hợp với cơ chế thị trường; quyền lợi và trách nhiệm của các đơn vị thực hiện công tác thông tin tín dụng được quy định rõ ràng.
2.1.2. Giai đoạn mở rộng nghiệp vụ thông tin tín dụng cho đến nay
Để phù hợp với chức năng nghiệp vụ, phạm vi, mức độ hoạt động của việc cung cấp và sử dụng thông tin; đồng thời để khắc phục những
tồn tại trong quá trình triển khai thực hiện quyết định số 03/NHNN,
Thống đốc NHNN đã có định hướng cho Trung tâm TTTD chuyển sang Vụ quản lý các ngân hàng cho phù hợp với chức năng và vai trò của vụ đó. Đến ngày 23/10/2003 Thống đốc NHNN quyết định chuyển giao Trung tâm TTTD sang vụ quản lý các ngân hàng, để thực hiện phù hợp với chức năng nhiệm vụ của mình. Việc thu thập và cung cấp thông tin của Trung
tâm TTTD được thực hiện trong phạm vi số liệu và tình hình của các
doanh nghiệp có liên quan đến hoạt động tín dụng; các TCTD được khuyến khích gia nhập thành viên của Trung tâm TTTD nhưng trên cơ sở
hoàn toàn bắt buộc. Các thành viên của Trung tâm TTTD là tổ chức tín
Có thể bạn quan tâm!
- Kinh Nghiệm Một Số Nước Về Hệ Thống Thông Tin Tín Dụng Và Bài Học Rút Ra Đối Với Ngân Hàng Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào
- Kinh Nghiệm Phát Triển Ngành Báo Cáo Tttd Ở Trung Quốc
- Quá Trình Hình Thành Và Phát Triển Hệ Ngân Hàng Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào
- Dư Nợ Tín Dụng Của Các Tctd Tại Trung Tâm Tttd
- Hoàn thiện hệ thống thông tin tín dụng trong hệ thống ngân hàng Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào - 15
- Việc Áp Dụng Công Nghệ Thông Tin Đối Với Hệ Thống Thông Tin Tín Dụng
Xem toàn bộ 206 trang tài liệu này.
dụng phải thông báo đầy đủ, kịp thời những thông tin về cấp tín dụng cho khách hành với Trung tâm TTTD và được quyền tra cứu thông tin từ Trung tâm TTTD. Tổ chức bộ máy của Trung tâm TTTD về cơ bản không thay đổi so với khi mới thành lập và hoạt động tại vụ tính dụng và kế toán tài chính.
Đến ngày 11/10/2004 Thống đốc NHNN đã ký quyết định số
269/NHNN ban hành về quy định khoản tiền cho vay, phí đăng ký thành
viên, phí quản lý và phí dịch vụ cung cấp thông tin của Trung tâm TTTD và ban hành kèm theo quyết định là công văn số 517/VQL về hướng dẫn thực hiện hoạt động nghiệp vụ thông tin tín dụng. Quyết định 269/NHNN
quy định rõ: các TCTD trước khi quyết định cho vay khoản tiền từ 30
triệu kíp trở lên phải thông qua Trung tâm TTTD để nhận báo cáo thông tin về khách hành cho vay trước khi quyết định cho vay; các TCTD hoạt
động dưới sự quản lý của NHNN phải nộp phí đăng ký thành viên 1,2
triệu kíp và phí quản lý 100 nghìn kíp/1 năm với Trung tâm TTTD; về phí dịch vụ thông tin Trung tâm TTTD thu theo 2 trường hợp: 1) trường hợp không có thông tin thu 20.000 kíp/1 đối tượng, 2) trường hợp có thông tin thì thu theo khoản tiền cho vay từ 30 triệu kíp 5 tỷ kíp trở lên thu 30.000 kíp 125.000 kíp/1 đối tượng cho vay.
Về tham gia thành viên, tại thời điểm này đã có 32 TCTD tham gia thành viên; trong đó có 4 NHTM Nhà nước, 2 ngân hàng liên doanh, 7 ngân
hàng tư nhân trong nước và nước ngoài, 19 chi nhánh ngân hàng nước
ngoài, 1 ngân hàng cổ
phần. Việc thực hiện chế độ
thành viên tạo điều
kiện cho các đối tượng có nhu cầu tiếp cận sử dụng thông tin trong hệ
thống ngân hàng. Tuy nhiên, điều đó cũng có hạn chế là nếu số thành viên tham gia ít sẽ dẫn đến thông tin không đầy đủ.
Sau khi mới chính thức đi vào hoạt động với vai trò, trách nhiệm là đầu mối của toàn hệ thống về hoạt động TTTD, Trung tâm TTTD đã phối hợp chặt chẽ với các đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch dự án triển khai tổ chức bộ máy, khẩn trương hoàn thành các văn bản tạo thành hành lang pháp lý cho hoạt động TTTD, chuẩn hóa thông tin, xây dựng phần mềm, cơ sở dữ liệu, nối mạng đảm bảo thông suốt đến các NHTM; đôn đốc hướng dẫn các NHTM xây dựng và thực hiện thống nhất nghiệp vụ TTTD; cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin cho NHNN và các NHTM. Đồng thời Trung tâm TTTD đã tích cực triển khai hướng dẫn nghiệp vụ TTTD đến các chi nhánh và các TCTD, thường xuyên theo dõi tình hình thực hiện, đi sát thực
tế nắm bắt khó khăn vướng mắc và phối hợp hỗ trợ giải quyết kịp thời để thúc đẩy việc thực hiện công tác TTTD.
Trung tâm TTTD cần phải thực hiện tốt nghiệp vụ và mục tiêu cơ bản như sau để đạt được kết quả trong hoạt động TTTD:
Một là: phải xây dựng và ban hành các văn bản chế độ có liên quan đến hoạt động và quy trình nghiệp vụ thu thập thông tin, truyền dẫn, cung cấp thông tin để hoạt động TTTD đi vào nề nếp, đồng bộ và khoa học.
Hai là: phải mở rộng nội dung hoạt động của TTTD, không chỉ thu thập các thông tin tài chính về doanh nghiệp mà còn thu thập các thông tin
kinh tế, thương mại và các thông tin khác về các doanh nghiệp lớn, các
doanh nghiệp có dư nợ vay ngân hàng lớn, các doanh nghiệp có quan hệ
đồng thời với nhiều NHTM, các doanh nghiệp đang có nợ quá hạn lớn...
Ba là: phải triển khai công tác TTTD đến các TCTD, bao gồm các
ngân hàng liên doanh, ngân hàng cổ phần và chi nhánh ngân hàng nước
ngoài. Đồng thời củng cố khuyến khích các ngân hàng thành lập bộ phận chuyên trách làm công tác TTTD.
Bốn là: phải thiết lập tạo mối quan hệ với các cơ quan ngoài ngành như: Bộ kế hoạch và đầu tư, Cục thống kê, Cục quản lý doanh nghiệp, các cơ quan nội chính,... để thu thập thông tin; đồng thời nghiên cứu và áp dụng thử phương pháp thu thập thông tin trực tiếp tại doanh nghiệp.
Năm là: việc thực hiện quy trình thu thập thông tin phải thực hiện
theo quy trình đã quy định từ các chi nhánh TCTD báo cáo qua chi nhánh
NHNN trên địa bàn; chi nhánh NHNN tập hợp và truyền về Trung tâm
TTTD. Hội sở
chính NHTM thực hiện vai trò đôn đốc, nhắc nhở
và chịu
trách nhiệm trong việc các chi nhánh của mình báo cáo thông tin cho Trung tâm TTTD.
Sáu là: đối tượng thu thập thông tin, tiến hành thu thập tất cả các đối tượng khách hàng là doanh nghiệp, khách hàng tư nhân và cá thể.
Bảy là: phải xây dựng chương trình phần mềm TTTD, tạo mạng lưới được sử dụng thống nhất từ Trung tâm TTTD, chi nhánh NHNN đến các NHTM và chi nhánh của NHTM.
Để thực hiện tốt, Trung tâm TTTD đã triển khai xây dựng phần
mềm, tạo kho dữ liệu, đồng thời xây dựng chuẩn mực chỉ tiêu thu thập thông tin đầu vào và báo cáo cung cấp thông tin đầu ra với nhiều tiện ích và nhiều sản phẩm cho các người sử dụng thông tin. Đồng thời, tiến hành
xây dựng khung pháp lý về
hoạt động TTTD cho đầy đủ
và rõ ràng cho
hoạt động đi vào nề nếp, mở rộng hoạt động TTTD, cơ sở vật chất cho hoạt động TTTD được nâng cao. Tăng cường củng cố nhận thức về hoạt động TTTD của các TCTD và cá nhân trong vấn đề sử dụng TTTD trong hoạt động kinh doanh của mình.
2.2. Thực trạng hoạt động của hệ thống thông tin tín dụng ngân hàng Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào
2.2.1. Hoạt động thông tin tín dụng tại trung tâm thông tin tín dụng
Trong cấu trúc hệ thống TTTD ngân hàng CHDCND Lào thì Trung
tâm TTTD có vai trò quan trọng với việc định hướng hoạt động, tổ chức, hướng dẫn triển khai nghiệp vụ TTTD trong toàn hệ thống. Vì vậy, việc xem xét thực trạng về tổ chức hoạt động của Trung tâm TTTD có ý nghĩa
rất lớn khi nghiên cứu thực trạng hệ Lào.
thống TTTD ngân hàng CHDCND
Trung tâm TTTD là đơn vị sự nghiệp thuộc cơ cấu tổ chức của Vụ quản lý các ngân hàng (Ngân hàng CHDCND Lào), có chức năng thu nhận, phân tích và dự báo TTTD trong ngành ngân hàng để phục vụ công tác quản
lý, điều hành của NHNN, cung cấp và làm dịch vụ TTTD cho các TCTD và các tổ chức khác [17].
Trung tâm TTTD có các nhiệm vụ và quyền hạn sau: Xây dựng, trình Thống đốc các văn bản về hoạt động TTTD và hướng dẫn, triển khai thực hiện các văn bản sau khi được phê duyệt; theo dõi, kiểm tra, tổng hợp, đánh giá và báo cáo tình hình thực hiện thu nhận, xử lý và lưu trữ dữ liệu TTTD từ các TCTD, tổ chức khác có hoạt động ngân hàng theo quy định của Thống đốc NHNN; khai thác, thu thập thông tin cần thiết liên quan đến khách hàng vay vốn TCTD từ các phương tiện thông tin đại chúng và các nguồn hợp pháp khác khi cần thiết để đáp ứng yêu cầu hoạt động TTTD; phân tích, thiết kế, xây dựng các yêu cầu về bảo mật, quản lý vận hành mạng, kho dữ liệu và hệ thống TTTD; kiểm soát việc truy cập, khai thác sử dụng TTTD; cung cấp kịp thời, đầy đủ, trung thực TTTD cho NHNN và các TCTD theo quy định hiện hành; làm dịch vụ thông tin cho các TCTD và các tổ chức khác; tư vấn, hỗ trợ khách hàng tìm kiếm TTTD theo yêu cầu.
Trung tâm TTTD đã phối hợp chặt chẽ với các đơn vị liên quan triển khai tổ chức bộ máy, xây dựng các văn bản tạo hành lanh pháp lý cho hoạt động TTTD, chuẩn hoá thông tin, xây dựng phần mềm, cơ sở dữ liệu, nối mạng đảm bảo thông suốt đến các NHTM; làm đầu mối đôn đốc hướng dẫn các NHTM xây dựng và thực hiện thống nhất nghiệp vụ TTTD; cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin cho Ban lãnh đạo NHNN và các NHTM. Đồng thời thường xuyên tổ chức họp giao ban, theo dõi tình hình thực hiện, đi sát thực tế nắm bắt những khó khăn vướng mắc và phối hợp hỗ trợ giải quyết kịp thời để thúc đẩy hoạt động TTTD trong toàn hệ thống.
Đến nay hệ thống TTTD ngân hàng CHDCND Lào đã hình thành và đi vào hoạt động tương đối có nề nếp, về nội dung hoạt động thì mới thực
hiện 2 dịch vụ TTTD chủ yếu, đó là báo cáo TTTD doanh nghiệp và báo
cáo TTTD về
cá nhân. Tuy nhiên, xét về
thực chất thì dịch vụ
báo cáo
TTTD cá nhân tuy đã làm nhưng quy trình, nội dung vẫn thực hiện gần giống như báo cáo đối với doanh nghiệp, chưa được tách bạch, chưa thực
hiện đúng các nội dung thông tin về cá nhân tiêu dùng, nên chúng ta sẽ
nghiên cứu gộp chung vào phần dịch vụ báo cáo TTTD doanh nghiệp, với
tên gọi chung là dịch vụ
báo cáo TTTD. Sau đây chúng ta sẽ
nghiên cứu
thực trạng về dịch vụ TTTD này.
Dịch vụ báo cáo TTTD của hệ thống TTTD ngân hàng CHDCND Lào đang thực hiện tại cả 2 nhóm tham gia hệ thống là Trung tâm TTTD và các TCTD. Nhưng để thấy rõ nội dung thực hiện một cách đầy đủ nhất, chúng ta sẽ xem xét nội dung nghiệp vụ này đang thực hiện tại Trung tâm TTTD với các mục chính là thu thập thông tin; lưu trữ và xử lý thông tin; cung cấp thông tin; đăng ký khai thác thông tin và thông tin phí dịch vụ.
2.2.1.1. Thu thập thông tin
Thu thập thông tin là khâu quan trọng nhất trong nội dung hoạt động
của Trung tâm TTTD, cung cấp toàn bộ nguyên liệu đầu vào hoạt động
TTTD. Để đáp ứng nhu cầu thông tin, Trung tâm TTTD đã chú ý khai thác
các nguồn cung cấp và đề
ra phương pháp thu thập thích
ứng với từng
nguồn, đối với thông tin về khách hàng vay, thì nguồn thu thập chính vẫn
từ các NHTM báo cáo cho NHNN (Trung tâm TTTD) theo quyết định số
03/NHNN ngày 08/11/2001. Về phương thức nhận tin hiện nay Trung tâm TTTD cũng đang tiến hành xây dựng chương trình phần mềm quản trị mạng TTTD kết hợp kho dữ liệu của Trung tâm TTTD và áp dụng phương pháp là nhận file thông tin dạng Input File Format (IFF) do Trung tâm TTTD quy định thống nhất về hình thức, nội dung và chuẩn hóa chung về cấu trúc
file báo cáo. Theo chương trình phần mềm này, các TCTD có thể gửi file báo cáo theo nhiều kênh như: thông qua mạng NHNN Lào, qua địa chỉ Online của Trung tâm TTTD. Ngoài ra, một số chi nhánh TTTD chưa được kết nối mạng lưới trực tiếp Trung tâm TTTD để gửi báo cáo thì có thể báo cáo thông tin về hội sở chính, hội sở chính kiểm tra tập hợp lại gửi về cho Trung tâm TTTD. Bên cạnh đó Trung tâm TTTD còn tiến hành điều tra trực tiếp với các nguồn thông tin đầu vào của các TCTD và các nguồn thông tin khác có liên quan đến hoạt động TTTD để cập nhật và lưu trữ vào kho dữ liệu.
Phạm vi thu thập thông tin là tất cả
các khách hàng có quan hệ
tín
dụng với TCTD không phân biệt loại hình, thành phần kinh tế, doanh nghiệp
hay cá nhân, không phân biệt mức dư
nợ, khi có quan hệ
với TCTD, thì
TCTD phải báo cáo thông tin về Trung tâm TTTD (thu thập toàn bộ khách hàng có dư nợ).
Các chỉ tiêu thu thập thông tin: hệ thống mẫu biểu thu thập thông tin về khách hàng vay từ các TCTD gồm có 3 biểu chính như sau:
Biểu A thông tin về khách hàng vay, trong đó gồm có:
+ A1 thông tin khách hàng vay là cá nhân và nhóm cá nhân
+ A2 thông tin khách hàng vay là thể nhân
+ A3 thông tin khách hàng cùng khoản vay
+ A4 thông tin về địa chỉ trụ sở của khách hàng vay
+ A5 thông tin liên hệ của khách hàng vay
Biểu B thông tin về khoản vay của khách hàng
+ B1 thông tin chi tiết của khoản vay
Biểu C thông tin về tài sản bảo đảm tiền vay
+ C1 thông tin đáng giá tổng hợp tài sản bảo đảm tiền vay
+ C2 thông tin chi tiết về loại tài sản bảo đảm tiền vay, gồm có: C2.1 thông tin tài sản là tòa nhà/tòa nhà + đất/nhà/nhà + đất/đất đai C2.2 thông tin tài sản là tiền gửi trong tài khoản
C2.3 thông tin tài sản là máy móc thiết bị C2.4 thông tin tài sản là dự án
C2.5 thông tin tài sản là phương tiện giao thông C2.6 thông tin tài sản là người bảo lãnh
Riêng thông tin về tài chính của khách hàng vay thì không quy định biểu báo cáo cụ thể, trường hợp cần thiết khi Trung tâm TTTD có nhu cầu thì TCTD phải báo cáo cung cấp theo mẫu biểu quy định của Bộ Tài chính.
2.2.1.2. Lưu trữ và xử lý thông tin
Trung tâm TTTD đã chú trọng tới việc lưu trữ thông tin để tạo dựng kho dữ liệu của hệ thống TTTD ngân hàng. Tại đây hồ sơ khách hàng gồm hồ sơ pháp lý, tình hình tài chính, tình hình hoạt động, quan hệ tín dụng...
và thường xuyên được cập nhật và bổ sung, lưu trữ theo mã số. Do thay
đổi quy trình thu thập thông tin, nhận tin qua hội sở chính của TCTD, thay vì nhận tin trực tiếp từ các chi nhánh của TCTD, đã nâng cao vai trò, trách nhiệm của TCTD. Mặt khác cũng do việc cải tiến file dạng text đối với các biểu báo cáo thông tin, tạo điều kiện cho việc báo cáo của các TCTD được thuận tiện, nên kết quả thu thập thông tin tại Trung tâm TTTD đã có bước chuyển biến tích cực. Lượng thông tin thu thập được hàng năm tăng lên rõ
rệt, đến tháng 12/2014 kho dữ liệu Trung tâm TTTD đã có hơn 200 nghìn
hồ sơ khách hàng có quan hệ tín dụng, với khoản tiền vay ban đầu theo dõi khoảng 16,917,177 tỷ kíp, 15,007 tỷ bạt và 1,956 tỷ USD, như thống kê tại biểu 2.1.
Biểu 2.1: Kết quả thu thập thông tin hồ sơ khách hàng từ các TCTD