Các Cấp Độ Quản Lý Chất Lượng (Theo Sallis, 1993)

- Các tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành các bước trong quy trình thực hiện các công việc.

Mặt khác, QLCL có nhiều cấp độ được thể hiện dưới hình sau đây:


Thời gian

Quản lý chất lượng tổng thể

Đảm bảo chất lượng

Cải tiến liên tục

Kiểm soát chất lượng

Phòng ngừa

Phát hiện

Hình 1.1: Các cấp độ quản lý chất lượng (Theo Sallis, 1993)

QLCL là quản lý theo hướng chuẩn hóa bao gồm 3 hoạt động chính đó là: Xác lập chuẩn; đánh giá thực trạng đối chiếu với chuẩn; và nâng thực trạng lên ngang bằng chuẩn, được tiến hành đồng thời, liên tục cho đến hết vòng đời của sản phẩm. Nhà quản lý sử dụng các hoạt động đó như thế nào, vào lúc nào là phụ thuộc vào trình độ phát triển QLCL của CSGD đó. Cụ thể:

- Nếu chỉ vận dụng khi đã có thành phẩm và nhằm loại bỏ phế phẩm thì đó là

Kiểm soát chất lượng;


- Vận dụng trong suốt quá trình sản xuất và phòng ngừa phế phẩm thì đó là

ĐBCL;

- Trường hợp luôn cải tiến, luôn nâng cao chuẩn cho phù hợp yêu cầu khách hàng thì đó là QLCL tổng thể.

Như vậy, QLCL trong giáo dục cần xây dựng và vận hành một hệ thống quản lý nhằm tác động vào các điều kiện ĐBCL trong tất cả các giai đoạn của quá trình giáo dục, cho tất cả các sản phẩm của cả hệ thống chứ không nhằm vào chất lượng của từng giai đoạn hay từng sản phẩm cụ thể.

1.2.4 Hệ thống đảm bảo chất lượng đào tạo

Từ khái niệm hệ thống, đào tạo và chất lượng đào tạo, luận văn cho rằng: Hệ thống ĐBCL đào tạo là hệ thống chính sách, mục tiêu, hành động, công cụ, nguồn lực, quy trình và thủ tục được các chủ thể quản lý giáo dục áp dụng theo những cách thức xác định nhằm duy trì và nâng cao chất lượng đào tạo liên tục.

Một hệ thống ĐBCL bên trong trường đại học là tổng thể các hệ thống, nguồn lực và thông tin dành cho việc thiết lập, duy trì và cải thiện chất lượng và tiêu chuẩn của hoạt động giảng dạy, học tập, nghiên cứu và phục vụ cộng đồng. Đó là một hệ thống mà dưới sự tác động của nó, các nhà quản lý và nhân viên hài lòng với cơ chế kiểm soát đang hoạt động để duy trì và nâng cao chất lượng trong GDĐH.

Hệ thống ĐBCL có nghĩa là áp dụng những biện pháp nhằm tạo ra sản phẩm không lỗi và đáp ứng được yêu cầu của khách hàng. ĐBCL là một quá trình xây dựng niềm tin giữa các bên liên quan đến các điều khoản (đầu vào, quá trình và đầu ra) đáp ứng sự mong đợi hoặc đạt ngưỡng yêu cầu tối thiểu. Tác giả Lê Đức Ngọc cho rằng hệ thống “ĐBCL là toàn bộ các hoạt động có kế hoạch, có hệ thống được tiến hành trong hệ thống chất lượng, và được chứng minh là đủ mức cần thiết để khách hàng thỏa mãn các yêu cầu chất lượng” [26]. Như vậy, trong đào tạo, hệ thống ĐBCL được thiết kế theo các chuẩn mực và đưa vào quá trình đào tạo nhằm đảm bảo người học sau khi tốt nghiệp đạt được những chuẩn mực đã đề ra. Hệ thống ĐBCL đào tạo là một trong những mô hình ĐBCL để tạo ra sản phẩm là nguồn nhân lực không có sai sót do lỗi trong quá trình đào tạo.

Hệ thống ĐBCL đào tạo bao gồm 2 loại hình: 1) Hệ thống ĐBCL bên trong;

2) Hệ thống ĐBCL bên ngoài nhà trường. Luận văn này chỉ xem xét và giới hạn phạm vi nghiên cứu ở hệ thống ĐBCL đào tạo bên trong trường đại học.


1.2.5 Hoàn thiện hệ thống đảm bảo chất lượng đào tạo

Với mục đích nghiên cứu của đề tài, khái niệm “hoàn thiện” được sử dụng là

một động từ, được hiểu là làm cho sự vật, sự việc trở nên tốt đẹp hơn. Như vậy, hoàn thiện hệ thống ĐBCL đào tạo được hiểu rằng: là tập hợp các biện pháp để làm cho hệ thống ĐBCL đào tạo được vận hành tốt hơn dựa trên những ưu điểm đã đạt được và hạn chế những tồn tại còn mắc phải.

1.3. Vai trò của hệ thống đảm bảo chất lượng đào tạo trong trường đại học

Hệ thống ĐBCL đào tạo có vai trò đặc biệt quan trọng trong đảm bảo, duy trì và nâng cao chất lượng đào tạo của một trường đại học. Vai trò đó được thể hiện ra ở một số khía cạnh cơ bản sau:

Thứ nhất, hệ thống ĐBCL đào tạo góp phần đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện GDĐH

Một trong những nhiệm vụ, giải pháp để hoàn thành mục tiêu “Tập trung đào tạo nhân lực trình độ cao, bồi dưỡng nhân tài, phát triển phẩm chất và năng lực tự học, tự làm giàu tri thức, sáng tạo của người học. Hoàn thiện mạng lưới các CSGD đại học, cơ cấu ngành nghề và trình độ đào tạo phù hợp với quy hoạch phát triển nhân lực quốc gia; trong đó, có một số trường và ngành đào tạo ngang tầm khu vực và quốc tế. Đa dạng hóa các cơ sở đào tạo phù hợp với nhu cầu phát triển công nghệ và các lĩnh vực, ngành nghề; yêu cầu xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế” [9] là đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản cơ bản của GD&ĐT theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học; coi trọng QLCL; nâng cao chất lượng, hiệu quả nghiên cứu và ứng dụng khoa học, công nghệ; chủ động hội nhập và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế trong GD&ĐT. Hệ thống ĐBCL đào tạo chính là các hoạt động cụ thể hóa nhiệm vụ và giải pháp mà yêu cầu của Nghị quyết đã đề ra.

Thứ hai, hệ thống ĐBCL đào tạo đóng vai trò thúc đẩy nhà trường hội nhập giáo dục với khu vực và quốc tế

Việt Nam đã và đang hội nhập sâu rộng với quốc tế trong nhiều lĩnh vực với các ký kết hiệp định song phương, đa phương, là thành viên của nhiều tổ chức quốc tế lớn. Yếu tố quyết định để phát huy hiệu quả của việc hội nhập đó chính là phải có nguồn nhân lực chất lượng cao. Vì vậy, cần phải tập trung phát triển GDĐH, tạo ra được nguồn nhân lực chất lượng cao. Hệ thống ĐBCL đào tạo chính là công cụ góp phần tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao đó, đồng thời góp phần quan trọng trong

việc vạch ra đường lối hội nhập GDDH khu vực và quốc tế cho CSGD.

Thứ ba, hệ thống ĐBCL đào tạo là thước đo giúp CSGD nhận biết thực trạng đào tạo của mình

Hệ thống ĐBCL đào tạo đóng vai trò giống như những “chuyên gia đo lường” để đo tình trạng đào tạo của các trường ĐH. Từ đó, nhà trường có thể biết vị thế của họ đang ở đâu và cần làm gì để thúc đẩy quá trình phát triển. Đồng thời, nó giúp cho Ban Giám hiệu, các CBQL trong nhà trường quản trị đại học một cách rõ ràng, quản trị theo chất lượng, quản trị theo mục tiêu, từ đó việc dẫn dắt đại học trở nên dễ dàng hơn.

Thứ tư, hệ thống ĐBCL đào tạo là công cụ giúp CSGD nâng cao chất lượng đào tạo, chất lượng dịch vụ và đáp ứng yêu cầu phát triển của chính CSGD đó

Như đã đề cập ở trên, hệ thống ĐBCL đào tạo được xây dựng để duy trì và cải tiến chất lượng, duy trì và cải tiến các tiêu chuẩn về giảng dạy, học tập, ... Đây vừa là chức năng, vừa là vai trò của hệ thống ĐBCL đào tạo bên trong nhà trường. Như vậy, hệ thống ĐBCL đào tạo giúp nhà trường nâng cao chất lượng của mọi lĩnh vực, hoạt động trong nhà trường, đặc biệt là chất lượng đào tạo sẽ là yếu tố quyết định sự tồn tại, phát triển và sự thành công trong cạnh tranh tuyển sinh, giúp nhà trường phát triển một cách toàn diện, đáp ứng nhu cầu của các bên liên quan.

Nhìn chung, với tầm quan trọng như vậy nên mỗi CSGD cần có cái nhìn đúng đắn và chú trọng đầu tư, phát triển hệ thống ĐBCL đào tạo sao cho có thể phát huy tối đa vai trò của hệ thống.

1.4. Một số mô hình đảm bảo chất lượng đào tạo và hệ thống đảm bảo chất lượng bên trong trường đại học

1.4.1 Một số mô hình đảm bảo chất lượng đào tạo trong trường đại học

Thứ nhất: Mô hình của Mạng lưới các trường đại học Đông Nam Á (AUN-QA)

AUN đã nhận thấy tầm quan trọng của chất lượng giáo dục đại học và nhu cầu phát triển hệ thống đảm bảo chất lượng để nâng cao chất lượng đào tạo, cải tiến nền giáo dục, tăng cường hoạt động nghiên cứu, phục vụ cộng đồng trong các trường đại học thành viên của AUN. Năm 1998, AUN đã tranh luận các sáng kiến và đưa đến sự phát triển mô hình đảm bảo chất lượng AUN. Trong thập niên cuối của thế kỷ 20, mô hình đảm bảo chất lượng AUN đã được xúc tiến, phát triển và triển khai

thực hiện các hoạt động đảm bảo chất lượng dựa trên sự trải nghiệm, các hoạt động đảm bảo chất lượng được chia sẻ, kiểm tra, đánh giá và cải thiện. Để liên tục cải tiến, trường đại học cần tổ chức hệ thống đảm bảo chất lượng một cách có hiệu quả và thực hiện các chuẩn mực đề ra để tiến tới đạt được một nền giáo dục hoàn hảo.

AUN đã xây dựng một bộ tiêu chuẩn chất lượng nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đại học. Mô hình ĐBCL của AUN ứng với 03 cấp. Qua các năm, xuất phát từ thực tiễn, mô hình ĐBCL theo tiêu chuẩn của AUN có sự khác biệt, cụ thể:


Mô hình năm năm 2005 Mô hình năm năm 2016 Hình 1 2 Mô hình ĐBCL các năm theo tiêu 1

Mô hình năm năm 2005 Mô hình năm năm 2016 Hình 1 2 Mô hình ĐBCL các năm theo tiêu 2

Mô hình năm năm 2005

Mô hình năm năm 2016

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 152 trang tài liệu này.

Hình 1.2: Mô hình ĐBCL các năm theo tiêu chuẩn của AUN

Năm 2005, AUN-QA đưa ra mô hình ĐBCL bao gồm 03 cấp: chiến lược, hệ thống và chiến thuật. Mô hình này cho thấy việc nhận thức được tầm quan trọng của chất lượng trong giáo dục đại học và sự cần thiết phải phát triển một hệ thống ĐBCL toàn diện để tăng cường các tiêu chuẩn học thuật và nâng cao chất lượng đào tạo. Phiên bản hiện nay đang được sử dụng là phiên bản năm 2016 được thiết kế toàn diện hơn bao gồm ĐBCL về mặt chiến lược, về mặt hệ thống và về mặt thực hiện chức năng. Khung đảm bảo chất lượng của AUN-QA được bắt đầu với các nhu cầu của các bên liên quan, các nhu cầu này được chuyển thành hệ thống ĐBCL về chiến lược của trường đại học. Cụ thể, ĐBCL về mặt chiến lược được chuyển thành ĐBCL về mặt hệ thống hoặc hệ thống ĐBCL bên trong, và ĐBCL về mặt thực hiện chức năng trong đào tạo, NCKH, phục vụ cộng đồng và các lĩnh vực chiến lược khác do trường đại học xác định.

Đến tháng 6 năm 2016, AUN-QA đã ban hành bộ tiêu chuẩn/tiêu chí mới (Phiên bản 2.0) đánh giá chất lượng trường đại học gồm 25 tiêu chuẩn với 111 tiêu

chí, cụ thể như sau:

(1) Nhóm ĐBCL về mặt chiến lược:

Tiêu chuẩn 1: Tầm nhìn, sứ mạng và văn hóa, gồm 5 tiêu chí, Tiêu chuẩn 2: Quản trị, gồm 4 tiêu chí,

Tiêu chuẩn 3: Lãnh đạo và quản lý, gồm 4 tiêu chí, Tiêu chuẩn 4: Quản trị chiến lược, gồm 4 tiêu chí,

Tiêu chuẩn 5: Các chính sách về đào tạo, NCKH và phục vụ cộng đồng, gồm 4 tiêu chí,

Tiêu chuẩn 6: Quản lý nguồn nhân lực, gồm 7 tiêu chí,

Tiêu chuẩn 7: Quản lý tài chính và cơ sở vật chất, gồm 5 tiêu chí, Tiêu chuẩn 8: Các mạng lưới và quan hệ đối ngoại, gồm 4 tiêu chí,

(2) Nhóm ĐBCL về mặt hệ thống.

Tiêu chuẩn 9: Hệ thống ĐBCL bên trong, gồm 6 tiêu chí,

Tiêu chuẩn 10: Đánh giá chất lượng bên trong và bên ngoài, gồm 4 tiêu chí, Tiêu chuẩn 11: Hệ thống thông tin ĐBCL bên trong, gồm 4 tiêu chí,

Tiêu chuẩn 12: Nâng cao chất lượng, gồm 5 tiêu chí,

(3) Nhóm ĐBCL về mặt thực hiện chức năng.

Tiêu chuẩn 13: Tuyển sinh và nhập học, gồm 5 tiêu chí,

Tiêu chuẩn 14: Thiết kế và rà soát chương trình dạy học, gồm 5 tiêu chí, Tiêu chuẩn 15: Giảng dạy và học tập, gồm 5 tiêu chí,

Tiêu chuẩn 16: Đánh giá sinh viên, gồm 4 tiêu chí,

Tiêu chuẩn 17: Các hoạt động phục vụ và hỗ trợ sinh viên, gồm 4 tiêu chí, Tiêu chuẩn 18: Quản lý nghiên cứu khoa học, gồm 4 tiêu chí,

Tiêu chuẩn 19: Quản lý sở hữu trí tuệ, gồm 4 tiêu chí,

Tiêu chuẩn 20: Hợp tác và đối tác nghiên cứu khoa học, gồm 4 tiêu chí, Tiêu chuẩn 21: Kết nối và phục vụ cộng đồng, gồm 4 tiêu chí,

(4) Nhóm các kết quả thực hiện

Tiêu chuẩn 22: Kết quả đào tạo, gồm 4 tiêu chí, Tiêu chuẩn 23: Kết quả NCKH, gồm 6 tiêu chí,

Tiêu chuẩn 24: Kết quả đóng góp phục vụ cộng đồng, gồm 4 tiêu chí,

Tiêu chuẩn 25: Kết quả tài chính và thị trường giáo dục, gồm 2 tiêu chí.

Theo AUN-QA, hệ thống ĐBCL đào tạo bên trong của một CSGD là một hệ thống tổng thể trong đó nguồn lực và thông tin dùng để thiết lập, duy trì và cải tiến chất lượng cũng như duy trì và cải tiến các tiêu chuẩn về giảng dạy, nghiên cứu, và dịch vụ cộng đồng. Các nội dung cần thiết cho hoạt động của hệ thống ĐBCL đào tạo của một CSGD phụ thuộc nhiều vào các hoạt động đào tạo đã và đang triển khai trong từng nhà trường, phụ thuộc vào từng quốc gia, khu vực. Mặc dù vậy, nó cũng có một số hoạt động cốt lõi không thể thiếu trong hệ thống ĐBCL đào tạo gồm: thiết lập các mục tiêu cần đạt được trong đào tạo, các công việc cần làm để đạt được mục tiêu đó và đánh giá mức độ hoàn thành mục tiêu. Các nội dung này có thể sẽ thay đổi theo thời gian, nhận thức của cộng đồng các nhà giáo dục, của nền tảng văn hóa xã hội, v.v.

Thứ hai: Mô hình của các trường đại học ở Việt Nam

Mô hình ĐBCL đào tạo tại Việt Nam chịu ảnh hưởng của nhiều nước trên thế giới có kinh nghiệm triển khai các hoạt động này. Trước hết, nó chịu ảnh hưởng của mô hình ĐBCL của Hoa Kỳ và các nước Bắc Mỹ; chịu ảnh hưởng của các mô hình ĐBCL của các nước Châu Âu là những nước đi trước Việt Nam trong khá nhiều năm để triển khai xây dựng mô hình ĐBCL đào tạo; đặc biệt chịu ảnh hưởng của các nước trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương do có nhiều nét tương đồng trong văn hóa nên dễ chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm thực tiễn. Những ảnh hưởng của các nước khác đến mô hình ĐBCL tại Việt nam chủ yếu thông qua sự hỗ trợ hợp tác song phương và sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế, đặc biệt là Ngân hành thế giới. Mạng lưới chất lượng Châu Á – Thái Bình Dương (APQN), SEAMEO và của một số nước như Hoa Kỳ, Australia, Hà Lan.

Trong quá trình tiếp cận với nhiều mô hình ĐBCL, mô hình ĐBCL tại Việt Nam đang từng bước được hình thành, phù hợp với mô hình ĐBCL của nhiều nước trên thế giới, nhất là mô hình của Châu Âu, Châu Á – Thái Bình Dương, AUN, những mô hình được tiếp tục phát triển trên mô hình chung của Châu Âu.

Năm 2004, lần đầu tiên chất lượng giáo dục đại học Việt Nam có những tiêu chuẩn được "lượng hóa" cụ thể để đánh giá khi Bộ GD&ĐT ban hành Quy định tạm

thời về KĐCL trường ĐH với 10 tiêu chuẩn, mỗi tiêu chuẩn được chia theo các mức 1 và 2 gồm: Sứ mạng và mục tiêu của trường ĐH; Tổ chức và quản lý; Chương trình đào tạo; Các hoạt động đào tạo; Đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên và nhân viên; Người học; Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; Hoạt động hợp tác quốc tế; Thư viện, trang thiết bị học tập và cơ sở vật chất khác; Tài chính và quản lý tài chính.

Năm 2007, Bộ GD&ĐT ban hành Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường đại học thay thế cho bộ tiêu chuẩn năm 2004. Bộ tiêu chuẩn đã đưa ra các tiêu chí rõ ràng, cụ thể hơn và gắn kết với điều lệ trường đại học, Sứ mạng và hướng nghiên cứu của trường. Bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường đại học gồm 10 tiêu chuẩn - 61 tiêu chí (thay bộ tiêu chuẩn cũ 10 tiêu chuẩn - 53 tiêu chí) trong đó có một số tiêu chuẩn đã đưa thêm tiêu chí, một số tiêu chí cũ đã được tách ra hoặc gộp lại làm cho các tiêu chí cụ thể hơn.

Năm 2017, tiếp tục cải tiến bộ công cụ đo lường, Bộ GD&ĐT ban hành Thông tư số 12/2017/TT-BGDĐT ngày 19/5/2017 quy định về Kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục đại học theo 25 tiêu chuẩn và 111 tiêu chí thay thế Quyết định số 65/2007/QĐ-BGDĐT ngày 01/11/2007 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường đại học. Bộ tiêu chuẩn kiểm định mới được chia thành 04 nhóm:

(1) ĐBCL về mặt chiến lược (08 tiêu chuẩn, 37 tiêu chí):

- Tiêu chuẩn 1: Tầm nhìn, sứ mạng và văn hóa

- Tiêu chuẩn 2: Quản trị

- Tiêu chuẩn 3: Lãnh đạo và quản lý

- Tiêu chuẩn 4: Quản trị chiến lược

- Tiêu chuẩn 5: Các chính sách về đào tạo, nghiên cứu khoa học và phục vụ cộng đồng

- Tiêu chuẩn 6: Quản lý nguồn nhân lực

- Tiêu chuẩn 7: Quản lý tài chính và cơ sở vật chất

(2) ĐBCL về mặt hệ thống (04 tiêu chuẩn, 19 tiêu chí):

- Tiêu chuẩn 9: Hệ thống đảm bảo chất lượng bên trong

Xem tất cả 152 trang.

Ngày đăng: 01/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí