hóa với quy định chung, phù hợp với ngành đào tạo.
Công tác xác định ngưỡng ĐBCL đầu vào của trường ĐHKT được thực hiện dựa trên các quy định sau:
- Thông tư số 05/2017/BGDDĐT ngày 25/01/2017 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về việc ban hành Quy chế tuyển sinh đại học hệ chính quy, tuyển sinh cao đẳng nhóm ngành đào tạo giáo viên hệ chính quy
- Thông tư số 07/2018/TT-BGDĐT ngày 01/3/2018 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về việc sửa đổi, bổ sung tên và một số điều của Quy chế tuyển sinh đại học hệ chính quy, tuyển sinh cao đẳng nhóm ngành đào tạo giáo viên hệ chính quy.
- Hướng dẫn công tác tuyển sinh đại học chính quy hàng năm của ĐHQGHN
- Đề án tuyển sinh hàng năm của Nhà trường
Theo đó, sau khi có kết quả của kỳ thi THPT Quốc gia, Hội đồng tuyển sinh hệ đại học của Nhà trường sẽ họp, xem xét phổ điểm của thí sinh đăng ký nguyện vọng vào Trường, các yêu cầu cần thiết của các CTĐT đối với người học để quyết định điểm ngưỡng ĐBCL đầu vào để xét tuyển.
Trong trường hợp số thí sinh đạt ngưỡng trúng tuyển vượt quá chỉ tiêu ngành, các thí sinh có kết quả thi bằng điểm xét tuyển ở cuối danh sách sẽ được xét trúng tuyển lần lần theo 2 tiêu chí phụ:
- Đối với CTĐT chuẩn: theo điểm từ cao xuống thấp của môn thi Toán và thứ tự nguyện vọng đăng ký xét tuyển vào Trường.
- Đối với CTĐT chuẩn: theo điểm từ cao xuống thấp của môn thi tiếng Anh và thứ tự nguyện vọng đăng ký xét tuyển vào Trường.
Sau đó, Nhà trường báo cáo với ĐHQGHN và công bố trên trang thông tin điện tử của trường và Cổng thông tin tuyển sinh của Bộ GDĐT trước khi thí sinh Điều chỉnh nguyện vọng về cách tính điểm xét tuyển, tiêu chí phụ để xét tuyển.
Nhìn chung, công tác xác định ngưỡng ĐBCL đầu vào của Nhà trường được thực hiện theo đúng quy định của Bộ GD&ĐT và ĐHQGHN, phù hợp với các yêu cầu của CTĐT mà Nhà trường đang tuyển sinh.
Thứ hai, xây dựng các kế hoạch tuyên truyền, truyền thông thương hiệu của nhà trường và tư vấn tuyển sinh theo hướng tiếp cận người học.
Để thu hút được các thí sinh đăng ký xét tuyển, công tác tư vấn tuyển sinh, quảng bá thương hiệu của CSGD là rất quan trọng. Trường ĐHKT luôn chú trọng và đầu tư cho công tác này.
Hàng năm, phòng Tuyển sinh của Nhà trường xây dựng các kế hoạch hoạt động tư vấn tuyển sinh, bao gồm các phân công công việc cụ thể như sau:
Bảng 2.10: Quy trình tư vấn tuyển sinh của trường ĐHKT
Tên công việc | Đơn vị thực hiện | |
1 | Lập các kế hoạch | Phòng Tuyển sinh |
2 | Thực hiện tư vấn tuyển sinh theo từng hoạt động | Phòng Tuyển sinh Phòng Đào tạo Các Khoa/Viện |
3 | Báo cáo Ban Giám hiệu về tình hình thực hiện | Phòng Tuyển sinh |
Có thể bạn quan tâm!
- Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Hệ Thống Đảm Bảo Chất Lượng Đào Tạo Của Trường Đại Học
- Cơ Cấu Tổ Chức, Nguồn Nhân Lực Và Cơ Sở Vật Chất
- Tỷ Lệ Đánh Giá Đồng Ý Và Hoàn Toàn Đồng Ý Của Sv Năm Cuối Các Khóa Về Ctđt
- Tỷ Lệ % Đánh Giá Của Gv, Cbql, Chuyên Viên Về Xây Dựng Ctđt
- Đánh Giá Của Gv, Cbql Và Chuyên Viên Về Đbcl Đầu Ra
- Đánh Giá Của Gv, Cbql, Chuyên Viên Về Thực Trạng Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Hệ Thống Đbcl Đào Tạo Của Trường Đhkt.
Xem toàn bộ 152 trang tài liệu này.
Phỏng vấn chuyên viên Lê Khánh C – Phòng Tuyển sinh cho biết: “Công tác tư vấn tuyển sinh của Nhà trường rất đa dạng, mỗi hoạt động có đặc thù khác nhau. Kế hoạch thực hiện mỗi hoạt động đều được xây dựng hợp lý và ban hành kịp thời để Phòng Tuyển sinh phối hợp với các đơn vị khác triển khai thực hiện. Tuy nhiên, thủ tục tài chính của Nhà trường nhiều khi còn chậm trễ dẫn đến việc chậm tiến độ”.
* Về tổ chức thực hiện
Trong những năm qua, trường ĐHKT thường xuyên đầu tư, đẩy mạnh công tác tư vấn tuyển sinh với nhiều hình thức khác nhau. Các kế hoạch tư vấn tuyển sinh được thực hiện theo đúng quy trình đã đề ra. Kết quả đạt được như sau:
Về hoạt động tư vấn tuyển sinh cùng với ĐHQGHN, Trường đã tham gia và luôn đồng hành cùng các sự kiện tư vấn tuyển sinh theo đoàn tại các sự kiện tư vấn tuyển sinh của báo Tuổi trẻ tại các tỉnh thành như Hà Nội, Thanh Hóa, Nghệ, Hải Phòng, … Thông qua các hoạt động tư vấn tuyển sinh tại các ngày hội và phương châm ONE VNU đã nhận được sự quan tâm và phản hồi rất tích cực từ học sinh và phụ huynh. Ngoài ra, trường ĐHKT đã tham gia tư vấn trực tuyến tại ĐHQGHN để giải đáp và tư vấn cho thí sinh về các ngành, cơ hội việc làm, chỉ tiêu, tổ hợp xét tuyển ngành…; tham gia công tác quản trị fanpage Tư vấn tuyển sinh của ĐHQGHN tại địa chỉ https://www.facebook.com/VNU.DHQG/, đăng bài quảng bá
về trường, giải đáp và hướng dẫn những thắc mắc của thí sinh kịp thời; tham gia trả lời những câu hỏi, thắc mắc của thí sinh và phụ huynh trên cổng tuyển sinh ĐHQGHN tại địa chỉ http://tuyensinh.vnu.edu.vn/.
Về các hoạt động tư vấn tuyển sinh riêng của trường ĐHKT, Nhà trường đã tổ chức nhiều hoạt động khác nhau như:
- Tư vấn trực tiếp tại các trường THPT trong khu vực Hà Nội cũng như đẩy mạnh hoạt động ký kết hợp tác chiến lược với một số trường THPT.
- Đẩy mạnh quảng bá hình ảnh Trường và truyền tải thông tin tuyển sinh đại học thông qua các kênh online.
+ Website: Bên cạnh website trường là ueb.vnu.edu.vn, Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN đã xây dựng mới trang website riêng dành cho tuyển sinh ĐH: tuyensinhdaihoc.ueb.edu.vn. Cập nhật đầy đủ thông tin tuyển sinh, phương thức, ngành, tổ hợp xét tuyển, các câu hỏi thường gặp, học phí, học bổng…
+ Facebook: Đẩy mạnh truyền tải thông tin tuyển sinh, các hoạt động ngoại khóa, sinh hoạt sinh viên, giao lưu trao đổi quốc tế… của trường lên fanpage Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN.
+ Tư vấn thí sinh và phụ huynh qua hình như trả lời tin nhắn, bình luận.
+ Triển khai mạnh mẽ hoạt động tư vấn tuyển sinh trong group UEB-VNU do chính các em sinh viên quản trị, Phòng Tuyển sinh lên định hướng nội dung và hướng tư vấn.
+ Lan tỏa thông tin tuyển sinh của Trường qua các fanpage vệ tinh: fanpage các Khoa/Viện, câu lạc bộ Sinh viên, trang facebook của các cán bộ nhà trường.
+ Email marketing: Gửi email thông tin tuyển sinh đại học năm 2019 của Trường Đại học Kinh tế tới hơn 60,000 email.
+ Xây dựng clip quảng bá tuyển sinh đại học, clip về các chương trình trao đổi sinh viên quốc tế, …
- Lan tỏa thông tin tuyển sinh thông qua cầu nối là các em sinh viên: Năm học 2018 – 2019, Nhà trường tổ chức và huy động hiệu quả hoạt động hỗ trợ của SV trong trường thông qua chương trình “sứ giả sinh viên”, SV hiện tại của Nhà trường chính là cầu nối giữa nhà trường và các trường THPT mà các em đã học.
Nhìn chung, các hoạt động tư vấn tuyển sinh trên đã giúp nâng cao thương hiệu của nhà trường và lan tỏa mạnh hơn các thông tin của nhà trường tới phụ huynh và học sinh ở các trường đối tác. Đánh giá của các GV, CBQL và chuyên viên về thực trạng ĐBCL tuyển sinh cũng cho thấy điều đó:
Hình 2.1: Tỷ lệ % đồng ý về các nhận định về ĐBCL tuyển sinh
* Về đánh giá mức độ thực hiện
Hiện nay, việc giám sát, đo lường, đánh giá thực hiện hoạt động tuyên truyền, truyền thông thương hiệu, tư vấn tuyển sinh của Nhà trường được đánh giá thông qua báo cáo định kỳ kế hoạch nhiệm vụ theo KPIs (Key Performance Indicator) - chỉ số đánh giá hiệu quả công việc, là công cụ đo lường, đánh giá hiệu quả công việc được thể hiện qua số liệu, tỉ lệ, chỉ tiêu định lượng, nhằm phản ánh hiệu quả các hoạt động của Nhà trường. Các chỉ số đánh giá hiệu quả công tác tuyển sinh được xác định từng năm, năm 2019 có các chỉ số sau đây:
Bảng 2.11: KPIs về công tác tuyển sinh của trường ĐHKT
Nhiệm vụ cụ thể | Sản phẩm của nhiệm vụ | Số lượng | |
SV trúng tuyển nhập học | - Tạo nguồn tuyển sinh hệ ĐH | Số lượng nguyện vọng đăng ký vào các chuyên ngành có điểm trên sàn | - ≥ 120 % chỉ tiêu |
ĐHQGHN 2 điểm | |||
- Tham mưu cho BGH chốt điểm sàn của từng chuyên ngành | Số SV nhập học đạt 110% chỉ tiêu (10% để trừ SV thôi học và rút hồ sơ trong năm đầu tiên) | 1320 | |
Phát triển các mối quan hệ chiến lược với các Trường THPT | Lập danh sách sách các Trường THPT từ Nghệ An trở ra phù hợp với chiến lược phát triển của Nhà trường | - Danh sách có tối thiểu 15 trường được duyệt | 1 bản |
Số lượng thỏa thuận hợp tác chiến lược giữa Nhà trường với trường THPT được ký kết | 6 | ||
Tổ chức thành công các hội thảo định hướng nghề nghiệp có sự tham gia của học sinh từ tối thiểu 3 trường THPT | - Xây dựng KH tổ chức hội thảo định hướng nghề nghiệp (chọn trường, ngành đào tạo) cho học sinh phổ thông | - Bản kế hoạch được phê duyệt | 1 |
Gửi kế hoạch và truyền thông về kế hoạch tổ chức đến các trường THPT có hợp tác chiến lược và các trường THPT trên địa bàn Hà Nội | Số lượng hội thảo định hướng nghề nghiệp có sự tham gia của học sinh từ tối thiểu 3 trường THPT | 1 | |
Đẩy mạnh hoạt động đào tạo kỹ năng mềm, trải nghiệm, chuyên ngành định hướng nghề nghiệp cho các học sinh THPT để tạo nguồn tuyển sinh | Xây dựng kế hoạch và tổ chức marketing online | Kế hoạch được thực hiện và đạt các mục tiêu yêu cầu | 1 |
Nâng cao hình ảnh thương hiệu của Nhà trường gắn với hình ảnh, sự thành công xuất sắc của cựu SV tốt nghiệp tại trường | Viết bài về gương mặt SV, cựu SV tiêu biểu trong nước và quốc tế | Bài viết được đăng lên các kênh: web, FP và newsletter | 100% đối tượng tiêu biểu |
Năm 2019, công tác tuyển sinh thực hiện đạt 92% so với chỉ tiêu đã đề ra.
Có thể thấy, các tiêu chí đánh giá mức độ thực hiện của công tác tuyển sinh đã được trường ĐHKT xác định cụ thể, hợp lý với quy mô tuyển sinh của Nhà trường.
2.4.2. Chương trình đào tạo
* Về xác lập chuẩn và quy trình
Các CTĐT của trường ĐHKT được xây dựng và điều chỉnh theo quy định của ĐHQHGN, cụ thể là các quy định sau:
- Công văn số 1204/ĐHQGHN-ĐT ngày 10/4/2012 Về việc điều chỉnh CTĐT theo CĐR.
- Quy định mở mới và điều chỉnh CTĐT ở ĐHQGHN (ban hành theo Quyết định số 1366/QĐ-ĐHQGHN ngày 25/04/2012 của ĐHQGHN).
- Quy chế đào tạo đại học (ban hành theo Quyết định 5115/QĐ-ĐHQGHN ngày 25/12/2014 của Giám đốc ĐHQGHN)
Tuy nhiên, để phù hợp với đặc thù đào tạo của trường ĐHKT, Nhà trường đã tiến hành xây dựng quy trình ISO về Mở mới, cập nhật và điều chỉnh CTĐT, Trường đã sửa đổi 03 lần kể từ năm ban hành 2009. Quy trình mới nhất được cập nhật vào năm 2013 với các cập nhật về qui định của ĐHQGHN về tiêu chí các trường ĐH nước ngoài tham khảo, thành phần hội đồng thẩm định, các biểu mẫu, bổ sung phần cập nhật, điều chỉnh CTĐT. Các mốc chuẩn được xác lập có thể tóm tắt như sau:
Bảng 2.12 : Quy trình mở mới CTĐT
Tên công việc | Đơn vị thực hiện | |
1. | Chuẩn bị luận cứ xây dựng đề án | Các Khoa/Viện TT ĐBCLGD Phòng Đào tạo |
2. | Xây dựng đề án | |
3. | Lấy ý kiến HĐKH&ĐT cấp trường | Các Khoa/Viện Phòng Đào tạo |
4. | Hoàn thiện hồ sơ thẩm định cấp trường | |
5. | Tổ chức thẩm định cấp trường | Các Khoa/Viện Phòng Đào tạo Phòng Tổ chức nhân sự Phòng Kế hoạch tài chính Phòng Nghiên cứu khoa học và hợp tác phát triển Phòng Hành chính – Tổng |
hợp | ||
6. | Chuẩn bị hồ sơ thẩm định cấp ĐHQGHN | Phòng Đào tạo |
7. | Hoàn thiện đề án sau thẩm định cấp ĐHQGHN | Các Khoa/Viện Phòng Đào tạo |
8. | Thanh lý hợp đồng | Các Khoa/Viện TT ĐBCLGD Phòng Đào tạo Phòng Kế hoạch tài chính |
Bảng 2.13 Quy trình cập nhật, điều chỉnh CTĐT
Tên công việc | Đơn vị thực hiện | |
1 | Đề xuất cập nhật, điều chỉnh CTĐT. | Các Khoa/Viện Phòng Đào tạo |
2 | Xây dựng đề án | Các Khoa/Viện TT ĐBCLGD Phòng Đào tạo |
3 | Lấy ý kiến HĐKH&ĐT cấp trường | Các Khoa/Viện Phòng Đào tạo |
4 | Hoàn thiện hồ sơ thẩm định cấp trường | |
5 | Tổ chức thẩm định cấp trường | Các Khoa/Viện TT ĐBCLGD Phòng đào tạo |
6a | Nộp hồ sơ đề nghị cập nhật, điều chỉnh CTĐT cho ĐHQGHN (nếu CTĐT điều chỉnh dưới 20%) | Các Khoa/Viện Phòng Đào tạo |
6b | Nộp hồ sơ đề nghị cập nhật, điều chỉnh CTĐT cho ĐHQGHN (nếu CTĐT điều chỉnh trên 20%) | |
7 | Hoàn thiện đề án sau thẩm định cấp ĐHQGHN | |
8 | Thanh lý hợp đồng | Các Khoa/Viện TT ĐBCLGD Phòng Đào tạo Phòng Kế hoạch tài chính |
Có thể thấy, quy trình ISO Mở mới, cập nhật và điều chỉnh CTĐT của trường ĐHKT được xác lập khoa học, chặt chẽ; đảm bảo đúng quy định của ĐHQGHN và Bộ GD&ĐT; cụ thể hóa được các công việc cần làm giúp cho các đơn vị có liên quan trong Trường cũng như các cán bộ trực tiếp thực hiện có căn cứ để triển khai thực hiện dễ dàng.
Bên cạnh đó, trong quá trình xây dựng và điều chỉnh các quy trình trên, Nhà trường đã lấy ý kiến của các thành phần tham gia xem xét quy trình bao gồm Ban Giám hiệu, chủ nhiệm Khoa/Viện, trưởng đơn vị các Phòng/Ban. Tuy nhiên, Nhà trường chưa lấy ý kiến phản hồi của GV về quy trình này.
* Về tổ chức thực hiện
Thứ nhất, Nhà trường đã tổ chức bồi dưỡng nhân sự thực hiện công tác xây dựng và điều chỉnh CTĐT.
Về trình độ chuyên môn của nhân lực phụ trách công tác xây dựng và điều chỉnh CTĐT, Nhà trường có đội ngũ cán bộ quản lý ở cấp Khoa/Viện và phòng Đào tạo cũng như GV có nhiều năm kinh nghiệm trong việc xây dựng và điều chỉnh CTĐT. Đội ngũ chuyên viên phụ trách các thủ tục hành chính có liên quan cũng là đội ngũ có nhiều năm kinh nghiệm, thông hiểu và nắm vững các thủ tục của Nhà trường cũng như của ĐHQGHN.
Phỏng vấn chuyên viên Đặng Thị T – Phòng Đào tạo cho biết: “Công tác xây dựng và điều chỉnh các CTĐT luôn có sự phối hợp chặt chẽ giữa các Khoa/Viện và phòng Đào tạo để đảm bảo thực hiện đúng quy trình mà Nhà trường đã đề ra cũng như các quy định của ĐHQGHN. Các hồ sơ, minh chứng có liên quan là rất nhiều, đòi hỏi người làm công tác này phải cẩn thận và tỉ mỉ. Đội ngũ chuyên viên của các Khoa/Viện của Nhà trường đều là những người làm lâu năm rồi nên họ nắm được các quy trình rất rõ, hạn chế được các sai sót trong quá trình làm việc”.
Về tập huấn bồi dưỡng, Nhà trường đã tổ chức nhiều cuộc tập huấn nội bộ về xây dựng CTĐT cũng như các buổi chia sẻ kinh nghiệm giữa phòng Đào tạo, các Khoa/Viện, các GV. Ngoài ra, Nhà trường cử cán bộ tham gia các buổi tập huấn và tọa đàm của ĐHQGHN tổ chức. Điển hình như năm 2019, Trường đã cử 91 lượt cán bộ bao gồm GV, lãnh đạo các Khoa/Viện, lãnh đạo và chuyên viên phòng Đào tạo, Trung tâm ĐBCLGD tham gia buổi tập huấn “Xây dựng CĐR phù hợp với yêu cầu KĐCL” và tọa đàm “Xây dựng đề cương học phần đáp ứng yêu cầu đổi mới hoạt động giảng dạy tại ĐHQGHN”.
Thứ hai, Nhà trường đã tổ chức và chỉ đạo thực hiện đúng quy trình xây dựng và điều chỉnh CTĐT.