2.3.3. Thực trạng công tác tổ chức bộ máy quản lý nhà nước và nguồn nhân lực
du lịch của tỉnh
Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh những năm qua được Tỉnh ủy, HĐND và UBND tỉnh quan tâm, đặc biệt là khâu tổ chức và vận hành bộ máy quản lý nước về du lịch sao cho có hiệu quả nhất.
Quyền Giám đốc
Phòng nghiên cứu & PTDL
Trung tâm TTXT DL
Thanh tra Sở
Phòng
XTDL
Phòng
TTDL
Phòng
HC
Về bộ máy tổ chức quản lý, từ tháng 4 năm 2008 mọi công việc liên quan đến công tác quản lý các hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn đều do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thực hiện. Nhưng đến ngày 06/6/2016, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã tách chức năng quản lý nhà nước về du lịch ra khỏi cơ quan Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch để thành lập Sở Du lịch theo QĐ số 35/2016/QĐ-UBND. Theo đó, Sở Du lịch là cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh; thực hiện chức năng tham mưu, giúp UBND tỉnh quản lý nhà nước về du lịch ở địa phương theo quy định của pháp luật; các dịch vụ công thuộc lĩnh vực quản lý của Sở và thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo phân công hoặc ủy quyền của UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh.
Phó Giám đốc
Văn
phòng
Phòng quản lý CSLT
Phòng QL lữ hành
Nguồn: Sở Du lịch Thừa Thiên Huế.
Sơ đồ 2.1 Cơ cấu bộ máy quản lý nhà nước về du lịch của Sở Du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2017
Tính đến năm 2017, Sở Du lịch có 02 lãnh đạo Sở và 05 Phòng chuyên môn: Văn phòng Sở (09 người); Thanh tra Sở (03 người); Phòng Quản lý cơ sở lưu trú (03 người); Phòng Quản lý lữ hành (03 người); Phòng Nghiên cứu Phát triển du lịch (02 người).
Tổng số cán bộ, công chức, lao động hợp đồng theo Nghị định 68/2000/NĐ- CP của Chính phủ của Sở là 22 người. Xét về trình độ chuyên môn, có thể thấy cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh chủ yếu đã qua đào tạo, có 05 người có trình độ trên đại học chiếm 22,72% trong đó có 03 cán bộ được cử đi đào tạo với chính sách đào tạo nhân tài theo đề án 165, và chủ yếu cán bộ có trình độ đại học gồm 15 người chiếm 68,18%, 02 người có trình độ cao đẳng và chưa qua đào tạo chiếm 9,1%, những người chưa qua đào tạo là những người được tuyển vào các vị trí công tác tạp vụ, lái xe.
Xét về giới tính, tỷ lệ cán bộ nữ làm công tác quản lý nhà nước về du lịch là 10 cán bộ chiếm 45,45%, cán bộ nam là 12 cán bộ, chiếm 54,55%. Dễ thấy, tỷ lệ cán bộ nam và cán bộ nữ công tác tại Sở là không có sự chênh lệch lớn. Phân theo trình độ ngoại ngữ, với những cán bộ làm công tác quản lý có trình độ ngoại ngữ giỏi, có khả năng giao tiếp tốt sẽ hết sức thuận lợi trong việc học hỏi kinh nghiệm, làm việc với các đối tác, những nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là công tác xúc tiến quảng bá du lịch nước ngoài. Nhìn vào bảng số liệu có thể thấy, cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về du lịch có trình độ tiếng anh chứng chỉ A, B chiếm tỷ lệ 31,38% tương đương với 7 người, có 12 cán bộ có chứng chỉ C trở lên chiếm tỷ lệ lớn là 54,55%. Xét về độ tuổi, cán bộ làm công tác QLNN về du lịch chủ yếu là những cán bộ đã công tác trong ngành lâu năm, chủ yếu là cán bộ có độ tuổi từ 30 đến 50 tuổi có 19 người, chiếm 86,36%, chỉ có 6 cán bộ dưới 30 tuổi chiếm 18,18%, và còn lại là cán bộ lớn tuổi gồm 3 người, chiếm 13,6%. Với những đặc điểm này sẽ có nhiều thuận lợi do đội ngũ công chức có nhận thức tốt, trẻ tuổi nên khả năng tiếp thu và sáng tạo cao.
Bảng 2.13. Thực trạng nguồn nhân lực làm công tác quản lý nhà nước về du
lịch tỉnh Thừa Thiên Huế, năm 2017
1. Phân theo trình độ lý luận chính trị
Cao cấp chính trị
Trung cấp &
sơ cấp
ĐVT: Người
Chưa qua đào tạo
Số lượng 04 04 14
Tỷ lệ (%) 18,18 18,18 63,64
2. Phân theo trình độ chuyên môn
cấp và sơ cấp | ||
Số lượng | 05 15 | 02 |
Tỷ lệ (%) | 22,72 68,18 | 9,1 |
3. Phân theo giới tính | ||
Giới tính: Nữ | Giới tính : Nam | |
Số lượng | 10 | 12 |
Tỷ lệ (%) | 45,45 | 54,55 |
Có thể bạn quan tâm!
- Tốc Độ Tăng Gdp Tỉnh Thừa Thiên Huế, Giai Đoạn 2001 – 2015,
- Đánh Giá Thực Trạng Hoạt Động Và Phát Triển Của Du Lịch Tỉnh Thừa Thiên Huế
- Tình Hình Nguồn Nhân Lực Du Lịch Của Tỉnh Thừa Thiên Huế
- Tình Hình Chi Cho Hoạt Động Xúc Tiến Quảng Bá Du Lịch
- Kết Quả Khảo Sát Cán Bộ Công Chức Về Công Tác Hợp Tác Khu Vực Và Quốc Tế Lĩnh Vực Du Lịch Tỉnh Thừa Thiên Huế
- Đánh Giá Các Nội Dung Điều Tra Có Ảnh Hưởng Đến Quản Lý Nhà Nước Về
Xem toàn bộ 181 trang tài liệu này.
Trên Đại học Đại học
Cao đẳng, Trung
4. Phân theo trình độ ngoại ngữ
Trình độ C trở lên Trình độ A,B
Chưa qua đào
tạo
Số lượng 12 07 03
Tỷ lệ (%) 54,55 31,82 13,63
5. Phân theo độ tuổi
Từ 51 - 60 tuổi
Từ 41 -
50 tuổi
Từ 31 - 40
tuổi
Dưới 30 tuổi
Số lượng 3 5 8 6
Tỷ lệ (%) 13,64 22,73 36,36 27,27
Nguồn: Sở Du lịch Thừa Thiên Huế năm 2017
Những mặt làm được
- Trên cơ sở chỉ tiêu biên chế được UBND tỉnh giao Sở đã phân bổ chỉ tiêu biên chế cho các Phòng; bố trí, sắp xếp, bổ nhiệm cán bộ, công chức theo năng lực chuyên môn, sở trưởng công tác cũng như đảm bảo vị trí việc làm giúp cán bộ công chức hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
- Công tác đào tạo bồi dưỡng được quan tâm, tạo điều kiện cán bộ, công chức tham gia các lớp đào tạo của tỉnh cũng như của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch để đáp ứng yêu cầu về nghiệp vụ theo vị trí việc làm.
Những mặt hạn chế
- Sở Du lịch là đơn vị mới thành lập năm 2016, việc bố trí biên chế theo Đề án vị trí việc làm còn bất cập, hiện tại chưa đủ biên chế để thực hiện nhiệm vụ chuyên môn cũng như công tác chỉ đạo điều hành trong khi Trung ương, tỉnh yêu cầu không tăng biên chế và thực hiện tinh giản biên chế.
Nhìn chung, việc tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về du lịch ở Thừa Thiên Huế đã chú trọng đến chất lượng nhân lực và có những dấu hiệu khả quan. UBND tỉnh đã thành lập Ban chỉ đạo Nhà nước về du lịch của tỉnh, tiến hành sắp xếp tổ chức, quy hoạch cán bộ, xây dựng phương án phối hợp liên ngành để triển khai các hoạt động du lịch. Ngoài ra, UBND tỉnh đã đề ra những nhiệm vụ và biện pháp nhằm dẩy mạnh phát triển du lịch của tỉnh thông qua Chương trình hành động du lịch.
Bảng 2.14. Kết quả khảo sát cán bộ công chức về công tác tổ chức bộ máy quản
lý nhà nước về du lịch của tỉnh
Nội dung đánh giá Điểm TB Đánh giá
Số lượng cán bộ làm công tác quản lý nhà nước
về du lịch hiện nay là hợp lý, đáp ứng nhiệm vụ
Trang thiết bị, phương tiện làm việc cho công
tác quản lý nhà nước được quan tâm, đầu tư
Chất lượng nguồn nhân lực hiện nay ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của công tác quản lý nhà nước về du lịch
3,4 Chỉ đáp ứng một phần
3,55 Được quan tâm, bố trí
3,3 Chỉ ảnh hưởng một phần
Nguồn: Điều tra, khảo sát của tác giả
2.3.4. Thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực ngành du lịch trên địa bàn tỉnh
Thừa Thiên Huế là một tỉnh có nguồn tài nguyên đa dạng, phong phú để phát triển nhiều loại hình du lịch, nhưng thực tế cho thấy Thừa Thiên Huế chưa khai thác hiệu quả những tiềm năng đó. Bên cạnh đó, một trong những yếu tố góp phần thúc đẩy phát triển du lịch phải kể đến là chất lượng nguồn nhân lực phục vụ du lịch. Mặc dù, hiện nay Huế có rất nhiều trường đào tạo về du lịch, về nghề du lịch như Trường Cao đẳng du lịch Huế, Khoa du lịch - Đại học Huế... nhưng số lượng nguồn nhân lực có chất lượng còn hạn chế. Đây cũng là thách thức không nhỏ đối với sự phát triển du lịch của tỉnh.
Bảng 2.15. Tình hình công tác đào tạo nguồn nhân lực du lịch Thừa Thiên Huế Giai đoạn 2012 – 2017
Lớp, khóa đào tạo 2012 | 2013 | 2014 | 2015 | 2016 | 2017 |
- Bồi dưỡng nghiệp vụ phục vụ nhà 30 | 40 | 120 | 134 | ||
- Bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý khách sạn | 36 | 29 | 20 | 22 | |
- Tập huấn kỹ năng giao tiếp cho tiểu thương các chợ phục vụ khách du lịch 100 | 100 | 100 | 100 | ||
- Tập huấn nghiệp vụ du lịch cho đội 100 | 100 | 200 | |||
- Bồi dưỡng nâng cao nhận thức, kiến thức du lịch cộng đồng cho người dân 30 ở các khu, điểm du lịch | 36 | 30 | 82 | ||
- Tập huấn nghiệp vụ du lịch cho đội ngũ lái xe và nhân viên phục vụ trên xe vận tải khách du lịch | 392 | 80 | 343 | 122 | 430 |
- Tập huấn nghiệp vụ du lịch cho đội ngũ lái thuyền | 171 | 157 | |||
- Bồi dưỡng kiến thức định kỳ cho hướng dẫn viên du lịch | 350 | 84 | 92 | 295 | 96 |
Tổng cộng: 260 | 985 | 463 | 794 | 537 | 982 |
ĐVT: Lượt người
hàng, buồng, lễ tân khách sạn
ngũ xích lô, taxi
Nguồn: Sở Du lịch Thừa Thiên Huế
Tính đến năm 2017, Thừa Thiên Huế có khoảng 13.500 lao động làm việc trong ngành du lịch, bao gồm tất cả các nhân viên làm việc trong các khách sạn, các công ty du lịch, các đơn vị kinh doanh dịch vụ ăn uống, vận chuyển... Xét về tổng thể, lực lượng lao động nói chung là đáp ứng nhu cầu về số lượng. Tuy nhiên, lao động du lịch được qua đào tạo tay nghề còn hạn chế, chưa chuyên nghiệp trong cách phục vụ, đặc biệt là các cơ sở nằm ở các huyện, thị xã, lao động được đào tạo tại chỗ khá đông, chiếm khoảng gần 30%. Ngoài ra, du lịch cộng đồng đòi hỏi người lao động phải có tay nghề, ít nhất đã qua tập huấn về phục vụ du lịch.
Với mục tiêu, nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch, trong đó xác định yếu tố con người đóng vai trò đặc biệt quan trọng, thời gian gần đây, việc đào tạo nhân lực cho ngành du lịch đã được quan tâm, chú trọng hơn trước. Hàng năm, ngành du lịch đã phối hợp với các tổ chức, hiệp hội, các trường đào tạo nghề du lịch mở các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ, nâng cao tay nghề cho đội ngũ làm công tác du lịch, từ cán bộ quản lý đến nhân viên phục vụ ở các đơn vị kinh doanh du lịch. Chỉ tính trong năm 2013, Sở Du lịch tỉnh đã phối hợp với Hiệp hội du lịch, các trường đào tạo nghề du lịch, Dự án EU (Chương trình phát triển năng lực du lịch có trách nhiệm với môi trường và xã hội do Liên minh Châu Âu tài trợ) mở gần 10 khóa đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ lao động phục vụ trong các khách sạn, hướng dẫn viên, nhân viên lái xe và phục vụ trên xe vận tải khách du lịch, cộng đồng dân cư làm du lịch... với 985 người tham gia.
Đáng chú ý hơn, trong các chương trình đào tạo, ngành Du lịch chú trọng đến việc đào tạo kỹ năng giao tiếp, ứng xử văn hoá trong du lịch. Định kỳ, hai năm một lần Sở Du lịch phối hợp với Trường cao đẳng nghề du lịch Huế tổ chức tập huấn cho Tiểu thương các chợ, lái xe taxi, xích lô du lịch trên địa bàn với số lượng mỗi lớp 100 người. Ngoài ra, để năng cao chất lượng lao động tham gia hoạt động du lịch cộng đồng, Sở Du lịch phối hợp với dự án ILO, ADB, JICA... tổ chức các khóa tập huấn nâng cao nhận thức về du lịch có trách nhiệm, tập huấn kinh doanh lưu trú tại nhà dân cho cộng đồng dân cư tại cầu ngói Thanh Toàn, làng cổ Phước Tích, thôn Ngư Mỹ Hạnh - huyện Quảng Điền. Bên cạnh đó, Sở đã tạo điều kiện cho cán bộ quản lý tham gia các lớp tập
huấn về kỹ năng quản lý du lịch do các tổ chức quốc tế tại Việt Nam tổ chức và các chuyến tập huấn, hội thảo về du lịch tại nước ngoài.
Nhìn chung, công tác đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực cho ngành du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế trong những năm qua đã cơ bản đáp ứng về số lượng và chất lượng để đáp ứng nhu cầu phát triển của du lịch.
Bảng 2.16. Kết quả khảo sát cán bộ công chức về công tác đào tạo, bồi dưỡng
nguồn nhân lực ngành du lịch trên địa bàn tỉnh
Điểm
Nội dung đánh giá
Ngành du lịch đã xây dựng chiến lược, kế hoạch về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch Công tác đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác quản lý về du lịch được thực hiện thường xuyên
Việc tổ chức, đào tạo bồi dưỡng và hỗ trợ bồi dưỡng nguồn nhân lực cho hoạt động du lịch được thực hiện hàng năm và phù hợp với thực tế
TB
2,9
3,3
3,45
Đánh giá
Đã có đưa ra nhưng chưa được ban hành Có quan tâm bồi dưỡng nhưng chưa hiệu quả
Đã có thực hiện nhưng ở mức tương đối
Nguồn: Điều tra, khảo sát của tác giả
2.3.5. Thực trạng công tác quản lý về các hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch,
tỉnh Thừa Thiên Huế
Trong những năm gần đây, Du lịch Thừa Thiên Huế đã có những bước tăng trưởng mạnh, với mức tăng trưởng bình quân đạt gần 11%, trong đó khách quốc tế tăng 5%. Để có được những kết quả trên, một trong những tác động quan trọng là do ngành Du lịch Thừa Thiên Huế đã tăng cường nhiều hơn công tác xúc tiến du lịch với nhiều hình thức phong phú, hiệu quả. Các hoạt động tuyên truyền quảng bá, xúc tiến du lịch được đổi mới theo hướng chuyên nghiệp hoá, thông tin về du lịch Thừa Thiên Huế đến với du khách bằng nhiều hình thức sinh động, hấp dẫn. Việc quảng bá được thực hiện qua các ấn phẩm, hướng dẫn du lịch theo chuyên đề phù hợp với từng thị trường và từng đối tượng khách; thông qua các lễ hội, hội chợ, liên hoan ẩm thực để chuyển tải
những nét độc đáo, bản sắc văn hoá truyền thống của địa phương đến với du khách. Các chương trình quảng bá, xúc tiến được thực hiện theo nguyên tắc nhà nước quảng bá điểm đến, doanh nghiệp quảng bá các sản phẩm du lịch. Thừa Thiên Huế cũng đã tăng cường hợp tác với các tổ chức quốc tế, hãng hàng không Vietnam Airlines, Jestar Pacific để chuyển tải hình ảnh du lịch Thừa Thiên Huế đến thị trường các nước và hỗ trợ tổ chức các sự kiện quảng bá, xúc tiến. Theo đó, Vietnam Airlines tham gia một số hoạt động quảng bá, xúc tiến cho du lịch Thừa Thiên Huế, đặc biệt hỗ trợ giá vé ưu đãi mời các đoàn Famtrip, Presstrip từ các thị trường trọng điểm vào đến Huế tham quan, khảo sát và ký kết hợp tác du lịch...
Hàng năm, để thu hút các nhà đầu tư, khách du lịch đến Thừa Thiên Huế, Trung tâm thông tin xúc tiến du lịch Huế đã tổ chức đoàn công tác tham gia sự kiện: Hội chợ VITM tại Hà Nội, Ngày hội du lịch Thành phố Hồ Chí Minh, Hội chợ Du lịch Quốc tế thành phố Đà Nẵng - BMTM Danang, Hội chợ Du lịch Quốc tế thành phố HCM (ITE HCMC); kết hợp với 2 địa phương Đà Nẵng, Quảng Nam trong chương trình 3 địa phương một điểm đến của miền Trung tham gia các hội chợ nước ngoài như Hội chợ ITB Asia Singapore, Hội chợ JATA Tourism Expo Japan, Hội chợ du lịch quốc tế TTM Plus tại Thái Lan. Tại các sự kiện này, không gian văn hóa truyền thống, cung đình và lễ hội của Huế được tạo dựng như một điểm nhấn trong không gian Việt Nam của sự kiện, hình ảnh của Quần thể di tích cố đô Huế được giới thiệu sinh động và hấp dẫn thông qua hệ thống clip, poster, standee và bố cục trang trí của gian hàng triển lãm... Ngoài ra, trong chương trình bên lề của sự kiện, Thừa Thiên Huế đã tham gia giới thiệu, quảng bá chương lễ hội Festival Huế được tổ chức hàng năm vào các năm chẵn, Festival nghề truyền thống Huế được tổ chức hàng năm vào các năm lẽ và một số sản phẩm du lịch đặc sắc của Huế đến bạn bè quốc tế.
Qua bảng 2.17 cho thấy, kinh phí hoạt động xúc tiến năm 2012 là 2,380 tỷ đồng, kinh phí này được tăng qua các năm, năm 2017 đã đạt 3,765 tỷ đồng. Điều đó chứng tỏ công tác xúc tiến du lịch đã được tỉnh quan tâm, đặc biệt là công tác xúc tiến nước ngoài, năm 2012 là 750 triệu đồng, đến năm 2017 đã được nâng lên là 950 triệu đồng. Bên cạnh đó, công tác truyền thông quảng bá điểm đến du lịch Huế trên