chỉ thực hiện công đoạn sản xuất sản phẩm theo mẫu mã đã được khách hàng thiết kế từ trước, nguyên phụ liệu lại do khách hàng cung cấp, vì vậy, việc kiểm soát phải tuân thủ nghiêm ngặt theo yêu cầu từ phía khách hàng, dưới sự giám sát của khách hàng hoặc bên thứ ba trung gian được khách hàng chỉ định. Đây cũng là nguyên nhân chính khiến nhà quản lý trong các doanh nghiệp may mặc nảy sinh tâm lý ỷ nại như đã phân tích ở trên.
Sản xuất theo hình thức gia công đồng thời cũng là nguyên nhân căn bản dẫn đến thực tế Ngành May Việt Nam liên tục tăng trưởng hàng năm nhưng hiệu quả kinh tế rất thấp. Trong chuỗi giá trị dệt may toàn cầu, khoảng 90% doanh nghiệp may Việt Nam tham gia vào khâu sản xuất sản phẩm cuối cùng dưới hình thức gia công với lợi nhuận tối đa chỉ từ khoảng 5% đến 10%. Việt Nam là một trong năm nước và vùng lãnh thổ xuất khẩu sản phẩm may lớn nhất thế giới, nhưng giá trị gia tăng thu về rất thấp. Hiệu quả kinh tế không cao dẫn đến khó khăn cho nhà quản lý trong các doanh nghiệp may mặc do không có đủ điều kiện về chi phí để xây dựng và vận hành một hệ thống kiểm soát đầy đủ, thích hợp. Các chi phí mà nhà quản lý quan tâm nhất cần phải bù đắp thông qua quá trình tái sản xuất đó là chi phí về tiền lương cho người lao động, chi phí khấu hao máy móc thiết bị, và các chi phí liên quan khác… chứ không phải là chi phí đầu tư cho việc xây dựng và vận hành hệ thống kiểm soát nội bộ phức tạp mà họ cho rằng không cần thiết.
Hạn chế về năng lực tài chính: Hạn chế này là một trong những nguyên nhân cơ bản khiến nhà quản lý chỉ quan tâm đến các mục tiêu ngắn hạn mà không chú trọng đến phát triển bền vững trong dài hạn. Phần lớn doanh nghiệp may Việt Nam có quy mô vừa và nhỏ, suất đầu tư vào ngành may mặc tương đối thấp so với các ngành công nghiệp khác, thời gian thu hồi vốn ngắn trong khoảng từ 5 - 7 năm. Hạn chế về năng lực tài chính khiến cho các nhà quản lý khó có thể xây dựng các chiến lược phát triển dài hạn nhằm thoát khỏi tình trạng sản xuất gia công hiện nay, bên cạnh đó, nó cũng gây khó khăn cho nhà quản lý trong đầu tư và phát triển các hệ thống quản lý phù hợp với các chiến lược hướng đến sản xuất mang lại nhiều giá trị gia tăng hơn như đưa ra ý tưởng, thiết kế mẫu mã, thực hiện các hoạt động sản xuất phụ trợ cho may mặc,.. Chẳng hạn, để xây dựng Thương hiệu NBC, Tổng Công ty Cổ phần May Nhà Bè đã đầu tư với chi phí 20 tỷ đồng. NBC được đánh giá cao với
những nỗ lực hoàn thiện hệ thống quản lý nói chung và hệ thống kiểm soát nội bộ phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, đây là doanh nghiệp may lớn nhất tại Việt Nam tính đến thời điểm hiện tại (theo bảng xếp hạng của VNR500) với mức tăng trưởng bình quân hàng năm 20%. Không phải doanh nghiệp nào cũng có năng lực về tài chính để đầu tư cho nghiên cứu phát triển và hoàn thiện hệ thống quản lý, kiểm soát như NBC.
Lực lượng lao động không ổn định, chất lượng lao động chưa cao, không có tính chuyên nghiệp trong công việc: Những khó khăn trong quản lý và sử dụng nhân lực tại các doanh nghiệp may hiện nay không chỉ đơn thuần bắt nguồn từ chính sách nhân sự chưa hợp lý, mà còn ở những trở ngại từ chính đặc điểm của nguồn nhân lực tạo nên. Lao động trong Ngành May cơ bản có trình độ học vấn thấp, độ tuổi lao động tương đối trẻ, chủ yếu là lao động nữ, ý thức kỷ luật chưa cao, không có tâm lý gắn bó với nghề may,… Tất cả những trở ngại đó gây không ít khó khăn cho các nhà quản lý trong việc xây dựng chính sách nhân sự hiệu quả, bởi trong một số trường hợp những cải tiến hoặc thay đổi có lợi cho người lao động không được đón nhận xứng đáng (chẳng hạn doanh nghiệp quyết định tăng lương, thưởng cho người lao động nhưng họ vẫn có thể bỏ việc..).
Kết luận Chương 2
Trên cơ sở chọn mẫu và thực hiện điều tra, Tác giả đã thu thập được những thông tin cơ bản phản ánh thực trạng tình hình hệ thống kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp may Việt Nam. Kết quả khảo sát được sử dụng để phân tích các yếu tố cấu thành nên hệ thống kiểm soát nội bộ của các doanh nghiệp này bao gồm: môi trường kiểm soát, hệ thống thông tin, các thủ tục kiểm soát và kiểm toán nội bộ. Những nội dung kiểm soát cần thiết và quan trọng đối với các doanh nghiệp may gia công xuất khẩu xác định ở Chương 1 đã được Tác giả đi sâu nghiên cứu, khảo sát và phân tích ở Chương 2. Đó là thực tế thiết kế và vận hành các chính sách và thủ tục kiểm soát trong hoạt động tài chính nói riêng các hoạt động quan trọng, cơ bản liên quan đến quá trình sản xuất kinh doanh nói chung như: kiểm soát tài sản trong sản xuất gia công, kiểm soát quá trình mua hàng, kiểm soát chi phí sản xuất, kiểm soát thanh toán với khách hàng trong các doanh nghiệp may lớn. Hạn chế và
Có thể bạn quan tâm!
- Hướng Dẫn Tính Giá Giặt, Thêu, Đóng Hộp Sản Phẩm Tại Công Ty Tnhh May Vĩnh Phú.
- Đánh Giá Thực Trạng Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ Trong Các Doanh Nghiệp May Việt Nam
- Hạn Chế Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ Trong Các Doanh Nghiệp May Việt Nam
- Mục Tiêu Tăng Trưởng Của Ngành Dệt May Từ Năm 2008 Đến 2020.
- Các Giải Pháp Hoàn Thiện Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ Trong Các Doanh Nghiệp May Việt Nam
- Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp may mặc Việt Nam - 27
Xem toàn bộ 308 trang tài liệu này.
khiếm khuyết đang hiện hữu trong các yếu tố cấu thành nên hệ thống kiểm soát nội bộ, bao gồm những bất cập về cơ cấu tổ chức, chính sách nhân sự, công tác kế hoạch, bộ máy kiểm soát, hệ thống thông tin, các thủ tục kiểm soát. Đặc biệt, các thủ tục kiểm soát chưa được quan tâm thiết kế đầy đủ, thực tế vận hành các thủ tục kiểm soát mang nặng tính thụ động, việc áp dụng các nguyên tắc cơ bản thiết kế nên các thủ tục kiểm soát chưa đúng, thiếu cơ chế đánh giá và giám sát tính hiệu lực của hệ thống kiểm soát, chưa áp dụng công nghệ thông tin hoặc các công cụ quản lý tiên tiến vào hoạt động hàng ngày của doanh nghiệp,… Nguyên nhân của những hạn chế này bao gồm cả những nguyên nhân chủ quan và khách quan, trong đó nguyên nhân cơ bản và lớn nhất là do nhận thức của nhà quản lý trong các doanh nghiệp may Việt Nam về vai trò và tác dụng của kiểm soát đối với quản lý trong việc đảm bảo thực hiện các mục tiêu của doanh nghiệp.
Đánh giá các ưu điểm đạt được và lý giải nguyên nhân của các hạn chế là căn cứ cho Tác giả nghiên cứu và đề xuất các giải pháp có tính khả thi nhằm hoàn thiện hơn nữa hệ thống kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp may mặc Việt Nam.
CHƯƠNG 3
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP MAY MẶC VIỆT NAM
3.1. Sự cần thiết và phương hướng hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp may mặc Việt Nam
3.1.1. Cơ hội và thách thức đối với các doanh nghiệp may mặc Việt Nam
Cơ hội đối với các doanh nghiệp may mặc Việt Nam
Sự tăng trưởng nhanh chóng của Ngành Dệt May nói chung và các doanh nghiệp may mặc Việt Nam nói riêng hoàn toàn phù hợp với quy luật dịch chuyển sản xuất dệt may từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển do đặc thù cơ bản của Ngành là sử dụng nhiều lao động với mức đầu tư không lớn,… Trong những năm qua, Dệt May được coi là Ngành kinh tế chủ lực của Việt Nam, trong đó chủ yếu là sự đóng góp của các doanh nghiệp may gia công xuất khẩu. Liên tục trong các năm từ 2000 đến 2010, Ngành đều đạt tốc độ tăng trưởng cao với lượng doanh thu ngoại tệ chiếm khoảng 13% - 16% so với tổng kim ngạch xuất khẩu hàng năm của cả nước. Việc phát triển Ngành Dệt May hoàn toàn phù hợp với bối cảnh phát triển nền kinh tế Việt Nam trong thời kỳ quá độ để tiến lên công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Sở dĩ đạt được các thành tựu như vậy là do các doanh nghiệp trong Ngành đã tận dụng được những cơ hội lớn trong hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt từ khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới, cụ thể:
Thị trường xuất khẩu đã được mở rộng hơn với các điều kiện kinh doanh ngày càng trở nên bình đẳng và thuận lợi. Các thị trường chủ yếu của may mặc Việt Nam là các nước thuộc Liên minh Châu Âu, Mỹ và Nhật Bản. Tính đến tháng 9/2010 sản phẩm của may mặc Việt Nam đang chiếm khoảng 2,69% thị phần thế giới (năm 2009, con số này là 1,6%). Tại Thị trường Mỹ và Nhật Bản, Việt Nam chỉ đứng thứ hai sau Trung Quốc với thị phần tương ứng là 7,4% và 4%. Mỹ vẫn là Thị trường chủ lực của may mặc Việt Nam với tốc độ tăng trưởng cao nhất (khoảng 19%/năm trong giai đoạn từ 2005 đến 2009). Tại Thị trường EU và Nhật Bản, tốc
độ xuất khẩu bình quân của may mặc Việt Nam lần lượt tăng là 17% và 12%. Những thị trường truyền thống này vẫn còn tiềm năng rất lớn cho sự phát triển của may mặc Việt Nam. Chẳng hạn năm 2009, trong tổng kim ngạch nhập khẩu hàng dệt may của Mỹ là 86,7 tỷ USD, toàn bộ giá trị hàng dệt may Việt Nam mới chỉ chiếm khoảng 5,8%. Bên cạnh các thị trường quen thuộc, may mặc Việt Nam cũng đang vươn mình đến các thị trường tiềm năng mới như Trung Đông, Nam Phi, Hàn Quốc, Đài Loan, các nước ASEAN. Thị trường nội địa cũng được coi là một thị trường lớn với dân số hơn 80 triệu người, sức tiêu dùng ngày càng được cải thiện do thu nhập bình quân trên đầu người ngày càng tăng. Cùng với những con số tăng trưởng ấn tượng, các doanh nghiệp may mặc, đặc biệt là các doanh nghiệp may lớn của Việt Nam đang dần từng bước xây dựng được mối quan hệ chặt chẽ và gắn bó với nhiều nhà nhập khẩu và các tập đoàn tiêu thụ sản phẩm may mặc lớn trên thế giới. Trong mắt các đối tác kinh doanh, các doanh nghiệp may mặc Việt Nam được đánh giá có lợi thế về chi phí lao động, kỹ năng và tay nghề may tương đối tốt. Hơn nữa, Việt Nam được coi là đất nước có sự ổn định về chính trị và an toàn xã hội, là những điểm nhấn có sức hấp dẫn lớn đối với các thương nhân và các nhà đầu tư nước ngoài muốn đầu tư vào dệt và may.
Nhận thức được vai trò và ý nghĩa của Ngành Dệt May đối với công cuộc xây dựng đất nước, Chính phủ Việt Nam đã và đang có nhiều cố gắng trong cải thiện môi trường pháp lý, môi trường đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp trong ngành phát triển. Bên cạnh đó, Tập đoàn Dệt May Việt Nam, Hiệp hội Dệt May Việt Nam cũng dần từng bước phát huy vai trò chủ đạo của mình trong Ngành để liên kết các doanh nghiệp nhằm thực hiện đúng những định hướng và chiến lược phát triển của toàn Ngành.
Thách thức đối với các doanh nghiệp may mặc Việt Nam
Bắt đầu từ năm 2005, khi chế độ hạn ngạch khống chế hàng dệt may nhập khẩu từ các nước đang phát triển vào các thị trường Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản,.. được bãi bỏ hẳn, cục diện của bản đồ dệt may thế giới đã có sự thay đổi đáng kể. Tự do hoá thương mại đã khiến cho sự cạnh tranh giữa các nhà sản xuất dệt may trên toàn thế giới ngày càng sôi động và khốc liệt. Trong bối cảnh chung đó, các doanh nghiệp may Việt Nam chịu những sức ép to lớn từ phía các doanh nghiệp may mặc
ở các nước khác trong cùng phân khúc thị trường gia công với lợi thế về chi phí giá rẻ. Đối thủ cạnh tranh lớn nhất của các doanh nghiệp may Việt Nam ở hầu hết các thị trường quan trọng và truyền thống (Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản) là Trung Quốc. Trung Quốc có lợi thế hơn hẳn Việt Nam ở nhiều mặt như: lực lượng lao động dồi dào hơn rất nhiều, hoàn toàn chủ động về nguồn cung ứng nguyên phụ liệu (do diện tích trồng bông lớn, ngành dệt phát triển từ lâu đời, sản xuất được nhiều loại vải và phụ liệu phong phú với chất lượng tốt, giá thành rẻ, khả năng cải tiến liên tục…). Hiện nay, nguồn cung ứng nguyên vật liệu cho các doanh nghiệp may Việt Nam dựa phần lớn vào Trung Quốc. Ngay cả ở thị trường nội địa, các doanh nghiệp may Việt Nam cũng không thể cạnh tranh với lượng hàng Trung Quốc tràn lan với giá bán thấp hơn hẳn.
Trung Quốc không phải là đối thủ cạnh tranh duy nhất của Việt Nam trên thị trường dệt may toàn cầu. Các nước trong khối ASEAN như Indonexia, Philippines, Singapore,… có nhiều kinh nghiệm và truyền thống trong sản xuất dệt may, với nhiều thương hiệu đã được khẳng định. Hơn nữa, các nước này hầu hết đã tự túc được nguyên vật liệu có chất lượng cao nên đã khai thác khá hiệu quả những khâu có thể tạo ra nhiều giá trị gia tăng trong chuỗi giá trị. Họ thực hiện hoạt động kinh doanh với hiệu quả hơn hẳn so với các doanh nghiệp may Việt Nam. Bên cạnh đó, phải kể đến Ấn Độ với những lợi thế trong sản xuất dệt may tương tự như Trung Quốc, hoặc các nước mới nổi trên thị trường dệt may toàn cầu ngay cạnh Việt Nam như Campuchia,… Để giữ vững và tăng thị phần trên thị trường may toàn cầu, các doanh nghiệp may mặc cần phải nỗ lực chiến đấu với rất nhiều đối thủ có khả năng cạnh tranh hơn hẳn mình.
Thách thức đặt ra đối với doanh nghiệp may Việt Nam không đơn thuần xuất phát từ các đối thủ cạnh tranh mà còn biểu hiện ở chính những nước nhập khẩu sản phẩm. Thời kỳ hạn ngạch đã qua nhưng không có nghĩa là các nước nhập khẩu không còn khả năng hạn chế sự thâm nhập của các nhà sản xuất nước ngoài vào thị trường của họ. Để tự bảo vệ mình, các nước nhập khẩu, hầu hết là các nước phát triển đã và đang dựng lên những rào cản thương mại bao gồm cả rào cản thuế quan và phi thuế quan ngày càng tinh vi hơn để khống chế sản phẩm nhập khẩu vào nước họ. Đó là những quy định hoặc tiêu chuẩn khắt khe
yêu cầu nhà xuất khẩu cần phải đáp ứng như hoạt động sản xuất không được gây ô nhiễm môi trường, sản phẩm phải “sạch” nhằm hạn chế tối thiểu những mối nguy hiểm cho người sử dụng, doanh nghiệp cần phải đáp ứng các yêu cầu về trách nhiệm xã hội khi sử dụng lao động,… Các nước như Mỹ, EU hay Nhật Bản còn thiết lập các cơ chế giám sát và theo dõi việc bán phá giá từ đó áp thuế chống bán phá đối với các sản phẩm nhập khẩu chủ lực. Thực tế các vụ kiện chống bán phá giá của Mỹ, EU,.. với phán quyết áp thuế chống bán phá giá ở mức cao đối với các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam như giày mũi da, cá ba sa, gỗ,.. là những minh chứng cho thấy, các doanh nghiệp may Việt Nam cũng có thể đối với mặt với nguy cơ bị kiện bán phá giá bất cứ lúc nào. Trong những tranh chấp thương mại này, doanh nghiệp Việt Nam thường nắm chắc phần thua do không có cơ chế phòng vệ khi bị kiện, hơn nữa lại không am hiểu hệ thống luật pháp quốc tế, không có năng lực tài chính để theo đến cùng vụ kiện.
Thách thức không chỉ tiềm tàng trong môi trường kinh doanh bên ngoài mà còn xuất hiện ở ngay nội tại Ngành hoặc từ bản thân các doanh nghiệp may mặc Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế. Những thách thức này rất đa dạng bao gồm:
Ngành May Việt Nam không có lợi thế về nguồn cung ứng nguyên vật liệu và phải lệ thuộc quá nhiều vào nước ngoài do Ngành Dệt và các Ngành Công nghiệp Phụ trợ khác cho sản xuất may chưa phát triển. Năng lực của Ngành Dệt Việt Nam còn quá yếu, mẫu mã đơn điệu, chất lượng sản phẩm dệt không cao. Hàng năm giá trị nhập khẩu nguyên vật liệu cho sản xuất may mặc vẫn chiếm một tỷ trọng đáng kể (khoảng 70%) trong tổng kim ngạch xuất khẩu, vì vậy đặc thù cơ bản của Ngành May Việt Nam là “gia công - bán sức lao động”. Hơn nữa, chi phí nguyên vật liệu đầu vào liên tục tăng, tạo nên sức ép về chi phí cho các doanh nghiệp may khi giá thuê gia công sản phẩm trong mười năm trở lại đây tăng không đáng kể.
Lợi thế về nguồn cung lao động dồi dào với chi phí nhân công rẻ dần dần đang mất đi: toàn Ngành đang đối mặt với khó khăn lớn nhất là không đủ nhân lực về cả số lượng và chất lượng phục vụ cho sản xuất sản phẩm. Mức sống bình quân của người dân toàn quốc được cải thiện, trong khi đó, mức thu nhập bình quân của
người lao động trong các doanh nghiệp may Việt Nam có tăng nhưng không đáng kể cùng các nguyên nhân khác khiến lao động không còn thiết tha gắn bó với nghề. Thiếu lao động và tỷ lệ lao động nghỉ việc, bỏ việc đang là thách thức lớn nhất đặt ra đối với doanh nghiệp may Việt Nam.
Năng suất lao động trong các doanh nghiệp may Việt Nam hiện nay tương đối thấp, chỉ bằng 2/3 so với mức bình quân của các nước trong khối ASEAN. Nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao (như thiết kế mẫu mã sản phẩm, cắt, kiểm tra chất lượng sản phẩm ,...) và có năng lực quản lý còn thiếu rất nhiều do chưa được quan tâm đào tạo. Hiện nay, bên cạnh các chi phí trong sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp may mặc còn phải đầu tư cả các chi phí đào tạo nhân lực để đáp ứng được yêu cầu sản xuất.
Các doanh nghiệp may Việt Nam chủ yếu có quy mô vừa và nhỏ. Hạn chế về năng lực tài chính là nguyên nhân cơ bản khiến doanh nghiệp không đáp ứng được các yêu cầu trong sản xuất từ các đối tác nhập khẩu trực tiếp, các tập đoàn tiêu thụ sản phẩm may lớn trên thế giới. Các doanh nghiệp may phần lớn có quá ít thông tin về thị trường để tìm kiếm đối tác, hoặc tiếp cận đến các xu hướng thời trang trên thế giới, chủ động trong việc thiết kế mẫu mã sản phẩm,.. Mặc dù hiệu quả sản xuất thấp nhưng những doanh nghiệp này vẫn phải tốn kém một lượng chi phí trung gian đáng kể thông qua các văn phòng đại diện của nhà nhập khẩu nước ngoài mới có thể ký được các hợp đồng sản xuất gia công xuất khẩu.
3.1.2. Những vấn đề đặt ra đối với quản lý và sự cần thiết phải hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp may mặc Việt Nam
Quan điểm phát triển Ngành Dệt, May Việt Nam đến năm 2020
Các doanh nghiệp may Việt Nam cùng với các doanh nghiệp dệt hiện nay đang đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Sản xuất may mặc phù hợp với đặc điểm nền kinh tế của một nước đang phát triển như nước ta, với mức đầu tư không lớn lại hướng đến xuất khẩu để tích luỹ vốn. Tuy nhiên, Ngành Dệt May đang đứng trước những thách thức lớn trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Xuất phát từ thực tế này, ngày 10/3/2008, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt “Chiến lược phát triển Ngành Công nghiệp Dệt May Việt Nam đến năm 2015, định