2.1.2 Cơ cấu tổ chức, nguồn nhân lực và cơ sở vật chất
* Cơ cấu tổ chức
Ngoài Hội đồng Khoa học và Đào tạo, Ban Giám hiệu và các tổ chức chính trị xã hội và đoàn thể, Trường ĐHKT có 24 đơn vị chức năng, gồm: 06 đơn vị đào tạo (khoa/viện), 11 đơn vị chức năng (phòng/bộ phận) và 07 đơn vị nghiên cứu (02 viện và 05 trung tâm). Cơ cấu tổ chức của Trường được thực hiện theo quy định của Điều lệ Trường đại học và quy định về tổ chức và hoạt động của đơn vị thành viên trong ĐHQGHN và được cụ thể hóa tại Quy chế tổ chức và hoạt động của Trường. Cụ thể, cơ cấu tổ chức của Trường như sau:
Hội đồng Khoa học và Đào tạo
Ban Giám hiệu
Các tổ chức chính trị xã hội và đoàn thể:
+ Đảng bộ
+ Công đoàn
+ Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh
+ Hội Sinh viên
+ Hội Cựu sinh viên
Các Khoa và Viện đào tạo :
+ Khoa Kế toán – Kiểm toán
+ Khoa Kinh tế Chính trị
+ Khoa Kinh tế Phát triển
+ Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế
+ Khoa Tài chính Ngân hàng
+ Viện Quản trị Kinh doanh
Các phòng/bộ phận/trung tâm chức năng:
+ Phòng Tổ chức nhân sự
+ Phòng Hành chính – Tổng hợp
+ Phòng Đào tạo
+ Phòng Nghiên cứu khoa học và Hợp tác phát triển
+ Phòng Kế hoạch - Tài chính
+ Phòng Thanh tra và Pháp chế
+ Phòng truyền thông và quản trị thương hiệu
+ Bộ phận Tạp chí - Xuất bản
+ Trung tâm Đảm bảo chất lượng giáo dục
+ Trung tâm Hệ thống thông tin kinh tế và quản lý
+ Phòng Tuyển sinh
Các trung tâm/viện trực thuộc:
+ Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế Phát triển
+ Trung tâm Đào tạo và Giáo dục Quốc tế
+ Trung tâm Nghiên cứu Quản trị kinh doanh
+ Trung tâm Dữ liệu và phân tích kinh tế - xã hội
+ Trung tâm Hệ thống thông tin quản lý
+ Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách
+ Viện Giáo dục kỹ năng và trí tuệ sáng tạo
* Nguồn nhân lực
Tính đến nay, tổng số cán bộ của Trường ĐHKT là 215 người, gồm 135 giảng viên và 106 cán bộ khối hành chính, văn phòng.
ĐNGV của Trường hiện có 01 giáo sư, 27 phó giáo sư, 65 tiến sĩ, 42 thạc sĩ. Hầu hết GV của trường đều được đào tạo từ các cơ sở có uy tín trong và ngoài nước, có nhiều kinh nghiệm trong nghiên cứu khoa học cũng như thực tế tại các doanh nghiệp. Cụ thể như sau:
Bảng 2.1: Thống kê số GV cơ hữu và thỉnh giảng theo chức danh
Số GV cơ hữu | Số giảng viên thỉnh giảng | |
GS.TS | 1 | 3 |
PGS.TS | 27 | 8 |
TS | 65 | 25 |
ThS | 42 | 25 |
Tổng | 135 | 61 |
Có thể bạn quan tâm!
- Các Cấp Độ Quản Lý Chất Lượng (Theo Sallis, 1993)
- Hệ Thống Đảm Bảo Chất Lượng Bên Trong Trường Đại Học
- Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Hệ Thống Đảm Bảo Chất Lượng Đào Tạo Của Trường Đại Học
- Tỷ Lệ Đánh Giá Đồng Ý Và Hoàn Toàn Đồng Ý Của Sv Năm Cuối Các Khóa Về Ctđt
- Tỷ Lệ % Đồng Ý Về Các Nhận Định Về Đbcl Tuyển Sinh
- Tỷ Lệ % Đánh Giá Của Gv, Cbql, Chuyên Viên Về Xây Dựng Ctđt
Xem toàn bộ 152 trang tài liệu này.
(Nguồn: Phòng Tổ chức – Nhân sự, trường ĐHKT)
ĐNGV của Trường luôn đảm bảo trình độ ngoại ngữ và tin học đáp ứng yêu cầu về nhiệm vụ đào tạo và NCKH, với hơn 50% trong tổng số GV của Trường có thể giảng dạy bằng tiếng Anh, 100% giảng viên sử dụng thành thạo tin học phục vụ
công tác giảng dạy, nghiên cứu.
Ngoài ra, trên cơ sở thực hiện và ký kết các thỏa thuận hợp tác trong đào tạo và NCKH, nhà trường còn có thêm các giáo sư, chuyên gia nước ngoài đến thực hiện nghiên cứu, trao đổi và giảng dạy dài hạn (trong 1 học kỳ hoặc 1 năm học). Nổi bật có sự tham gia tư vấn, giảng dạy và hợp tác nghiên cứu của GV đến từ Đại học Alberta, Canada; nghiên cứu sinh trường Đại học Gottingen, Đức, Đại học Kinh tế Cracow, Ba Lan, giảng viên Đại học Waseda, ĐH Quốc gia Yokohama, Chuyên gia từ Ủy ban Châu Âu;.. nên số lượng GV hiện có của Trường đảm nhận tốt việc giảng dạy theo kế hoạch và NCKH trên tổng quy mô đào tạo của Trường.
Mặt khác, đội ngũ cán bộ quản lý của trường ĐHKT bao gồm 42 cán bộ (lãnh đạo từ cấp khoa và cấp phòng/bộ phận/trung tâm), trong đó có 12 PGS, 14 TS, 16 ThS; 23 cán bộ quản lý giữ chức danh nghề nghiệp GV; 19 cán bộ quản lý giữ ngạch chuyên viên. Đội ngũ CBQL có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, số lượng cán bộ có trình độ tiến sĩ chiếm tỷ trọng lớn, hơn 70% tổng số CBQL của Nhà trường.
* Cơ sở vật chất
Trường ĐHKT có một hệ thống CSVC đem lại hiệu quả cao trong việc phục vụ cho các hoạt động đào tạo và các hoạt động khác của Nhà trường, đáp ứng được nhu cầu của CBVC, giảng viên và người học trong toàn Trường. Với lợi thế được khai thác và dùng chung hệ thống thư viện của ĐHQGHN, GV và người học của Trường ĐHKT đã được khai thác và tra cứu tối đa các thông tin, dữ liệu phục vụ cho việc giảng dạy, học tập và NCKH.
Hiện nay, Nhà trường đã đưa vào sử dụng 04 khu giảng đường gồm: (1) Giảng đường tại Trường THCS và THPT Việt - Úc Hà Nội gồm (2) giảng đường 1 tại Trung tâm Hỗ trợ sinh viên - ĐHQGHN (3) giảng đường E4 - 144 Xuân Thủy (4) giảng đường tại 109 đường Hồ Tùng Mậu. Tổng số phòng học tại 04 khu giảng đường là 51 phòng học. Số lượng và diện tích các phòng học của 04 khu giảng đường đều phù hợp với quy mô đào tạo hiện nay của Trường.
Hiện nay, 100% các phòng học của Trường đã được đầu tư đồng bộ với các trang thiết bị hỗ trợ giảng dạy như: thiết bị âm thanh có sử dụng micro không dây đa kênh, công suất phù hợp với quy mô và diện tích từng lớp học; thiết bị trình chiếu hiện
đại với màn chiếu được gắn cố định và máy chiếu có cường độ sáng đảm bảo cho việc trình chiếu bài giảng bằng slide; hệ thống wifi kết nối internet,... 100% phòng học đã được lắp đặt điều hòa treo tường công suất phù hợp với diện tích của từng phòng học. Các trang thiết bị phục vụ dạy và học được Trường đầu tư đồng bộ, hiện đại, có chất lượng; công tác hỗ trợ người dùng (CBVC, GV, người học…) luôn kịp thời.
Là trường thành viên của ĐHQGHN, nên Trường ĐHKT được sử dụng CSVC chung trong toàn ĐHQGHN, trong đó có Trung tâm Thông tin - Thư viện - đơn vị phục vụ sự nghiệp trực thuộc ĐHQGHN (địa chỉ truy cập: http://www.lic.vnu.edu.vn).
Với nguồn lực hiện có được ĐHQGHN đầu tư để không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ thông tin và tư liệu. Trung tâm Thông tin - Thư viện có 5 máy chủ, hơn 100 máy trạm và tủ quang 76 giá đĩa (mỗi đĩa 9.1 GB) cho phép lưu trữ và vận hành hệ thống thư viện phục vụ tốt nhu cầu người dùng. Hiện tại, Trung tâm Thông tin - Thư viện đáp ứng đủ đầu giáo trình cho khối kiến thức chung và một phần giáo trình cho khối kiến thức cơ sở ngành.
Bảng 2.2 Thống kê về học liệu (giáo trình, học liệu, tài liệu, sách tham khảo, tạp chí, kể cả e-book, cơ sở dữ liệu điện tử) trong thư viện
Nhóm ngành đào tạo | Số lượng | |
1 | Khối ngành III | - Sách và giáo trình: 14281 cuốn, 351 tên - Sách tham khảo: 21194 cuốn, 8620 tên - Luận án, luận văn: 4549 cuốn, 4549 tên |
2 | Khối ngành VII | - Sách và giáo trình: 8606 cuốn, 238 tên - Sách tham khảo: 13101 cuốn, 5204 tên - Luận án, luận văn: 3448 cuốn, 3448 tên |
(Nguồn: Trung tâm Thư viện – ĐHQGHN)
Bên cạnh đó, tại Trường hiện có 1.909 đầu sách, tài liệu trong lĩnh vực kinh tế, kinh doanh, trong đó có 480 đầu sách tiếng Anh, chưa kể hệ thống luận văn, luận án được lưu trữ. Đối với một số chương trình đặc thù như Chương trình đào tạo cử nhân KTQT hệ CLC, cử nhân TCNH hệ CLC, cử nhân QTKD hệ đạt trình độ quốc tế, nguồn học liệu được lựa chọn, cung cấp từ các nhà xuất bản uy tín ở cả trong và ngoài nước. Thư viện tài nguyên số D’space tích hợp tra cứu thông tin trên trang web của Trường được duy trì và thường xuyên cập nhật, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tra cứu của cán bộ, giảng viên và người học với 14.481 đầu sách, giáo trình, văn bản, công trình khoa học, luận văn luận án, ... phục vụ công tác đào tạo và
NCKH trong toàn trường.
2.1.3. Các hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học và hợp tác
Hoạt động đào tạo, NCKH, hợp tác phát triển là một trong những hoạt động nổi bật của trường ĐHKT. Những hoạt động này đã bước đầu đạt được một số thành tựu cơ bản, tạo nền tảng để trường tiếp tục phát triển đột phá theo hướng chất lượng và hiệu quả:
Về đào tạo, Trường ĐHKT đang triển khai đào tạo 08 ngành đào tạo bậc cử nhân, 11 ngành đào tạo bậc thạc sĩ, 05 ngành đào tạo bậc tiến sĩ; trong đó có 01 ngành đào tạo bậc đại học và 2 ngành đào tạo bậc thạc sĩ liên kết với nước ngoài.
Bảng 2.3: Tổng hợp các CTĐT đang đào tạo tại trường ĐHKT
Tên CTĐT | Bậc đào tạo | |
1. | Kinh tế | Cử nhân |
2. | Kinh tế CLC đáp ứng TT 23 | Cử nhân |
3. | Quản trị Kinh doanh | Cử nhân |
4. | Quản trị Kinh doanh CLC | Cử nhân |
5. | Quản trị Kinh doanh CLC đáp ứng TT 23 | Cử nhân |
6. | Kinh tế phát triển | Cử nhân |
7. | Kinh tế Quốc tế | Cử nhân |
8. | Kinh tế Quốc tế CLC đáp ứng TT 23 | Cử nhân |
9. | Tài chính – Ngân hàng | Cử nhân |
10. | Tài chính – Ngân hàng CLC đáp ứng TT 23 | Cử nhân |
11. | Kế toán | Cử nhân |
12. | Kế toán CLC đáp ứng TT 23 | Cử nhân |
13. | Kinh tế Chính trị | Thạc sĩ |
14. | Quản lý Kinh tế | Thạc sĩ |
15. | Quản trị Kinh doanh | Thạc sĩ |
16. | Tài chính – Ngân hàng | Thạc sĩ |
17. | Kinh tế Quốc tế | Thạc sĩ |
18. | Chính sách công và Phát triển | Thạc sĩ |
19. | Kế toán | Thạc sĩ |
20. | Kinh tế biển | Thạc sĩ |
21. | Quản trị các tổ chức tài chính | Thạc sĩ |
22. | Quản lý Kinh tế | Tiến sĩ |
23. | Quản trị Kinh doanh | Tiến sĩ |
24. | Tài chính – Ngân hàng | Tiến sĩ |
25. | Kinh tế Quốc tế | Tiến sĩ |
26. | Kinh tế Chính trị | Tiến sĩ |
Nguồn: (phòng Đào tạo – trường ĐHKT) Về NCKH, hoạt động NCKH tại Trường ĐHKT được phát triển theo hai
hướng chính: Nghiên cứu phục vụ nâng cao chất lượng giảng dạy và nghiên cứu
phục vụ tư vấn chính sách và doanh nghiệp, trong đó tập trung vào 3 lĩnh vực chính là: kinh tế vĩ mô; phát triển bền vững; phát triển ngành, lĩnh vực và doanh nghiệp.
Trường đã và đang thực hiện nhiều dự án/đề án nghiên cứu với các nước trong khu vực và trên thế giới với sự tham gia của các chuyên gia nghiên cứu hàng đầu trong nhiều lĩnh vực. Thông qua các mạng lưới nghiên cứu quốc tế, Trường đã và đang tạo ra một môi trường học thuật bổ ích, giúp các nhà nghiên cứu Việt Nam chủ động trao đổi, giao lưu tri thức với các đồng nghiệp trong mạng lưới nghiên cứu quốc tế; đồng thời thu hút được nhiều diễn giả quốc tế đến trường tham gia hội thảo, trao đổi học thuật và làm việc.
Về hợp tác, Trường ĐHKT đã xây dựng được một hệ thống gồm gần 50 đối tác chiến lược trong nước tập trung hỗ trợ học bổng, thực tập - thực tế cho sinh viên; đào tạo ngắn hạn và dịch vụ tư vấn cho các doanh nghiệp đối tác. Bên cạnh đó, hợp tác quốc tế cũng là nhân tố quan trọng góp phần tích cực vào quá trình phát triển của Trường ĐHKT. Đến nay, Nhà trường đã thiết lập được mối quan hệ hợp tác với hơn 30 trường đại học, viện nghiên cứu thuộc 13 quốc gia và vùng lãnh thổ về trao đổi sinh viên, giảng viên, đào tạo và hợp tác nghiên cứu2.
2.2. Tổ chức khảo sát thực trạng
2.2.1. Xây dựng các mẫu phiếu khảo sát
Bộ công cụ sử dụng để khảo sát thực trạng gồm phiếu trưng cầu ý kiến để tìm hiểu về nhận thức, ý kiến đánh giá và ý kiến đóng góp của GV, CBQL và chuyên viên về các nội dung của vấn đề nghiên cứu.
Kết cấu nội dung phiếu hỏi như sau:
- Phần I: Thông tin cá nhân, bao gồm: tuổi, số năm công tác, trình độ đào tạo, vị trí đảm nhiệm.
- Phần II: Đánh giá về hệ thống ĐBCL đào tạo, bao gồm: đánh giá mức độ hiểu biết về hệ thống ĐBCL đào tạo, đánh giá về hệ thống ĐBCL đào tạo của trường ĐHKT, đánh giá các giải pháp hoàn thiện hệ thống ĐBCL đào tạo tại trường ĐHKT (xem chi tiết phụ lục 1)
2.2.2. Tổ chức khảo sát
- Thu thập kết quả trưng cầu ý kiến: Tác giả tiến hành phát phiếu hỏi đến 100
2 Xem thêm tại: http://ueb.edu.vn/Sub/14/categoryparent/34/Lichsu.htmtruy cập ngày 08/02/2020.
GV, CBQL và chuyên viên. Kết quả thu về có 88 phiếu hợp lệ.
- Khảo sát thực trạng qua việc trao đổi trực tiếp với CBQL, GV và chuyên viên: thông qua việc phỏng vấn, trao đổi trực tiếp với CBQL, GV và chuyên viên để làm rõ hơn thực trạng và thu thập các ý kiến đề xuất về các vấn đề nghiên cứu.
2.2.3. Xử lý số liệu
Luận văn sử dụng phần mềm SPSS để xử lý các phiếu điều tra thu được; lựa chọn các số liệu để phân tích, so sánh, xây dựng các biểu đồ, sơ đồ, bảng phục vụ cho việc nghiên cứu.
2.3. Thực trạng các thành tố đảm bảo chất lượng đào tạo tại trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội
2.3.1 Công tác tuyển sinh
Giai đoạn 2015 – 2019, công tác tuyển sinh được Nhà trường đặc biệt coi trọng. Đảng ủy, Ban Giám hiệu đã chỉ đạo sát sao trong việc đổi mới, đột phá căn bản trong công tác tuyển sinh của Nhà trường. Xuất phát từ chủ trương trên, bộ phận tuyển sinh nay là phòng Tuyển sinh được thành lập 2018 đã đưa công tác tuyển sinh, đặc biệt là công tác truyền thông và tư vấn trở nên chuyên nghiệp, với các hình thức đa dạng và cập nhật. Thông qua đó, thương hiệu Trường ĐHKT đến gần hơn và xã hội nói chung, thí sinh và phụ huynh nói riêng. Cụ thể:
Một là số lượng nhập học.
Giai đoạn 2015 – 2019, số lượng SV chính quy tăng vượt bậc qua từng năm.
Hầu hết số lượng nhập học đều vượt chỉ tiêu đặt ra, đặc biệt là năm 2016. Cụ thể:
Bảng 2.4 Tổng hợp chỉ tiêu tuyển sinh và số lượng nhập học các năm
Năm 2019 | Năm 2018 | Năm 2017 | Năm 2016 | Năm 2015 | ||||||
Chỉ tiêu | Nhập học | Chỉ tiêu | Nhập học | Chỉ tiêu | Nhập học | Chỉ tiêu | Nhập học | Chỉ tiêu | Nhập học | |
Kinh tế | 246 | 256 | 180 | 186 | 80 | 101 | 60 | 91 | 50 | 41 |
KTPT | 246 | 239 | 180 | 177 | 80 | 85 | 60 | 81 | 40 | 35 |
KTQT | 240 | 276 | 200 | 227 | 150 | 212 | 120 | 168 | 80 | 63 |
QTKD | 180 | 197 | 150 | 160 | 150 | 134 | 120 | 165 | 80 | 39 |
TCNH | 144 | 168 | 120 | 110 | 130 | 91 | 110 | 125 | 70 | 36 |
Kế toán | 144 | 165 | 120 | 110 | 90 | 90 | 70 | 143 | 50 | 41 |
Tổng | 1200 | 1301 | 950 | 970 | 680 | 713 | 540 | 773 | 370 | 255 |
Nguồn: Báo cáo công tác tuyển sinh các năm 2015 – 2019 của trường ĐHKT
Năm 2019, nhà trường tăng chỉ tiêu tuyển sinh từ 950 (năm 2018) lên 1200.
Chỉ tiêu tuyển sinh tăng vừa tạo áp lực trong công tác tạo nguồn, thu hút thí sinh nhưng đồng thời tạo điều kiện để nhà trường tăng quy mô đào tạo, tăng nguồn thu. Với số thí sinh nhập học/chỉ tiêu là 1301/1200 đạt 108%, Nhà trường có thêm sự tự tin để điều chỉnh tăng quy mô tuyển sinh trong năm tiếp theo.
Về cơ bản, công tác tuyển sinh đại học trong những năm qua đã thành công, tạo tiền đề cho các hoạt động tuyển sinh trong năm tiếp theo và tạo động lực phát triển cho những hoạt động khác của Nhà trường.
Hai là hình thức tuyển sinh
Các hình thức tuyển sinh đại học của Nhà trường phong phú, đa dạng với các hình thức sau:
- Giai đoạn 2015 – 2016: tổ chức thi đánh giá năng lực, xét tuyển thẳng THPT chuyên thuộc ĐHQGHN và xét tuyển thí sinh dự bị đại học.
- Năm 2017: xét tuyển thẳng, xét tuyển theo kết quả thi THPT quốc gia, xét tuyển theo kết quả thi đánh giá năng lực3, xét tuyển theo diện dự bị đại học.
- Giai đoạn 2018 – 2019: xét tuyển thẳng học sinh THPT chuyên thuộc ĐHQGHN, xét tuyển theo kết quả thi THPT quốc gia, xét tuyển theo kết quả thi đánh giá năng lực, xét tuyển theo diện dự bị đại học, xét tuyển diện ưu tuyển xét tuyển4, xét tuyển diện kết quả SAT5, xét tuyển diện kết quả A-level6, xét tuyển diện đối tượng 30a.
Nhìn chung, các hình thức tuyển sinh của trường ĐHKT đa dạng theo từng năm. Với mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, chú trọng nâng cao chất lượng đào tạo theo chuẩn quốc tế, Nhà trường đã tăng cường áp dụng các hình thức tuyển sinh siết chặt đầu vào ngoại ngữ của thí sinh với các hình thức xét tuyển các
3 Đối tượng: thí sinh sử dụng kết quả thi đánh giá năng lực còn hạn sử dụng đạt từ 70,0/140,0 điểm trở lên và chưa nhập học vào bất kỳ đơn vị đào tạo nào của ĐHQGHN.
4 Đối tượng: là các thí sinh đoạt giải trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia các môn Toán học, Vật lý, Hóa học, Tin học, Tiếng Anh, Địa lý, Lịch sử, Ngữ văn và đã tốt nghiệp THPT, có kết quả đạt ngưỡng ĐBCL đầu vào do Bộ GD&ĐT và ĐHQGHN quy định.
5 Đối tượng: thí sinh sử dụng kết quả kỳ thi chuẩn hóa SAT (Scholastic Assessment Test, Hoa Kỳ) đạt điểm từ 1100/1600 hoặc 1450/2400 trở lên, chỉ nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển của thí sinh có kết quả SAT trong khoảng thời gian 5 năm kể từ ngày dự thi.
6 Đối tượng: Thí sinh sử dụng chứng chỉ A-level (Chứng chỉ quốc tế của Trung tâm Khảo thí Đại học Cambridge, Anh) để tổ hợp kết quả 3 môn thi theo các khối thi quy định của ngành đào tạo tương ứng. Mức điểm môn thi đạt từ 60/100 điểm trở lên (tương ứng C, PUM range ≥ 60 mới đủ điều kiện đăng ký xét tuyển.