- Khách hàng không thực hiện kiểm kê đánh giá lại giá trị tài sản tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp một cách nghiêm túc và khách quan;
- Việc phân loại các khoản mục tài sản thành tài sản cần dùng, không cần dùng, tài sản hình thành từ quỹ khen thưởng, tài sản chờ thanh lý không đúng với tính chất và nội dung;
KTV tổng hợp và đánh giá được hệ thống kiểm soát nội bộ đối với việc xác định giá trị doanh nghiệp của khách hàng là ở mức khá, trung bình hay yếu dựa trên sự vắng mặt của từng dấu hiệu kiểm soát xác định giá trị doanh nghiệp của khách hàng.
KTV có thể sử dụng mẫu bảng câu hỏi về hệ thống kiểm soát nội bộ cho một số khoản mục đối với xác định giá trị doanh nghiệp nên được xây dựng như sau:
Bảng 3.1: Bảng câu hỏi về hệ thống kiểm soát nội bộ đối với xác định giá trị doanh nghiệp
Tiền mặt và tiền gửi ngân hàng
Có | Không | Không áp dụng | Ghi chú | |
1. Công việc thủ quỹ và kế toán tiền mặt có do một người đảm nhận không? | | | | |
2. Đã thực hiện kiểm kê tiền mặt tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp chưa? | | | | |
3. Có đối chiếu số liệu trên sổ kế toán tiền mặt với sổ quỹ không? | | | | |
4. Có tiến hành việc đối chiếu số dư tài khoản tiền gửi với Ngân hàng không? | | | | |
5. Các khoản tiền ngoại tệ có được theo dõi riêng không? | | | |
Có thể bạn quan tâm!
- Kiểm Toán Báo Cáo Kết Quả Xác Định Giá Trị Doanh Nghiệp
- Hoàn Thiện Trình Tự Kiểm Toán Xác Định Giá Trị Doanh Nghiệp
- Hoàn Thiện Phương Pháp Kiểm Toán Xác Định Giá Trị Doanh Nghiệp
- Điều Kiện Thực Hiện Các Giải Pháp Hoàn Thiện Kiểm Toán Xác Định Giá Trị Doanh Nghiệp
- Kiểm toán xác định giá trị doanh nghiệp tại Việt Nam - 24
- Kiểm toán xác định giá trị doanh nghiệp tại Việt Nam - 25
Xem toàn bộ 297 trang tài liệu này.
| | |
Kết luận: Hệ thống kiểm soát nội bộ đối với các khoản tiền
Khá Trung bình Yếu
Các khoản phải thu, phải trả
Có | Không | Không áp dụng | Ghi chú | |
1. Có theo dõi riêng biệt từng khoản phải thu, phải trả không? | | | | |
2. Có lập Bảng kê chi tiết các khoản công nợ phải thu, phải trả theo năm phát sinh không? | | | | |
3. Có thực hiện phân loại các khoản công nợ phải thu, phải trả và tách riêng các khoản không thể thu được chưa? | | | | |
4. Khách hàng có lập dự phòng cho những khoản nợ phải thu khó đòi chưa? | | | | |
5. Có xử lý đối với các khoản các khoản nợ phải thu không thể thu được không? | | | | |
6. Đã lập hồ sơ các khoản nợ phải thu không có khả năng thu hồi đề nghị xóa nợ chưa? | | | | |
7. Khi lập BCTC trước khi xác định giá trị | | | |
8. Có đối chiếu các khoản công nợ phải thu, phải trả tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp không? | | | | |
9. Có lập bảng đánh giá tỷ lệ các khoản công nợ phải thu, phải trả đã được đối chiếu không? | | | |
Kết luận: Hệ thống kiểm soát nội bộ đối với các khoản phải thu, phải trả
Khá Trung bình Yếu
Hàng tồn kho
Có | Không | Không áp dụng | Ghi chú | |
1. Có thực hiện phân loại và kiểm kê hàng tồn kho theo đúng qui định tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp không? | | | | |
2. Đã thực hiện phân loại những khoản mục hàng tồn kho chậm luân chuyển, hư hỏng và lỗi thời và không cần dùng chưa và có để chúng riêng ra không? | | | | |
3. Các phiếu nhập và phiếu xuất có đầy đủ và được phê duyệt không? | | | | |
4. Các phiếu nhập, xuất kho có được ghi sổ kế toán kịp thời không? | | | |
| | | ||
6. Khách hàng đã lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho chưa? | | | | |
7. Xác định giá trị hàng tồn kho có so sánh với giá thị trường không? | | | | |
8. Đối với công cụ dụng cụ đã xuất dùng cho nhiều kỳ có được phân bổ đúng không? | | | | |
9. Có tính giá thành chi tiết cho các thành phẩm tồn kho không? | | | |
Kết luận: Hệ thống kiểm soát nội bộ đối với hàng tồn kho
Khá Trung bình Yếu
TSCĐ
Có | Không | Không áp dụng | Ghi chú | |
1. Có thực hiện kiểm kê TSCĐ tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp chưa? | | | | |
2. Có phân loại riêng rẽ các loại TSCĐ và tách riêng các loại TSCĐ không cần dùng không? | | | | |
3. Có theo dõi riêng những TSCĐ không cần dùng, chờ thanh lý, tài sản hình thành từ quĩ khen thưởng phúc lợi không? | | | | |
4. Tất cả các TSCĐ có được ghi sổ theo giá gốc hay không? | | | |
| | | ||
6. Khấu hao TSCĐ có được tính đúng theo các qui định hiện hành không? | | | | |
7. Việc tính khấu hao TSCĐ có được nhất quán với các năm trước không? | | | | |
8. Các thủ tục thanh lý TSCĐ có theo đúng qui trình không? | | | | |
9. Ngoài kế toán, có bộ phận nào theo dõi và quản lý danh mục TSCĐ không? | | | |
Trung bình | Yếu | |
Các khoản vay | | |
Có | Không | Không áp dụng | Ghi chú | |
1. Khách hàng có thường xuyên đối chiếu tiền vay với người cho vay không? | | | | |
2. Đã đối chiếu tiền vay tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp với người cho vay chưa? | | | | |
3. Khách hàng có theo dõi được khoản tiền lãi phải trả người cho vay không? | | | | |
4. Các hợp đồng vay có được theo dõi đầy đủ không? | | | |
| | | ||
6. Khách hàng có đi vay với lãi suất quá với qui định không? | | | | |
7. Đã lập bảng kê chi tiết các khoản vay theo từng đối tượng, thời hạn vay, thời hạn trả nợ, lãi suất vay chưa? | | | | |
8. Đã đánh giá lại các khoản vay có gốc ngoại tệ tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp theo tỷ giá giao dịch bình quân liên ngân hàng chưa? | | | | |
9. Có các khoản vay đề nghị xóa nợ gốc, nợ lãi vay không? | | | |
Kết luận: Hệ thống kiểm soát nội bộ đối với các khoản vay
Khá Trung bình Yếu
KTV sử dụng bảng câu hỏi về hệ thống kiểm soát nội bộ này để thu thập hiểu biết về kiểm soát nội bộ và tiến hành kiểm tra lại để khẳng định các câu trả lời là phù hợp. Việc đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng không những chỉ được thực hiện trong giai đoạn lập kế hoạch mà có thể được thực hiện, kiểm tra và bổ sung trong suốt quá trình kiểm toán. Do đó, việc đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng được thực hiện một cách linh hoạt và hỗ trợ hiệu quả cho công việc kiểm tra chi tiết của KTV.
3.2.4.3. Hoàn thiện việc thực hiện thủ tục phân tích trong kiểm toán xác định giá trị doanh nghiệp
Thủ tục phân tích là một tập hợp các phương pháp thích ứng với nội dung kiểm toán cụ thể theo một trình tự khoa học. Vận dụng thủ tục này rất hữu hiệu, tiết kiệm thời gian và chi phí nhưng vẫn đảm bảo kết luận đưa ra đáng tin cậy. Đối với kiểm toán xác định giá trị doanh nghiệp, việc vận dụng các thủ tục phân tích lại càng phức tạp do có nhiều vấn đề trong quá trình xác định giá trị doanh nghiệp và có liên quan đến nhiều khoản mục trên BCTC. Tuy nhiên, việc vận dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán xác định giá trị doanh nghiệp hiện nay còn rất hạn chế. Việc KTV không thực hiện hoặc thực hiện một cách không đầy đủ còn dẫn đến không có những định hướng hợp lý cho việc áp dụng các thủ tục kiểm tra chi tiết.
Trong kiểm toán xác định giá trị doanh nghiệp, các KTV cần vận dụng thủ tục phân tích theo những hướng sau nhằm đảm bảo hiệu quả của cuộc kiểm toán:
- Kiểm tra tính hợp lý của Bảng kê danh mục tài sản của doanh nghiệp bằng cách so sánh số liệu của cùng khoản mục tài sản, các khoản công nợ phải thu, phải trả, nguồn vốn... trên Bảng kê với số liệu trên BCTC, sổ cái, sổ chi tiết;
- Đánh giá tính hợp lý của các khoản mục bằng cách đối chiếu sự phù hợp giữa Bảng kê với chứng từ gốc, sổ chi tiết, kiểm tra tính hợp lý và hợp lệ của chứng từ gốc;
Phân tích, đánh giá các thông tin về tình hình tài chính của doanh nghiệp thông qua các tỷ suất tài chính. Phân tích tỷ suất là một phần quan trọng trong quá trình kiểm toán xác định giá trị doanh nghiệp. Việc phân tích so sánh đòi hỏi phải so sánh với một tiêu chuẩn đã lựa chọn hoặc so sánh giữa các thời điểm khác nhau. Một số tỷ suất được sử dụng trong đánh giá doanh nghiệp bao gồm:
- Đối với các doanh nghiệp tiến hành xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa thì sử dụng các tỷ suất sau để phân tích:
Nhóm các tỷ suất đánh giá khả năng thanh toán nợ ngắn hạn:
+ Tỷ suất khả năng thanh toán hiện hành:
KTV sử dụng tỷ suất này để đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp trước khi xác định giá trị doanh nghiệp tốt hay không tốt. Đồng thời tiến hành so sánh với giá trị trong những năm trước đó và giá trị trung bình ngành mà doanh nghiệp đang kinh doanh để đánh giá tình hình thanh toán hiện hành của doanh nghiệp.
+ Tỷ suất khả năng thanh toán nhanh:
Tỷ suất này nhằm đánh giá khả năng thanh toán tức thời, đây là một tiêu chuẩn đánh giá khắt khe hơn về khả năng thanh toán của doanh nghiệp và giúp cho những người sử dụng thông tin về định giá đưa ra quyết định phù hợp trong quá trình hoạt động.
Nhóm các tỷ suất đánh giá tính hiệu quả sử dụng vốn, tài sản của doanh nghiệp:
+ Số vòng quay hàng tồn kho:
Nếu tỷ suất này thấp thì cho thấy các loại hàng tồn kho quá cao so với doanh số bán và số ngày hàng năm trong kho càng cao, tức là hiệu quả quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp càng thấp vì vốn lưu động bị tồn đọng trong hàng hóa quá lâu.
+ Vòng quay các khoản phải thu:
Nếu số ngày trong kỳ thu tiền bình quân thấp thì doanh nghiệp không bị đọng vốn trong khâu thanh toán, không có những khoản nợ phải thu khó đòi. Ngược lại, tỷ số này cao thì cần phải đánh giá chính sách bán hàng để tìm hiểu nguyên nhân tồn đọng nợ phải thu. Từ đây sẽ đánh giá được hiệu quả