Đánh Giá Thực Trạng Kiểm Soát Nội Bộ Của Các Doanh Nghiệp May Mặc Việt Nam


126


sách kế toán thuế và báo cáo tài chính trong đơn vị. Như vậy cả Ban kiểm soát và kiểm toán nội bộ đều có nhiệm vụ giám sát các hoạt động trong doanh nghiệp. Tuy nhiên, để đảm bảo tính minh bạch, chuyên nghiệp và rò ràng trong KSNB thì bộ phận kiểm toán nội bộ đươc thành lập nhằm đánh giá KSNB được xây dựng bởi CEO và các phòng ban. Việc đánh giá này nhằm kiểm tra tính tuân thủ, rà soát phát hiện các điểm yếu, các nguy cơ và đề xuất cải tiến. Thực tế cho thấy nhiều công ty may lớn thành lập ban kiểm soát nhưng chỉ mang tính hình thức chứ chưa thực hiện được nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát các mặt hoạt động của đơn vị nhất là hoạt động tài chính do trình độ chuyên môn về tài chính kế toán và năng lực của thành viên ban kiểm soát không đảm bảo nên việc kiểm tra tài chính kế toán chỉ dừng lại ở chức năng tự kiểm tra của bộ phận kế toán. Bên cạnh đó nếu theo tiêu chuẩn ISO 9000, 14000, SA 8000 thì bộ phận QA trong doanh nghiệp may có nhiệm vụ đánh giá và kiếm soát hoạt động của hệ thống quản lý. Tuy nhiên, ngay cả những doanh nghiệp may lớn thì bộ phận QA mới chỉ giúp cho doanh nghiệp đánh giá và giám sát các vấn đề về chất lượng sản phẩm, kế hoạch sản xuất và sử dụng nhân lực,... chứ chưa kiểm soát tốt được hoạt động tài chính. Như vậy có thể nói hoạt động kiểm soát các hoạt động tài chính ở các doanh nghiệp may vẫn chưa được quan tâm xây dựng đúng mức.

Ngoài hoạt động giám sát thường xuyên ở bên trong doanh nghiệp được thực hiện bởi ban kiểm soát và bộ phận QA thì còn có hoạt động giám sát ở bên ngoài doanh nghiệp được thực hiện bởi kiểm toán độc lập, thanh tra thuế, phản ánh của khách hàng,.. phần lớn các công ty cổ phần và các công ty liên doanh hàng năm đều mời công ty kiểm toán độc lập về kiểm toán báo cáo tài chính nhằm xác minh tính trung thực của thông tin tài chính theo yêu cầu của đại hội đồng cổ đông. Cuộc kiểm toán độc lập ngoài mục đích phục vụ cho đối tượng bên ngoài doanh nghiệp còn có tác dụng tư vấn hoàn thiện bộ máy kế toán và bộ máy quản lý nhằm nâng cao hiệu quả và hiệu năng quản lý cho doanh nghiệp. Tuy nhiên do ở các loại hình doanh nghiệp khác như: công ty TNHH, công ty tư nhân,... không bắt buộc phải kiểm toán theo quy định của pháp luật nên hoạt động kiểm toán tài chính gần như không được thực hiện hàng năm. Bên cạnh đó, những phản hồi của khách hàng về chất lượng sản phẩm và cách thực tiêu thụ cũng phần nào giúp doanh nghiệp nhìn nhận lại hoạt động sản xuất và tiêu thụ của mình để có hướng hoàn thiện tốt hơn. Trong tương lai khi các hiệp định thương mại có hiệu lực thì việc các doanh nghiệp may mặc của Việt Nam muốn thâm nhập sâu và thị trường EU thì sẽ phải chịu sự giám sát định kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đảm bảo các yêu


127


cầu của khách hàng đặt ra như: số lượng lao động, máy móc hiện đại, tiêu chuẩn đạo đức, trách nhiệm xã hội (an toàn sản xuất, vệ sinh lao động, điều kiện và môi trường làm việc, thời gian làm việc) và bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó doanh nghiệp may còn chịu sự kiểm tra giám sát của Nhà nước thông qua cơ quan các cuộc thanh tra thuế hoặc thanh tra liên ngành,...

4.3. Đánh giá thực trạng kiểm soát nội bộ của các doanh nghiệp may mặc Việt Nam

4.3.1. Kết quả đạt được

Thực tế cho thấy ở một số doanh nghiệp may lớn thuộc tập đoàn Dệt May Việt Nam như: May Việt Tiến, May Đức Giang, May 10, May Nhà Bè,... thì hệ thống KSNB đã được thiết kế và vận hành khá hữu hiệu.

Môi trường kiểm soát: các doanh nghiệp này thiết kế và vận hành khá đầy đủ các nhân tố thuộc môi trường kiểm soát. Tính chính trực và các giá trị đạo đức đều được các công ty rất quan tâm và có những cách thể hiện khác nhau như thông qua triết lý kinh doanh, văn hóa doanh nghiệp, tầm nhìn, sư mệnh và giá trị cốt lòi của DN cũng như trong định hướng chiến lược phát triển của công ty. Với quan điểm, triết lý điều hành của nhà quản lý là luôn tiếp cận và cập nhật những cái mới để dần hội nhập vào thị trường may lớn như Mỹ, EU, Hàn Quốc, Nhật Bản,... để làm được điều này nhiều nhà quản lý đã mạnh dạn tiếp cận với hệ thống quản lý hiện đại như: ISO 9000, 14000, SA 8000,... nhằm tạo ra các sản phẩm có chất lượng và đạt được các tiêu chuẩn khắt khe về môi trường và trách nhiệm xã hội mà khách hàng đặt ra cho doanh nghiệp. Sự tham gia của Ban quản trị thông qua sự hiện diện của Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát được thực hiện ở hầu hết các công ty cổ phần. Với mô hình công ty mẹ - công ty con ở các doanh nghiệp may lớn khá phù hợp với chủ trương của Nhà nước và của tập đoàn Dệt May Việt Nam đã tạo cho các doanh nghiệp chủ động trong hoạt động kinh doanh. Với đặc thù ngành may mặc nên thu hút được rất nhiều lao động đặc biệt là nữ giới nên các doanh nghiệp may lớn đã ban hành khá đầy đủ các văn bản về tuyển dụng, bố trí, kỷ luật, khen thưởng,... nhờ áp dụng chính sách nhân sự phù hợp đã giúp doanh nghiệp may lớn ít bị biến động về lao động. Bên cạnh đó, kế hoạch được xây dựng rò ràng và được phân công phân nhiệm đến từng bộ phận thực hiện khá đầy đủ nên kế hoạch được lập ra sát với thực tế và có tính khả thi cao trong hoạt động của doanh nghiệp.

Đánh giá rủi ro: Trong những năm gần đầy hoạt động đánh giá rủi ro đã được một số các doanh nghiệp may mặc lớn của Việt Nam tiến hành đã làm giảm bớt thiệt


128


hại cho doanh nghiệp và từng bước nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp. Một số doanh nghiệp đã xây dựng quy trình đánh giá rủi ro rò ràng từ việc nhận dạng, đo lường và phân tích rủi ro đến việc kiểm soát và ngăn ngừa rủi ro đến tài trợ rủi ro khi rủi ro xuất hiện. Tuy nhiên, quy trình trên mới chỉ được thực hiện đầy đủ ở mảng tài chính kế toán và nhân sự mà chưa được thực hiện đầy đủ ở mảng xuất khẩu. Trong khi hoạt động xuất khẩu lại chứa đựng rất nhiều rủi ro.

Thông tin và truyền thông: do các doanh nghiệp may lớn đã hình thành từ khá lâu nên hệ thống thông tin kế toán đều được thiết kế và vận hành phù hợp với thông tư 200/2014/ TT - BTC do Bộ Tài Chính ban hành. Ngoài những mẫu chứng tư, sổ sách, báo cáo theo hướng dẫn của thông tư 200 thì các doanh nghiệp còn thiết kế thêm các chứng từ và sổ sách nhằm phục vụ mục đích cung cấp thông tin kịp thời cho nhà quản trị. Nhiều doanh nghiệp may đã ứng dụng công nghệ thông tin vào trong hoạt động kế toán, hoạt động sản xuất và hoạt động quản lý nhằm hỗ trợ cho công tác kiểm tra, kiểm soát các hoạt động của đơn vị. Bên cạnh đó, các thương hiệu may lớn như: May 10, May Việt Tiến, May Nhà Bè đã từ lâu có những chỗ đứng nhất định ở thị trường trong nước và tiếp cận với một số thị trường khó tính như Mỹ, EU,.. để có được điều này thì ngoài chất lượng sản phẩm thì các doanh nghiệp may này đã có những chiến dịch truyền thông phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng.

Hoạt động kiểm soát: Việc thiết kế và vận hành phù hợp các chính sách và thủ tục kiểm soát của các doanh nghiệp may lớn như May 10, May Việt Tiến, Nhà Bè,... đã góp phần quan trọng vào sự phát triển và tăng trưởng bền vững của các doanh nghiệp này. Cụ thể trong những năm vừa qua các doanh nghiệp này luôn dẫn đầu Ngành về thị phần, doanh thu và khả năng sinh lợi. Hoạt động kiểm soát không chỉ diễn ra ở hoạt động tài chính mà còn được thực hiện ở tất cả các khâu của quá trình sản xuất kinh doanh. Các thủ tục kiểm soát thường xuyên được cập nhật, thay đổi cho phù hợp với hoạt động của doanh nghiệp. Việc thiết kế các chính sách và thủ tục kiểm soát đã phần nào thể hiện được việc vận dụng các nguyên tắc: phân công phân nhiệm, ủy quyền phê chuẩn, bất kiêm nhiệm.

Hoạt động giám sát: mặc dù các doanh nghiệp may chưa bố trí được bộ phận kiểm toán nội bộ nhưng ở chức năng giám sát chung vẫn được thực hiện thông qua Ban kiểm soát và bộ phận QA giám sát trực tiếp quá trình sản xuất của doanh nghiệp nên đã phần nào ngăn chặn, phát hiện và xử lý kịp thời những gian lận và nhầm lẫn có thể xảy ra trong doanh nghiệp.


129


4.3.2. Hạn chế và nguyên nhân

4.3.2.1. Hạn chế

- Môi trường kiểm soát:

Sự tham gia của Ban quản trị thông qua sự hiện diện của ban kiểm soát và Hội đồng quản trị trong tổ chức điều hành chủ yếu tồn tại ở loại hình công ty cổ phần còn các loại hình doanh nghiệp khác gần như không có.

Triết lý và phong cách điều hành của nhà quản lý: với tâm lý chủ quan đã khiến cho nhiều doanh nghiệp may mặc Việt Nam không coi trọng việc nhận diện, phân tích, đánh giá, kiểm soát và ngăn chặn rủi ro trong doanh nghiệp. Vì vậy hầu hết các doanh nghiệp may mặc không có bộ phận quản trị rủi ro và không thiết kế các thủ tục kiểm soát hợp lý nhằm hạn chế rủi ro.

Cơ cấu tổ chức chưa phù hợp phân công phân nhiệm không rò ràng dẫn đến kiêm nhiệm quá nhiều. Với đặc trưng ngành may mặc sử dụng nhiều lao động nhưng phần lớn các doanh nghiệp chưa có bộ phận nhân sự riêng thường nằm trong phòng hành chính tổng hợp. Nhiều doanh nghiệp may chưa có bộ phận kiểm toán nội bộ nên ảnh hưởng đến hoạt động giám sát độc lập trong doanh nghiệp. Mặt khách nhiều doanh nghiệp may không coi trọng hoạt động đánh giá rủi ro nên cũng không có bộ phận quản trị rủi ro. Như vậy cơ cấu tổ chức chưa phù hợp với quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Cam kết trong việc thu hút, phát triển và giữ chân nhân tài: Các doanh nghiệp may mặc của Việt Nam chủ yếu thực hiện phương thức may gia công xuất khẩu nên chi phí nhân công chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng giá thành. Tuy nhiên các doanh nghiệp dệt may Việt Nam lại đang gặp phải vấn đề nan giải đó là tình trạng biến động lao động và tình trạng đình công, bãi công và thiếu công nhân đã ảnh hưởng lớn đến công tác đãi ngộ và tuyển dụng lao động tại công ty. Bên cạnh đó các công ty trong nội thành thì chi phí lương thường cao hơn so với các công ty ngoại thành là do chi phí sinh hoạt chênh lệch giữa nội thành và ngoại thành. Mặt khác do công tác đào tạo nguồn nhân lực mới được quan tâm trong những năm gần đây nên nguồn cán bộ quản lý kỹ thuật chưa theo kịp với sự phát triển của công ty và xu hướng phát triển của thế giới. Như vậy chính sách nhân sự đã ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động sản xuất kinh doanh và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.

- Hoạt động đánh giá rủi ro: Với tâm lý của các nhà quản lý là phương thức may gia công là công đoạn nhỏ trong chuỗi giá trị dệt may toàn cầu nên tạo ra giá trị


130


giá tăng không nhiều nhưng đồng thời cần ít vốn đầu tư do đầu vào và đầu ra do khách hàng chủ động nên nhiều doanh nghiệp chủ quan trong hoạt động đánh giá rủi ro. Chính vì vậy nhiều doanh nghiệp chưa quan tâm xây dựng các tiêu chí nhận diện và đánh giá rủi ro đã khiến cho doanh nghiệp không lường trước được hết các loại rủi ro có thể xảy ra cho doanh nghiệp. Do doanh nghiệp thiếu hiểu biết và chưa đánh giá được tầm quan trọng của hoạt động đánh giá rủi ro. Thay vì dùng biện pháp kiểm soát và ngăn chặn rủi ro thì nhiều doanh nghiệp né tránh rủi ro dẫn đến mất cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp. Một số doanh nghiệp may lớn chưa quan tâm đầu tư đúng mức cho hoạt động quản trị rủi ro mặc dù có bộ phận quản trị rủi ro nhưng vẫn còn yếu và mỏng chưa thực hiện thường xuyên hoạt động đánh giá rủi ro.

- Hoạt động kiểm soát: Các thủ tục kiểm soát mặc dù đã được thiết kế ở các doanh nghiệp may nhưng vẫn còn quá nhiều lỗ hổng. Do đa phần các thủ tục kiểm soát được thiết kế chỉ nhằm phục vụ yêu cầu thông tin từ phía khách hàng mà chưa xuất phát từ phía yêu cầu quản lý hoặc do nguyên tắc thiết kế chưa phù hợp phân công phân nhiệm không rò ràng dẫn tới một số bộ phận hoặc cá nhân trong công ty kiêm nhiệm quá nhiều gây quá tải trong xử lý công việc và khó khăn trong kiểm tra. Mặt khác, với đa phần là các doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ nên trình độ và năng lực của nhà quản lý vẫn còn hạn chế chưa có kinh nghiệm trong thiết kế và đo lường chất lượng các hoạt động kiểm soát.

- Hệ thống thông tin và truyền thông: với đa phần là các doanh nghiệp may vừa và nhỏ nên hệ thống thông tin kế toán chưa được áp dụng phù hợp và đầy đủ dẫn tới thiếu sự đồng bộ thông tin giữa các phân hệ từ cung ứng đến sản xuất đến tiêu thụ và nhân sự,... chính vì vậy thông tin chưa xuyên suốt từ trên xuống dưới và từ dưới lên trên tạo ra trở ngại cho nhà quản lý trong việc ra quyết định và xử lý các hoạt động trong doanh nghiệp thiếu nhanh nhậy và kịp thời. Thông tin kế toán hiện có mới chỉ phục vụ mục đích kế toán tài chính và kế toán thuế mà chưa phục vụ được nhiều cho kế toán quản trị. Nhiều doanh nghiệp nhỏ chưa có khả năng trang bị các phần mềm ứng dụng trong sản xuất và quản lý do tâm lý sản xuất phụ thuộc vào đơn hàng của khách hàng nên không chủ động được trong đầu tư và sản xuất. Bên cạnh đó, công tác truyền thông chỉ được quan tâm và chủ động thực hiện ở các doanh nghiệp lớn trong khi các doanh nghiệp nhỏ và vừa gần như không tạo ra được thương hiệu riêng của mình do chủ yếu gia công cho các thương hiệu nước ngoài. Đa phần các doanh nghiệp may tiếp cận được các đơn hàng chủ yếu theo quan hệ uy tín và quen biết từ trước chứ chưa khai thác được hoạt động truyền thông để tiếp cận được khách hàng.


131


- Hoạt động giám sát: do thiếu vắng hẳn bộ phận kiểm toán nội bộ trong các doanh nghiệp may đã cho thấy hoạt động giám sát của doanh nghiệp chưa được quan tâm và xây dựng đúng mức. Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp may lớn có trang bị thêm ban kiểm soát nhưng do thành viên ban kiểm soát thường do đại hội đồng cổ đông cử ra nên chưa có đủ trình độ và năng lực để kiểm tra hết các hoạt động cả doanh nghiệp đặt biệt là hoạt động tài chính. Đa phần các doanh nghiệp may đều có bộ phần QA để giám sát quá trình sản xuất nhưng mới chỉ thực hiện được giám sát chất lượng sản phẩm chứ chưa phát huy được hết chức năng của mình. Do bộ phận QA còn mỏng chưa phù hợp với quy mô sản xuất của công ty dẫn đến vẫn còn nhiều hạn chế trong việc giám sát quá trình sản xuất. Mặc dù có sự giám sát định kỳ từ phía khách hàng thông qua đánh giá nhà máy và của Nhà nước thông qua cơ quan thanh tra thuế và tranh tra liên ngành,.. nhưng do không thường xuyên nên hoạt động của doanh nghiệp cũng chỉ mang tính chất đối phó.

4.3.2.2. Nguyên nhân

Những hạn chế trong kiểm soát nội bộ của các doanh nghiệp may mặc đến từ cả hai phía là khách quan và chủ quan gây ra:

Trong đó nguyên nhân khách quan là do phương thức sản xuất của các doanh nghiệp may mặc Việt Nam chủ yếu là may gia công xuất khẩu là công đoạn nhỏ trong chuỗi giá trị dệt may toàn cầu nên hoạt động kiểm soát nội bộ của các doanh nghiệp này mang tính thụ động phụ thuộc vào sự giám sát khách hàng. Bên cạnh đó, mặc dù Việt Nam được coi là một trong những nước xuất khẩu may mặc lớn nhất thế giới nhưng giá trị gia tăng mang lại rất thấp do các doanh nghiệp may chủ yếu tham gia vào công đoạn giản đơn trong chuỗi. Chính vì vậy đã làm cho các doanh nghiệp không đủ điều kiện kinh tế để thiết kế và vận hành một hệ thống KSNB đầy đủ. Do giá trị lợi nhuận không cao nên các doanh nghiệp may không đủ nguồn lực tài chính cho mục tiêu dài hạn như phát triển thương hiệu để tiếp cận trực tiếp với những nhà bán lẻ ở các thị trường lớn mà họ chỉ có thể thực hiện những mục tiêu ngắn hạn trước mắt để nhằm duy trì hoạt động sản xuất gia công đơn giản. Mặt khác do số lượng các doanh nghiệp may ngày càng tăng nên đã gây ra sự cạnh tranh trong tuyển dụng lao động có tay nghề. Mặc dù nhiều doanh nghiệp đã quan tâm đến chính sách nhân sự nhưng do đặc thù ngành may mặc đa phần là nữ giới, ý thức kỷ luật chưa cao và không có ý định gắn bó lâu dài với ngành may,... nên đã gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc xây dựng chính sách nhân sự hiệu quả.

Bên cạnh đó, nguyên nhân chủ quan đến từ phía nhận thức của nhà quản lý trong việc thiết kế và vận hành KSNB. Do tâm lý chủ quan nên nhiều nhà quản lý cho rằng


132


hoạt động may gia công không có nhiều rủi ro nên họ cũng không quan tâm nhiều đến việc thiết kế các thủ tục kiểm soát để phát hiện và ngăn chặn vấn đề trên. Thêm vào đó, nhiều nhà quản lý chỉ quan tâm đến kiểm soát quá trình sản xuất mà không quan tâm đến kiểm soát hoạt động tài chính. Chính điều này đã tạo ra những lỗ hổng rất lớn trong hoạt động kiểm soát của doanh nghiệp. Mặt khác nhiều nhà quản lý chỉ nhìn thấy lợi nhuận trước mắt mà không quan tâm đến mục tiêu lâu dài của doanh nghiệp làm giảm tính năng động của nhà quản lý trong doanh nghiệp. Với tâm lý hài lòng đã làm cho các doanh nghiệp may mặc Việt Nam dừng chân ở phương thức may gia công giản đơn mà không có ý định tiến sâu vào chuỗi giá trị dệt may toàn cầu. Chính vì vậy đã làm cho các doanh nghiệp may lệ thuộc rất lớn vào các yêu cầu kiểm soát từ phía khách hàng cho nên họ nghĩ rằng chỉ cần đáp ứng được yêu cầu kiểm soát của khách hàng là đủ. Tuy nhiên, yêu cầu kiểm soát từ phía khách hàng mới chỉ liên quan chủ yếu đến hoạt động sản xuất và hoạt động phụ trợ mà chưa bao hàm được cả hoạt động tài chính. Mặc dù rất nhiều doanh nghiệp may đang áp dụng hệ thống quản lý theo ISO 14001, 9000, SA8000 nhưng mới chỉ là hình thức do đội ngũ nhân sự không đủ trình độ, thiếu năng lực tài chính, nhiều giấy tờ thủ tục phức tạp đã khiến cho nhà quản lý ngại nghiên cứu và áp dụng hệ thống quản lý này.

4.4. Thực trạng hiệu quả tài chính tại các doanh nghiệp May mặc Việt Nam

Mặc dù kim ngạch xuất khẩu may mặc chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước nhưng hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp may mặc chưa thực sự cao. Hiệu quả sử dụng lao động chưa cao thể hiện qua chỉ tiêu lợi nhuận thuần trên 1 lao động trong các doanh nghiệp may rất thấp so với chỉ tiêu này của toàn ngành công nghiệp chế biến. Các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản bình quân, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu và tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu đều thấp hơn nhiều so với mức bình quân toàn ngành công nghiệp chế biến.

- Khả năng sinh lời của tài sản (ROA)

Năm 2015 tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản của trung bình ngành may trang phục là 2,48%, nghĩa là cứ 1 đồng tài sản bỏ vào trong quá trình hoạt động kinh doanh sẽ tạo ra 0.0248 đồng lợi nhuận sau thuế. Tỷ suất này đã giảm xuống còn 2,16% ở năm 2016 và tiếp tục tăng trở lại ở năm 2017 là 2,72% tuy nhiên vẫn còn ở mức thấp. Qua phân tích ở bảng 4.12 cho thấy có rất nhiều doanh nghiệp có chỉ số ROA thấp hơn mức trung bình ngành (chiếm trên 70%) chứng tỏ đa số các doanh nghiệp may mặc Việt Nam chưa sử dụng hiệu quả tài sản.



133


Bảng 4.12. Phân loại các doanh nghiệp may mặc Việt Nam theo ROA trung bình ngành


Năm


Tổng số DN

ROA

trung bình ngành

Số DN có ROA>= TB ngành

Số DN có ROA < TB ngành

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Số lượng

Tỷ lệ (%)

2015

5.998

2,48

873

14,55

5.125

85,45

2016

6.461

2,16

1.555

24,07

4.906

75,93

2017

6.871

2,72

1.381

20,10

5.490

79,90

2018

7.693

2,21

1.455

18,91

6.238

81,09

2019

8.775

2,75

1.331

15,17

7.444

84,83

Nguồn: Tổng cục thống kê và tính toán của tác giả

- Khả năng sinh lời của doanh thu (ROS)

Bảng 4.13. Phân loại các doanh nghiệp may mặc Việt Nam theo ROS trung bình ngành


Năm

Tổng số DN

ROS

trung bình ngành

số DN có ROS>= TB ngành

Số DN có ROS < TB ngành

số lượng

Tỷ lệ (%)

Số lượng

Tỷ lệ (%)

2015

5.998

2,02

937

15,62

5.061

84,38

2016

6.461

0,84

73

1,13

6.388

98,87

2017

6.871

1,32

11

0,16

6.860

99,84

2018

7.693

1,61

1.361

17,69

6.332

82,31

2019

8.775

2,21

1.006

11,46

7.769

88,54

Nguồn: Tổng cục thống kê và tính toán của tác giả

ROS bình quân của các DN may mặc đạt được khá thấp, bình quân cả giai đoạn nghiên cứu chỉ đạt 2,06%/năm, có nghĩa là mỗi đồng doanh thu thuần chỉ mang lại cho DN may này 0,0206 đồng LNST. Với biên LN quá mỏng, vùng đệm giữa doanh thu và chi phí quá thấp sẽ khiến các DN may gặp nhiều bất lợi khi môi trường kinh doanh biến động. Số lượng các doanh nghiệp may mặc có xu hướng tăng lên qua các năm nhưng phần lớn các doanh nghiệp đều có tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thấp hơn mức trung bình ngành. Do đa phần các doanh nghiệp may mặc Việt Nam có quy mô vừa và nhỏ nên phương thức sản xuất chủ yếu là nhận gia công lại các đơn hàng từ nước ngoài. Tuy nhiên vẫn có một số ít doanh nghiệp may lớn như: May Việt Tiến, May Phong Phú, May Việt Thắng là các đơn vị có tỷ suất lợi trên doanh thu thuần ở mức cao. Đây là các doanh nghiệp vừa tận dụng được các ưu thế về quy mô, mối quan hệ với các bạn hàng lâu năm, mặt khác, liên tục đổi mới đáp ứng được các yêu cầu từ đối tác nước ngoài.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 331 trang tài liệu này.

Nghiên cứu tác động của kiểm soát nội bộ đến hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp may mặc Việt Nam - 18

Xem tất cả 331 trang.

Ngày đăng: 12/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí