- Đội ngũ CBQL, GV: GV dạy hầu hết các môn. Ngoài ra có các GV chuyên biệt dạy thể dục, nghệ thuật, ngoại ngữ...
- Sự phối hợp gia đình, cộng đồng, nhà trường: Chú trọng đến sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và cộng đồng, coi đây là một tiêu chí quan trọng để đảm bảo chất lượng và hiệu quả của trường TH.
Tìm hiểu chương trình GDTH các nước cho thấy GD toàn diện được quan tâm. Chương trình GDTH đảm bảo các kĩ năng cơ bản về nghe, nói, đọc, viết, tính toán, đồng thời cung cấp cho HS chương trình phong phú về GD khoa học, nghệ thuật, thể chất, kĩ năng sống,.... nhằm bước đầu hình thành, phát triển ở người học những phẩm chất, năng lực cần thiết. Chú ý tới hình thành, phát triển tư duy phê phán, sáng tạo, các kĩ năng học tập, hợp tác, giao tiếp, …Nội dung GD gắn với thực tiễn cuộc sống, nội dung cũng chú ý tới các vấn đề toàn cầu trong bối cảnh toàn cầu hoá và giao lưu quốc tế rộng rãi. GD ngoại ngữ, ICT, ứng dụng ICT trong dạy học ngày càng được quan tâm.
Trong báo cáo tại Hội thảo ngày 17/7/2010 về chương trình GD ở trường TH dạy học cả ngày, TS. Lương Việt Thái, Trung tâm Nghiên cứu GD Phổ thông, Viện KHGDVN có đánh giá: Trong chương trình tiểu học của các nước, bên cạnh chương trình chung (một số nước còn xác định các môn cốt lõi trong chương trình chung này (chẳng hạn Toán, Tiếng, Khoa học), có những nội dung dạy học tự chọn nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển đa dạng của cá nhân HS. Các lĩnh vực dạy học tự chọn ở trường TH của các nước trên thế giới hết sức đa dạng như tiếng nước ngoài, tiếng địa phương, môi trường, tôn giáo, ... Việc tổ chức dạy học tự chọn được thực hiện theo những cách khác nhau ở các quốc gia khác nhau. Thời lượng dạy học tự chọn ở một số nước có thể lên đến 20% thời lượng dạy học ở tiểu học. Hình thức dạy học tự chọn có thể được qui định như một môn học tự chọn hoặc HĐGD ngoài giờ lên lớp. HĐGD ở trường TH cả ngày phong phú, đa dạng cả về nội dung lẫn hình thức tổ chức thực hiện. [38, tr.5]
Ở Việt Nam cũng có nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu mô hình dạy học 2 buổi/ ngày ở trường TH. Có thể kể đến: tác giả Nguyễn Kim Dung, Lê Thị Ngọc Thương đề cập đến lợi ích của mô hình dạy học 2 buổi/ ngày ở bậc tiểu học ở tỉnh Tiền Giang, trong đó nhấn mạnh lợi ích của dạy học 2 buổi/ ngày đối với HS là tăng
cường thời gian để tổ chức các hoạt động học tập, trải nghiệm phù hợp với đặc điểm tâm lý lứa tuổi HS, giúp HS học yếu được hỗ trợ nhiều hơn, HS khá giỏi có điều kiện phát triển thêm năng lực, ....Đối với GV, mô hình dạy học 2 buổi/ ngày đòi hỏi GV phải nỗ lực trong phát triển chuyên môn, đổi mới soạn giáo án theo hướng tăng cường hoạt động, phát huy hiệu quả của GV dạy các môn năng khiếu, GV có nhiều thời gian gần gũi với HS để thấu hiểu các em hơn. [21, tr.54-65]
Tác giả Trịnh Thị Chuyên có báo cáo chuyên đề về nâng cao chất lượng tiết tự chọn Toán và Tiếng Việt trong dạy học 2 buổi/ ngày ở lớp 4, 5. Trên cơ sở đánh giá thực trạng dạy học ở trường TH Thất Hùng đề cập đến việc dạy học phải sát đối tượng HS, thực hiện dạy học theo nhu cầu người học, giãn thời gian cho phù hợp, đa dạng hóa các hình thức dạy học và đánh giá theo năng lực HS.[19].
Đề cập thực trạng quản lí hoạt động dạy 2 buổi/ngày của Hiệu trưởng một số trường TH tại Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh, tác giả Nguyễn Văn Phước đã khảo sát phân tích trên các nội dung quản lí: quản lí chương trình, kế hoạch dạy học của tổ chuyên môn và GV; quản lí việc thực hiện quy chế chuyên môn trong dạy học của tổ chuyên môn và GV; quản lí hoạt động dạy học trên lớp; quản lí công tác bồi dưỡng GV; quản lí phương tiện, điều kiện dạy học. Từ đó chỉ ra Hiệu trưởng đã sử dụng các biện pháp cơ bản để quản lí nhưng vẫn chưa thật sự đồng bộ. Một số biện pháp cụ thể ở từng nhóm biện pháp quản lí còn chưa thực hiện thường xuyên và mức độ hiệu quả chỉ dừng lại ở mức khá hoặc trung bình do những kinh nghiệm có phần cảm tính hay những thói quen chủ quan trong quản lí, do khó khăn gặp phải trong quản lí hành chính, phân quyền, thực hiện các chức năng quản lí. Để nâng cao chất lượng dạy học cần phải có sự đổi mới trong công tác quản lí của Hiệu trưởng. [33, tr.73-83].
Tác giả Nguyễn Thị Kim Chi trên cơ sở khảo sát nghiên cứu mô hình dạy học 2 buổi/ngày tại địa bàn tỉnh Nghệ An đã chỉ rõ bản chất, việc tổ chức dạy học 2 buổi/ngày nhắm tới mục đích tạo điều kiện cho GV luyện tập những kiến thức mà ở buổi học chính khoá chưa giải quyết triệt để cho HS, phụ đạo cho những HS yếu kém, đặc biệt cho HS dân tộc thiểu số, nhằm đảm bảo chất lượng, chương trình tối thiểu để vươn lên đạt chuẩn. Bài viết xác định các điều kiện để tổ chức tốt việc dạy học 2 buổi/ngày như: Kế hoạch dạy học cần thực hiện theo cơ chế tự chủ; Chương trình dạy học 2 buổi/ngày cũng cần tính đến đặc điểm cụ thể của các vùng miền để
đảm bảo sự phù hợp và hiệu quả. Bố trí đội ngũ GV trong tổ chức dạy học 2 buổi/ngày; điều kiện về CSVC…phân tích những ưu điểm của mô hình này, với vai trò chỉ đạo của Sở GD&ĐT tác giả đề xuất Sở GD&ĐT cần phải chỉ đạo và qui định thống nhất về khung chương trình cho các vùng miền khác nhau để các nhà trường có sơ sở thực hiện chương trình dạy học 2 buổi/ngày đảm bảo các yêu cầu nhằm nâng cao chất lượng GDTH ở miền núi.
Có thể bạn quan tâm!
- Phát triển trường tiểu học dạy học hai buổi ngày vùng khó khăn tỉnh Hòa Bình đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay - 1
- Phát triển trường tiểu học dạy học hai buổi ngày vùng khó khăn tỉnh Hòa Bình đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay - 2
- Phát Triển Trường Tiểu Học Dạy Học 2 Buổi/ngày Vùng Khó Khăn
- Xây Dựng, Qui Hoạch Phát Triển Trường Th Dạy Học 2 Buổi/ngày.
- Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Phát Triển Trường Tiểu Học Dạy Học 2 Buổi/ngày
Xem toàn bộ 141 trang tài liệu này.
Tạp chí khoa học của Đại học Quốc gia Hà Nội có đăng tải bài báo của tác giả Trần Đình Thuận nghiên cứu và khảo sát việc bố trí sử dụng GV của các trường TH khi chuyển sang dạy học cả ngày. Bài viết có khẳng định việc tổ chức dạy học 2 buổi/ngày và tổ chức dạy học cả ngày đã được các nước trên thế giới và khu vực thực hiện từ lâu. Ở Việt Nam nhu cầu HS tiểu học (HSTH) học 2 buổi/ngày và học cả ngày của phụ huynh hiện nay đã trở thành cấp thiết và phổ biến, không những ở nơi có điều kiện phát triển mà ngay cả ở vùng khó khăn, miền núi, nơi có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và đã trở thành nhu cầu của xã hội. Bài viết đề cập kết quả khảo sát và đánh giá về khối lượng công việc của GV, xác định số lượng vị trí việc làm, số người làm việc từ đó tính toán và đề xuất việc bố trí tỉ lệ GV/lớp đối với trường TH dạy học cả ngày. [34, tr.31-40] .
Liên quan đến việc bố trí sử dụng đội ngũ GV, tác giả Trần Đình Thuận đề cập đến vấn đề bố trí, sử dụng GV ở trường TH dạy học cả ngày tại các vùng khó khăn. Trong khuôn khổ của bài viết, tác giả phân tích tình hình bố trí và sử dụng GV tại các trường TH đang trong quá trình chuyển từ dạy học một buổi sang thực hiện dạy học cả ngày trong tuần. Trên cơ sở đó, đề xuất một số vấn đề liên quan đến chính sách đội ngũ GV tiểu học tại các vùng khó khăn và trên phạm vi cả nước.[35, tr.68-76].
Để đáp ứng nhu cầu xã hội, thực hiện mục tiêu GD của Đảng cùng với các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, tăng cường CSVC, đổi mới công tác quản lý trong các trường TH, việc tổ chức dạy học hai buổi trên ngày đã góp phần không nhỏ trong việc nâng cao chất lượng GD, xóa dần khoảng cách về chất lượng GD giữa các vùng miền, hạn chế việc dạy thêm và học thêm tràn lan… Đối với cấp tiểu học, cấp học nền tảng của hệ thống GD quốc dân thì việc thực hiện mục tiêu GD toàn diện vô cùng quan trọng. Muốn nâng cao chất lượng toàn diện thì trong các nhà trường TH phải tăng quỹ thời gian học tập trong trường cho HS, tạo điều kiện đổi
mới nội dung và phương pháp dạy học. Theo ông Lê Tiến Thành ( nguyên Vụ trưởng Vụ GD Tiểu học, Bộ GD&ĐT): “Một trong ba nguyên nhân cơ bản khiến chất lượng GD thấp là thời lượng học tập ít (450 giờ/năm trong khi cần tối thiểu 700 giờ/năm)”. Để tăng thời lượng học tập, giải pháp duy nhất là HS phải học ở trường cả ngày. Cả nước hiện có 49% HS tiểu học được học cả ngày (phụ huynh HS phải đóng góp để con em mình được hưởng dịch vụ này). Tuy nhiên, phần lớn trong số này lại là HS vùng thuận lợi, học khá. Còn HS vùng khó khăn, học yếu lại không được học cả ngày, khiến khoảng cách chất lượng giữa mặt bằng GD vùng khó khăn và vùng thuận lợi ngày càng sâu. Việc chỉ đạo dạy học 2 buổi/ngày đã được Bộ GD&ĐT cụ thể hóa trong từng năm học, tổ chức thực hiện trong cả nước.
Việc tổ chức dạy 2 buổi/ngày ở trường TH đã được triển khai từ những năm 1990. Hiện nay, ở một số địa phương đã thực hiện chương trình và kế hoạch dạy học 2 buổi/ngày, tuy nhiên, theo đánh giá của Vụ GDTH trong báo cáo tổng kết hàng năm: “HS vùng thuận lợi học khá lại học thêm, còn HS vùng khó khăn học yếu lại không có đủ điều kiện, thời gian được học thêm nên nhiều nơi HS khó đạt chuẩn kiến thức”. Tất cả các vùng miền trên cả nước đều thực hiện theo chương trình GD hiện hành, ở các trường TH miền núi, vùng sâu, vùng xa, đang tiến hành dạy 22- 25 tiết/tuần. Tuy nhiên, từ thực tếGDTH nhiều năm qua, trẻ em miền núi cần phải được tăng thời lượng học tập để các em nắm kiến thức cơ bản chắc hơn. Như vậy, những trường miền núi cần phải được tăng tiết học, để HS đạt chuẩn kiến thức kĩ năng một cách vững chắc sau đó mới tiến đến dạy 32 tiết/tuần để đảm bảo theo Dự thảo chương trình GD phổ thông tổng thể sẽ được thực hiện sau năm 2018.
Dạy học 2 buổi/ ngày ở trường TH đến nay đã trở thành chủ trương chung của ngành GD, là một yêu cầu trong tổ chức quản lý trường TH hiện nay. Tuy nhiên việc tổ chức dạy học 2 buổi/ ngày phải gắn với điều kiện thực tế của từng địa phương. Do đó cần có những nghiên cứu cụ thể về việc tổ chức dạy học 2 buổi/ngày đối với cấp tiểu học ở với các vùng miền khác nhau đáp ứng yêu cầu đổi mới GD hiện nay.
1.1.2. Những nghiên cứu về quản lý dạy học 2 buổi/ ngày
Ngành GD&ĐT đã tiến hành đổi mới nhằm đưa GD phát triển toàn diện tiếp cận với nền GD các nước phát triển, đáp ứng được yêu cầu phát triển đất nước, GDTH đang trên đà phát triển mạnh cùng với xu thế chung đó. Dạy học 2 buổi/ngày
là xu thế chung, tất yếu của thời đại, đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng cao của xã hội, góp phần nâng cao chất lượng GD nói chung và GDTH nói riêng.
GDTH đang ngày càng khẳng định tầm quan trọng và vị trí trong hệ thống GD quốc dân. Nghiên cứu về GDTH và phát triển GDTH đã được quan tâm, đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước, cấp Bộ, cấp cơ sở nghiên cứu về GDTH, trong đó có đề cập đến vần đề dạy học 2 buổi/ngày như: Năm 1998, có đề tài luận văn thạc sĩ của Lưu Thị Tường Vân đã nghiên cứu “Cơ sở lí luận và thực tiễn của loại hình học 2 buổi/ngày ở bậc tiểu học”. Đề tài đã nghiên cứu khá hệ thống các vấn đề lí luận của loại hình học lớp 2 buổi/ngày và một số vấn đề thực tiễn về học 2 buổi/ngày ở trường TH trên địa bàn thành phố Hà Nội. Tuy nhiên, luận văn chưa phân tích một cách tổng thể về thực trạng dạy học 2 buổi/ngày cũng như vấn đề phát triển trường TH dạy học 2 buổi/ngày ở vùng này.
Từ năm 2006-2010, Viện khoa học GD Việt Nam với những cứ liệu phong phú và sự tham gia của nhiều nhà khoa học và CBQL đã nghiên cứu “Xây dựng mô hình trường TH hai buổi/ ngày”. Đề tài đã nghiên cứu kinh nghiệm các nước, hồi cứu các tư liệu và tiến hành điều tra, khảo sát về thực trạng dạy học 2 buổi/ ngày cũng như kinh nghiệm của một số trường TH, chỉ ra lợi ích, sự cần thiết của việc dạy học hai buổi/ ngày ở trường TH Việt Nam đồng thời khẳng định sự cần thiết của việc xây dựng mô hình trường TH hai buổi/ ngày có hiệu quả. Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra sự khác biệt về điều kiện dạy học hai buổi/ ngày ở các nhà trường; những hạn chế, khó khăn và thuận lợi chủ yếu trong tổ chức dạy học hai buổi/ ngày ở tiểu học Việt Nam hiện nay. Đề tài cũng phân tích, rút ra bài học kinh nghiệm để tổ chức dạy học hai buổi/ ngày có hiệu quả [43].
Năm 2009, Vụ GDTH nghiên cứu đề tài: “Một số giải pháp tổ chức dạy học hai buổi trên ngày ở cấp tiểu học phù hợp đối tượng HS các vùng miền”. Đề tài đã nghiên cứu cơ sở lý luận, kinh nghiệm về dạy học 2 buổi/ngày ở Việt Nam và một số quốc gia trên thế giới một cách có hệ thống, làm sáng tỏ được vấn đề nghiên cứu. Đánh giá thực trạng tổ chức thực hiện dạy học 2 buổi/ngày được tiến hành tại các vùng, miền khác nhau cho thấy những khoảng cách về điều kiện học tập, CSVC và nhận thức khác nhau giữa các vùng miền. Đề tài cũng đã đề xuất 05 giải pháp thực hiện tổ chức dạy học 2 buổi/ngày có chất lượng bền vững. Đồng thời khẳng định để
thực hiện học 2 buổi trên ngày có hiệu quả, đặc biệt cho những vùng khó khăn cần có những giải pháp tổ chức dạy học 2 buổi/ngày thiết thực theo vùng miền nhằm từng bước mở rộng qui mô và nâng cao chất lượng GDTH. [44].
Tuy nhiên các đề tài mới chỉ dừng lại ở việc phân tích các cơ sở lý luận là chủ yếu, các yếu tố thực tiễn về GDTH vùng khó chưa được đề cập nhiều, do vậy chưa đưa ra được các giải pháp phát triển GDTH vùng khó khăn và việc phát triển trường TH dạy học 2 buổi/ngày tại đây.
Bên cạnh một số nhà khoa học, các thạc sỹ khi nghiên cứu về đề tài GDTH đã có nội dung nghiên cứu về vấn đề dạy học 2 buổi/ngày như:
- Luận văn Thạc sỹ của Nguyễn Thị Ngọc với đề tài "Quản lí hoạt động dạy học 2 buổi/ngày ở các trường TH huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh". Luận văn đã nghiên cứu một cách có hệ thống về lí luận quản lí, quản lí GD, quản lí trường TH dạy học 2 buổi/ngày đồng thời tác giả cũng đã đánh giá khái quát thực trạng chất lượng dạy học, đội ngũ CBQL, GV, các điều kiện, phương tiện của trường TH dạy học 2 buổi/ngày từ đó đề xuất 6 biện pháp quản lí hoạt động dạy học 2 buổi/ngày [31].
- Luận văn Thạc sỹ của Lê Thị Hồng Giang với đề tài “Quản lý dạy học 2 buổi/ngày tại các trường TH huyện Vĩnh Tường tỉnh Vĩnh Phúc” đã nêu được cơ sở lý luận và thực trạng quản lý dạy học 2 buổi/ngày tại các trường TH huyện Vĩnh Tường tỉnh Vĩnh Phúc từ đó đề ra các biện pháp quản lý dạy học 2 buổi/ngày phù hợp với thực tế của địa phương [22].
- Luận văn Thạc sỹ của Trần Thị Ngọc Phượng với đề tài “Quản lí hoạt động giáo dục ở buổi thứ hai tại các trường TH Quận Thanh Khê Thành phố Đà Nẵng” nghiên cứu khá toàn diện về các nội dung quản lí hoạt động ở buổi thứ 2, phân tích rõ các nguyên nhân dẫn đến việc tổ chức dạy học ở buổi thứ 2 chưa hiệu quả. [34].
- Luận văn Thạc sỹ của Đặng Thị Kim Vân với đề tài: "Biện pháp phát triển đội ngũ GV tiểu học tỉnh Hưng Yên đáp ứng yêu cầu học 2 buổi/ngày" trong đó có chỉ rõ sự ảnh hưởng của đội ngũ GV đến chất lượng dạy học 2 buổi/ngày, do vậy cần phải tập trung các biện pháp bồi dưỡng nâng cao năng lực dạy học cho GV nhằm phát triển đội ngũ GV tiểu học đáp ứng với yêu cầu dạy học 2 buổi/ngày. [45].
- Luận văn Thạc sỹ của Trần Ngọc Minh với đề tài "Quản lý hoạt động dạy học hai buổi trên ngày trong các trường TH huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình" đã làm
tường minh cơ sở lý luận về quản lý dạy học 2 buổi/ngày, nghiên cứu cũng đã phân tích kỹ các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí dạy học 2 buổi/ngày từ đó khẳng định muốn quản lí trường TH 2 buổi/ngày hiệu quả cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền và XHH GD.[30]
- Luận văn Thạc sỹ của Vũ Thị Thúy Hà với đề tài “Biện pháp quản lí dạy học buổi thứ hai của lớp 2 buổi/ngày ở các trường TH thành phố Uông Bí – tỉnh Quảng Ninh”.đề cập đến vấn đề quản lí tổ chức dạy học ở buổi thứ 2 của lớp 2 buổi/ngày để nâng cao chất lượng dạy học hiệu quả.[25]
Về cơ bản, những đề tài, những công trình khoa học trong và ngoài nước đã được nghiên cứu qua các thời kỳ lịch sử phần nào có đóng góp đáng kể vào sự phát triển của GDTH, đặc biệt là lĩnh vực phát triển trường TH dạy học 2 buổi/ngày. Tuy nhiên các đề tài chủ yếu bàn về một khía cạnh của quản lí đó là quản lí hoạt động dạy học, các nghiên cứu đã nêu rõ vai trò quản lí của Hiệu trưởng đối với hoạt động dạy học 2 buổi/ngày từ đó đề xuất biện pháp giúp Hiệu trưởng quản lí tốt hoạt động dạy học 2 buổi/ngày, nâng cao chất lượng giờ học buổi thứ 2. Các nghiên cứu nói trên đã đáp ứng được một phần nào đó trong hoạt động quản lí trường TH dạy học 2 buổi/ngày mà chưa nghiên cứu tổng kết một cách toàn diện và khái quát thực trạng GDTH vùng khó cũng như phát triển trường TH dạy học 2 buổi/ngày tại những vùng này.
Như vậy, việc quản lý, phát triển trườn tiểu học dạy học 2 buổi/ngày cần được tiếp tục nghiên cứu trong thực tiễn quản lý GD hiện nay. Đặc biệt, trên địa bàn, tỉnh Hòa Bình nơi có vị trí địa lý, phân bố dân cư khá phức tạp, điều kiện phát triển kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn, trường TH dạy học 2 buổi/ngày còn thiếu về số lượng và yếu về chất lượng, thì việc phát triển trường TH dạy học 2 buổi/ngày rất cần được quan tâm. Nhưng. với thời gian nghiên cứu chưa nhiều tác giả chưa có đủ điều kiện tiếp cận với các tài liệu liên quan, cho nên theo hiểu biết của tác giả đến nay chưa có đề tài, công trình khoa học nào tập trung nghiên cứu sâu về lĩnh vực phát triển trường TH dạy học 2 buổi/ngày ở vùng khó khăn.
1.2. Một số khái niệm công cụ
1.2.1. Phát triển
Theo từ điển tiếng Việt (1999-2000) phát triển là lớn lên về mặt kích thước, độ rộng (số lượng) hay về mặt giá trị, tầm quan trọng (chất lượng). [40, tr.636]. Thuật
ngữ phát triển theo nghĩa triết học là biến đổi hoặc làm cho biến đổi từ ít đến nhiều, hẹp đến rộng, đơn giản đến phức tạp. Lí luận của phép biện chứng duy vật khẳng định: mọi sự vật, hiện tượng không phải chỉ là sự tăng lên hay giảm đi về mặt số lượng mà cơ bản chúng luôn biến đổi, chuyển hóa từ sự vật, hiện tượng này đến sự vật, hiện tượng khác, cái mới kế tiếp cái cũ, giai đoạn sau kế thừa giai đoạn trước tạo thành quá trình phát triển mãi mãi. Phát triển là quá trình nội tại, là bước chuyển hóa từ thấp đến cao, trong cái thấp đã chứa đựng dưới dạng tiềm năng những khuynh hướng dẫn đến cái cao, còn cái cao là cái thấp đã phát triển. Phát triển là quá trình tạo ra sự hoàn thiện của cả tự nhiên và xã hội
Thuật ngữ “phát triển” xuất phát từ các cấp độ xem xét khác nhau có nhiều cách định nghĩa khác nhau. Ở cấp độ chung nhất, “phát triển” được hiểu là sự thay đổi hay biến đổi tiến bộ, là một phương thức của vận động hay là quá trình diễn ra có nguyên nhân, dưới những hình thức khác nhau như tăng trưởng, tiến hoá, phân hoá, chuyển đổi, mở rộng, cuối cùng tạo ra biến đổi về chất” [39, tr.43].
Theo tác giả Phạm Minh Hạc “Phát triển được hiểu là sự thay đổi hay biến đổi tiến bộ, là một phương thức của vận động, hay là quá trình diễn ra có nguyên nhân, dưới những hình thức khác nhau như tăng trưởng, tiến hóa, chuyển đổi, mở rộng, cuối cùng tạo ra biến đổi về chất” [27, tr.111]
Theo tác giả Đặng Bá Lãm, " Phát triển là một quá trình vận động từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, theo đó cái cũ chuyển biến mất và cái mới ra đời...v.v. Phát triển là một quá trình nội tại: bước chuyển từ thấp lên cao xảy ra bởi vì trong cái thấp đã chứa đựng dưới dạng tiềm tàng những khuynh hướng dẫn đến cái cao. Còn cái cao là cái thấp đã phát triển". [30, tr. 20]
Ví dụ: Phát triển kinh tế - xã hội, phát triển văn hoá, phát triển con người, phát triển GD, phát triển GDTH, phát triển trường TH dạy học 2 buổi/ngày,....
Có thể thấy nói đến "phát triển" vừa bao hàm cả phát triển về số lượng và chất lượng, vừa bao hàm cả phát triển theo chiều rộng và phát triển theo chiều sâu; đồng thời, thể hiện tốc độ tăng về số lượng và bền vững về chất lượng đảm bảo hài hoà mối quan hệ giữa tốc độ và chất lượng của sự phát triển. Đặc biệt coi trọng chất lượng, hiệu quả và tính bền vững của sự phát triển