Thực Trạng Cơ Chế Tự Chủ Tài Chính Của Các Trường Đại Học Công Lập Việt Nam


độc lập, tự quyết của nhà trường về tuyển dụng; trả lương, thưởng phạt; các thành viên được tự do theo đuổi nghiên cứu. Chính quyền liên bang và bang chỉ quản lý thông qua cấp phát tài chính, Hội đồng ĐH đánh giá công việc của các trường.

Đức có 383 trường ĐH, gồm 103 trường tổng hợp; 176 trường chuyên ngành còn lại là các trường khác. Có 78 trường ngoài công lập với số lượng SV không đáng kể [181]. GDĐH Đức là một hệ thống đào tạo chất lượng cao gắn với thực tiễn. Chương trình đào tạo đa dạng, phong phú, có độ mở cao. Các trường luôn có xu hướng mở rộng hợp tác quốc tế. SV ra trường phải thành thạo ít nhất 01 ngoại ngữ.

Ngân sách của các trường chủ yếu là do chính quyền bang tài trợ; chính quyền liên bang cấp khoảng 17%. Cơ chế tài trợ được công khai, NS cấp chung cho cả nhiệm vụ giảng dạy và nghiên cứu. Việc cấp phát NS dựa vào nhu cầu do đơn vị lập và được chính quyền chấp nhận trong đàm phán đánh giá nhà trường thực hiện nhiệm vụ năm trước, sự gia tăng nhiệm vụ trong năm kế hoạch. Phân bổ NS chủ yếu cho trợ cấp cơ bản (81,3%); bổ sung cho nghiên cứu (7,1%); hỗ trợ SV (11,6%).

Từ năm 1998 trở lại đây, chính quyền các bang đã linh hoạt hơn trong phân bổ NS và giao quyền tự chủ cho các trường như được mở rộng mục chi; nhiều bang đã khoán NS, giao cho các trường phân bổ NS nội bộ, cho phép chuyển NS sang năm sau. Sử dụng công thức tài trợ, cấp NS gắn với trọng số, tải trọng, hiệu suất và kế hoạch đổi mới giảng dạy, số lượng, vị trí GV, SV học tập của nhà trường. Ví dụ, bang Niedersachsen, kinh phí bổ sung cho các loại nguyên vật liệu phục vụ giảng dạy đối với giảng viên, sinh viên các ngành khoa học/kỹ thuật có trọng số là 3; các ngành khoa học xã hội nhân văn có trọng số là 1.

Việc đầu tư XDCB, bảo trì các tòa nhà do chính quyền bang thực hiện. Các trường chỉ được cấp NS cho nhiệm vụ quản lý, vận hành hoạt động của các tòa nhà. Nguồn thu từ hợp đồng giảng dạy, NCKH của các trường không nhiều.

Giảng viên chủ yếu làm việc theo hình thức toàn thời gian, đội ngũ giáo sư nắm giữ 1/4 công việc. GV sử dụng thời gian chủ yếu cho hoạt động nghiên cứu: 44% (khi không giảng dạy lên tới 59%), giảng dạy: 30%, giành cho công tác khác: 26%. Uớc tính chung GV giành thời gian cho giảng dạy 33%, cho nghiên cứu 67%.


Sinh viên không phải trả học phí nhưng hàng năm phải trả một khoản đóng góp XH từ 100÷200 DM, sử dụng cho các hoạt động của SV. Tuy nhiên, ở một số bang, từ năm 1997, những SV học vượt quá thời gian qui định thì phải trả học phí.

Hệ thống hỗ trợ tài chính cho SV được chia thành 2 bộ phận: trực tiếp và gián tiếp. Điều kiện và số tiền trợ cấp mỗi lần được hưởng phụ thuộc vào thu nhập của cha mẹ, tình trạng chỗ ở của SV. Sinh viên sống chung với cha mẹ được cấp tối đa 670 DM/tháng, SV sống độc lập được cấp tối đa 905 DM/tháng (tiền thuê nhà tối đa 310 DM). Các khoản tiền có thể được nâng thêm 80 DM/tháng nếu SV có bảo hiểm y tế cá nhân. SV không cần phải đáp ứng yêu cầu về sự tiến bộ trong học tập ngoại trừ họ phải vượt qua một kỳ kiểm tra trung gian sau hai năm học thì mới đủ điều kiện để được hỗ trợ. Cha mẹ SV có thể hưởng lợi do được giảm thuế thu nhập khoảng 5% (khi có thu nhập chịu thuế 170.000 DM trở lên). Một số ít SV nhận được học bổng từ thành tích học tập. Ngoài ra, SV có thể hưởng lợi từ nhà ở và các bữa ăn giá rẻ ở cơ sở học tập.

2.3.2. Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam

Qua kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về TCTC trường ĐH, có thể rút ra một số kết luận và bài kinh nghiệm cho Việt Nam như sau:

Một là, giao quyền TCTC ở mức độ cao hơn và đi kèm với giao quyền tự chủ ĐH.

Hai là, Nhà nước cần đổi mới cách phân bổ NS theo kết quả đầu ra và đảm bảo tính công khai, minh bạch, có các tiêu chí định lượng rõ ràng. NS cấp theo cơ chế khoán không phải lập theo tiểu mục để các trường được toàn quyền chi cho tiền lương, chi đầu tư phát triển... và áp dụng chế độ hậu kiểm đối với các nhà trường.

Ba là, Nhà nước cần định hình rõ về mô hình tài chính cho GDĐH theo hướng tăng cường chia sẻ học phí từ người học phù hợp với chất lượng đào tạo được cung cấp. Cho phép các trường được quyền tự xây dựng các mức học phí đối với những chương trình đào tạo theo nhu cầu của người học, nhu cầu của xã hội để tăng cường tính xã hội hóa, giảm gánh nặng về chi phí NSNN cho GDĐHCL.

Bốn là, Nhà nước cần có những cơ chế chính sách khác đi kèm để hỗ trợ cho cơ chế TCTC như tăng cường chính sách cho vay đối với người học; trợ cấp cho SV nghèo, SV thuộc các đối tượng chính sách…; ban hành cơ chế góp vốn chung để đầu


tư cơ sở vật chất (phòng thí nghiệm, trang thiết bị…), thư viện dùng chung giữa các trường nhằm giảm bớt chi phí đầu tư nhưng lại nâng cao hiệu quả khai thác, sử dụng… Năm là, cần thành lập một cơ quan kiểm định độc lập nằm ngoài sự quản lý của

Bộ GD&ĐT để kiểm tra, đánh giá chất lượng của các trường được giao quyền TCTC.


Kết luận chương 2

Việc phân tích làm rõ các khái niệm về tự chủ, TCTC, cơ chế, nội dung cơ chế TCTC… cũng như việc nghiên cứu kinh nghiệm của 05 nước trên thế giới có thể khẳng định rằng việc giao quyền TCTC cho các trường ĐHCL ở nước ta là đúng hướng, hợp quy luật. Cơ chế TCTC sẽ đem lại một luồng sinh khí mới, giúp các trường phát huy mọi khả năng sẵn có của mình về trí tuệ, nguồn nhân lực, cơ sở vật chất để mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng đào tạo.

Tuy nhiên, để tăng cường chất lượng của cơ chế TCTC trong việc hỗ trợ các trường phát triển thì Nhà nước và mỗi trường cần thường xuyên phân tích đánh giá cơ chế TCTC để phát huy những mặt tích cực và hạn chế những mặt tiêu cực.


Chương 3:THỰC TRẠNG CƠ CHẾ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH CỦA CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP VIỆT NAM


3.1. Giới thiệu chung về các trường Đại học công lập

3.1.1. Danh tiếng, đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất

Lịch sử cho thấy các trường ĐHCL nước ta luôn giữ vai trò nòng cốt trong đào tạo, cung cấp nguồn nhân lực trình độ cao cho đất nước. Hiện nay, các trường vẫn là địa chỉ tin cậy được người học lựa chọn. Tuy nhiên, một thách thức lớn đang đặt ra cho các trường là các yếu tố đảm bảo chất lượng đào tạo chưa được kiểm soát chặt chẽ. Có hiện tượng giảm sút về chất lượng, chưa theo kịp sự phát kinh tế của đất nước và hội nhập quốc tế. Điều này được biểu hiện, trên bảng xếp hạng của tổ chức ĐH Quốc tế (International College and University) công bố tháng 3/2010 tại trang điện tử www.4icu.org, bốn trường là ĐHQGHN, ĐHQGTPHCM, ĐH Bách khoa Hà Nội, ĐH Kinh tế quốc dân chỉ xếp thứ hạng 569; 609; 1364 và 1806 [156]. Trong bảng xếp hạng 200 trường ĐH hàng đầu của châu Á do Công ty QS (Quacquarelli Symonds) công bố ngày 13/5/2010, không có trường ĐH nào của Việt Nam. Một nguyên nhân chủ yếu dẫn tới mức xếp hạng các trường ĐHCL nước ta thấp là do các tiêu chí về chất lượng nghiên cứu, tính quốc tế hóa còn rất hạn chế.

Về giảng viên, đây là nhân tố rất quan trọng, quyết định chất lượng của trường ĐH, cho nên những năm gần đây (đặc biệt từ năm 2007 đến nay), Bộ GD&ĐT đã cùng với các trường đưa ra nhiều chương trình đào tạo, bồi dưỡng nhằm tăng cường sự chuẩn hóa trong quản lý và nâng cao chất lượng như tổ chức nhiều lớp bồi dưỡng cho lãnh đạo của các trường tham gia học tập nâng cao kiến thức quản lý, quản trị ĐH. Giai đoạn 2000÷2009, cử 7.039 lưu học sinh đi học tập ở nước ngoài với 2.029 tiến sĩ; 1.598 thạc sỹ; 626 thực tập sinh và 2.786 ĐH. Riêng năm 2009 cử 900 người đi học (tiến sĩ: 330 người, thạc sĩ: 184 người , 71 thực tập sinh và còn lại là hệ ĐH). Về cơ sở vật chất, trang thiết bị, thư viện, giáo trình thì từ 2001 đến nay, các trường liên tục nhận được sự quan tâm của Nhà nước. Vấn đề này luôn được nhắc


tới trong các văn kiện của Đảng như Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ IX xác định: Phát triển và nâng cao chất lượng đào tạo; tập trung đầu tư xây dựng một số trường trọng điểm quốc gia ngang tầm khu vực, tiến tới đạt trình độ quốc tế [7]. Trong phần định hướng nhiệm vụ năm 2006÷2010 nhấn mạnh: Đổi mới cơ bản và toàn diện GDĐH, tạo chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng đào tạo. Tập trung sức xây dựng một số trường đạt đẳng cấp quốc tế, đào tạo nhân tài cho đất nước [8]. Nghị quyết 14/2005/NQ-CP của Chính phủ về đổi mới GDĐH Việt Nam giai đoạn 2006÷2020 đã nêu: Đổi mới cơ bản và toàn diện GDĐH, tạo chuyển biến cơ bản về chất lượng, hiệu quả và quy mô, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH-HĐH đất nước, hội nhập kinh tế quốc tế và nhu cầu học tập của nhân dân. Đến năm 2020, GDĐH Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực và tiếp cận trình độ tiên tiến trên thế giới; có năng lực cạnh tranh cao, thích ứng với cơ chế thị trường định hướng XHCN [39].

Bộ GD&ĐT đã ra Quyết định 693/2007/QĐ-BGDĐT; trong đó, qui định tiêu chí về năng lực thiết bị, diện tích sàn xây dựng trên 01 sinh viên. Gần đây, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành mới Quyết định 58/2010/QĐ-TTg về điều lệ trường ĐH, điều 5 qui định nhiệm vụ của nhà trường là “Xây dựng CSVC kỹ thuật theo yêu cầu chuẩn hóa, hiện đại hóa”; khi mở ngành đào tạo là phải có đủ phòng học, phòng thí nghiệm, phòng máy tính, mạng Internet, phòng học ngoại ngữ, xưởng thực hành; có các phần mềm liên quan; thư viện đáp ứng về phòng đọc, giáo trình, bài giảng của môn học, sách, tạp chí xuất bản ở trong nước và nước ngoài...

Giai đoạn 2001÷2010, Nhà nước đã tích cực đầu tư cho các trường ĐHCL về XDCB; sửa chữa chống xuống cấp; mua sắm tài sản; vay vốn ODA; biếu tặng của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước cho công tác đào tạo, NCKH. Kết quả, cơ sở vật chất của các nhà trường ngày càng khang trang, hiện đại hơn, cảnh quan, môi trường được cải thiện, góp phần mở rộng qui mô và nâng dần chất lượng đào tạo.

3.1.2. Đặc điểm thị trường và thị phần đào tạo, nghiên cứu khoa học

So với thế giới, các chỉ số phát triển con người (HDI), số năm đi học, số SV/1 vạn dân, tỷ lệ học sinh vào học ĐH ở nước ta được thể hiện như sau:


Bảng 3.1: Chỉ số phát triển con người (HDI) và xếp hạng của Việt Nam


TT

Năm

Chỉ số HDI

Xếp hạng/129 nước

1

2002

0.691

56

2

2004

0.709

62

3

2006

0.720

79

4

2007

0.725

82

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 196 trang tài liệu này.

Hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính các trường Đại học công lập ở Việt Nam - 9

Nguồn: Báo cáo Phát triển con người UNDP hàng năm [19].

Bảng 3.2: So sánh một số chỉ số phát triển giáo dục của các nước


TT

Tên nước

Chỉ số phát triển giáo dục (EDI)

Điểm số

Xếp hạng/129 nước

1

Hàn Quốc

0.993

5

2

Malaixia

0.945

56

3

Inđônêxia

0.935

62

4

Việt Nam

0.899

79

5

Philipin

0.893

82

Nguồn: Báo cáo giám sát toàn cầu năm 2008; UNESCO, 12/2007 [19].

Bảng 3.3: So sánh dân số, số năm đi học, số SV/1 vạn dân , số học sinh vào học ĐH


Tên nước

Dân số (người)

Số năm đi học

Số SV/1 vạn dân

Tỷ lệ % HS tốt nghiệp THPT vào ĐH

Nước phát triển



(năm 2005)


Hàn Quốc

48.050.440

16,4

674

Đức

82.640.853

15,9

227

Mỹ

302.841.222

15,9

576

Nước đang phát triển



(năm 2005)

Năm 2005

Ấn Độ

1.151.751.462

10,5

112


Inđônêxia

228.864.479

11,7

162

16

Thái Lan

63.443.952

12,2

374

43

Việt Nam

86.205.867

10,8

179

16

Nguồn: “Đề án đổi mới cơ chế tài chính GDĐT 2008÷2012”, Vụ KH-TC Bộ GD&ĐT; Báo cáo phát triển con người năm 2009, UNDP [19]; [1, tr.71].

Số liệu ở bảng 3.1, 3.2, 3.3 cho thấy nước ta có chỉ số phát triển con người thấp so với trung bình của thế giới; năm 2007, chỉ số HDI là 0.725, xếp thứ 82/129 nước; chỉ số phát triển GD là 0.899, xếp thứ 79/129 nước. Năm 2005, tỷ lệ học sinh vào ĐH chiếm 16%; số năm đi học là 10,8 năm; số SV/1 vạn dân là 179 thuộc loại nước kém phát triển, chỉ đứng trên Ấn Độ. So với Thái Lan, Inđônêxia những nước láng giềng; có môi trường văn hóa, địa lý, dân số gần giống Việt Nam (thậm chí đông dân hơn) nhưng các tỷ lệ này đều cao hơn Việt Nam.


Số liệu trong các bảng cũng cho biết, về lâu dài, thị trường GDĐH ở Việt Nam rất lớn, đang chuyển dần từ GDĐH tinh hoa sang GDĐH chúng.

3.2. Cơ chế tự chủ tài chính các trường Đại học công lập

3.2.1. Cơ sở pháp lý của nhà nước

Thực hiện việc đổi mới quản lý tài chính công, Chính phủ bắt đầu giao quyền TCTC cho các đơn vị; trong đó, có trường ĐHCL bằng việc ban hành Nghị định 10/2002/NĐ-CP, về chế độ tài chính áp dụng cho đơn vị sự nghiệp có thu. Khi thực hiện Nghị định 10/CP bộc lộ một số hạn chế, ngày 25/4/2006 Chính phủ ban hành Nghị định 43/2006/NĐ-CP quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập.

Hiện nay, cơ chế TCTC trường ĐHCL thực hiện theo Nghị định 43/CP.

3.2.2. Nội dung cơ chế tự chủ tài chính các trường Đại học công lập

Nội dung của Nghị định số 43/2006/NĐ-CP như sau:

Thứ nhất, về mục tiêu là trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các nhà trường trong tổ chức, sắp xếp bộ máy, sử dụng lao động, nguồn lực tài chính để hoàn thành nhiệm vụ, cung cấp dịch vụ với chất lượng cao cho XH; tăng nguồn thu, tăng thu nhập cho người lao động. Thực hiện XHH về cung cấp dịch vụ cho XH, tăng sự đóng góp của cộng đồng, giảm dần sự bao cấp từ NS. Phân biệt rõ cơ chế quản lý của nhà nước đối với trường ĐHCL và cơ quan hành chính nhà nước.

Thứ hai, nguyên tắc thực hiện quyền tự chủ là phải hoàn thành nhiệm vụ được giao; các hoạt động dịch vụ phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, khả năng chuyên môn và tài chính của nhà trường. Đảm bảo chế độ công khai, dân chủ, gắn với tự chịu trách nhiệm; chịu sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Bảo đảm lợi ích Nhà nước; quyền, nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.

Thứ ba, về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính. Căn cứ vào nguồn thu sự nghiệp, trường ĐHCL được chia thành 3 loại: 1) Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp tự bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên (gọi tắt là đơn vị tự bảo đảm chi phí hoạt động); 2) Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động thường xuyên, phần còn lại được NSNN cấp (gọi tắt là đơn vị tự bảo


đảm một phần chi phí hoạt động); 3) Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp thấp hoặc không có nguồn thu thì NSNN cấp 100% chi phí hoạt động thường xuyên theo chức năng, nhiệm vụ (gọi tắt là đơn vị được Nhà nước bảo đảm chi phí hoạt động). Việc phân loại trên được ổn định trong 3 năm, sau đó phân loại lại cho phù hợp.

Nghị định 43/CP so với Nghị định 10/CP thì có sự mở rộng hơn về mục tiêu, nội dung và qui định chi tiết hơn. Trong đó, có một số điểm mới như sau:

Một là, phạm vi vay vốn để hoạt động dịch vụ của các trường rộng hơn (như được huy động vốn của cán bộ, viên chức trong đơn vị để đầu tư mở rộng, nâng cao chất lượng hoạt động sự nghiệp, tổ chức hoạt động dịch vụ).

Hai là, về nguồn thu sự nghiệp thì có sự bổ sung thêm tiền lãi được chia từ các hoạt động liên doanh, liên kết, tiền lãi gửi ngân hàng. Nguồn khác trong nguồn thu sự nghiệp được phân định rõ ràng thành 2 loại: 1) Nguồn vốn vay của các tổ chức tín dụng, vốn huy động của CBVC trong đơn vị; 2) Nguồn vốn liên doanh, liên kết của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. Quyền tự chủ về các khoản thu, mức thu trong Nghị định 43/CP đã làm rõ những hoạt động dịch vụ theo hợp đồng, các hoạt động liên doanh, liên kết thì nhà trường được quyết định các khoản thu, mức thu theo nguyên tắc bù đắp đủ chi phí và có tích luỹ.

Ba là, về sử dụng nguồn vốn, đã phân chia thành 2 loại riêng biệt: 1) Chi thường xuyên (gồm chi hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ được giao; chi thu phí, lệ phí; chi cho các hoạt động dịch vụ); 2) Chi không thường xuyên (gồm chi thực hiện các nhiệm vụ KHCN; chương trình đào tạo bồi dưỡng cán bộ, viên chức; chương trình mục tiêu quốc gia; thực hiện nhiệm vụ do nhà nước đặt hàng; chi vốn đối ứng dự án; chi thực hiện nhiệm vụ đột xuất được cấp có thẩm quyền giao; chi thực hiện tinh giản biên chế; chi xây dựng cơ bản, mua sắm thiết bị, sửa chữa lớn tài sản cố định; chi thực hiện các dự án từ nguồn vốn viện trợ nước ngoài; chi cho các hoạt động liên doanh, liên kết... Ngoài ra, Thủ trưởng đơn vị được quyền quyết định phương thức khoán chi phí cho từng bộ phận, đơn vị trực thuộc.

Bốn là, việc chi trả thu nhập tăng thêm và trích lập các quỹ. Hàng năm, sau khi trang trải toàn bộ chi phí hoạt động và thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước thì số chênh

Xem tất cả 196 trang.

Ngày đăng: 30/08/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí