Phương Pháp Lập Và Trình Bày Bảng Cân Đối Tài Khoản (Mẫu Số B01 - H)


- Hoàn thành việc ghi sổ và khóa sổ kế toán, bao gồm các sổ chi tiết và sổ tổng hợp. Kế toán phải tính tổng số phát sinh bên Nợ, bên Có và số dư cuối kỳ của từng tài khoản kế toán hoặc tổng số thu, chi, tồn quĩ, nhập, xuất, tồn kho.

- Kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa các sổ kế toán có liên quan. Nếu có chênh lệch phải xác định nguyên nhân và xử lý số chênh lệch cho đến khi khớp đúng.

Để đảm bảo tính so sánh của thông tin kế toán tất cả các báo cáo tài chính trong đơn vị sự nghiệp đều phản ánh số liệu kỳ này và kỳ trước. Phương pháp lập báo cáo được xác định tùy thuộc vào từng báo cáo cụ thể.

6.2.2.1. Phương pháp lập và trình bày Bảng cân đối tài khoản (Mẫu số B01 - H)

Bảng cân đối tài khoản được lập định kỳ theo quí, năm hoặc đặc biệt là tháng theo yêu cầu quản lý đơn vị tại các đơn vị kế toán cơ sở để phản ánh tổng quát thông tin về ĐVSN trên báo cáo phản ánh số dư đầu kỳ, số phát sinh trong kỳ, số phát sinh lũy kế từ đầu năm và số dư cuối kỳ của các tài khoản kế toán sử dụng tại đơn vị (Biểu 6.1).

Cơ sở lập bảng: Số liệu dòng khóa sổ trên Sổ Cái hoặc Nhật ký - Sổ cái và các sổ kế toán chi tiết tài khoản; bảng cân đối tài khoản kỳ trước.

Phương pháp lập: Xuất phát từ đặc điểm của số liệu trong báo cáo mà phương pháp lập báo cáo được xét cho hai trường hợp:

- Đối với loại số liệu phản ánh số dư các tài khoản tại thời điểm đầu kỳ (cột 1, 2), tại thời điểm cuối kỳ (cột 7, 8) kế toán căn cứ số dư các tài khoản trên bảng cân đối tài khoản kỳ trước hoặc Sổ Cái hoặc Nhật ký - Sổ cái để ghi. Cụ thể, số dư Nợ tài khoản phản ánh vào cột “Nợ”, số dư Có tài khoản phản ánh vào cột “Có”.

- Đối với loại số liệu phản ánh số phát sinh của các tài khoản từ đầu kỳ đến ngày cuối kỳ báo cáo (cột 3, 4) hoặc số phát sinh lũy kế từ đầu năm đến cuối kỳ báo cáo (cột 5, 6) thì tổng số phát sinh Nợ của các tài khoản phản ánh vào cột “Nợ”, tổng số phát sinh Có phản ánh


vào cột “Có”. Cụ thể, cột 3, 4 được ghi trên cơ sở dòng “ Cộng số phát sinh trong kỳ” của từng tài khoản trên Sổ Cái hoặc Nhật ký - Sổ Cái để ghi. Cột 7, 8 được ghi trên cơ sở dòng cộng số phát sinh lũy kế từ đầu năm tới cuối kỳ báo cáo của các tài khoản trên Sổ Cái hoặc Nhật ký - Sổ Cái hoặc tính bằng cách:



Cột 5 của báo cáo kỳ này

= Cột 5 của báo cáo

kỳ trước

+ Cột 3 của báo cáo

kỳ này


Cột 6 của báo cáo kỳ này

= Cột 6 của báo cáo

kỳ trước

+ Cột 4 của báo cáo

kỳ này


Sau khi ghi đủ các số liệu có liên quan đến các tài khoản, phải thực hiện tổng cộng bảng cân đối tài khoản. Số liệu “cộng” trong Bảng cân đối tài khoản phải đảm bảo tính cân đối bắt buộc sau đây:



Tổng số dư Nợ đầu kỳ (cột 1) của các tài khoản

= Tổng số dư Có đầu kỳ (cột 2)

của các tài khoản


Tổng số phát sinh Nợ (cột 3) của các tài khoản trong kỳ báo cáo

= Tổng số phát sinh Có (cột 4) của các tài khoản trong kỳ báo cáo


Tổng số phát sinh Nợ lũy kế từ đầu năm (cột 5) của các tài khoản

= Tổng số phát sinh Có lũy kế từ đầu năm (cột 6) của các tài khoản


Tổng số dư Nợ cuối kỳ (cột 7) của các tài khoản

= Tổng số dư Có cuối kỳ (cột 8)

của các tài khoản


Trong Bảng cân đối tài khoản có phản ánh số dư, số phát sinh của các tài khoản ngoài Bảng cân đối tài khoản ở cuối bảng.


Đối với Bảng cân đối tài khoản quý I, số liệu tổng cộng cột 3 = cột 5; cột 4 = cột 6.

Trường hợp đơn vị cấp trên có sử dụng một số tài khoản để theo dõi việc tiếp nhận và cấp phát kinh phí cho cấp dưới thì phải lập báo cáo này để phản ánh tình hình trên căn cứ vào các tài khoản sử dụng tại đơn vị cấp trên (chỉ lập Bảng cân đối tài khoản của đơn vị cấp trên mà không phải tổng hợp từ Bảng cân đối tài khoản của các đơn vị cấp dưới).

Biểu 6.1: Bảng cân đối tài khoản


Mã chương......................... .... Mẫu số B01- H

Đơn vị báo cáo.........................

Mã đơn vị QHNS:.....................

(Ban hành theo QĐ số: 19/2006/QĐ/BTC ngày 30/3/2006 của Bộ trưởng BTC)


BẢNG CÂN ĐỐI TÀI KHOẢN

Quí ........năm.......


Đơn vị tính:.................



Số hiệu TK


TÊN TÀI KHOẢN

SỐ DƯ ĐẦU KỲ

SỐ PHÁT SINH

SỐ DƯ CUỐI KỲ (*)


Nợ


Kỳ này

Luỹ kế từ đầu năm

Nợ

Nợ

Nợ

A

B

1

2

3

4

5

6

7

8


-------

A - Các TK trong Bảng

-

-

--------------------------

Cộng


B - Các TK ngoài Bảng

-

-


-------


-------


-----


-----


-------


-------


-------


-------

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 237 trang tài liệu này.

Kế toán đơn vị sự nghiệp Phần 2 - 25


(*) Nếu là báo cáo tài chính quý IV (năm) thì ghi là “Số dư cuối năm”


Ngày .... tháng .... năm…

Người lập biểu Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị


6.2.2.2. Phương pháp lập và trình bày Báo cáo tổng hợp tình hình kinh phí và quyết toán kinh phí đã sử dụng

Báo cáo tổng hợp tình hình kinh phí và quyết toán kinh phí đã sử dụng là loại báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh tổng quát tình hình tiếp nhận và sử dụng các nguồn kinh phí hiện có ở đơn vị và số thực chi cho từng loại hoạt động theo từng nguồn kinh phí đề nghị quyết toán. Dựa vào thông tin trong báo cáo các cơ quan chức năng của Nhà nước biết được tổng số kinh phí ở đơn vị theo từng nguồn hình thành và tình hình sử dụng các loại kinh phí ở đơn vị trong một kỳ kế toán.

Loại báo cáo này có 2 mẫu áp dụng riêng cho ĐVSN cấp III và ĐVSN cấp I, II. Cụ thể:

a. Tổng hợp tình hình kinh phí và quyết toán kinh phí đã sử dụng (Mẫu số B02 - H)

Báo cáo được lập theo quí tại các đơn vị kế toán cấp III và gồm 2 phần: Phần I: Tổng hợp tình hình kinh phí và Phần II: Kinh phí đã sử dụng đề nghị quyết toán.

Cơ sở lập báo cáo: Báo cáo “Tổng hợp tình hình kinh phí và quyết toán kinh phí đã sử dụng” kỳ trước; Sổ chi tiết các tài khoản loại 4, loại 6 như sổ theo dõi nguồn kinh phí, sổ chi tiết hoạt động, sổ chi tiết chi dự án.

Phương pháp lập báo cáo:

- Đối với phần I: Phản ánh theo từng loại kinh phí như kinh phí hoạt động, kinh phí theo đơn đặt hàng của Nhà nước, kinh phí dự án và kinh phí đầu tư XDCB. Từng loại kinh phí được phản ánh chi tiết theo nguồn hình thành: Ngân sách cấp, viện trợ, phí, lệ phí để lại và các nguồn khác, tình hình tiếp nhận và sử dụng kinh phí. Cơ sở ghi là báo cáo này kỳ trước, sổ chi tiết Tài khoản 461.

- Đối với phần II: Phản ánh kinh phí đã sử dụng đề nghị quyết toán theo từng nội dung kinh tế theo Mục lục NSNN chi tiết theo loại, khoản, Nhóm mục chi, Mục, Tiểu mục, nội dung chi, mã số, tổng số, ngân sách Nhà nước. Các khoản chi thường xuyên, chi dự án, chi đầu tư XDCB chưa có nguồn trong kỳ báo cáo thì đơn vị không được đề


nghị quyết toán ở phần này. Cơ sở ghi là các sổ chi tiết các tài khoản 661 - Chi hoạt động, TK 662 - Chi dự án, TK 241 - XDCB dở dang.

b. Báo cáo tổng hợp tình hình kinh phí và quyết toán kinh phí đã sử dụng (Mẫu số B02/CT - H)

Báo cáo được lập theo năm tại các đơn vị kế toán cấp I, II với nội dung phản ánh tương tự báo cáo Tổng hợp tình hình kinh phí và quyết toán kinh phí đã sử dụng (Mẫu B02 - H). Tuy nhiên, kế toán phải tổng hợp từng loại kinh phí của đơn vị cấp trên và tất cả các đơn vị cấp dưới.

Cơ sở lập báo cáo: Báo cáo Tổng hợp tình hình kinh phí và quyết toán kinh phí đã sử dụng (Mẫu số B02 - H) của tất cả các đơn vị cơ sở.

Phương pháp lập báo cáo: các chỉ tiêu kế toán được ghi chi tiết cho từng đơn vị kế toán cơ sở và tổng hợp lại cho toàn đơn vị trên cơ sở báo cáo này của các đơn vị nộp lên.

6.2.2.3. Phương pháp lập và trình bày Báo cáo chi tiết kinh phí hoạt động (Mẫu số F02 - 1H)

Báo cáo chi tiết kinh phí hoạt động là phụ biểu bắt buộc của báo cáo theo mẫu số B02-H. Báo cáo này được lập hàng quí để phản ánh chi tiết kinh phí đã sử dụng đề nghị quyết toán theo từng nội dung chi, theo loại, khoản mục, nhóm mục, mục và tiểu mục theo từng nguồn kinh phí. Vì vậy, đơn vị có bao nhiêu nguồn kinh phí thì phải lập bấy nhiêu báo cáo.

Cơ sở lập báo cáo: Sổ chi tiết các tài khoản 461, TK 661 và báo cáo này của kỳ trước.

Phương pháp lập báo cáo:

- Đối với chỉ tiêu Kinh phí kỳ trước chuyển sang (cột 1) kế toán căn cứ số liệu trên báo cáo này kỳ trước để ghi. Khi báo cáo quyết toán năm được duyệt đơn vị phải phản ánh hoặc điều chỉnh theo số liệu quyết toán năm được duyệt.


- Đối với chỉ tiêu Số thực nhận kỳ này (cột 2) kế toán đơn vị căn cứ lũy kế số phát sinh bên Có TK 461 đều chỉnh trừ số kinh phí nộp khôi phục (nếu có) hoặc căn cứ số liệu ghi ở Sổ tổng hợp sử dụng nguồn kinh phí.

- Đối với chỉ tiêu Số thực nhận lũy kế từ đầu năm (cột 3) kế toán căn cứ lũy kế số phát sinh bên Có TK 461 từ đầu năm đến cuối kỳ báo cáo hoặc lấy số liệu ở cột 2 báo cáo kỳ này cộng số liệu ghi ở cột 3 báo cáo kỳ trước.

- Đối với chỉ tiêu Tổng số kinh phí được sử dụng kỳ này kế toán tính bằng cách cộng số liệu cột 1 và cột 2 của báo cáo.

- Đối với chỉ tiêu Kinh phí đã sử dụng đề nghị quyết toán kỳ này (cột 5) kế toán căn cứ số phát sinh lũy kế bên Nợ TK 661 sau khi điều chỉnh khỏi các khoản giảm chi trong kỳ báo cáo (nếu có) và các khoản chi chưa có nguồn trên Sổ tổng hợp sử dụng nguồn kinh phí.

- Đối với chỉ tiêu Kinh phí đã sử dụng đề nghị quyết toán lũy kế từ đầu năm (cột 6) được xác định bằng cách lấy số liệu ở cột 5 trên báo cáo kỳ này cộng số liệu ghi ở cột 6 trên báo cáo này kỳ trước.

- Đối với chỉ tiêu Kinh phí giảm kỳ này (cột 7) kế toán căn cứ số phát sinh Nợ TK 461 đối ứng với các TK 111, 112,… trong kỳ báo cáo hoặc Sổ tổng hợp sử dụng nguồn kinh phí.

- Đối với chỉ tiêu Số kinh phí giảm lũy kế từ đầu năm được xác định bằng cách cộng số liệu ghi ở cột 7 của báo cáo kỳ này với số liệu ghi ở cột 8 trên báo cáo này kỳ trước.

- Đối với chỉ tiêu kinh phí chưa sử dụng chuyển kỳ sau được xác định bằng cách lấy số liệu cột 4 trừ cột 5 và trừ cột 7 hoặc căn cứ vào số liệu trên Sổ tổng hợp sử dụng nguồn kinh phí.

6.2.2.4. Phương pháp lập và trình bày Báo cáo chi tiết kinh phí dự án (Phụ biểu F02 - 2H)

Báo cáo chi tiết kinh phí dự án là phụ biểu của báo cáo theo mẫu B02-H được lập theo quí, năm cho từng dự án với 3 phần phản ánh các nội dung: Tình hình kinh phí; Chi tiết kinh phí đã sử dụng đề nghị quyết toán và thuyết minh (Biểu 6.5).


Cơ sở lập báo cáo: Sổ chi tiết các tài khoản 461 và TK 662, báo cáo này kỳ trước.

Phương pháp lập báo cáo:

- Đối với các chỉ tiêu liên quan đến kỳ trước kế toán căn cứ báo cáo này kỳ trước để ghi.

- Đối với các chỉ tiêu liên quan đến kỳ này kế toán căn cứ lũy kế số phát sinh bên Có TK 462, số phát sinh bên Nợ TK 462, số phát sinh bên Nợ TK 662 trên Sổ tổng hợp sử dụng nguồn kinh phí để ghi. Trong quá trình lập báo cáo kế toán cần loại trừ số kinh phí nộp khôi phục, các khoản giảm chi, các khoản chi nhưng chưa có nguồn (nếu có).

6.2.2.5. Phương pháp lập và trình bày Bảng đối chiếu dự toán kinh phí ngân sách tại KBNN (Phụ biểu 02 - 3aH)

Bảng đối chiếu dự toán kinh phí ngân sách tại KBNN được đơn vị sự nghiệp cấp III lập theo quí, năm thành 3 bản (đơn vị lưu 1 bản, nộp cấp trên 1 bản, KBNN lưu 1 bản) và được KBNN nơi đơn vị giao dịch kiểm tra, xác nhận làm cơ sở cho việc quyết toán kinh phí ngân sách. Bảng đối chiếu dự toán kinh phí ngân sách là căn cứ để Kho bạc cấp phát thanh toán kinh phí cho đơn vị trong kỳ tiếp theo.

Cơ sở lập báo cáo: Bảng đối chiếu dự toán kinh phí ngân sách tại KBNN kỳ trước, Quyết định giao dự toán và Sổ theo dõi dự toán ngân sách.

Phương pháp lập báo cáo:

- Đối với chỉ tiêu liên quan đến kỳ trước, kế toán căn cứ số dự toán kinh phí năm trước còn lại được cơ quan có thẩm quyền cho phép chuyển qua năm sau để ghi.

- Đối với các chỉ tiêu liên quan đến kỳ này kế toán căn cứ số liệu chi tiết trên Sổ theo dõi dự toán ngân sách để ghi.

6.2.2.6. Phương pháp lập và trình bày Bảng đối chiếu tình hình tạm ứng và thanh toán tạm ứng kinh phí ngân sách tại KBNN (Phụ biểu F02 - 3aH)

Bảng đối chiếu tình hình tạm ứng và thanh toán tạm ứng kinh phí ngân sách tại KBNN được ĐVSN cấp III lập định kỳ cuối quí,


năm và lập 3 bản (đơn vị lưu 1 bản, nộp cấp trên 1 bản, KBNN lưu 1 bản) theo quí, năm và được KBNN nơi đơn vị giao dịch kiểm tra, xác nhận làm cơ sở cho việc quyết toán kinh phí ngân sách. Bảng đối chiếu tình hình tạm ứng và thanh toán tạm ứng kinh phí ngân sách tại KBNN được lập nhằm xác nhận tình hình sử dụng kinh phí ngân sách (tạm ứng, thực chi) giữa đơn vị sử dụng ngân sách với Kho bạc nhà nước nơi giao dịch...

Cơ sở lập báo cáo: Bảng đối chiếu dự toán kinh phí ngân sách cấp theo hình thức rút dự toán tại Kho bạc nhà nước kỳ trước; Quyết định giao dự toán theo hình thức rút dự toán và Sổ theo dõi dự toán.

Phương pháp lập báo cáo:

- Đối với chỉ tiêu liên quan đến số liệu kỳ trước kế toán căn cứ bảng này kỳ trước để ghi.

- Đối với các chỉ tiêu liên quan đến số liệu kỳ này kế toán căn cứ số liệu chi tiết trên Sổ theo dõi tạm ứng kinh phí của KBNN để ghi. Riêng các chỉ tiêu lũy kế kế toán còn phải căn cứ thêm số liệu liên quan trên bảng này kỳ trước.

6.2.2.7. Phương pháp lập và trình bày Báo cáo tổng hợp quyết toán ngân sách và nguồn khác của đơn vị (Mẫu số B04/CT - 3bH)

Báo cáo tổng hợp quyết toán ngân sách và nguồn khác của đơn vị được lập theo năm tại các đơn vị kế toán cấp I, II. Để tổng hợp quyết toán ngân sách của đơn vị, báo cáo được kết cấu: Các dòng ngang phản ánh các chỉ tiêu liên quan đến tình hình chấp hành dự toán và tình hình tiếp nhận, sử dụng kinh phí chi tiết theo từng Loại, Khoản; Các cột dọc phản ánh nội dung chủ yếu là số liệu chi tiết theo từng Loại, Khoản (Biểu 6.2).

Cơ sở lập báo cáo: Sổ tổng hợp quyết toán ngân sách và các nguồn khác của đơn vị và báo cáo này năm trước.

Phương pháp lập báo cáo: Kế toán căn cứ số liệu trên báo cáo này năm trước hoặc Sổ tổng hợp quyết toán ngân sách và các nguồn khác của đơn vị để ghi vào chỉ tiêu Kinh phí chưa sử dụng và dự toán năm trước được phép chuyển sang năm nay. Đối với các chỉ tiêu khác

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/06/2023