bảng 5 giá gạo của Ấn Độ luôn chênh lệch với gạo Việt Nam 2 đến 10 USD/tấn và giá chào mới nhất thấp hơn đến 31 USD/tấn.
Tuy nhiên các công ty xuất khẩu gạo của Ấn Độ lại rất kém trong công tác marketing. Các nhà chuyên môn ví Ấn Độ như là “người mua giá” (price- buyer) vì nhà xuất khẩu chỉ bán khi có đơn đặt hàng nhập khẩu. Bên cạnh đó, giống như Thái Lan, mức dự trữ rất thấp (=0) cũng là điểm yếu của gạo Ấn Độ (xem bảng 7).
Bảng 7:THỐNG KÊ CUNG CẦU GẠO THẾ GIỚI
ĐVT: Tấn
2001/02 | 2002/03 | 2003/04 | |
Ấn Độ | |||
Dự trữ | 0 | 0 | 0 |
Nhập khẩu | 87.35 | 80.74 | 84.875 |
Nhu cầu trong nước | 6.3 | 5.44 | 2.75 |
Xuất khẩu | 24.48 | 11 | 12.405 |
Thái Lan | |||
Dự trữ | 0.02 | 0 | 0 |
Nhập khẩu | 9.77 | 9.92 | 10.2 |
Nhu cầu trong nước | 7.25 | 7.55 | 8.75 |
Xuất khẩu | 2.4 | 2.13 | 0.89 |
Việt Nam | |||
Dự trữ | 0.04 | 0.04 | 0.04 |
Nhập khẩu | 17.3 | 17.8 | 18.2 |
Nhu cầu trong nước | 3.25 | 3.8 | 4 |
Xuất khẩu | 3.49 | 3.47 | 2.56 |
Có thể bạn quan tâm!
- Ban Giám Đốc (3 Người): Là Người Đại Diện Pháp Nhân Của Công Ty, Có Quyền Điều Hành Cao Nhất Của Công Ty.
- Tỉ Lệ Mất Giá Của Vnd So Với Usd
- Thu Nhập Và Chi Tiêu Bình Quân 1 Người 1 Tháng Theo Giá Thực Tế Năm 2001-2002 Phân Theo 5 Nhóm Thu Nhập
- Ma Trận Tổng Hợp Các Yếu Tố Vĩ Mô (Xem Bảng 13):
- Nhóm 1: Phân Chia Mặt Mạnh (Yếu Tố Bên Trong Có Lợi) Và Mặt Yếu (Yếu Tố Bên Trong Không Có Lợi)
- Trong Khâu Thu Mua: Đảm Bảo Đúng Và Đủ Lượng Mua Vào Thì Tự Xây Dựng Vùng Nguyên Liệu Chuyên Canh (Chi Phí Cao) Hay Ký Kết Hợp Đồng Bao Tiêu Với Htx
Xem toàn bộ 108 trang tài liệu này.
(Nguồn:U.S Dept of Agriculture)
2. PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ BÊN TRONG:
2.1. Marketing:
Hiện nay, công ty chưa có phòng Marketing riêng biệt. Công tác marketing do phòng Kế Hoạch- Xuất nhập khẩu và chi nhánh Thành Phố Hồ Chí Minh đảm trách.
2.1.1. Mua hàng (xem bảng 8 ):
Công ty mua hàng để dự trữ và cung cấp cho hợp ký kết ( lượng cung cấp cho hợp đồng chiếm hơn 50% lượng mua vào). Thời điểm mua tập trung nhất thường là vào 2 mùa thu hoạch chính: vụ Đông Xuân từ tháng 2 đến tháng 4 và vụ Hè Thu từ tháng 6 đến tháng 9.
Theo số liệu bảng 8 thì lượng gạo mua vào tăng đều qua các năm chỉ có năm 2002 thấp hơn (chỉ đạt 78,98% cùng kỳ). Đặc biệt năm 2003, sản lượng mua cao nhất trong vòng 5 năm, trong đó mua cao nhất là trong tháng 03 đạt 75.000 tấn, bình quân 2582 tấn/ngày với giá bình quân là 2171 đ/kg (giá mua vào cao nhất là tháng 10: 2484 đ/kg).
Hàng năm thì có gần 25% lượng gạo thành phẩm trong tổng lượng gạo mua vào, mà giá gạo thành phẩm cao hơn so với tự sản xuất và chất lượng lại không đảm bảo, nhưng công ty vẫn phải mua để giao kịp hợp đồng. Điều này ảnh hưởng xấu đến thương hiệu công ty.
2.1.2. Bán hàng (xem bảng 8):
Theo bảng 8, lượng hàng bán hằng năm đều tăng so với cùng kỳ, chỉ riêng năm 2002 giảm do lượng các hợp đồng xuất khẩu giảm. Trong đó, lượng bán nội địa chỉ chiếm số lượng nhỏ so với lượng bán chứng tỏ công ty chưa quan tâm nhiều thị truờng nội địa.
Bên cạnh đó, lượng bán xuất khẩu trực tiếp lại tăng giảm bất thường không tạo nên sự ổn định đầu ra và đầu vào. Và hiện nay công ty cũng chưa chủ động tạo ra được nhu cầu thị trường xuất khẩu ổn định, mà nguyên nhân chủ yếu là do bán hàng chưa có thương hiệu.
HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC MARKETING GẠO CÔNG TY ANGIMEX--GVHD:Huỳnh Nhựt Nghĩa
Bảng 8:LƯỢNG GẠO MUA VÀO VÀ BÁN RA
ĐVT: Tấn
1999 | 2000 | 2001 | 2002 | 2003 | ||||||
Thực hiện | Kế hoạch | Thực hiện | So với cùng kỳ | Thực hiện | So với cùng kỳ | Thực hiện | So với cùng kỳ | Thực hiện | So với cùng kỳ | |
MUA VÀO | 198028 | 197832 | 99% | 287903 | 145.52% | 227380 | 78.98% | 382000 | 168.19% | |
Gạo thành phẩm | 27818 | 41711 | 67008 | 160.65% | 15863 | 23.67% | 35180 | 133.25% | ||
Tỉ lệ so với tổng mua | 14.05% | 21.08% | 23.27% | 6.98% | 9.21% | |||||
BÁN RA | 181496 | 179500 | 264482 | 146.67% | 194703 | 77.88% | 318070 | 163.11% | ||
BÁN NỘI ĐỊA | 31265 | 34035.54 | 53247.52 | 302.51% | 10893.44 | |||||
XUẤT KHẨU GẠO | 181496 | 148235 | 123.53% | 230446.46 | 165.90% | 141455.5 | 64.30% | 307176.6 | 214.70% | |
- Trực tiếp | 123106 | 123.11% | 114235 | 93% | 179356 | 157.01% | 83636 | 46.63% | 270095 | |
- Uỷ thác | 17180 | 34000 | 93% | 17602 | 155.62% | 57819 | 109.28% | 35102 | 70.7500% | |
- Cung ứng xuất khẩu | 41210 | 137.37% | 31265 | 76% | 106332 | 56.30% | 53248 | 302.55% |
(Nguồn: Công ty ANGIMEX)
SVTH:Phạm Thị Nguyên Phương - 44 -
2.1.3. Định giá:
Hiện nay công ty định giá với khách hàng phụ thuộc vào giá cả trên thị trường và tham khảo giá do Hiệp Hội cung cấp.
2.1.4. Phân phối :
Ở thị trường nội địa, công ty hiện nay chưa có hệ thống bán lẻ, còn khi xuất ra nước ngoài chủ yếu là cho các công ty nhập khẩu trung gian qua 3 hình thức: xuất khẩu trực tiếp, uỷ thác xuất khẩu và cung ứng xuất khẩu. Nhìn chung, công ty chỉ có hệ thống phân phối là các đầu mối trung gian và các nhà kinh doanh sỉ. Như vậy là công ty chưa đưa được sản phẩm đến người tiêu dùng trực tiếp.
2.1.5. Chiêu thị:
- Hằng năm công ty có đưa cán bộ- công nhân viên ra nước ngoài tìm hiểu thị trường và khách hàng và công tác cập nhật thông tin về khách hàng khá tốt.
- Công ty đang triển khai mạng luới thông tin toàn công ty để thuận tiện trong việc cập nhật thông tin mới về khách hàng, về đối thủ cạnh tranh, về thị trường, về chính sách mới,…Mạng lưới thông tin này luôn được cải thiện để bắt kịp nhịp độ thương mại.
- Công ty cũng thường xuyên tham gia các hội chợ quốc tế và trong nước nhưng chỉ ở mức độ tham khảo, chưa đưa ra hướng quảng cáo, khuếch trương công ty.
- Mặc dù, công ty đã thành lập xí nghiệp Sản Xuất Kinh Doanh Bao Bì Vận Tải góp phần chủ động hơn trong công tác giao hàng và vận chuyển. Nhưng vẫn chỉ đóng gói bao lớn, nên khách hàng tiêu thụ cuối cùng vẫn chưa biết đến thương hiệu.
Tóm lại, điều quan trọng nhất là sản phẩm của công ty đưa ra thị trường chưa có thương hiệu, gạo chỉ chứa trong những bao lớn, không in nhãn hiệu của công ty, chính vì vậy mà giá trị gạo của công ty chưa cao. Đây là vấn để cần giải quyết ngay trong bối cảnh hiện nay.
2.2. Tài chính- Kế toán:
Phân tích hiệu quả tài chính thông qua các chỉ số t ài chính:
Bảng 9:CÁC CHỈ SỐ TÀI CHÍNH
ĐVT | 1999 | 2000 | 2001 | 2002 | 2003 | |
Các chỉ số về khả năng thanh toán | ||||||
Khả năng toán hiện thời | lần | 1.20 | 1.06 | 0.61 | 1.21 | 1.09 |
Khả năng thanh toán nhanh | lần | 0.64 | 0.92 | 0.37 | 0.82 | 0.73 |
Chỉ số về đòn cân nợ | ||||||
Chỉ số nợ trên toàn bộ vốn | lần | 0.52 | 0.79 | 1.10 | 0.63 | 0.72 |
Các chỉ số về hoạt động | ||||||
Số vòng quay tồn kho | vòng | 4.4 | 11.59 | 7.23 | 4.96 | |
Số vòng quay vốn cố định | vòng | 29.25 | 28.27 | 21.32 | 23.06 | 32.35 |
Số vòng quay toàn bộ vốn | vòng | 10.33 | 3.67 | 6.23 | 6.33 | 7.17 |
Kỳ thu tiền bình quân | ngày | -3.32 | 16.17 | 9.50 | 20.41 | 16.10 |
Các chỉ số về doanh lợi | ||||||
Lợi nhuận biên tế gộp | % | 4.48 | 6.35 | 5.52 | 7.14 | 6.25 |
Lợi nhuận biên tế ròng | % | 0.85 | 0.57 | 0.75 | 1.01 | 1.00 |
Tỉ suất lợi nhuận/ vốn nhà nước | % | 11.33 | 18.79 | 34.8 | 34. | |
Các chỉ số về mức tăng trưởng | ||||||
Doanh thu tiêu thụ | % | 95.28 | 117.45 | 126.01 | 187.39 | |
Thu nhập | % | 1.36 | -0.08 | 151.67 | 137.23 | |
Doanh thu xuất khẩu | % | 98.95 | 150.92 | 131.81 | 244.78 |
(Nguồn:Tự tổng hợp từ các bảng Báo cáo tài chính hằng năm của công ty ANGIMEX)
2.2.1. Về các chỉ số thanh toán:
- Tỉ số thanh toán hiện thời= tài sản lưu động/ nợ ngắn hạn:
Trong 5 năm qua, khả năng thanh toán của công ty ở mức tượng đối ổn định (chênh lệch trong khoảng 0.12 đến 0.15), chỉ riêng năm 2001 chỉ số này thấp do nợ ngắn hạn của công ty không giảm so với năm 2000 mà số tài sản lưu động của công ty giảm nhiều so với năm 2000. Nhưng nhìn chung tỉ số thanh toán của công ty ở mức bình thường, với hệ số này ngân hàng chấp nhận cho vay.
- Tỉ số thanh toán nhanh=( tài sản lưu động- tồn kho)/ tổng nợ ngắn hạn:
Tỉ số này thấp do lượng tồn kho của công ty thường chiếm tỉ lệ cao (32% đến 47%). Nhưng để xét điểm mạnh điểm yếu của công ty thì ta nên xem xét thêm chỉ số khác mới đưa ra kết luận.
2.2.2. Về chỉ số đòn cân nợ: Tỉ số nợ = tổng nợ/ tổng vốn
ANGIMEX hoạt động chủ yếu từ nguồn nợ của ngân hàng nên chỉ số này rất cao. Nhưng đây là điều không đáng lo ngại vì trong 5 năm qua, công ty luôn kinh doanh có lãi do đó chỉ số này càng cao chứng tỏ khả năng thu lợi nhuận từ vốn vay càng cao.
2.2.3. Về các chỉ số hoạt động:
- Số vòng quay tồn kho= Giá vốn hàng bán/ tồn kho thành phẩm
Tỉ số này rất lớn và số ngày cho 1 vòng quay thì nhanh chứng tỏ công ty không lo bị ứ đọng về tồn kho nhưng công ty lại phải đối mặt với nguy cơ lượng hàng dự trữ không đủ cung cấp trên thị trường mặc dù lượng tồn kho chiếm tỉ lệ khá cao trong tài sản lưu động.
- Số vòng quay vốn cố định= Doanh thu tiêu thụ/vốn cố định
Đây là chỉ số thể hiện hiệu suất giữa doanh thu tiêu thụ và máy móc thiết bị. Tỉ số này tương đối cao chứng tỏ công ty đang tận dụng được khá tốt công suất máy móc thiết bị để bán hàng và thu về doanh thu lớn.
- Số vòng quay toàn bộ vốn= Doanh thu tiêu thụ/toàn bộ vốn
Chỉ số này khá lớn và tăng đều qua các năm thể hiện qui mô đầu tư vốn của công ty có hiệu quả tốt.
- Kỳ thu tiền bình quân= (Các khoản phải thu 365 ngày)/ toàn bộ số vốn
Kỳ thu tiền bình quân của công ty dao động từ 9,05 dến 20,41 ngày (năm 1999 là –3,32 do khách hàng ứng trước tăng) chứng tỏ công ty có chính sách thu tiền linh hoạt. Nhưng các con số này cũng nói lên số ngày thu tiền này quá chậm so với tốc độ bán hàng (số vòng quay tồn kho). Đây là một điểm yếu của công ty.
2.2.4. Về các chỉ số doanh lợi:
- Lợi nhuận biên tế gộp= (Doanh thu tiêu thụ- chi phí hàng bán)/Doanh thu tiêu thụ
Tỉ số này thể hiện khả năng trang trải chi phí đặc biệt là chi phí bất biến để đạt được lợi nhuận. Theo bảng trên thì khả năng này của công ty chỉ ở mức tương đối.
- Lợi nhuận biên tế ròng= Thu nhập ròng/ doanh thu tiêu thụ
Tỉ số này thấp thể hiện khả năng tạo ra lợi nhuận từ một đồng doanh thu rất thấp, điều này lại càng khẳng định hơn nguyên nhân gạo bán có giá trị thấp đã nêu ở trên.
- Tỉ suất lợi nhuận trên vốn nhà nước= Thu nhập ròng/ vốn nhà nước
Tỉ suất này luôn cao qua 3 năm chứng tỏ vốn nhà nước đang được sử dụng rất có hiệu quả.
2.2.5. Về các chỉ số tăng trưởng: tính bằng phần trăm tăng trưởng hàng năm của các yếu tố được đo lường.
Các mức tăng trưởng tăng đều qua các năm, chỉ có năm 2000 thấp hơn là do giá xuất khẩu giảm (giá bình quân 162,80 USD/Tấn giảm 46,87 USD/Tấn, tương ứng 22,36% so ới năm trước).
Tuy nhiên tốc độ tăng lợi nhuận tăng chậm hơn tốc độ tăng doanh thu là do nguyên nhân chủ yếu là do giá trị gạo của công ty mang ra thị trường còn thấp, nguyên nhân thứ 2 là do tại một số thời điểm công ty có những hợp đồng không lời hoặc lỗ.
2.3. Nhân sự:
Công ty rất chú trọng đến yếu tố nhân lực và xem đây là yếu tố quan trọng thành công. Trong các năm qua, nguồn nhân lực không ngừng tăng lên về số lượng lẫn chất lượng. Công ty luôn chú trọng đến công tác nâng cao tay nghề,
trình độ chuyên môn của cán bộ- công nhân viên trong từng lĩnh vực cụ thể như thu mua, sản xuất, tiếp thị, …Cụ thể là công ty đã đưa nhiều cán bộ tham gia học tập theo chương trình đào tạo ngắn hạn và dài hạn trong và ngoài tỉnh, khuyến khích tự học. Bên cạnh đó, công ty luôn quan tâm chăm lo đời sống cho cán bộ- công nhân viên được tốt hơn, động viên được lòng nhiệt tình, sự tân tụy và tinh thần đoàn kết nhân lực, gắn bó với công ty.Thể hiện qua:
- Mức lương và thu nhập của công nhân viên trong công ty tăng đều trong giai đoạn 1999 đến 2003 (bảng 9):
Bảng 10:Mức lương và thu nhập của công nhân viên
ĐVT: Đồng
1999 | 2000 | 2001 | 2002 | 2003 | |
Số CNV | 231 | 228 | 291 | 304 | 319 |
Lương bình quân | 1.136.000,00 | 1.963.519,00 | 1.963.645,60 | 1.547.105,00 | 1.889.805,00 |
Thu nhập bình quân | 2.696.265,00 | 2.385.737,72 | 2.044.626,00 | 2.756.717,00 |
(Nguồn: Công ty ANGIMEX)
- Công ty giúp cho công nhân viên vay vốn ở ngân hàng với lãi suất ưu đãi.
- Nhân viên gắn bó lâu dài với công ty: 23 cán bộ- công nhân viên làm việc trên 20 năm, 36 làm việc trên 15 năm và 15 làm việc trên 10 năm.
Như vậy, yếu tố nhân lực với đặc tính đoàn kết, tận tuỵ, trình độ luôn được nâng cao và gắn bó lâu bền với công ty là điểm mạnh mà công ty đang có.
2.4. Văn hoá của công ty:
Công ty là 1 cơ chế sống, do con người làm cho hoạt động và hình thành nề nếp, do đó văn hoá doanh nghiệp là tổng hợp các giá trị chuẩn mực, kinh nghiệm, cá tính và bầu không khí trong công ty.
ANGIMEX là 1 công ty có nề nếp tốt và bầu không khí làm việc vui vẻ hăng say. Từ lúc mới thành lập, ban lãnh đạo chủ trương đoàn kết chặt chẽ, phát huy