Tình Hình Nguồn Nhân Lực Du Lịch Của Tỉnh Thừa Thiên Huế

Cơ sở lưu trú của tỉnh có sự từ năm 2015 đến năm 2016, có sự tăng mạnh trong năm 2016 năm 2015là 543 cơ sở lưu trú, đến năm 2016 là 590 cơ sở tăng 47 cơ sở so với năm 2015 tương đương mức tăng 8,65% và chủ yếu có sự biến động ở loại hình lưu trú khác như nhà nghỉ, homestay, Hostel (các cơ sở này chủ yếu tập trung nằm trên địa bàn các huyện, thị xã). Điều này dễ lý giải, bởi lẽ các cơ sở lưu trú tại Thừa Thiên Huế được xây dựng chủ yếu bởi tư nhân, với số vốn đầu tư không lớn, và chủ yếu nhằm tới lượng khách du lịch có mức chi tiêu trung bình. Bên cạnh đó, các sản phẩm du lịch như du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng đang có xu hướng phát triển ở vùng nông thông, vùng ven biển...

Đến năm 2017, số cơ sở lưu trú lại có sự giảm nhẹ, năm 2016 là 590 cơ sở lưu trú, đến năm 2017 là 575 cơ sở giảm 15 cơ sở so với năm 2016 tương đương mức giảm 0,03%. Số lượng cơ sở lưu trú này chủ yếu nằm khu vực tư nhân không còn muốn kinh loại hình lưu trú nhà nghỉ.

2.2.3.3. Cơ sở vật chất kỹ thuật khác

Các cơ sở vật chất kỹ thuật khác của Thừa Thiên Huế còn thiếu chưa đáp ứng được nhu cầu của khách. Hệ thống các cơ sở cung cấp dịch vụ bổ trợ cho khách như thể thao, ăn uống, vui chơi giải trí, dịch vụ đưa đón, thông tin du lịch phần lớn chỉ có ở thành phố Huế. Có khoảng 2 siêu thị lớn, nhiều nhà hàng và quán cafe nằm ở thành phố Huế, tuy nhiên các dịch vụ chuyên phục vụ khách du lịch và các nhà hàng chuyên món ăn Âu, Á... chưa được hình thành và tương xứng với từng thị trường khách du lịch quốc tế.

2.2.4. Tình hình nguồn nhân lực du lịch của tỉnh Thừa Thiên Huế

Nguồn nhân lực du lịch của tỉnh Thừa Thiên Huế có sự phát triển nhanh chóng về chất lượng và số lượng, tỷ lệ lao động qua đào tạo về chuyên môn và tay nghề, ngoại ngữ ngày càng tăng cao. Tính đến năm 2017, lao động có trình độ chuyên môn từ cao đẳng, đại học chiếm 37% lao động toàn ngành du lịch, tập trung làm việc trong lĩnh vực khách sạn, nhà hàng, lĩnh vực lữ hành, trong đó, chiếm tỷ lệ lớn là nguồn lao động làm trong lĩnh vực khách sạn nhà hàng (gồm 11.650 người chiếm 86,3%, còn lại làm trong lĩnh vực lữ hành, vận chuyển và khác). Về lao động

chưa qua đào tạo năm 2012 là 21%, nhưng đến năm 2017, còn lại 13%, điều này thể hiện chất lượng nguồn nhận lực chưa qua đào tạo có xu hướng giảm, số này chỉ còn lực lượng lao động được đào tạo tại chỗ.

Trong giai đoạn 2012-2017, nguồn nhân lực hoạt động trong lĩnh vực du lịch trên địa bàn tỉnh đã có sự chuyển biến theo hướng tích cực, đổi mới, nâng cao về trình độ chuyên môn nghiệp vụ từng bước đáp ứng yêu cầu về hoạt động kinh doanh du lịch theo cơ chế thị trường và từng bước chuyên nghiệp. Ngày càng có nhiều doanh nghiệp áp dụng mô hình quản trị nguồn nhân lực tiên tiến, làm tốt khâu tuyển chọn, đào tạo bồi dưỡng. Một số đơn vị như: khách sạn nghỉ dưỡng Laguana Lăng Cô, Khách sạn Kinh Thành, Làng Hành Hương, Khách sạn Mường Thanh,... có đội ngũ lao động có chất lương khá cao, được đào tạo bài bản, có ý thức, thái độ chuyên nghiệp, lao động được đào tạo theo chuẩn VTCB, EU khá nhiều.

Bảng 2.8. Hiện trạng nguồn nhân lực du lịch TT.Huế, giai đoạn 2012 - 2017


Chỉ tiêu/Năm 2012

2013

2014

2015

2016

2017

Tổng số lao động

10.500

11.000

11.400

12.000

13.000

13.500

(người)


I. Phân theo trình độ chuyên môn (%)

- Cao đẳng, Đại học

29

32

33

35

36

37

- Sơ cấp, trung câp

50

49

48

49

49

50

- Chưa qua đào tạo

21

19

18

16

15

13

II. Phân theo lĩnh vực kinh doanh du lịch (Người)

- Khách sạn, nhà hàng

9.120

9.520

9.950

10.500

11.300

11.600

- Lữ hành

623

650

700

750

850

900

- Cơ sở vận chuyển

150

170

180

200

250

350

- Khác

607

660

570

550

600

650

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 181 trang tài liệu này.

Hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về du lịch tỉnh TT.Huế - 8

Nguồn: Sở Du lịch Thừa Thiên Huế

Tuy nhiên, dù chất lượng lao động hoạt động du lịch càng được cải thiện theo hướng tích cực, nhưng có thể thấy, lao động hoạt động trên lĩnh vực du lịch

còn rất hạn chế về mặt nghiệp vụ, thái độ, hiểu biết công việc, ngoại ngữ. Có nhiều nguyên nhân lý giải cho sự hạn chế này: do người lao động hoạt động du lịch là những người dân bản địa, nơi có điều kiện đào tạo bồi dưỡng hạn chế (như thị trấn Lăng Cô, các huyện A Lưới, Nam Đông…). Điều này, dẫn đến tình trạng, các doanh nghiệp tuyển dụng người lao động phải tiến hành tổ chức đào tạo lại mới áp ứng được yêu cầu công việc.

Với xu thế hội nhập và phát triển hiện nay, công tác đào tạo, tập huấn và bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch từ ngắn hạn đến đại học đã được nhà nước quan tâm đầu tư, bên cạnh đó các đơn vị kinh doanh cũng quan tâm đến chất lượng nguồn nhân lực mà đơn vị đang sử dụng, hướng đến chuyên nghiệp hơn, từ đó góp phần nâng cao đáng kể chất lượng nhân lực và phong cách phục vụ của ngành.

2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU

LỊCH TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

2.3.1. Công tác xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm

pháp luật, chính sách trong hoạt động du lịch của tỉnh

- Về công tác tuyên truyền, phổ biến:

Luật Du lịch đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp lần thứ 7 thông qua ngày 14-6-2005 và Chính phủ đã ban hành Nghị định số 92/2007/NĐ-CP ngày 01-6-2007 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Du lịch... Luật Du lịch ra đời có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phát triển du lịch trong quá trình hội nhập. Những quy định trong Luật Du lịch về cơ bản đã tiếp cận được với Luật Du lịch của nhiều nước trên thế giới, tạo nên những nền tảng vững chắc để thu hút các doanh nghiệp du lịch nước ngoài đầu tư, hợp tác kinh doanh với Việt Nam, đồng thời thu hút ngày càng nhiều du khách quốc tế đến Việt Nam.

Trên cơ sở đó, Ngành du lịch đã phối hợp với các ngành có liên quan và cơ quan thông tấn báo chí tại địa phương tổ chức tuyên truyền, phổ biến Luật Du lịch, các văn bản quy phạm pháp luật về du lịch đến các toàn thể cán bộ nhân viên, doanh nghiệp du lịch và nhân dân trong tỉnh, nhất là những địa phương có lợi thế để phát triển du lịch. Qua đó, doanh nghiệp, người dân đã nhận thức được vai trò của phát

triển du lịch, những lợi ích kinh tế từ hoạt động du lịch mang lại, điều này là động lực góp phần thúc đẩy du lịch phát triển, người dân có cơ hội việc làm và phát triển bản thân. Trong năm 2012, Sở Du lịch đã phối hợp với Vụ Tổ chức can bộ, Vụ Đào tạo, Tổng cục Du lịch tổ chức nhiều lớp phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật mới về du lịch cho các đơn vị kinh doanh du lịch trên địa bàn.

- Về xây dựng chính sách phát triển du lịch:

Thực hiện định hướng phát triển du lịch và từng bước đưa ngành du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tỉnh đã cho xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực du lịch cũng như có các chính sách về phát triển du lịch, cụ thể:

+ Quyết định số 2121/QĐ-UBND ngày 22 tháng 10 năm 2014 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về việc kiện toàn Ban chỉ đạo Phát triển du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế;

+ Quyết định số 01/2013/QĐ-UBND ngày 05 tháng 01 năm 2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về việc ban hành một số chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế;

+ Quyết định số 2681/QĐ-UBND ngày 22/12/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc Ban hành Danh mục dự án kêu gọi đầu tư của tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2015 - 2016 và định hướng đến năm 2020.

Bên cạnh đó, ngành cũng đã tích cực đề xuất xây dựng Quyết định số 51/2011/QĐ-UBND ngày 29 tháng 12 năm 2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành Quy chế hoạt động biểu diễn và tổ chức dịch vụ biểu diễn ca Huế trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế và quy chế xét chọn dịch vụ đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch cho các quầy hàng lưu niệm và nhà hàng.

- Về thực hiện chức năng quản lý, cấp phép:

với chức năng, nhiệm vụ của mình, Sở Du lịch đang thực hiện 17 thủ tục hành chính trên 2 lĩnh vực: khách sạn, lữ hành và dịch vụ đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch được đăng tải trên trang thủ tục hành chính - Cổng thông tin điện tử tỉnh Thừa Thiên Huế và của Sở Du lịch Thừa Thiên Huế. Cơ chế tiếp nhận hồ sơ đề giải quyết qua bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, do đó thủ tục hành chính diễn ra rất

thuận lợi, đáp ứng nhu cầu của các cá nhân, người dân đến làm thủ tục. Từng thủ tục được quy trình hóa theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008, giúp cán bộ thực hiện thủ tục triển khai một cách dễ dàng, hiệu quả và đúng thời gian trả kết quả cho tổ chức, cá nhân. Ngoài ra, hàng năm đề xây dựng kế hoạch đơn giản hóa thủ tục hành chính để giảm rút ngắn thời gian, chi phí khác cho người dân.

Bảng 2.9. Kết quả khảo sát cán bộ công chức về thực hiện công tác xây dựng,

ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật,

chính sách trong hoạt động của tỉnh


Điểm

Nội dung đánh giá


Ngành du lịch tổ chức tuyên truyền, phổ biến văn bản pháp luật mới về du lịch định kỳ, hàng năm

Ngành du lịch đã tham mưu các cơ chế, chính sách nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân khi đầu tư kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh

Công tác tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức của người dân đảm bảo môi trường du lịch thân thiện, mến khách được quan tâm

TB


3,55


3,4


3,3

Đánh giá


Đã triển khai, tuyên truyền kịp thời, mang lại hiệu quả


Có quan tâm ban hành nhưng chưa thu hút được nhiều nhà đầu tư lớn


Đã có thực hiện nhưng kết quả chưa cao

Nguồn: Điều tra, khảo sát của tác giả

2.3.2. Công tác xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch

Nhận thức được những tiềm năng, thế mạnh rất lớn của du lịch Thừa Thiên Huế nhưng chưa thực sự phát huy tối đa lợi thế đó. Trên cơ sở quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2015 và tầm nhìn đến 2025 do Công ty Akitek Tenggara (Singapore) lập năm 2008, trong đó nêu rõ 10 dự án trọng điểm của tỉnh Thừa Thiên Huế để kêu gọi nhà đầu tư. Năm 2013, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã phê duyệt phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2013 - 2030, đây là cơ sở cho công tác chỉ đạo, quản lý xây dựng các

kế hoạch về định hướng quy hoạch và phát triển du lịch. Từ đó đến nay, công tác xây dựng chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển du lịch của ngành và các địa phương tập trung chỉ đạo xây dựng quy hoạch chi tiết về phát triển du lịch và dự án kêu gọi đầu tư trên địa bàn.

Với quan điểm phát triển du lịch bền vững theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, hiệu quả, có trọng tâm, trọng điểm; đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, tái cơ cấu nền kinh tế, phát triển bền vững và chuyển đổi phương thức phát triển, Ngày 08/11/2016, Tỉnh uỷ đã ban hành Nghị quyết số 03-NQ/TU về phát triển du lịch, dịch vụ Thừa Thiên Huế giai đoạn 2016-2020 và tầm nhìn đến năm 2030; trên cơ sở đó UBND tỉnh đã chỉ đạo xây dựng kế hoạch số 201/KH-UBND ngày 27/12/2016 để triển khai nghị quyết về phát triển du lịch dịch vụ tỉnh Thừa Thiên Huế.

Bảng 2.10. Dự báo du lịch Thừa Thiên Huế giai đoạn 2016 - 2020


T Đơn

Năm

Năm

T


vị tính

2016

2020

1.

Tổng số khách

1000 Lượt

3.200

5.000 12

-

Khách quốc tế

1000 Lượt

1.000

2.500 25,7

-

Khách nội địa

1000 Lượt

2.200

3.000 8,1

Tăng trưởng

Chỉ tiêu

bình quân 2016

– 2020 (%)


Ngày lưu trú bình

2.

quân


Ngày 2.0 2,1 1,2


3. Nhu cầu buồng Buồng 17.000 22.000 6,65


4. Công suất buồng % 48 55 3,5


Nguồn: Nghị quyết số 03-NQ/TU ngày 08/11/2016 của Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh TT.Huế về phát triển du lịch, dịch vụ TT.Huế giai

đoạn 2016 – 2020, tầm nhìn 2030

Nghị quyết số 03-NQ/TU của Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh đã đề ra mục tiêu ”Tập trung phát triển mạnh du lịch, dịch vụ thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; phấn đấu năm 2020, đưa Thừa Thiên Huế trở thành một trong những

điểm đến hàng đầu của cả nước và khu vực; đến năm 2030, xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành một điểm đến ngang hàng với các thành phố di sản văn hóa nổi tiếng thế giới”, Nghị quyết cũng đề ra 9 giải pháp và 4 nhiệm vụ trọng tâm cần tập trung chỉ đạo quyết liệt để hoàn thành đến năm 2020.

Bảng 2.11. Kết quả khảo sát cán bộ công chức về công tác xây dựng

và thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch


Điểm

Nội dung đánh giá


Xây dựng chiến lược, quy hoạch PTDL của tỉnh đáp ứng những yêu cầu của quá trình hội nhập và kế hoạch phát triển chung của địa phương Các dự án đầu tư phát triển du lịch được triển khai đúng tiến độ như quy hoạch được phê duyệt

Các sản phẩm du lịch được xây dựng mang tính độc đáo, có tính cạnh tranh cao

TB


3,5


3,25


3,2

Đánh giá


Chiến lược, quy hoạch

tương đối tốt


Có triển khai nhưng tiến độ chưa đúng với thời gian quy hoạch

Đã xây dựng nhưng chỉ

dừng ở mức độ trung bình

Nguồn: Điều tra, khảo sát của tác giả


Bảng 2.12. Danh mục một số dự án du lịch kêu gọi đầu tư của tỉnh Thừa Thiên Huế, giai đoạn 2015-2016 và định hướng 2020


T T


TÊN DỰ ÁN


ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG


QUY MÔ DỰ ÁN


HÌNH THỨC

ĐẦU TƯ

1

Khu du lịch cồn Hến

Thành phố Huế

26ha

Trong nước hoặc nước ngoài

2

Khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng và Hệ thống

cáp treo Bạch Mã

Vườn quốc gia Bạch Mã (huyện Phú

Lộc)

300ha

Trong nước hoặc nước ngoài

3

Khu du lịch sinh thái ven biển Quảng Công

Xã Quảng Công, huyện Quảng Điền

100ha

Trong nước hoặc nước ngoài

4

Khu du lịch nghỉ dưỡng nước khoáng A Roàng

Xã A Roàng,huyện A Lưới

10ha

Trong nước hoặc nước ngoài

5

Khu du lịch nghỉ dưỡng ven đầm Hói Dừa

Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô

100ha

Trong nước hoặc nước ngoài

6

Khu du lịch nghỉ dưỡng ven đồi, ven đầm Lập

An

Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô

170ha

Trong nước hoặc nước ngoài

7

Khu du lịch sinh thái - dịch vụ Cồn Tộc, Quảng Lợi

Xã Quảng Lợi, huyện Quảng Điền

100ha

Trong nước hoặc nước ngoài

8

Khu du lịch sinh thái Rú Chá

Xã Hương Phong, thị xã Hương Trà

10ha

Trong nước hoặc nước ngoài

9

Khu nghỉ dưỡng nước khoáng cao cấp Phú

Dương (Mỹ An 2)

Xã Phú Dương, huyện Phú Vang

10-30ha

Trong nước hoặc nước ngoài

10

Khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng Lộc Bình

Huyện Phú Lộc

200ha

Trong nước hoặc nước ngoài

11

Khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng cao cấp đồi

Bàu Hồ

Thành phố Huế

25ha

Trong nước hoặc nước ngoài

Nguồn: Sở Du lịch Thừa Thiên Huế


51

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 14/09/2023