Tỷ Lệ Đánh Giá Đồng Ý Và Hoàn Toàn Đồng Ý Của Sv Năm Cuối Các Khóa Về Ctđt

chứng chỉ quốc tế.

Ba là công tác nhập học

Nhà trường tạo điều kiện thuận lợi nhất cho SV như: xây dựng quy trình nhập học, hỗ trợ SV đăng ký ký túc xá, hỗ trợ khám sức khỏe; tư vấn, giải đáp các thắc mắc cho phụ huynh và SV. Ngoài ra đối với những SV không thể đến nhập học đúng ngày đón tiếp, Nhà trường tiếp tục tạo điều kiện cho SV nhập học trong vòng 15 ngày.

2.3.2 Chương trình đào tạo

Các CTĐT cử nhân của Trường ĐHKT luôn được xây dựng trên cơ sở quy định chung của Bộ GD&ĐT, phù hợp với sứ mệnh, mục tiêu giáo dục và chức năng, nhiệm vụ của Nhà trường, đồng thời gắn với nhu cầu học tập của người học, nhu cầu về nguồn nhân lực của thị trường lao động, của các tổ chức, hội nghề nghiệp và của xã hội. Các CTĐT được định kỳ bổ sung, điều chỉnh và thiết kế theo hướng liên thông hợp lý giữa các trình độ, các phương thức đào tạo trong trường, với các CTĐT trong lĩnh vực kinh tế, kinh doanh ở trong nước, đã hướng đến sự liên thông với các chương trình tiên tiến ở nước ngoài.

Một là số lượng CTĐT hệ đại học

Tính đến năm học 2018 - 2019, Trường ĐHKT tổ chức đào tạo 13 CTĐT bậc đại học, trong đó có 06 CTĐT chuẩn (các ngành Quản trị kinh doanh, Kinh tế phát triển, Kế toán, Kinh tế quốc tế, Kinh tế, Tài chính - Ngân hàng), 01 CTĐT đạt chuẩn quốc tế (ngành Quản trị Kinh doanh) và 02 CTĐT CLC (các ngành Kinh tế quốc tế, Tài chính - Ngân hàng), 04 CTĐT CLC thu học phí theo chi phí đào tạo và ĐBCL đáp ứng Thông tư 23/2014/TT-BGDĐT (CLC TT23) (các ngành Kinh tế quốc tế, Quản trị kinh doanh, Tài chính - Ngân hàng, Kế toán).

Hai là xây dựng, điều chỉnh CTĐT

Các CTĐT mở mới khi xây dựng đều có sự tham gia của người học, GV, CBQL, đại diện các tổ chức và các nhà tuyển dụng, các chuyên gia trong lĩnh vực có liên quan. Nhà trường đã chú trọng hơn và cụ thể hóa một phần các ý kiến đánh giá của các nhà tuyển dụng lao động trong việc định hướng nghề nghiệp, tăng cường tính trải nghiệm thực tế cho người học và các yêu cầu CĐR về kiến thức và

kỹ năng của các học phần trong khung chương trình vào điều chỉnh và xây dựng các CTĐT, đặc biệt là một số các CTĐT CLC theo thông tư 23 (Kinh tế quốc tế, Quản trị kinh doanh, Tài chính – Ngân hàng, Kế toán, Kinh tế)

Đối với hoạt động điều chỉnh CTĐT, các sự điều chỉnh đều có sự tham khảo, đối chiếu nội dung với các CTĐT của các trường đại học tiên tiến trong lĩnh vực tương ứng có thứ hạng trong tốp 500 trường đại học thế giới, các ý kiến đánh giá của các bên liên quan (người học, người dạy, nhà tuyển dụng lao động, các nhà quản lý, các chuyên gia trong lĩnh vực tương ứng,...). Bên cạnh đó, CTĐT được định kỳ đánh giá và thực hiện cải tiến chất lượng dựa trên kết quả đánh giá định kỳ của SV sắp tốt nghiệp, SV đã tốt nghiệp và nhà sử dụng lao động.

Một số đánh giá của các bên liên quan về các CTĐT của Nhà trường qua các năm như sau:

Bảng 2.5: Tỷ lệ đánh giá đồng ý và hoàn toàn đồng ý của SV năm cuối các khóa về CTĐT‌

Nội dung

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

1. Các học phần trong CTĐT được thiết lập theo trình

tự logic

93.7%

90.6%

77%

2. CTĐT hướng tới tích hợp phát triển các phẩm chất

và đạo đức nghề nghiệp cho người học

90.4%

92.8%

78.4%

3. Chương trình học có tỷ lệ phân bố giữa khối kiến

thức lý thuyết và thực hành hợp lý

73.1%

71.8%

59.5%

4. Ngành học có mục tiêu nghề nghiệp phù hợp với

yêu cầu của xã hội

82%

86.2%

68.7%

5. Người học được tạo điều kiện phát triển kỹ năng

làm việc độc lập và làm việc theo nhóm

94.1%

96.3%

84%

6. Nội dung CTĐT theo định hướng thực hành/thực tế

75.3%

71.8%

61.7%

7. Nội dung của CTĐT được phân bổ hợp lý theo từng

năm học

90.2%

85.5%

67.7%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 152 trang tài liệu này.

Hoàn thiện hệ thống đảm bảo chất lượng đào tạo tại trường Đại học Kinh tế đại học Quốc gia Hà Nội - 8

(Thang đo 4 mức: 1 = không đồng ý, 2 = phân vân, 3 = đồng ý, 4 = hoàn toàn đồng ý) (Nguồn: Báo cáo Trưng cầu ý kiến SV năm cuối về CTĐT và các dịch vụ hỗ trợ các năm) Có thể thấy, hầu hết các tiêu chí liên quan đến nội dung CTĐT đều được SV đánh giá cao với tỷ lệ > 50% đồng ý và hoàn toàn đồng ý. Xét trong các tiêu chí trên, chương trình học có tỷ lệ phân bố giữa khối kiến thức lý thuyết và thực hành hợp lý và nội dung CTĐT theo định hướng thực hành/thực tế là 02 tiêu chí được

đánh giá thấp nhất.

Tất cả các CTĐT của Trường ĐHKT đảm bảo đáp ứng được những tiêu chí cơ bản trong xây dựng và hoàn thiện CTĐT như minh bạch hóa mục tiêu đào tạo, khung chương trình đáp ứng yêu cầu về chuẩn đầu ra của CTĐT, mục tiêu đào tạo phù hợp với nhu cầu sử dụng lao động của thị trường,... và được thông qua bởi Hội đồng nghiệm thu cấp Trường và cấp ĐHQGHN. Nhà trường đã triển khai một số hoạt động sau:

Rà soát lại ma trận CĐR, nên ghi rõ mức độ đạt được (thấp, trung bình, cao) trên ma trận CĐR cũng như biểu diễn ma trận CĐR theo từng học kỳ để thể hiện sự hợp lý trong việc hình thành và phát triển các kiến thức và kỹ năng của sinh viên.

Rà soát lại các CĐR, sử dụng các động từ hành động thuận lợi cho việc đánh giá.

Rà soát lại số lượng các CĐR ở mỗi môn học nhằm đảm bảo có thể đánh giá được mức độ đạt các CĐR dưới nhiều hình thức mà không làm tăng tải việc thi cử.

Tuy nhiên, để đáp ứng yêu cầu của người học cũng như không ngừng nâng cao chất lượng cung cấp các kiến thức cần thiết về ngành học cho SV, Nhà trường cần lưu ý việc rà soát, thiết kế lại chương trình học, đặc biệt chú trọng hơn nữa việc tăng thời lượng thực hành/thực tế của các môn học nhằm giúp SV hiểu rõ về học phần cũng như ngành học.

Ba là kiểm định CTĐT.

Trong giai đoạn 2015 - 2019, trường ĐHKT đã triển khai thực hiện kiểm định chất lượng 04 CTĐT đang đào tạo theo tiêu chuẩn AUN-QA và chuẩn chất lượng CTĐT của Bộ GD&ĐT. Cụ thể: Quản trị Kinh doanh đạt chuẩn quốc tế (theo tiêu chuẩn AUN), Tài chính – Ngân hàng CLC, Kế toán và Kinh tế (theo tiêu chuẩn của Bộ GD&ĐT)7. Ngoài ra, Nhà trường đang tiến hành viết báo cáo tự đánh giá để kiểm định chất lượng CTĐT Kinh tế Phát triển theo tiêu chuẩn của Bộ GD&ĐT.

Các CTĐT được đánh giá đều đạt được đánh giá cao, chỉ số cụ thể như sau:



7 Xem thêm: http://dbcl.ueb.edu.vn/default.aspx?web4vn=chitiettin&ID=23087&CategoryID=1490truy cập ngày 10/6/2020.

Bảng 2.6 : Tổng hợp các CTĐT đã được kiểm định chất lượng


STT

Tên CTĐT

Tiêu chuẩn kiểm định

Tỷ lệ số tiêu chí đạt yêu cầu

1

QTKD đạt chuẩn quốc tế

AUN

Đạt

2

TCNH CLC

Bộ GD&ĐT

96%

3

Kế toán

Bộ GD&ĐT

86%

4

Kinh tế

Bộ GD&ĐT

92%

(Nguồn: Trung tâm ĐBCLGD – trường ĐHKT)

Theo quy định của Thông tư số 23/2014/TT-BGDĐT ngày 18/07/2014 Thông tư ban hành quy định về đào tạo chất lượng cao trình độ đại học của Bộ GD&ĐT, CSGD thực hiện đăng ký kiểm định sau khi có 02 khoá tốt nghiệp. Như vậy, trường ĐHKT mới chỉ tuyển sinh chương trình này từ năm 2016 nên chưa thực hiện đăng ký kiểm định đối với các CTĐT CLC đáp ứng TT 23.

2.3.3 Hoạt động dạy học

Với quan điểm “lấy người học làm trung tâm”, hoạt động dạy học của các GV tại trường ĐHKT luôn phải gắn với trải nghiệm qua thực tế. Vì vậy các hoạt động dạy học của GV tại trường ĐHKT được thiết kế theo hướng giảm giờ lý thuyết, tăng giờ thảo luận, học tập tiếp cận thực tế tại cơ quan quản lý Nhà nước, Viện, các Trung tâm nghiên cứu hoặc các tổ chức dự án, doanh nghiệp hoặc dự án, tổ chức phát triển tại các địa phương... và hướng tới việc học tập chủ động, giúp SV chủ động tiếp thu kiến thức và áp dụng vào thực tiễn. Các hoạt động dạy và học được xây dựng dưới 3 hình thức chính: (i) các lớp học tập trung, (ii) đi thực tập thực tế tại doanh nghiệp, cơ quan nhà nước, (iii) thực hiện niên luận và khóa luận tốt nghiệp.

Về phương pháp giảng dạy của GV, để thúc đẩy năng lực tự học và học tập suốt đời cho SV, các PPGD của GV tập trung vào cách tư duy, phân tích và tổng hợp vấn đề, đề xuất ý tưởng qua các bài tập tình huống, phương pháp học tập theo dự án… Trên lớp, GV chỉ tập trung vào các nội dung cốt lõi, các nội dung khác SV có thể được yêu cầu học theo hướng dẫn của GV. Bài giảng các học phần thường được GV gửi vào mail lớp hoặc đăng tải trên web trường, sinh viên có thể thông qua cổng thông tin học tập trực tuyến hoặc mail lớp để tải tài liệu về nghiên cứu sâu thêm. Cách làm này giúp SV hình thành thói quen tự nghiên cứu, tìm hiểu và phát hiện vấn đề và có thể tự học một phần nào đó ngay cả khi không có GV. Bên cạnh

đó, việc thực hiện bài tập nhóm, thuyết trình trên lớp, hay thảo luận nhóm giúp SV phát triển tư duy, tìm tòi khám phá, phát triển kiến thức. Khi làm bài tập nhóm SV được rèn luyện kỹ năng nghiên cứu, phân tích, tổng hợp và chắt lọc thông tin, kỹ năng trình bày báo cáo thông qua sử dụng phần mềm tin học, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng truyền đạt kiến thức của mình cho người khác, kỹ năng thuyết trình trước đám đông. Với mỗi học phần, SV cần sử dụng 2-3 giáo trình bắt buộc và các giáo trình tham khảo. Việc này sẽ giúp cho SV phải đọc nhiều hơn, có sự đối sánh giữa các giáo trình khác nhau, tiếp cận nhiều góc độ khác nhau với cùng một nội dung vấn đề. Bởi vậy, SV sẽ tăng tính tư duy và phản biện, đồng thời sẽ duy trì và thúc đẩy khả năng tự học và tìm tòi cái mới.

Về hỗ trợ học tập, các báo cáo thực tập thực tế, niên luận, khóa luận hay NCKH của SV đều được thực hiện dưới sự hướng dẫn của GV. Trước khi triển khai, các Khoa/Viện đều tổ chức gặp mặt SV để các GV có thể chia sẻ kinh nghiệm, định hướng nghiên cứu/thực tập cho SV.

Bên cạnh đó, để đảm bảo người học có được sự hỗ trợ tốt nhất từ GV, cán bộ Nhà trường trong quá trình học tập, Nhà trường tổ chức lấy ý kiến đánh giá của SV về hoạt động giảng dạy của GV để đảm bảo rằng (i) các phương pháp dạy học khuyến khích SV tự học, tự khám phá kiến thức; (ii) SV được tạo điều kiện phát triển các kỹ năng nghề nghiệp có liên quan đến học phần; và (iii) được định hướng học tập, phát triển tư duy logic và tính sáng tạo... Nhìn chung, phương pháp dạy học của GV được SV đánh giá cao. Trên cơ sở thông tin đánh giá của SV, GV tham gia giảng dạy và BCN Khoa chủ động đề xuất các phương pháp giảng dạy cải tiến nhằm giúp SV phát triển kiến thức thực tế và kỹ năng nghề nghiệp. Các thông tin này cũng là nguồn thông tin thứ cấp phục vụ cho việc rà soát điều chỉnh chương trình, đề cương học phần, trọng số nội dung và cấu trúc đề thi... Cụ thể trong những năm qua SV đánh giá như sau:

Bảng 2.7: Tỷ lệ % đánh giá đồng ý và hoàn toàn đồng ý của SV năm cuối về phương pháp giảng dạy của GV trên thang đo 4 điểm

Nội dung đánh giá

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

1. GV có phương pháp giảng dạy phù hợp

93%

93%

80.4%

2. GV có trình độ chuyên môn cao, đáp ứng nhu cầu đào tạo

95.3%

95.3%

86.3%


3. GV đảm bảo giờ lên lớp và kế hoạch giảng dạy

95.3%

95.3%

86.8%

4. GV nhiệt tình, sẵn sàng chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm

chuyên môn với người học

96.7%

96.7%

89.6%

5. GV sử dụng các phương pháp/hình thức thi/kiểm tra đánh giá như đã thông báo trước khi giảng dạy để kiểm tra đánh

giá thành quả học tập của người học.


95.3%


95.3%


85.6%

6. Hoạt động giảng dạy của GV luôn gắn với định hướng

nghề nghiệp

89%

89%

76.4%

(Ghi chú: 1= Không đồng ý; 2= Phân vân; 3= Đồng ý; 4= Hoàn toàn đồng ý) (nguồn: Báo cáo kết quả ĐTKS trưng cầu ý kiến SV năm cuối về CTĐT và các dịch

vụ hỗ trợ đào tạo các năm)

Có thể thấy, SV luôn đánh giá cao trình độ chuyên môn và phương pháp giảng dạy của GV trường ĐHKT. Đây cũng là một động lực để Nhà trường nói chung và đội ngũ GV nói riêng tiếp tục nâng cao trình độ chuyên môn và nuôi dưỡng lòng yêu nghề của mình.

2.3.4 Sinh viên tốt nghiệp

Một là tình hình việc làm

Để nắm bắt tình hình tốt nghiệp của người học, hàng năm, Trường tổ chức khảo sát cựu sinh viên đã tốt nghiệp sau 12 tháng về tình hình việc làm và thu nhập, đồng thời thu thập ý kiến đánh giá của cựu SV về CTĐT. Kết quả khảo sát trong những năm gần đây cho thấy tỷ lệ SVTN có việc làm của Trường ĐHKT - ĐHQGHN là khá cao, đáp ứng tốt các yêu cầu của các tổ chức/doanh nghiệp sử dụng lao động. Các chỉ số đánh giá được duy trì và khẳng định qua các năm:

Bảng 2.8: Tổng hợp số liệu tỷ lệ SVTN có việc làm từ năm 2015-2018



STT

Năm tốt nghiệp


Khóa SVTN

SVTN tham gia ĐTKS/SVTN của các năm

Tỷ lệ SVTN có việc làm

1.

2015

QH-2011-E

192/210

91.4%

2.

2016

QH-2012-E

238/381

85.3%

3.

2017

QH-2013-E

225/318

99.1%

4.

2018

QH-2014-E

376/530

97.39%

Nguồn: Tổng hợp Báo cáo tình hình việc làm SVTN tại trường ĐHKT

SV Trường ĐHKT có nhiều cơ hội tham gia học tập tại Trường và học tập trải nghiệm tại các tổ chức/doanh nghiệp… Vì vậy, SVTN của Trường không gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm việc làm ngay sau khi tốt nghiệp. Số SVTN có việc làm trước và ngay sau khi tốt nghiệp của Trường chiếm khoảng 15-20% tổng số SVTN tham gia khảo sát hàng năm; tỷ lệ SVTN tự tạo việc làm cho bản thân tuy

chiếm tỷ lệ thấp (khoảng 2-3% tổng số SVTN tham gia khảo sát hàng năm) nhưng cũng là những con số đáng ghi nhận cho hiệu quả đào tạo và hoạt động hỗ trợ người học của Nhà trường. Sở dĩ SVTN có thể tìm được việc làm ngay sau khi hoàn thành khóa học một phần cũng bởi trong thời gian theo học tại trường ĐHKT, SV đều dành khoảng thời gian nhất định để làm thêm (chiếm từ khoảng 50-70% tổng số SVTN tham gia khảo sát hàng năm). Với kế hoạch học tập cụ thể và chương trình học được thực hiện theo chế độ tín chỉ, SV được tự chủ trong việc lựa chọn và quyết định khối lượng học tập từng học kỳ nên SV có nhiều thời gian hơn để có thể tham gia làm thêm tích lũy kinh nghiệm, gia tăng tài chính cho bản thân.

Trên cơ sở kết quả trưng cầu ý cựu người học về tình hình việc làm và CTĐT được thụ hưởng, cho thấy có hơn 90% sinh viên tốt nghiệp sau 12 tháng có việc làm đúng và phù hợp với chuyên ngành đào tạo. Tỷ lệ này khá ổn định và có xu hướng tăng dần qua các năm:

Bảng 2.9 Thống kê tình hình việc làm của SV tốt nghiệp


Các tiêu chí

Năm tốt nghiệp (từ 2016 – 2019)

2015

2016

2017

2018

1. Số lượng sinh viên tốt nghiệp đúng

thời hạn (người)

345

317

318

530

2. Tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp đúng thời

hạn so với số tuyển vào (%)

70,8%

76,02%

76,25%

69.55%

3. Sinh viên có việc làm trong năm đầu tiên sau khi tốt nghiệp

3.1 Tỷ lệ sinh viên có việc làm đúng ngành đào tạo (%)

Sau 6 tháng tốt nghiệp

84%

40,77%

82.4%

78.4%

Sau 12 tháng tốt nghiệp

87%

29,38%

72.7%

82.9%

3.2 Tỷ lệ sinh viên có việc làm trái ngành đào tạo (%)

Sau 6 tháng tốt nghiệp

16%

49,1%

17.6%

21.6%

Sau 12 tháng tốt nghiệp

16,1

%

25%

27.7%

7.1%

Nguồn: Tổng hợp BC ĐTKS CSV các năm 2016-2019 Hai là các hoạt động hỗ trợ tăng khả năng tìm kiếm việc làm cho SV.

Từ năm 2016 cho đến nay các hoạt động tư vấn hướng nghiệp và việc làm cho sinh viên và nhiều hoạt động nhằm hỗ trợ người học tiếp cận với các đơn vị, doanh nghiệp tuyển dụng được Nhà trường tổ chức thực hiện. Sự phối kết hợp giữa P.CT&CTSV, Trung tâm hỗ trợ SV và Đoàn thanh niên với các Khoa/Viện đã có

tác dụng lan tỏa trong việc hỗ trợ SV tìm kiếm việc làm và tạo cơ hội được tiếp cận với các nhà tuyển dụng trong tương lai, cụ thể có các hoạt động nổi bật như sau:

Hàng năm, Nhà trường tổ chức “Ngày hội việc làm”. Nổi bật là năm 2018, Nhà trường đã tổ chức chuỗi ngày hội việc làm “UEB Job Fair” với hơn 20 tập đoàn kinh tế và doanh nghiệp trong nước như: Bảo hiểm Nhân Thọ Prudential, Bảo hiểm Viettinbank, Ngân hàng MB Bank, Gia hàng tiết kiệm, ADT quốc tế, Ngân hàng VIB bank, Giải pháp phần mềm Nhật Cường, Trung tâm huyến luyện bay của Tổng công ty Hàng không VN…

Phối hợp với các nhà tuyển dụng tổ chức các buổi tọa đàm về cơ hội nghề nghiệp, khởi nghiệp, tập huấn kỹ năng phỏng vấn, tuyển dụng, tư vấn hướng nghiệp, hội chợ việc làm,… cho SV. Thông qua hoạt động tuyển dụng của các doanh nghiệp tại hội chợ việc làm, SV sẽ có nhiều cơ hội được tuyển dụng vào các vị trí phù hợp với chuyên môn đào tạo. Các thông tin về tuyển dụng của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp được Trường thông báo rộng rãi tới SV và đưa lên website của Trường, Đoàn thanh niên, Khoa để SV có thêm cơ hội tìm kiếm việc làm.

Tại trường ĐHKT, các hoạt động liên quan đến người học luôn được Nhà trường quan tâm, tổ chức triển khai một cách đồng bộ, có hệ thống và đã đạt được những kết quả tốt. Các hoạt động hỗ trợ người học được thực hiện xuyên suốt ngay từ khi người học tham gia vào quá trình học tập tại Trường đến khi kết thúc chương trình học, tốt nghiệp và tìm kiếm việc làm, tập trung vào (i) Các hoạt động tư vấn hỗ trợ và cải thiện việc học tập, nghiên cứu; (ii) Các hoạt động gia tăng cơ hội nghề nghiệp: thực tập thực tế, nói chuyện chuyên đề và trao đổi cơ hội nghề nghiệp cùng chuyên gia trong lĩnh vực (Career talks), ... và (iii) Các hoạt động tư vấn hỗ trợ tìm kiếm việc làm...

2.4. Thực trạng hệ thống đảm bảo chất lượng đào tạo tại trường Đại học Kinh tế

- Đại học Quốc gia Hà Nội

2.4.1 Công tác tuyển sinh

* Về xác lập chuẩn

Thứ nhất, xác định ngưỡng ĐBCL đầu vào của nhà trường theo hướng chuẩn

Xem tất cả 152 trang.

Ngày đăng: 01/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí