Hoàn thiện hệ thống đảm bảo chất lượng đào tạo tại trường Đại học Kinh tế đại học Quốc gia Hà Nội - 2

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1: Các cấp độ quản lý chất lượng 6

Hình 1.2. Mô hình ĐBCL các năm theo tiêu chuẩn của AUN 20

Hình 1.3: Hệ thống ĐBCL bên trong trường đại học… 26

Hình 1.4. Hệ thống ĐBCL đào tạo tại trường đại học… 29

Hình 1.5: Các yếu tố tác động đến hệ thống ĐBCL 35

Hình 1.6. Ảnh hưởng của văn hóa khách hàng đến ĐBCL trong trường đại học….36 Hình 2.1: Tỷ lệ % đồng ý về các nhận định về ĐBCL tuyển sinh 59

Hình 2.2: Tỷ lệ % đánh giá của GV, CBQL, chuyên viên về xây dựng CTĐT 65

Hình 2.3: Đánh giá của GV, CBQL và chuyên viên về công tác kiểm tra, 70

giám sát hoạt động đào tạo 70

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 152 trang tài liệu này.

Hình 2.4: Đánh giá của GV, CBQL và chuyên viên về ĐBCL đầu ra 73

Hình 2.5: Đánh giá của GV, CBQL, chuyên viên về thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến hệ thống ĐBCL đào tạo của trường ĐHKT. 81

Hoàn thiện hệ thống đảm bảo chất lượng đào tạo tại trường Đại học Kinh tế đại học Quốc gia Hà Nội - 2

Hình 3.1: Mô hình tổ chức của hệ thống ĐBCL đào tạo 93

Hình 3.2: Mô hình vòng tròn cải tiến chất lượng… 98

PHẦN MỞ ĐẦU


1. Lý do chọn đề tài

Trong sự tồn tại và phát triển của mỗi quốc gia, GD&ĐT có vai trò quan trọng. Đặc biệt, trong bối cảnh phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ, trong sự cạnh tranh và hội nhập, vai trò của GD&ĐT trở thành nhân tố tạo nên lợi thế cạnh tranh. Ở Việt Nam, Đảng và Nhà nước luôn khẳng định: “Giáo dục là quốc sách hàng đầu. Phát triển GD&ĐT nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục chủ yếu từ trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học; học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn”.

GDĐH là một trong những nhánh quan trọng trong hệ thống giáo dục quốc dân của Việt Nam. Hoạt động đào tạo của một trường đại học được ví như “xương sống” của CSGD đó. Để hoạt động đào tạo được vận hành tốt, hệ thống ĐBCL có vai trò rất quan trọng trong việc đánh giá công tác vận hành, duy trì, cải tiến và nâng cao chất lượng đào tạo. Xây dựng một hệ thống ĐBCL đào tạo tại cơ sở giáo dục có ý nghĩa hết sức to lớn trong việc duy trì các chuẩn mực và không ngừng nâng cao chất lượng GDĐH.

Trường ĐHKT thuộc ĐHQGHN là một trong những trường đào tạo nhân lực chất lượng cao khối ngành Kinh tế cho xã hội, Trường không ngừng nâng cao chất lượng về đào tạo, NCKH và các dịch vụ khác nhằm hướng tới mục tiêu trở thành một trường đại học định hướng nghiên cứu, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong các lĩnh vực kinh tế, quản lý và quản trị kinh doanh.

Với chiến lược phát triển của Trường ĐHKT đến năm 2020 và tầm nhìn năm 2030 là “coi trọng chất lượng, hiệu quả”, “trở thành một trong những trường đại học định hướng nghiên cứu hàng đầu ở Việt Nam, đạt tiêu chuẩn kiểm định của Bộ GD&ĐT và của ĐHQGHN, trong đó có ngành học được kiểm định theo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục của mạng lưới các trường đại học ASEAN (AUN- QA)” và đảm bảo các sản phẩm của nhà trường đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động, Trường đã xây dựng hệ thống ĐBCL đào tạo để đảm bảo hoạt động đào tạo được vận hành đáp ứng những yêu cầu của Bộ GD&ĐT, ĐHQGHN

và đạt được những mục tiêu trên.

Hệ thống ĐBCL đào tạo của Trường ĐHKT trong những năm qua đã hoạt động khá tích cực và đạt được những kết quả đáng khích lệ như xây dựng được các tiêu chí, tiêu chuẩn để ĐBCL đào tạo; công tác kiểm định chất lượng đơn vị đào tạo và CTĐT đã được triển khai và vận hành theo hiệu quả; tiên phong trong việc tham gia kiểm định chất lượng trong khu vực và quốc tế; Có đội ngũ cán bộ giàu kinh nghiệm về ĐBCL đào tạo, đo lường và đánh giá trong giáo dục, quản lý giáo dục, v.v.

Tuy nhiên, hệ thống ĐBCL đào tạo tại Trường ĐHKT vẫn còn bộc lộ một số điểm hạn chế như sau: Sự quan tâm của lãnh đạo đơn vị đối với công tác ĐBCL đào tạo chưa sát sao, chưa xem công tác ĐBCL đào tạo là nhiệm vụ trọng tâm của đơn vị; Hệ thống ĐBCL đào tạo chưa có kế hoạch, lộ trình xây dựng và phát triển dài hạn, chưa có các chính sách riêng biệt để phát triển nguồn lực cho các cán bộ, giảng viên hỗ trợ hoạt động đào tạo các cấp quản lý chương trình do còn hạn hẹp về nguồn tài chính và nhân lực chuyên biệt;

Chính vì vậy, tác giả chọn đề tài: “Hoàn thiện hệ thống đảm bảo chất lượng đào tạo tại trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN” làm luận văn thạc sĩ chuyên ngành Quản lý giáo dục.

2. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở hệ thống hóa những vấn đề lý luận về hệ thống ĐBCL đào tạo tại cơ sở giáo dục đại học và phân tích thực trạng hệ thống ĐBCL đào tạo tại Trường ĐHKT, luận văn đề xuất các biện pháp hoàn thiện hệ thống này tại Trường.

3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu

3.1. Khách thể nghiên cứu

Hệ thống ĐBCL đào tạo trong trường đại học hiện nay.

3.2. Đối tượng nghiên cứu

Hệ thống ĐBCL đào tạo tại Trường ĐHKT.

4. Câu hỏi nghiên cứu

- Thực trạng hệ thống ĐBCL đào tạo tại trường ĐHKT hiện nay như thế nào?

- Cần có những biện pháp nào để hoàn thiện hệ thống ĐBCL đào tạo tại Trường ĐHKT?

5. Giả thuyết khoa học

Hệ thống ĐBCL đào tạo của Trường ĐHKT trong những năm qua đã hoạt động khá tích cực và đạt được những kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên, hệ thống ĐBCL đào tạo của Trường ĐHKT vẫn còn bộc lộ một số điểm hạn chế như sau: Sự quan tâm của lãnh đạo đơn vị đối với công tác ĐBCLGD chưa sát sao, chưa xem công tác ĐBCL đào tạo là nhiệm vụ trọng tâm của đơn vị; Hệ thống ĐBCL bên trong chưa có kế hoạch, lộ trình xây dựng và phát triển dài hạn, do còn hạn hẹp về nguồn tài chính và nhân lực chuyên biệt, v.v.

Nếu triển khai một số biện pháp hoàn thiện hệ thống ĐBCL đào tạo của Trường ĐHKT như nâng cao nhận thức của các đối tượng liên quan; hoàn thiện hệ thống văn bản hướng dẫn về ĐBCL và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tài chính, cơ sở vật chất, chính sách và VHCL, ... thì Nhà trường sẽ cải thiện và phát huy tối đa những ưu điểm của hệ thống ĐBCL đào tạo hiện tại.

6. Nhiệm vụ nghiên cứu

Một là, làm rõ cơ sở lý luận về hệ thống ĐBCL đào tạo các cơ sở giáo dục đại học hiện nay;

Hai là, chỉ ra thực trạng hệ thống ĐBCL đào tạo của Trường ĐHKT;

Ba là, đề xuất các biện pháp hoàn thiện hệ thống ĐBCL đào tạo của Trường ĐHKT.

7. Giới hạn phạm vi nghiên cứu

- Về nội dung: Hệ thống ĐBCL đào tạo trong đó tập trung nghiên cứu các vấn đề như: tuyển sinh, CTĐT, tổ chức hoạt động đào tạo, chất lượng nguồn nhân lực, cơ sở vật chất, kết quả đầu ra, v.v;

Các biện pháp nhằm hoàn thiện hệ thống ĐBCL đào tạo tại Trường ĐHKT được luận văn đề xuất cho giai đoạn 2020 – 2025.

- Về không gian: Trường ĐHKT;

- Về thời gian: Từ năm 2015 – 2020;

8. Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu văn bản, tài liệu

+ Mục đích: Thu thập và xây dựng hệ thống tư liệu phục vụ cho xây dựng cơ

sở lý luận của luận văn;

+ Nội dung công việc: Phân tích, tổng hợp các nguồn tư liệu, sách, bài báo khoa học, đề tài luận văn, luận án, đề tài các cấp, văn bản về ĐBCL đào tạo của các cơ quan nhà nước.

- Phương pháp so sánh, tổng hợp

+ Mục đích: Trên cơ sở các số liệu đã thu thập, luận văn so sánh các thông tin, số liệu liên quan tới vấn đề nghiên cứu qua các thời kỳ để thấy sự thay đổi trong hệ thống ĐBCL đào tạo.

+ Cách thực hiện: Sử dụng các bảng, biểu để so sánh

- Phương pháp phỏng vấn sâu

+ Mục đích: Thu thập thông tin chiều sâu, quan điểm cá nhân về vấn đề hoàn thiện hệ thống ĐBCL đào tạo tại Trường ĐHKT như: Quan điểm, chính sách của Nhà trường; các biện pháp phát hoàn thiện đã và đang được thực hiện; thành tựu, khó khăn, bất cập và nguyên nhân; các biện pháp hoàn thiện ĐBCL đào tạo trong thời gian tới, v.v.

+ Đối tượng: Thực hiện phỏng vấn trực tiếp các GV, chuyên viên tại các Khoa/Viện.

+ Hình thức: Phỏng vấn trực tiếp

- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

+ Mục đích: Nhằm thu thập thông tin định lượng, ý kiến đánh giá của giảng viên, cán bộ quản lý về hệ thống ĐBCL đào tạo tại Trường ĐHKT;

+ Đối tượng và mẫu điều tra: 100 giảng viên thuộc các Khoa/Viện;

+ Phương pháp chọn mẫu: Sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản;

+ Phương pháp xử lý số liệu: Xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS.

9. Những đóng góp của đề tài

9.1. Đóng góp về lý luận

Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần tiếp tục làm rõ những vấn đề lý luận chung về hệ thống ĐBCL đào tạo tại trường đại học.

9.2. Đóng góp về thực tiễn

Các biện pháp và khuyến nghị của luận văn góp phần hoàn thiện hệ thống

ĐBCL đào tạo tại Trường ĐHKT. Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu của luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các CSGD đại học khác có thực trạng tương tự.

10. Dự kiến cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, danh mục tài liệu tham khảo luận văn dự kiến được trình bày trong 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về hệ thống ĐBCL đào tạo trong trường đại học Chương 2: Thực trạng hệ thống ĐBCL đào tạo tại Trường ĐHKT - ĐHQGHN Chương 3: Biện pháp hoàn thiện hệ thống ĐBCL đào tạo tại Trường ĐHKT -

ĐHQGHN

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỆ THỐNG ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO TRONG TRƯỜNG ĐẠI HỌC


1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề

1.1.1 Các nghiên cứu ở nước ngoài

Hệ thống ĐBCL trong trường đại học đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì và nâng cao chất lượng. Từ góc độ nghiên cứu khoa học, hệ thống ĐBCL trong trường đại học là đối tượng thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học và quản lý.

Trong công trình “Quality assurance in higher education” (ĐBCL giáo dục đại học, 1998), tác giả Sanjaya Mishra đã đưa ra quan niệm về chất lượng giáo dục đại học, các yếu tố ĐBCL GDĐH, những thách thức của giáo dục đại học thế kỷ XXI [50], v.v. Theo các tác giả Van Vught F.A và Westerheijden D.F trong cuốn “Quality Management and Quality Assurance in European Higher Education” (QLCL và ĐBCL đại học ở châu Âu) đã coi hệ thống ĐBCL trong trường đại học bao gồm 5 thành tố chính đó là:

1) Cơ quan đánh giá chất lượng bên ngoài có trách nhiệm xây dựng các quy trình và cách thức đánh giá cho các CSGD đại học sử dụng trong thiết kế cơ chế ĐBCL;

2) Tự đánh giá cấp trường dựa trên các quy trình và biểu mẫu đã được cơ quan phối hợp đánh giá chất lượng đưa ra;

3) Đoàn thẩm định tiến hành các cuộc thăm quan các bộ môn/khoa/trường để thảo luận báo cáo tự đánh giá của CSGD và tìm hiểu thêm những vấn đề liên quan thông qua gặp trực tiếp các đối tượng khác nhau trong nhà trường, đề xuất ý kiến đánh giá và kiến nghị nâng cao chất lượng;

4) Công khai kết quả làm việc của đoàn thẩm định và kết luận đánh giá;

5) Phối hợp kết quả đánh giá chất lượng với cung cấp tài chính cho các CSGD đại học [50].

Tác giả Graeme John Davies trong bài “Ba yếu tố quan trọng ĐBCL giáo dục đại học” đã chỉ ra 3 yếu tố quan trọng nhất để hệ thống ĐBCL GDĐH vận hành

hiệu quả đó là: Học liệu, giảng viên và kỹ năng nghề. Trong đó, giáo trình phải đảm bảo hướng dẫn cho SV đi từ kiến thức tới kỹ năng và áp dụng vào trong thực tế; ĐNGV phải được đảm bảo về chất lượng giảng dạy; Kỹ năng nghề phải linh hoạt và phát triển, không chỉ dạy những cái đã biết mà phải dạy những cái ngành nghề đó cần [52]...

Khi nghiên cứu vấn đề ĐBCL bên trong cơ sở GDĐH, các tác giả R.A. Barnett J.Brennan, P.Vries và R. Williams, C.H Church, E.G Bogue E.G trong công trình “Quantity and Quality in Higher Education. Higher Education Policy

[46] đã xem xét các yếu tố đầu vào, quá trình và đầu ra của hệ thống ĐBCL bên trong. Theo các tác giả này, thì các yếu tố này bao gồm:

- Đầu vào bao gồm các yếu tố liên quan đến SV (trình độ, kinh nghiệm và động lực…), các yếu tố liên quan đến GV (trình độ chuyên môn, kinh nghiệm đào tạo, sự phát triển đội ngũ…), các yếu tố liên quan đến quản lý, phục vụ và thiết bị (trạm trại, phòng thí nghiệm, lớp học, thư viện…);

- Yếu tố quá trình dạy và học được xem là nội dung chính. Việc thường xuyên giám sát công tác giảng dạy, tìm hiểu những khó khăn trong học tập của SV, các vấn đề sư phạm xuất hiện trong quá trình đào tạo để giải quyết kịp thời có ý nghĩa rất cần thiết;

- Đầu ra bao gồm kết quả thi cử - so sánh với số liệu quốc gia, số người tốt nghiệp có việc làm, đánh giá của nhà sử dụng lao động, v.v.

Tiếp cận về hệ thống ĐBCL trong trường đại học từ góc nhìn của hoạt động kiểm tra, đánh giá, trong công trình “Handbook on Measurement, Assessment, and Evaluation in Higher Education” (2017), các tác giả C.Secolsky, D.B Denison đã chỉ ra rằng: Nhu cầu ngày càng tăng đối với các trường đại học để tham gia đánh giá kết quả nhằm mục đích trách nhiệm giải trình đã thúc đẩy nhu cầu thu hẹp khoảng cách giữa thực tiễn giáo dục đại học và tiến bộ trong các lĩnh vực đo lường, kiểm tra đánh giá và đánh giá. Cuốn cẩm nang nghiên cứu này cũng cung cấp cho các quản trị viên giáo dục đại học, nhân viên phụ trách sinh viên, nhà nghiên cứu tổ chức và giảng viên một khối lượng tích hợp của lý thuyết, phương pháp và ứng dụng hệ thống ĐBCL trong trường đại học.

Từ góc nhìn của chính sách giáo dục, trong cuốn “Education Policy: Process,

Xem tất cả 152 trang.

Ngày đăng: 01/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí