quên lãng. Với các đền miếu được xây dựng không cần lớp vữa mà gạch được mài phẳng một cách tinh xảo và gắn bằng keo thực vật, trong đền có thờ Linga và thần Siva, một đặc trưng trong kiến trúc của các vương quốc Bà La Môn vào thế kỷ VII.
Thánh địa Cát Tiên có giá trị vượt ra ngoài phạm vi biên giới quốc gia, ngang tầm với các di tích cùng thời như Barabudua ở Indonexia, hoặc Angkor ở Cămpuchia. Hiện nay di tích lịch sử này đang được đề nghị Bộ Văn hóa xếp hạng di tích quốc gia.
4.2.2.2 Khu mộ cổ của dân tộc Mạ: Đây là những ngôi mộ của các thủ lĩnh bộ tộc Mạ xưa kia đã được các nhà khảo cổ phát hiện và khai quật gần đây, với hàng ngàn hiện vật qúi hiếm như đồ gốm sứ, các dụng cụ lao động bằng sắt, các đồ trang sức quí bằng đồng, thủy tinh, có thể cho phép hình dung ra một thời kỳ phát triển rực rỡ của vương quốc Mạ. Các sưu tập quí hiếm này có giá trị thu hút khách du lịch.
Thánh địa Cát Tiên và khu mộ cổ người Mạ đều nằm trên lộ trình từ Thành phố Hồ Chí Minh tới Dalat, cách đường 18 không xa, thuận lợi cho khách tham quan.
4.2.3 Nhóm các công trình kiến trúc nghệ thuật:
Thiên nhiên Dalat vốn đã là một cảnh quan tự nhiên đẹp nhưng khi được kết hợp với những công trình sáng tạo độc đáo của con người thì nó thật sự trở nên hoàn mỹ và có sức hấp dẫn đặc biệt. Thành phố Dalat được qui hoạch mang những đường nét nghệ thuật kiến trúc cảnh quan đặc sắc. Những công trình như các biệt điện I, II của toàn quyền Pháp tại Đông dương, và của vua Bảo Đại trước kia; ga xe lửa Dalat, trường Đại học Dalat, Nha địa dư ... Hiện nay Thành phố có khoảng 2.000 biệt thự lớn nhỏ mà mỗi biệt thự đều có những nét độc đáo riêng. Có thể coi Dalat như một Thành phố bảo tàng kiến trúc độc đáo của Việt Nam.
4.2.3.1 Chùa Linh Sơn: Nằm trên đường Nguyễn Văn Trỗi, cách trung tâm Thành phố Dalat khoảng 700m về hướng Tây Bắc. Chùa được xây dựng trên một ngọn đồi rộng khoảng 4 ha trồng trà, cà phê, bạch đàn, thông, tùng, trắc bách diệp, mai anh đào... cảnh chùa trang nghiêm, cổ kính. Với lối kiến trúc Á Đông giản dị, có nhiều câu đối khảm xà cừ đượm ngát hương thiền, đặc biệt hai con rồng uốn khúc, tháp hình bát giác có vẻ đẹp kiến trúc phương Đông và tượng Phật Thích Ca bằng đồng nặng 1.250kg đúc năm 1952, là nơi du lịch tâm linh phục vụ khách tham quan, vãn cảnh...
11
4.2.3.2 Chùa Linh Phong (Chùa sư nữ): Nằm ở đường Hoàng Hoa Thám thuộc trung tâm Thành phố. Chùa được xây dựng trên đỉnh núi nhỏ cao vút ẩn hiện giữa ngàn thông với mái kép cong được trang trí bằng tứ linh (long, lân, qui, phụng) uốn lượn giữa gió núi mây ngàn. Chùa Linh Phong là điểm du lịch tâm linh thân thiện với mọi du khách. Đến viếng chùa Linh Phong, du khách sẽ gặp Sư bà Từ Hương, một Ni trưởng cao niên, tuổi ngoại thất tuần, dáng người tao nhã. Có thể hình dung được một người con gái nhan sắc năm xưa, tuổi vừa đôi mươi đã rời bỏ một gia đình thượng lưu giàu có để xuất gia đầu Phật, lãng quên việc đời, tu hành chánh quả.
4.2.3.3 Chùa Thiên Vương Cổ Sát: Tọa lạc trên đồi Rồng, cách trung tâm Thành phố Dalat 5km về hướng đông bắc. Chùa theo hệ phái Phật giáo Huê Nghiêm của Trung Quốc, được xây dựng với hai tòa nhà không gian thông thoáng, có những bức tượng quí được tạo từ gỗ trầm, cao 4m và nặng 1,5 tấn do Hòa thượng Thọ Dã thỉnh từ Hồng Kông năm 1958. Nơi đây có Thích Ca Phật Đài thật đẹp giữa đồi thông lộng gió.
4.2.3.4 Chùa Linh Quang: Tọa lạc tại số 133 đường Hai Bà Trưng thuộc trung tâm Thành phố. Chùa có lối kiến trúc cổ, mái chồng cong, trên mái hình long, lân, quy, phụng được gắn bằng những mảnh sành đủ màu sắc, có khu vườn tháp mộ. Chùa Linh Quang được xem là ngôi Tổ đình đầu tiên của Dalat và là điểm du lịch tâm linh.
4.2.3.5 Nhà thờ Dalat: Nằm trên đường Trần Phú thuộc trung tâm Thành phố, là một trong những công trình kiến trúc tiêu biểu và cổ xưa nhất của Dalat. Đây là nhà thờ lớn nhất ở Dalat (được gọi là nhà thờ Chánh tòa) ngoài ra còn cái tên dân gian là nhà thờ con Gà vì trên đỉnh tháp chuông có tượng một con gà lớn. Vào dịp Giáng sinh hằng năm, đây là nơi tập trung nhiều người trong và ngoài đạo đến dự lễ, tham quan.
4.2.3.6 Nhà thờ Cam Ly: Nằm trên quả đồi gần thác Cam Ly, thuộc Thành phố Dalat. Nhà thờ Cam Ly có một kiến trúc độc đáo theo lối nhà rông của đồng bào Tây nguyên được xây dựng riêng cho đồng bào các dân tộc thiểu số, vì thế mang một sắc thái khác hẳn với các giáo đường dành cho người Kinh. Ngôi nhà thờ được thể hiện một cách tuyệt khéo tính "hội nhập văn hóa"... Cùng với nghệ thuật sắp đặt và giải pháp kiến trúc, các nhà tạo tác đã kết hợp hài hòa giữa tư duy mộc mạc của đồng bào dân tộc thiểu số với triết lý tôn giáo nhân bản sâu sắc phù hợp cho tham quan, nghiên cứu nghệ thuật.
12
4.2.3.7 Thiền viện Trúc Lâm: Tọa lạc bên hồ Tuyền Lâm trên núi Phượng Hoàng, thuộc Thành phố Dalat, là ngôi chùa bề thế nhất ở Dalat hiện nay. Ngoài ý nghĩa là một ngôi chùa, một viện thiền học, Trúc Lâm còn là một điểm tham quan lý tưởng cho du khách khi đến với Thành phố cao nguyên do được tổ chức tốt và có vị trí đẹp.
Ngoài ra Dalat còn có hàng chục chùa khác như Linh Quang (đường Ngô Quyền), Ngọc Tín (Sương Nguyệt ánh)... mà khi kết hợp lại có thể cho du khách một tour du lịch tín ngưỡng - tìm hiểu kiến trúc độc đáo.
4.2.3.8 Lãnh địa Đức Bà: Nằm trên một ngọn đồi thoáng đẹp cách trung tâm Thành phố Dalat hơn 1km về hướng tây nam. Lãnh địa Đức Bà được xây dựng với kiến trúc độc đáo theo phong cách Châu Âu thế kỷ 17, đặc biệt trong nhà thờ có bức tượng Đức Mẹ đứng trên quả địa cầu được tạo theo hình mẫu người phụ nữ Việt Nam, do Janchère kiến trúc sư người Pháp thiết kế. Du khách đến đây tham quan kiến trúc nghệ thuật còn có dịp ngắm dàn Hài Tiên khá hiếm nở hoa thật đẹp ở vườn hoa phía sau.
4.2.3.9 Biệt thự Hằng Nga (Lâu đài mạng nhện): Nằm tại số 3 đường Huỳnh Thúc Kháng, cách trung tâm Dalat chừng 1km về phía Tây - Nam. Biệt thự Hằng Nga, một công trình kiến trúc của Tiến sĩ Đặng Việt Nga mà theo nhận xét của một du khách nước ngoài, đây là "tòa lâu đài độc đáo, khác thường và hoang tưởng nhất Việt Nam, nếu không nói là của vùng Đông Nam Châu Á". Qua vòm cổng nhỏ, du khách sẽ lạc vào một thế giới thần thoại với những gốc cây cổ tích mà ở đó có những căn phòng được khoét lõm vào một cách ngộ nghĩnh.
4.2.3.10 Dinh III (Dinh Bảo Đại): Tọa lạc trên một đồi thông cách trung tâm Thành phố Dalat chừng 2km về hướng tây nam. Dinh III là tên gọi để chỉ biệt thự nghỉ hè của vua Bảo Đại, vị Hoàng đế cuối cùng của triều Nguyễn đồng thời cũng là vị Hoàng đế cuối cùng của các triều đại phong kiến Việt Nam. Được xây dựng gồm 25 phòng, Dinh III là một tòa dinh thự trang nhã, hòa mình trong khung cảnh thơ mộng của một đồi thông, nơi đây còn được gọi là Biệt điện Quốc trưởng được bảo tồn gần như nguyên trạng khiến cho du khách đến đây có thể cảm nhận một bầu không khí vừa trang nghiêm lại vừa gần gũi, ấm cúng của một gia đình hoàng tộc.
13
4.2.3.11 Ga xe lửa Dalat: Là một trong những ga xe lửa lâu đời nhất ở Việt Nam, ga vừa được Bộ Văn hóa Thông tin cấp bằng di tích lịch sử văn hóa. Được xây dựng theo mô phỏng hình dáng núi Lang Biang, đoạn đường sắt dài 7km đưa vào khai thác du lịch, hướng du khách đến thưởng ngoạn hồ Than Thở với đồi thông hai mộ, rừng ái ân và ôm cua theo triền núi hết sức độc đáo. Những công trình kiến trúc trên đây đều rất đa dạng về mặt bố cục và dáng vẻ kiến trúc đan xen hài hòa với khung cảnh thiên nhiên Dalat, tạo nên nét hấp dẫn rất riêng của Thành phố cao nguyên.
4.2.4 Nhóm các lễ hội, văn hóa dân gian: Ngoài các thắng cảnh thiên nhiên kỳ thú và các di tích lịch sử, kiến trúc, Lâm Đồng còn có một kho tàng văn hóa dân gian đặc sắc gắn với tập quán sinh hoạt lễ hội và lao động truyền thống của nhân dân các dân tộc ít người phản ánh quan niệm về thế giới tự nhiên và tín ngưỡng. Đây là các lễ nghi với tập quán canh tác nông nghiệp còn mang đậm nét sơ khai. Tiêu biểu là các lễ cúng cơm mới, lễ hội cồng chiêng và lễ hội đâm trâu.
4.2.4.1 Festival Hoa Dalat : Với chủ đề "Dalat Thành phố ngàn hoa", Festival hoa Dalat được tổ chức 2 năm một lần với các hoạt động về hội chợ triển lãm, hội thảo về hoa, thi cắm hoa nghệ thuật; công viên nghệ thuật với chủ đề "Tây nguyên huyền diệu”... Đây là một trong những hoạt động văn hóa thu hút đông đảo du khách nhất.
4.2.4.2 Lễ cúng cơm mới: Ðây là nghi lễ lớn nhất của người Chu Ru, Mạ, Cơ Ho. Trong đó nghi lễ cúng thần Suối của người Mạ mang nhiều sắc thái tín ngưỡng dân gian. Là hình thức cầu xin thần linh cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu diễn ra trùng với tết Nguyên Đán của người Việt. Lễ hội bắt đầu bằng việc khấn Giàng, kế đến là tục vẩy rượu để chúc mọi người, cuối cùng là uống rượu cần, múa hát dân ca trong tiếng cồng chiêng rộn rã. Lễ hội kéo dài suốt đêm là cơ hội để du khách tìm hiểu, nghiên cứu.
4.2.4.3 Lễ hội cồng chiêng: Cồng chiêng là thứ nhạc khí không thể thiếu được trong các dịp lễ hội của đồng bào các dân tộc ít người ở Tây nguyên. Cồng chiêng còn tượng trưng cho thần linh, cho nên lễ hội cồng chiêng ngoài ý nghĩa là một hoạt động văn hóa cộng đồng, còn là dịp con người thể hiện nguyện vọng giao tiếp với thần linh. Đặc biệt, khi không gian văn hóa cồng chiêng được UNESCO công nhận kiệt tác truyền khẩu - di sản văn hóa phi vật thể thì lễ hội cồng chiêng có sức hấp dẫn đặc biệt du khách.
14
4.2.4.4 Lễ hội đâm trâu: Đây cũng là một lễ hội phổ biến chung ở Tây nguyên thường diễn ra sau mùa thu hoạch trùng vào dịp tết đầu xuân để tạ ơn thần linh. Nghi lễ được tổ chức công phu ngoài trời, từ việc dựng cây nêu, đến điệu vũ tế thần, cách thức đâm trâu, xẻ thịt... và thường kéo dài nhiều ngày, được gọi là tết Thượng. Ngày nay lễ hội được tổ chức dưới chân núi Lang Biang với đối tượng suy tôn là thần núi Lang Biang là thần hộ mệnh của buôn làng, có đoàn cồng chiêng đi cùng rất có giá trị.
4.2.4.5 Lễ hội Dalat (Hội nghệ nhân ngành thêu): Hàng năm cứ vào ngày 12/6 âm lịch, tất cả các nghệ nhân, nghệ sĩ ngành thêu cả nước đều đổ về Dalat để tham gia lễ giỗ tổ của ngành thêu. Lễ hội thường diễn ra trong 3 ngày. Ngày thứ nhất là những nghi thức về “Hội hành hương” diễn ra ở XQ - Sử quán. Trong đó có các lễ rước “Buộc chỉ ước nguyện nghề thêu”; “Làm nguôi giận thần linh” và chương trình khác như “Thời trang của người thợ thêu”; Ngày thứ 2 là hội thi “Người đẹp ngành thêu”; “Đêm ẩm thực” và chương trình thời trang qua các bộ sưu tập “Hành trình chiếc lá rơi”; “Nắng thuỷ tinh”…
4.2.5 Nhóm các nghề thủ công truyền thống: Lâm Đồng cũng là nơi có các nghề thủ công truyền thống có giá trị phục vụ du lịch cao. Tiêu biểu là các nghề dệt vải thổ cẩm từ sợi bông, đan len, thêu, làm gốm bằng thủ công độc đáo của các dân tộc ít người.
4.2.6 Nhóm Tài nguyên nhân văn khác:
4.2.6.1 Chợ Dalat: Với dáng vẻ vừa bề thế vừa thanh nhã, mỹ thuật nằm ngay khu vực trung tâm Thành phố, là địa danh du lịch hấp dẫn. Chợ Dalat có kiến trúc hiện đại, điểm đặc biệt là chợ nằm ngay khu vực trung tâm Hòa Bình, một vị trí bố cục ngoạn mục mà chỉ có được ở Thành phố cao nguyên nhiều đồi núi. Chợ Dalat bán đủ các loại đặc sản, là đối tượng của khách du lịch thập phương.
4.2.6.2 Bảo tàng tỉnh Lâm Đồng: Cách trung tâm Thành phố Dalat chừng 3km. Với chủ trương đa dạng hóa nơi đây sẽ dần dần định hình như một trung tâm sinh hoạt văn hóa đặc trưng của các dân tộc bản địa. Ngoài ra, du khách còn được mục kích những bộ đàn đá khá nổi tiếng có niên đại từ 3.500 - 3.000 năm, các di tích kiến trúc, khảo cổ... là bộ sưu tập khá phong phú với gần 10.000 tiêu bản gốm sứ, hiện vật có giá trị tầm cỡ ở khu vực. Bảo Tàng đang có một sức hấp dẫn xứng đáng là điểm dừng chân quan trọng của du khách đến tham quan nghiên cứu, tìm hiểu lịch sử.
15
4.2.6.3 Phân Viện Sinh học: Cách trung tâm Thành phố Dalat gần 10km đường. Ngoài chức năng nghiên cứu phân viện còn hoạt động như một bảo tàng. Tham quan nơi đây, du khách sẽ có dịp thưởng lãm bộ sưu tập hoa lan phong phú, trong số đó nổi bật các tên như: Thanh lan, Thanh đạm, Tuyết ngọc hoặc như Hài đỏ ... Bộ sưu tập động vật, có một danh sách đỏ như Gấu ngựa, Mang lớn, Cầy vằn bắc, Vượn má hung, Sóc bay sao, Sói đỏ, Cầy Giông sọc, Gấu chó, Hổ, Báo hoa mai... đến các loài sẽ nguy cấp (có thể bị đe doạ tuyệt chủng) như Sơn dương, Cầy mực, Mèo gấm, Báo gấm, Beo lửa, Rái cá vuốt, Kỳ đà nước...được giới thiệu trong những tư thế tự nhiên, sinh động. Lời kêu gọi: “Bảo vệ loài tê giác Java, bảo vệ Sao la”, “Cứu lấy đàn voi ”... Muốn nhắn nhủ: Hãy thân thiện để thiên nhiên mãi là bạn đồng hành của con người!”.
Phụ lục 5: Các loại hình du lịch chủ yếu ở địa phương
Mặc dù có hai mùa, nhưng quanh năm Dalat đều có nắng, nên quả không quá lời khi gọi Dalat là Thành phố của mùa xuân. Dalat mang đậm trong mình bản sắc văn hóa Tây nguyên đẹp như huyền thoại. Với những ưu thế nội tại, Dalat có thể cùng lúc tổ chức nhiều loại hình du lịch khác nhau như: du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái, du lịch văn hóa - lễ hội, du lịch thể thao, du lịch hội nghị, du lịch kết hợp nghiên cứu khoa học...Để phục vụ cho trung tâm nghỉ mát Dalat, trước kia các phương tiện giao thông được khai thác tới mức tối đa, bất chấp những trở ngại về địa thế.
5.1 Du lịch tham quan: Giới am hiểu kiến trúc đặt cho Thành phố Dalat là “tiểu Paris của Việt Nam” bởi, các dinh thự - biệt thự kiểu kiến trúc Pháp vẫn còn tồn tại nguyên vẹn giá trị của nó qua bước đi của thời gian. Lâu dần, sự ảnh hưởng sâu đậm ấy trở thành nét đặc trưng tiêu biểu làm nên bản sắc văn hóa của Thành phố nói chung và đối với quy hoạch kiến trúc Dalat nói riêng.
Dalat có hàng trăm công trình kiến trúc, danh lam, thắng cảnh, khu điểm du lịch để du khách lựa chọn. Các hãng lữ hành, Công ty du lịch cung cấp chương trình tour rất đa dạng, phong phú dưới nhiều hình thức. Du khách có thể yêu cầu riêng theo sở thích, hay có thế chọn bất cứ chương trình du lịch nào trong hàng trăm chương trình được thiết kế sẵn. Dalat thường xuyên cung cấp những chương trình tham quan du lịch hàng ngày, những tour du lịch chuyên đề khám phá Dalat theo yêu cầu của du khách.
16
5.2 Du lịch nghỉ dưỡng: Do tính chất của du lịch nghỉ dưỡng luôn gắn kết với điều kiện khí hậu, cảnh quan môi truờng, vì vậy chương trình phát triển du lịch nghỉ duỡng chủ yếu tập trung tại Thành phố Dalat, các địa bàn khác trong tỉnh chỉ đầu tư phát triển các loại hình du lịch nghỉ thuần túy hoặc nghỉ cuối tuần. Trước mắt, sẽ hoàn chỉnh và đưa vào khai thác khu biệt thự nghỉ dưỡng Nguyễn Du - Phó Đức Chính, khu nghỉ dưỡng hồ Xuân Hương, khu biệt thự Trần Hưng Đạo, khu biệt thự Lê Lai. Đến năm 2020 đầu tư phát triển các khu nghỉ dưỡng quan trọng như khu du lịch hồ Tuyền Lâm, khu du lịch ĐanKia - suối Vàng; quy hoạch khu du lịch hồ Đại Ninh. Cụ thể:
- Phát triển du lịch nghỉ dưỡng tại khu du lịch chuyên đề hồ Tuyền Lâm và khu du lịch ĐanKia - Suối Vàng kết hợp du lịch sinh thái. Xây dựng theo dạng biệt thự thấp tầng duới tán rừng, các nhà nghỉ phân tán, làng nghỉ dưỡng, xây dựng các phòng khám, cơ sở phục hồi sức khỏe (vật lý trị liệu, xông hơi…), cơ sở y tế. Các dịch vụ hỗ trợ khác gồm tuyến đi bộ, bơi thuyền, thể thao nhẹ (cầu lông, bơi, phòng tập đa năng trong nhà…), dịch vụ chăm sóc sắc đẹp…
- Cải tạo Khu biệt thự Nguyễn Du - Phó Đức Chính; Lê Lai và Trần Hưng Đạo thành một khu biệt thự nghỉ dưỡng và một số dịch vụ hỗ trợ khác đan xen trong khu biệt thự như: Sân cầu lông, công viên, khu đi bộ, nhà an dưỡng, khu chăm sóc sức khỏe… kết hợp với Bệnh viện Y học Cổ truyền thực hiện yêu cầu khám chữa bệnh cho du khách. Hướng liên doanh hợp tác giữa Công ty Du lịch Dịch vụ Xuân Hương với Hoàng Anh Gia Lai nâng cấp thành biệt thự cao cấp 4 đến 5 sao với tổng số vốn là 60 tỷ đồng.
- Liên doanh giữa Công ty phát triển nhà với Công ty Thương mại & Đầu tư Khánh Hòa để đầu tư nâng cấp khu biệt thự Lê Lai - Nguyễn Khuyến thành khu biệt thự 4 đến 5 sao với tổng số vốn khoảng 5 triệu USD.
- Tổ chức đấu thầu nâng cấp khu biệt thự Trần Hưng Đạo thành khu cao cấp.
- Quy hoạch xây dựng mới các khu nghỉ dưỡng tại khu vực phía đông hồ Xuân Hương (giáp khách sạn Công đoàn hiện nay) theo dạng kiến trúc biệt thự thấp tầng, có đầy đủ các dịch vụ khép kín trong khu nghỉ dưỡng với tổng số vốn 110 tỷ đồng.
- Phát triển khu nghỉ dưỡng Dalat - Dabl kết hợp du lịch sinh thái và các hoạt động vui chơi giái trí phục vụ an dưỡng và nghỉ dưỡng cho những người cao tuổi trong và
17
ngoài nước. Đồng thời tiến hành quy hoạch sẵn khu du lịch nghỉ dưỡng hồ Đại Ninh (Đức trọng) để có kế hoạch khoanh vùng bảo vệ và chuẩn bị kêu gọi đầu tư.
- Xây dựng các khu nghỉ dưỡng hồ Nam Phương, hồ Lộc Thắng, khu du lịch thác
Đamb'ri (thị xã Bảo Lộc)… gắn với việc khai thác phát triển du lịch sinh thái.
Ðặt biệt Công ty du lịch Xuân Hương đã nâng cấp sửa chữa và đưa vào sử dụng khu biệt thự nghỉ dưỡng, nằm trong một khuôn viên thoáng mát, yên tĩnh thích hợp cho những du khách có nhu cầu nghỉ ngơi, thư giãn, phục hồi thể lực.
Giá phòng ở Dalat
Đơn vị tính | Giá trung bình | |
Khách sạn 5 sao | USD/phòng/đêm | 160 |
Khách sạn 4 sao | “ | 60 |
Khách sạn 3 sao | “ | 30-40 |
Khách sạn 2 sao | “ | 10-30 |
Khách sạn đạt tiêu chuẩn | Đồng/phòng/đêm | 100.000 - 250.000 |
Nhà trọ, nhà nghỉ | “ | 70.000 - 150.000 |
Có thể bạn quan tâm!
- Các Giải Pháp Hỗ Trợ Thực Hiện Chiến Lược Marketing Du Lịch Dalat
- Trương Phúc Ân (2000), Bí Mật Thành Phố Hoa Dalat, Nxb Văn Nghệ.
- Tiềm Năng Tài Nguyên Du Lịch Lâm Đồng
- Các Dự Án Phát Triển Làng Nghề Phục Vụ Du Lịch:
- Khi Đến Dalat, Ông/bà Thích Loại Hình Vui Chơi Giải Trí Nào?
- Đến Dalat, Ông/bà Thích Ở Trong Khách Sạn Loại Nào?
Xem toàn bộ 172 trang tài liệu này.
5.3 Du lịch hội nghị, hội thảo: Trước mắt, hoàn thành đưa và khai thác khu hội nghị khách sạn Duy Tân, khách sạn Công Đoàn, khách sạn Seri. Đến 2020 hoàn thành việc đầu tư xây dựng mới một số điểm hội nghị - hội thảo có quy mô lớn, đạt tiêu chuẩn quốc tế để đưa Dalat trở thành trung tâm hội nghị - hội thảo của cả nước và quốc tế.
- Dự án đầu tư nâng cấp khách sạn Duy Tân (liên doanh giữa công ty Du lịch Lâm Đồng với Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn) đạt tiêu chuẩn 4 đến 5 sao, với 150 phòng ngủ và phòng hội thảo đạt tiêu chuẩn quốc tế (450 - 500 chỗ), đầy đủ các dịch vụ cao cấp.
- Dự án đầu tư nâng cấp, phát triển Trung tâm văn hóa nghỉ dưỡng Liên đoàn Lao
động tỉnh trở thành trung tâm hội thảo - hội nghị đạt tiêu chuẩn quốc tế 600 - 700 chỗ.
- Dự án Đầu tư nâng cấp khách sạn Seri để đạt tiêu chuẩn khách sạn 3 sao, có phòng hội nghị - hội thảo (250 - 300 chỗ). Đầu tư nâng cấp, các cơ sở hội thảo - hội nghị hiện có: Khách sạn Sfitel Palace, Ngọc Lan, Vietsopetro….
Các dự án khác phục vụ hỗ trợ chương trình phát triển du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng, hội nghị - hội thảo nhằm tạo thêm tour du lịch mua sắm sản phẩm đặc thù của Dalat - Lâm Đồng; tham gia tiêu thụ hàng hóa tại chỗ cho nhân dân địa phương.
18