Đánh Giá Thực Trạng Hoạt Động Và Phát Triển Của Du Lịch Tỉnh Thừa Thiên Huế

tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về du lịch ở địa phương theo quy định của pháp luật; thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo phân công hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.

Sở Du lịch có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo quản lý về tổ chức, biên chế và hoạt động của Ủy ban nhân dân tỉnh, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Tổng cục Du lịch.

2.1.2.3 Nhiệm vụ và quyền hạn của Sở du lịch

- Trình Ủy ban nhân dân tỉnh dự thảo quyết định, chỉ thị, quy hoạch, kế hoạch dài hạn, 05 (năm) năm và hàng năm; đề án, dự án, chương trình phát triển du lịch; chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính nhà nước; phân cấp quản lý và xã hội hóa trong lĩnh vực du lịch ở địa phương.

- Hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, quy hoạch, kế hoạch, dự án, đề án, chương trình sau khi được phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn, phổ biến, giáo dục, theo dõi thi hành pháp luật về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Sở Du lịch.

- Tổ chức công bố quy hoạch sau khi được phê duyệt; Tổ chức thực hiện điều tra, đánh giá, phân loại, xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên du lịch của địa phương theo quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

- Thực hiện các biện pháp để bảo vệ, tôn tạo, khai thác, sử dụng hợp lý và phát triển tài nguyên du lịch, môi trường du lịch, khu du lịch, điểm du lịch ở địa phương.

- Thẩm định hồ sơ đề nghị cấp có thẩm quyền cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế của các doanh nghiệp tại địa phương theo quy định của pháp luật. Thẩm định và quyết định xếp hạng 1 sao, hạng 2 sao cho khách sạn, làng du lịch, hạng đạt tiêu chuẩn kinh doanh biệt thự, căn hộ du lịch, tàu thủy du lịch...

- Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động hoạt động trong lĩnh vực du lịch ở địa phương.

- Xây dựng kế hoạch, chương trình xúc tiến du lịch và tổ chức thực hiện chương trình xúc tiến du lịch, sự kiện, hội chợ, hội thảo, triển lãm du lịch của địa phương sau khi được phê duyệt.

- Tham mưu với Ủy ban nhân dân tỉnh về việc tổ chức các lễ hội du lịch quy mô cấp tỉnh. Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật và công nghệ; xây dựng hệ thống thông tin, lưu trữ phục vụ công tác quản lý nhà nước và chuyên môn nghiệp vụ của Sở.

- Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực du lịch theo quy định của pháp luật và theo phân công hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh.

- Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng và xử lý vi phạm pháp luật đối với tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về du lịch theo quy định của pháp luật và theo phân công hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh.

- Quản lý và chịu trách nhiệm về tài chính, tài sản được giao và thực hiện ngân sách được phân bổ hàng năm theo quy định của pháp luật và theo sự phân công hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh giao và theo quy định của pháp luật.

2.1.2.4 Cơ cấu tổ chức của Sở du lịch

a) Lãnh đạo Sở

- Sở Du lịch có Giám đốc và không quá 03 phó Giám đốc.

- Giám đốc Sở là người đứng đầu Sở, chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh và trước pháp luật về thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Sở; chịu trách nhiệm báo cáo công tác trước Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; báo cáo trước Hội đồng nhân dân tỉnh, trả lời kiến nghị của cử tri, chất vấn của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh theo yêu cầu;

- Phó Giám đốc Sở là người giúp Giám đốc Sở chỉ đạo một số mặt công tác, chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công. Khi Giám đốc Sở vắng mặt, một Phó Giám đốc Sở được Giám đốc Sở ủy nhiệm điều hành các hoạt động của Sở;

- Việc bổ nhiệm Giám đốc Sở, Phó Giám đốc Sở do Chủ tịch Ủy ban nhân

dân tỉnh quyết định theo tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ được Bộ trưởng Bộ Văn

hóa, Thể thao và Du lịch ban hành và theo quy định của pháp luật.

- Giám đốc, Phó Giám đốc Sở không kiêm chức danh Trưởng của đơn vị cấp dưới có tư cách pháp nhân (trừ trường hợp văn bản có giá trị pháp lý cao hơn quy định khác). Việc miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật, cho từ chức, nghỉ hưu và thực hiện các chế độ, chính sách đối với Giám đốc Sở, Phó Giám đốc Sở do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định theo quy định của pháp luật.

b) Các phòng nghiệp vụ thuộc Sở

- Văn phòng Sở;

- Thanh tra Sở;

- Phòng Quản lý cơ sở lưu trú;

- Phòng Quản lý lữ hành;

- Phòng Nghiên cứu Phát triển du lịch.

c) Đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở: Trung tâm Thông tin Xúc tiến du lịch.

Ngoài các đơn vị nêu trên, căn cứ vào đặc điểm, tình hình phát triển kinh tế - xã hội và yêu cầu quản lý nhà nước về Du lịch ở địa phương, Giám đốc Sở Du lịch phối hợp với Giám đốc Sở Nội vụ đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định thành lập thêm một số đơn vị sự nghiệp khác trực thuộc Sở theo quy định của pháp luật.

2.2. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA DU LỊCH TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Giai đoạn 2012 - 2017, ngành du lịch được tỉnh quan tâm chỉ đạo, đầu tư mạnh để khai thác tiềm năng, lợi thế so sánh. Vì vậy, ngành đã tạo được bộ mặt mới, đưa năng suất lao động cao hơn so với nhiều ngành khác và tăng trưởng khá tốt trong giai đoạn vừa qua. Khách tham quan du lịch đạt 2.544.762 lượt lên

3.800.012 lượt, doanh thu ngành tăng từ 2209,7 tỷ đồng năm 2012 lên 3520 tỷ đồng năm 2017, phấn đấu đưa ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh.

Về nhận thức, tổ chức quản lý, các ngành các cấp nhận thức đầy đủ vai trò, vị trí quan trọng của ngành du lịch trong phát triển kinh tế - xã hội khi tỉnh, quan tâm tạo điều kiện khai thác các tiềm năng, tạo lợi thế cạnh tranh. Tuy nhiên, phương

thức tổ chức, quản lý hoạt động du lịch và đầu tư phát triển ngành chưa đồng bộ, cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch tại trung tâm thành phố chưa được quy hoạch hoàn chỉnh với các hạ tầng nhà để xe, nhà hàng, khách sạn, dịch vụ du lịch; bên cạnh trình độ quản lý, chất lượng nguồn nhân lực trình độ cao chưa được đầu tư, kêu gọi; môi trường kinh doanh, môi trường du lịch đang dần được hoàn thiện.

2.2.1 Thực trạng tăng trưởng về khách du lịch

Trong giai đoạn 2012 - 2017, số lượng khách du lịch đến Thừa Thiên Huế có

chiều hướng tăng trưởng nhanh chóng. Tổng số lượt khách du lịch năm 2012 là

2.544 nghìn lượt khách đến năm 2013 con số này là 2.609 nghìn lượt người, chỉ tăng 2,55% so với cùng kỳ năm 2012. Qua năm 2014, con số này là 2.906 nghìn lượt khách, tăng hơn 300 nghìn lượt khách so với năm 2013, và tăng 11,81% so với năm 2013.

Bảng 2.4. Số lượng khách du lịch đến TT.Huế giai đoạn 2012 – 2017


Năm Tổng lượng khách Khách quốc tế Khách nội địa


Số lượng (1.000

lượt)

Tỷ lệ khách quốc tế/tổng lượt khách


Số lượng (1.000

lượt)

Tỷ lệ khách nội địa/tổng lượt khách





Số lượng

Tăng Tăng Tăng

so với so với so với

(1.000

năm năm năm

lượt)

trước trước trước

(%) (%) (%)





(%)



(%)

2012

2.544

-

867

-

34,1

1.676

-

65,9

2013

2.609

2,55

927

6,92

35,53

1.682

0,36

64,47

2014

2.906

11,81

1.007

8,63

34,65

1.899

12,9

65,35

2015

3.126

7,57

1.023

1,59

33,73

2.103

10,74

67,27

2016

3.258

4,22

1.052

2,83

32,3

2.205

4,85

67,7

2017

3.800

16,63

1.501

42,6

39,5

2.298

4,21

60,47

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 181 trang tài liệu này.

Hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về du lịch tỉnh TT.Huế - 7

Tốc độ tăng BQ (%) 8,4 11,6 6,5


Nguồn: Sở Du lịch Thừa Thiên Huế

Đến năm 2017 tổng lượt khách du lịch đạt 3.800 nghìn lượt người, tăng 16,63% so với cùng kỳ năm 2016. Tốc độ tăng trung bình giai đoạn 2012 - 2017 là 8,4%/năm. Khách du lịch đến Thừa Thiên Huế chủ yếu ghé thăm các điểm di tích thuộc Quần thể di tích cố đô Huế, Vịnh Lăng Cô, Vườn Quốc gia Bạch Mã. Các nguồn khách du lịch chính của Thừa Thiên Huế được xác định sơ bộ:

- Nguồn khách du lịch từ phía Bắc: Chủ yếu từ Hà Nội theo đường quốc lộ (quốc lộ 1), đường sắt Bắc Nam là chủ yếu. Đường hàng không hiện đang chiếm tỷ lệ nhỏ (ngày khoảng 4 chuyến bay).

- Nguồn khách từ phía Nam: chủ yếu từ khu vực miền trung, miền nam trung bộ (từ Khánh Hòa trở ra Đà Nẵng), thành phố Hồ Chí Minh theo đường bộ (quốc lộ 1), đường sắt Bắc Nam là chủ yếu. Đường hàng không hiện đang chiếm tỷ lệ nhỏ (ngày khoảng 4-6 chuyến bay).

- Nguồn khách phía Tây: chủ yếu từ thị trường Lào, Thái Lan theo cửa khẩu

Lao Bảo, A Đớt.

- Nguồn khách phía Đông: chủ yếu là khách tàu biển cập cảng Chân Mây.

Khách du lịch quốc tế

Mặc dù sở hữu 05 di sản thế giới cũng như có nhiều loại hình sản phẩm du lịch hấp dẫn, thắng cảnh đẹp, môi trường du lịch thân thiện, an toàn, vị trí thuận lợi khi nằm trên các tuyến du lịch xuyên Việt song những năm vừa qua, Thừa Thiên Huế chưa thu hút được số lượng khách du lịch quốc tế tương xứng với tiềm năng.

Nhìn vào bảng số liệu ta có thể thấy, lượt khách du lịch giai đoạn 2012 - 2017 tăng đều qua các năm, tốc độ tăng trưởng khách quốc tế giai đoạn này tăng nhanh đạt 11,6%, tuy nhiên, có thể thấy sự tăng trưởng là không đáng kể. Năm 2012, Thừa Thiên Huế chỉ đón 867 nghìn lượt khách, chỉ chiếm 34,1% trong tổng số lượt khách du lịch ghé thăm Huế, đến những năm 2013, 2014, 2015 tỷ trọng này tăng lên lần lượt là 35,53, 34,65%, 33,73%, tăng khá cao là năm 2017, đạt 42,6%. Số lượng khách du lịch giai đoạn 2012-2017 tăng nhanh về số lượng chủ yếu đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc… và các nước trong khu vực ASEAN, tuy nhiên, tỷ lệ khách du lịch quốc tế đến Thừa Thiên Huế chiếm tỷ trọng nhỏ và chưa tương

xứng với tiềm năng kinh tế của tỉnh. Điều này, đặt ra cho những người làm công tác quản lý nhà nước những câu hỏi, tìm ra phương pháp thích hợp nhằm thu hút khách du lịch quốc tế đến Thừa Thiên Huế - một trong những địa phương có tiềm năng du lịch rất lớn của miền Trung, nhưng chưa được khai thác một cách phù hợp.

Khách du lịch nội địa

Ngược lại với khách quốc tế, Thừa Thiên Huế là một trong những điểm đến hấp dẫn đối với khách nội địa, đặc biệt là khách từ khu vực phía Bắc. Có thể thấy, lượng khách du lịch nội địa đến tỉnh Thừa Thiên Huế chiếm tỷ trọng gần gấp đôi khách du lịch quốc tế. Theo đó, ta có thể thấy, khách nội địa chiếm tỷ trọng rất lớn trong cơ cấu khách du lịch ghé thăm Thừa Thiên Huế. Năm 2012, đón tiếp hơn 1.676 nghìn lượt khách, chiếm 65,9 %, các năm tiếp theo, số lượng khách này tăng ở mức độ trung bình, đến năm 2017 con số này là hơn 2.298 nghìn lượt khách, chiếm 60,47% với tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2012 - 2017 là 6,5%.

Khách nội địa đến với Thừa Thiên Huế trong giai đoạn 2012 - 2017 năm sau luôn cao hơn năm trước, tăng đều qua các năm. Lý giải cho điều này, bởi lẽ, Thừa Thiên Huế là địa phương có vị trí địa lý khá thuận lợi, năm trên nằm trên những trục đường chính nối Bắc - Nam (Quốc lộ 1A) có sân bay phục vụ, đồng thời, Thừa Thiên Huế là tỉnh ven biển, có bờ biển dài hơn 120km, hệ thống đầm phá hơn

22.000 ha, thuận lợi cho việc phát triển du lịch biển, đầm phá với nguồn hải sản đa

dạng, tươi ngon, và là loại hình thu hút khách du lịch từ miền Bắc.

2.2.2. Kết quả kinh doanh du lịch (về doanh thu du lịch)

Bảng 2.5. Doanh thu du lịch Thừa Thiên Huế, giai đoạn 2012 - 2017

ĐVT: Tỷ đồng


Hạng mục Năm Năm


Năm


Năm


Năm


Năm

Tăng trường BQ

2012 2013

2014

2015

2016

2017

(%)






2012 - 2017

Tổng doanh thu

2209,8 2441,1 2707,8 2895,2 3203,8 3520

9,76

- Doanh thu nhà hàng

441,9 488,2 615,7 661,3 721,6 788,1

12,27

- Doanh thu khách sạn

1171,1 1293,8 1.347,3 1.538,9 1.598,1 1.881,9

9,95

- Doanh thu lữ hành

130,1 149,5 148,6 146,0 148,6 159,7

4,19

Nguồn: Sở Du lịch Thừa Thiên Huế

Với các chỉ tiêu về doanh thu của ngành du lịch trong những năm qua, doanh thu hoạt động du lịch chủ yếu là từ doanh thu lưu trú, một phần doanh thu từ nhà hàng, doanh thu lữ hành không đánh kể. Nhận thấy các đơn vị lữ hành chưa thật sự khai thác trực tiếp nguồn khách đến với Huế, chủ yếu là nối tua và cung cấp một số dịch vụ trong chương trình tua như hướng dẫn viên, vận chuyển.

2.2.3 Tổng số ngày khách và số ngày lưu trú, cơ sở lưu trú du lịch

2.2.3.1. Hiện trạng tổng số ngày khách và số ngày lưu trú trung bình

Thừa Thiên Huế có những tiềm năng du lịch quan trọng có khả năng phát triển các loại hình du lịch thu hút khách lưu trú dài ngày như du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái, du lịch biển - đầm phá... tuy nhiên, ngày lưu trú của khách du lịch ở Thừa Thiên Huế còn thấp, có xu hướng giảm.

Bảng 2.6. Hiện trạng ngày lưu trú du lịch TT.Huế, giai đoạn 2003-2017


Tăng trưởng BQ(%)

T

Hạng mục


2007


Ngày khách

1 ngày 1,93

2,03

2,07

2,02

1,8

1,27

(0,01)

(0,02)

- Khách quốc tế ngày 1,95

2,06

2,14

2,01

2,159

1,38

(0,02)

1,44

- Khách nội địa ngày 1,93

2,00

2,01

2,02

1,51

0,89

0,12

(0,06)

1.000

2 Ngày khách 1.180

3.079

3.478

3.486

3.319

27,1

0,06

(0,01)

1.000

- Khách quốc tế 410

1.376

1.689

1.467

1.760

35,35

(0,03)

3,7

1.000

- Khách nội địa 770

1.703

1.788

2.018

1.558

21,95

3,07

(0,05)

T

Đơn vị tính

Năm

2003

Năm

2007

Năm

2008

Năm

2012

Năm

2017

2003

-


2008 -

2012


2012-

2017


bình quân


ngày


ngày


ngày


Nguồn: Sở Du lịch Thừa Thiên Huế

Năm 2003 ngày lưu trú bình quân đạt 1,93 ngày (1,95 ngày đối với khách quốc tế và 1,93 ngày đối với khách nội địa). Từ năm 2007 đến năm 2012, ngày lưu

trú bình quân giữ vững đạt trên 2,00 ngày. Tuy nhiên, năm 2017 ngày lưu trú của khách giảm còn 1,8 ngày, đặc biệt ngày lưu trú khách nội địa giảm nhiều nhất từ 2,02 (2012) ngày xuống còn 1,51 ngày (năm 2017).

Theo đánh giá, khách du lịch chủ yếu đến Thừa Thiên Huế không vì mục đích nghỉ biển dài ngày, họ chọn Thừa Thiên Huế làm điểm dừng chân trong hành trình và một phần đáng kể dừng lại để thăm Quần thể di tích cố đô Huế. Tỷ lệ khách du lịch nghỉ biển dài ngày còn thấp. Trên thực tế một trong những nguyên nhân cơ bản là Thừa Thiên Huế còn thiếu những đường bay thẳng quốc tế, các khu nghỉ dưỡng, cơ sở lưu trú đủ tiêu chuẩn, cao cấp để phục vụ, thiếu các hoạt động giải trí thu hút du khách, đặc biệt giao thông từ Huế đi Đà Nẵng, Hội An thuận lợi để khách có thể di chuyển trong ngày, chính vì thế thời gian khách lưu trú tại đây tương đối ngắn.

2.2.3.2. Cơ sở lưu trú

Bảng 2.7. Hiện trạng cơ sở lưu trú du lịch tỉnh TT.Huế, giai đoạn 2015- 2017



T Đơn vị

T tính

2015

2016

2017 2017/2016


1


Số cơ sở


c.sở


543


590


575

+/-

47

%

8,65

+/-

(15)

%

(0.03)


- 5sao

c.sở

5

5

5

0

0

0

0


- 4 sao

c.sở

13

13

13

0

0

0

0


- 3 sao

c.sở

9

10

10

1

11,11

0

0


- 2 sao

c.sở

46

45

47

(1)

(0,02)

2

4,44


- 1sao

c.sở

81

82

80

1

1,23

(2)

(0,02)


- Cơ sở khác

c.sở

389

435

420

46

11,83

(15)

(0,03)

2

Số buồng

buồng

10314

10372

10501

58

0,6

129

1,24

3

Số giường

giường

17455

17506

17264

51

0,3

(242)

(0,02)

2016/2015

Hạng mục



Công suất

4

buồng


% 55 56 61


Nguồn: Sở Du lịch Thừa Thiên Huế

Xem tất cả 181 trang.

Ngày đăng: 14/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí