thi để đảm bảo các chức năng đúng của ngân hàng, quản trị thích hợp những tài sản và nợ của ngân hàng và ghi nhận đúng đắn những chứng từ kế toán ([148], [147].

Một số nghiên cứu khác tập trung vào tác động của những hoạt động khác tới KSNB, đặc biệt là tác động của kiểm toán nội bộ vào những yếu tố của KSNB trong ngân hàng. Theo nghiên cứu của Theofanis Karagiorgos, George Drogalas và Alexandra Dimou (2010) chỉ ra tất cả những yếu tố thực hành của kiểm toán nội bộ ảnh hưởng tới tính hiệu lực của KSNB của những đơn vị trong lĩnh vực ngân hàng ở Hy Lạp [184]. Tuy nhiên, những nghiên cứu này chỉ xoay quanh tác động vào những yếu tố cấu thành KSNB nhưng không xem xét tác động cụ thể tới nội dụng cũng như cách thức, …

2.2. Những nghiên cứu trong nước có liên quan

Ở nước ta, nghiên cứu về KSNB nói chung đã được một số tác giả nghiên


cứu trong những năm gần đây cùng với sự phát triển của kiểm toán nói chung. Hầu hết các nghiên cứu về KSNB ở nước ta là tập trung vào doanh nghiệp hoạt động trong những lĩnh vực cụ thể với nội dung nghiên cứu đã được thực hiện trên những góc độ khác nhau. Có thể thấy những xu hướng và những phát hiện từ những nghiên cứu đi trước về KSNB thể hiện ở những điểm sau:

Các nghiên cứu về KSNB thực hiện trong giới hạn về phạm vi xác định gắn với những lĩnh vực hoạt động hoặc đơn vị cụ thể như dầu khí, may mặc, hóa chất, bưu chính viễn thông, ... Điều này thể hiện trong các nghiên cứu của Ngô Trí Tuệ và các công sự (2004) với đề tài “Xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ trong Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam”, nhóm tác giả đã xây dựng hệ thống KSNB theo các yếu tố cấu thành như môi trường kiểm soát, thủ tục kiểm soát, hệ thống thông tin và kiểm toán nội bộ [44]; Nghiên cứu của tác giả Phạm Bình Ngọ (2011) với đề tài “Tổ chức Hệ thống Kiểm soát nội bộ trong các đơn vị dự toán trực thuộc Bộ quốc phòng” đã xem xét KSNB trong DN quân đội và có đề xuất xây dựng KSNB theo những yếu tố cấu thành; Một số nghiên cứu khác của các tác giả như Nguyễn Thu Hoài (2011) với đề tài “Hoàn thiện hệ thống KSNB trong các doanh nghiệp sản xuất xi măng thuộc TCT Công nghiệp Xi măng Việt Nam”, Bùi Thị Minh Hải (2012) với đề tài “Hoàn thiện tổ chức kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp dệt may Việt Nam”, Nguyễn Thị Lan Anh (2014) với đề tài “Hoàn thiện tổ chức kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp Thuộc tập đoàn hóa chất Việt Nam” cũng phát triển theo hướng hoàn thiện hệ thống KSNB như trên nhưng ở trong bối cảnh hoạt động là những lĩnh vực hoạt động khác nhau, lĩnh vực hoạt động dệt may và hóa chất mỏ ([9], [2]). Những nghiên cứu này có xu hướng đi xem xét các yếu tố của KSNB, đánh giá và đề xuất những giải pháp về KSNB trong các đơn vị thuộc lĩnh vực mình nghiên cứu. Điểm chung của các nghiên cứu trên là đều kế thừa các nội dung trong định nghĩa KSNB thể hiện Báo cáo COSO 1992 và quan điểm của IFAC về bản chất, các thành tố cấu thành KSNB, các nguyên tắc để đánh giá KSNB trong các đơn vị... Từ đó, vận dụng vào điều kiện, đặc điểm, lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mà đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện KSNB trong các đơn vị mà tác giả nghiên cứu như may mặc [9], hóa


chất mỏ [2]. Trong những nghiên cứu này, các tác giả dựa trên Khung COSO để nghiên cứu và xác định những yếu tố kiểm soát tương ứng với 5 nhóm yếu tố cấu thành KSNB. Các tác giả cũng thực hiện đánh giá những yếu tố của KSNB gắn với phạm vi nghiên cứu tương ứng. Mặc dù vậy, việc hình thành một cách thức tiếp cận, nội dung và trình tự thực hiện đánh giá cùng với tiêu thức đánh giá vẫn là một câu hỏi chưa được trả lời rõ ràng.

Trong lĩnh vực ngân hàng - tài chính, một số nghiên cứu trong nước cũng được thực hiện theo những khía cạnh khác nhau nhưng đánh giá thực hiện KSNB, tổ chức KSNB, kiểm toán nội bộ trong các NHTM,… Nghiên cứu khác của nhóm tác giả Phan Trung Kiên và cộng sự (2012) liên quan tới KSNB như đánh giá thực hiện kiểm toán nội bộ trong các NHTM Việt Nam, đánh giá nội dung kiểm toán - đánh giá KSNB, có đưa ra cách thức đánh giá đối với KSNB theo mô hình Input - Process - Output có thể vận dụng cho các hoạt động khác. Theo đó, tác giả chỉ đánh giá KSNB như là một phần trong nội dung của kiểm toán nội bộ. Trong thực tế, KSNB có thể tác động và chịu tác động của nhiều yếu tố với tác động ở các mức độ khác nhau cũng như là cần được nghiên cứu trên những khía cạnh về tổ chức và thực hiện khác [15].

Nguyễn Tố Tâm (2014) với đề tài “Hoàn thiện tổ chức kiểm soát đối với tăng cường chất lượng thông tin kế toán tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam”. Bằng phương pháp nghiên cứu định lượng, phân tích dữ liệu bằng phầm mềm Eviews, luận án đã lượng hóa được những ảnh hưởng của KSNB đến chất lượng thông tin kế toán tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Tuy nhiên, luận án mới chỉ đề cập đến một mục tiêu của KSNB là đảm bảo độ tin cậy của báo cáo tài chính, và các giải pháp được đưa ra chưa có tính toàn diện để đảm bảo các mục tiêu của KSNB. Hơn nữa, những vấn đề thuộc phạm trù của khái niệm kiểm soát được tác giả khai thác rộng, ví dụ, bao gồm cả kiểm soát nhà nước [39]. Vì vậy, việc xem xét có giới hạn cả về hình thức kiểm soát cụ thể và không gian liên quan tới lĩnh vực hoặc đơn vị cụ thể có thể tạo ra những phát hiện mới cần tiếp tục được nghiên cứu. Bên cạnhd đó, việc Tác giả sử dụng thuật ngữ hiệu quả, hiệu lực còn có nhiều điểm chưa nhất quán, đặc biệt


là việc xây dựng cơ sở cho đánh giá KSNB. Đây cũng chính là một khoảng trống nghiên cứu mà những nghiên cứu sau có thể tiếp tục thực hiện.

2.3. Kết luận về khoảng trống nghiên cứu

Khoảng trống nghiên cứu được xác định trên cơ sở tìm hiểu, đánh giá những nghiên cứu đã thực hiện, những vấn đề đang và đã đặt ra trong thực tiễn KSNB trên cả phương diện lý luận và thực tiễn. Từ phân tích kết quả của những nghiên cứu đi trước, Tác giả nhận thấy mặc dù những nghiên cứu trong nước và quốc tế nghiên cứu về KSNB rất đa dạng nhưng cũng có những giới hạn nhất định.

Một số những giới hạn cơ bản nhất thể hiện trên 3 khía cạnh lớn được liệt kê sau đây:

Một là, những nghiên cứu quốc tế thường gắn với những khía cạnh tổng quan về KSNB, quan hệ và tác động của KSNB với những hoạt động hoặc bộ phận khác. Những nghiên cứu trên được thực hiện trên phạm vi rộng nhưng chưa có khung kiểm soát hoặc đánh giá KSNB trong những lĩnh vực cụ thể.

Hai là, những nghiên cứu đi sâu làm rõ nội hàm của các yếu tố của kiểm soát cụ thể theo khung COSO như môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm soát, thông tin truyền thông, giám sát. Tuy nhiên, các nghiên cứu này mới chỉ dừng lại ở việc chỉ ra các thành phần của các yếu tố nhưng chưa đánh giá tình trạng của mỗi yếu tố trong hoạt động kiểm soát của đơn vị cũng như xem xét tác động tới hiệu lực KSNB.

Ba là, chưa có nghiên cứu nào thực hiện đánh giá thực trạng của một hệ thống KSNB với đầy đủ các yếu tố cấu thành, trong các NHTM hoặc ở những đơn vị tương tự theo một cách có hệ thống tác động tới hiệu lực kiểm soát, dựa trên những cơ sở mang tính chuyên nghiệp của KSNB.

Đối với những nghiên cứu trong nước, những nghiên cứu đã tập trung vào xem xét những yếu tố của một hệ thống KSNB trong DN, thực hiện đánh giá và đưa ra những giải pháp có thể cải thiện hiệu lực, hiệu quả KSNB trong DN thuộc những lĩnh vực khác nhau. Tuy nhiên, chưa có bất cứ một đánh giá nào về thực trạng của KSNB trong các NHTM của Việt Nam, đặc biệt là trong giai đoạn có những thay

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 28/04/2022