trang thiết bị đển bù đắp chi phí tự trang trải vốn và làm nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước theo luật định.
- Tuân thủ và thực hiện tốt các chế độ chính sách của nhà nước về kinh doanh và giao dịch. Thực hiện chế độ tài sản, lao động tiền lương, BHXH, làm tốt công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ- công nhân viên (CB- CNV).
3. CƠ CẤU TỔ CHỨC:
3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức (hình bên) :
3.2. Cơ cấu tổ chức:
Cơ cấu tổ chức của công ty là một thể thống nhất từ trên xuống dưới bao gồm các phòng ban:
3.2.1. Ban giám đốc (3 người): là người đại diện pháp nhân của công ty, có quyền điều hành cao nhất của công ty.
- Giám đốc: do UBND tỉnh bổ nhiệm, điều hành hoạt động của công ty theo chủ trương chính sách và chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh và tập thể cán bộ công nhân viên cuả công ty. Để thực hiện trách nhiệm của mình, giám đốc đề ra dự thảo, định hướng hoạt động và uỷ quyền cho các đơn vị chức năng thực hiện.
- Phó giám đốc là người hỗ trợ công việc cho giám đốc theo chuyên môn của mình bằng cách đưa ra các chỉ thị hướng dẫn các bộ phận chức năng thực hiện. Phó giám đốc do Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh ( UBND ) bổ nhiệm, chịu trách nhiệm trước giám đốc.
3.2.2. Phòng tổ chức hành chính (12 người):
- Thực hiện các vấn đề liên quan đến nhân sự: bố trí lao động và tiền lương, khen thưởng kỉ luật,đào tạo và bồi dưỡng cán bộ công nhân viên.
- Thực hiện quả lý công văn, thu nhận văn bản, những qui định và các thông tư cuả cấp trên và của nhà nước để tham mưu các phòng ban có trách nhiệm thi hành.
3.2.3. Phòng kế toán tài vụ (11 người):
- Quản lý và sử dụng vốn có hiệu quả và phù hợp với qui mô, nhiệm vụ kinh doanh của công ty.
- Thực hiện công tác tài chính theo pháp lệnh kế toán hiện hành.
- Lập báo cáo tài chính theo niên độ kế toán.
3.2.4. Phòng kế hoạch- xuất nhập khẩu (11 người) và Chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh (11 người): Có nhiệm vụ chính là:
- Thu thập và phân tích thông tin làm cơ sở xây dựng kế hoạch.
- Tiếp cận thị trường làm cơ sở cho việc tổ chức bán hàng và khai thác mua hàng.
- Soạn thảo và thực hiện các thủ tục cho việc ký kết các hợp đồng quốc tế.
- Nhận uỷ thác xuất khẩu và nhập khẩu của các đơn vị khác.
- Tham mưu cho giám đốc khi giao dịch cho các công ty nước ngoài.
3.2.5. Phòng đầu tư và phát triển (4 người): nghiên cứu và sử dụng sử dụng nguồn vốn đầu tư một cách có hiệu quả, kiểm kê nguồn vốn đầu tư theo từng kỳ, đề suất các kế hoạch mở rộng qui mô kinh doanh.
HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC MARKETING GẠO CÔNG TY ANGIMEX--GVHD:Huỳnh Nhựt Nghĩa
GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC THƯƠNG MẠI PHÓ GIÁM ĐỐC LƯƠNG THỰC
PHÒNG TỔ CHỨC- HÀNH CHÍNH
PHÒNG KẾ TOÁN- TÀI VỤ
CHI NHÁNH TP.HCM
PHÒNG ĐẦU TƯ- PHÁT TRIỂN
PHÒNG KẾ HOẠCH- XNK
Cửa | Cửa | Cửa | Cửa | Cửa | Cửa | Cửa | Cửa | |||||||
hàng | hàng | hàng | hàng | hàng | hàng | hàng | hàng | |||||||
đại lý | thương | thương | thương | thương | Honda | Honda | thương | |||||||
mại | mại | mại | mại | và dịch | và | mại | ||||||||
số 1 | số 2 | số 4 | huyện Tịnh | vụ tại Long | Dịch vụ tại | huyện Châu | ||||||||
Biên | Xuyên | Châu Đốc | Phú |
Có thể bạn quan tâm!
- Hoạch định chiến lược Marketing gạo công ty ANGIMEX giai đoạn 2004 - 2010 - 2
- Phương Pháp Thống Kê Bằng Bảng, Biểu: Thống Kê Tìm Ra Xu Hướng Hay Đặc Điểm Chung Của Các Yếu Tố Phân Tích.
- Sản Phẩm: Hoạch Định Các Yếu Tố Liên Quan Đến Chất Lượng Sản Phẩm, Nhãn Hiệu Sản Phẩm Và Bao Bì Sản Phẩm.
- Tỉ Lệ Mất Giá Của Vnd So Với Usd
- Thu Nhập Và Chi Tiêu Bình Quân 1 Người 1 Tháng Theo Giá Thực Tế Năm 2001-2002 Phân Theo 5 Nhóm Thu Nhập
- Về Chỉ Số Đòn Cân Nợ: Tỉ Số Nợ = Tổng Nợ/ Tổng Vốn
Xem toàn bộ 108 trang tài liệu này.
XN chế biến lương thực 1 | XN chế biến lương thực 2 | XN chế biến lương thực 3 | XN chế biến lương thực 4 | NM chế biến lương thực | Xí nghiệp SXKD bao bì vận tải | ||||||
Châu | |||||||||||
Đốc |
Sơ đồ 6: Cơ cấu tổ chức của công ty ANGIMEX
Các đơn vị chưa thuộc diện kiểm soát bởi HTCL Các đơn vị thuộc diện kiểm soát bởi HTCL
SVTH:Phạm Thị Nguyên Phương - 20 -
HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC MARKETING GẠO CÔNG TY ANGIMEX--GVHD:Huỳnh Nhựt Nghĩa
3.2.6. Các xí nghiệp trực thuộc: chức năng chủ yếu là sản xúât, từ khâu thu mua đến khau thành phẩm và tiêu thụ.
3.2.7. Các cửa hàng kinh doanh thương mại: thực hiện chức năng tiêu thụ hàng hoá trong nước lẫn quốc tế.
4. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH GIAI ĐOẠN 1999- 2003: (xem bảng 1)
Doanh thu tăng điều qua các năm với tốc độ trung bình 15% trong giai đoạn 1999- 2003 trong khi lợi nhuận sau thuế tăng ít hơn (12%) nhưng cũng thấy được mức độ tăng đồng đều giữa doanh thu và lợi nhuận.
Còn các loại chi phí thì đều tăng, trong đó tăng chủ yếu là giá vốn hàng bán và chi phí bán hàng. Giá vốn hàng bán tăng chủ yếu là do đầu tư thêm, sửa chửa máy móc thiết bị trong sản xuất và do sản lượng bán tăng đều.
SVTH:Phạm Thị Nguyên Phương - 21 -
HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC MARKETING GẠO CÔNG TY ANGIMEX--GVHD:Huỳnh Nhựt Nghĩa
Bảng 1: BẢNG KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
ĐVT: đồng
Chỉ tiêu | 1999 | 2000 | 2001 | 2002 | 2003 | |
1 | Doanh thu thuần | 602.674.520.533 | 574.201.174.884 | 706.021.792.942 | 759.422.410.262 | 1.129.344.057.159 |
2 | Gía vốn hàng bán | 575.664.258.569 | 537.700.001.115 | 667.003.805.578 | 705.147.772.700 | 890.531.208.870 |
3 | Lợi tức gộp | 27.010.261.964 | 36.501.173.769 | 39.017.987.364 | 54.274.637.562 | 277.519.968 |
4 | Chi phí bán hàng | 16.095.769.168 | 21.987.202.181 | 30.402.400.027 | 59.067.562.268 | 52.943.563.313 |
5 | Chi phí quản lý | 5.652.667.432 | 7.432.575.965 | 8.721.579.486 | 7.150.765.943 | 1.129.066.537.191 |
6 | Thu nhập tài chính | 6.423.309.326 | 4.635.924.731 | 5.573.555.685 | 120.644.236.490 | |
7 | Chi phí tài chính | 7.533.596.239 | 9.163.258.575 | 5.982.998.507 | 52.943.563.313 | |
Trong đó: Lãi vay | 77.052.389.024 | |||||
8 | Lợi nhuận hoạt dộng tài chính | 978.049.334 | -1.110.286.913 | 5.472.666.156 | -409.442.822 | |
9 | Thu nhập bất thường | 214.974.485 | 153.441.696 | 6.793.433.750 | ||
10 | Chi phí thu nhập khác | 112.950.127 | 34.752.487 | 9.381.082.053 | ||
11 | Lợi nhuận bất thường | 836.341.489 | -47.181.818 | 102.024.358 | 118.689.209 | 8.059.209.001 |
12 | Tổng lợi nhuận trước thuế | 5.120.117.519 | 69.833.895 | 5.468.898.385 | 7.765.555.738 | |
13 | Miễn giảm thuế thu nhập | 7.722.776.191 | ||||
14 | Thuế thu nhập phải nộp | 1.638.437.606 | 22.346.846 | 1.750.047.477 | 2.484.977.836 | 1.107.295.119 |
15 | Lợi nhuận sau thuế | 3.481.679.913 | 5.900.000.000 | 5.230.000.000 | 5.280.577.902 | 7.026.116.922 |
(Nguồn: Công ty ANGIMEX)
SVTH:Phạm Thị Nguyên Phương - 22 -
5. THỊ TRƯỜNG KINH DOANH GẠO CỦA CÔNG TY TRONG NHỮNG NĂM VỪA QUA:
Trong điều kiện cạnh tranh, thị trường tiêu thụ có ý nghĩa quyết định đối với sản xuất kinh doanh, do đó tôi tiến hành khảo sát thị trường tiêu thụ hiện nay của công ty, cụ thể như sau:
Bảng 2:CƠ CẤU THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ GẠO TRỰC TIẾP
2001 | 2002 | 2003 | ||||
Lượng (tấn) | Tiền (USD) | Lượng (tấn) | Tiền (USD) | Lượng (tấn) | Tiền (USD) | |
Philippines | 49.595,00 | 7.497.324,00 | 11.309,00 | 2.165.321,36 | 44.391,85 | 7.873,88 |
Indonesia | 31.689,00 | 4.962.640,00 | 18.478,32 | 3.384.593,30 | 80.350,55 | 13.674,91 |
Singapore | 8.330,00 | 1.215.040,00 | 8.843,75 | 1.626.872,63 | 14.164,78 | 2.430,91 |
New Guinea | 10.100,00 | 1.496.900,00 | ||||
Malaysia | 17.838,00 | 2.477.591,00 | 17.314,00 | 3.178.235,00 | 116.614,87 | 20.669,01 |
Châu Phi | 37.144,00 | 5.332.613,00 | 12.800,62 | 2.149.212,16 | 3.500,00 | 567,00 |
Poland | 4.200,00 | 588.000,00 | ||||
Ukraine | 5.160,00 | 771.000,00 | 5.767,50 | 1.019.280,00 | 245,00 | 42,63 |
Neitherland | 1.350,00 | 200.475,00 | ||||
Hongkong | 8.850,00 | 1.288.700,00 | ||||
Cambodia | 5.100,00 | 792.285,00 | 9.099,90 | 1.689.482,95 | 2.000,00 | 343,00 |
Australia | 21,99 | 6,36 | ||||
Canada | 312,00 | 66,77 | ||||
Tổng gạo xuất khẩu trực tiếp | 179.356,00 | 26.622.568,00 | 83.613,09 | 15.212.997,39 | 261.267,05 | 45.601,34 |
Nội địa | 230.446,46 | 141.455,478 | 307.176,563 | |||
Tổng | 409.802,46 | 225.068,56 | 568.443,61 |
(Nguồn: Công ty ANGIMEX) Trong các năm qua thị trường tiêu thụ mạnh nhất là Malaysia, Philppine và Indonesia và số lượng không nhỏ ở thị trường nội địa. Tuy nhiên tình hình xuất khẩu sang các thị trường này sẽ không còn tthuận lợi như trước nữa khi chính phủ Indonesia đã ban hành lệnh cấm nhập khẩu gạo tạm thời năm 2004 và có thể tăng thuế nhập khẩu gạo 30-60%; còn Philippine tuyên bố sẽ xuất khẩu gạo vào năm 2005; Singarore chỉ lại là một đầu mối xuất khẩu trung gian. Trong khi đó ở Châu Phi chỉ nhập khẩu loại gạo giá rẻ mang về giá trị thấp cho công ty. Một thị trường khá quan trọng của công ty nữa là Ukraine sẽ áp dụng thuế suất nhập
khẩu chung của EU sau khi gia nhập (cao hơn nhiều so với hiện tại). Còn các thị trường khác thì tiêu thụ rất ít và tình hình rất manh múng. Điều quan trọng là sản phẩm gạo của công ty chỉ bán đa số qua trung gian ở dạng bao lớn không nhãn hiệu cho nên chưa đem lại giá trị cao và chưa khẳng định mức độ chiếm lĩnh thị phần. Do đó yêu cầu đặt ra hiện nay đối với vấn đề thị trường của công ty là làm sao củng cố thị trường nội địa để duy trì lượng tiêu thụ lớn, đồng thời tìm kiếm thị trường xuất khẩu có cơ hội thu về giá trị cao.
6. THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG QUÁ TRÌNH HOẠT ĐỘNG:
6.1. Thuận lợi:
- An Giang là một trong những địa phương có sản lượng gạo thuộc hàng cao nhất của Việt Nam, nguồn nguyên liệu cung ứng cho sản xuất của công ty rất lớn và khá ổn định thông qua việc bố trí mùa vụ hợp lý, thu hoạch trải đều trong năm.
- Công ty hoạt động có hiệu quả trong việc thu mua lúa gạo của dân, nhờ sự quan tâm giúp đỡ tận tình của UBND tỉnh, thường vụ tỉnh uỷ, ban điều hành và sự hỗ trợ của các ngân hàng thương mại. Đặc biệt là công ty có kinh nghiệm trong ngành chế biến gạo xuất khẩu, công ty đã có mối quan hệ thương mại và tạo được uy tín với khách hàng trong và ngoài nước về năng lực kinh doanh gạo, với chất lượng ổn định và giá cả luôn phù hợp đáp ứng nhu cầu khách hàng.
- Công ty đã tận dụng ưu thế về cơ sở vật chất đã được đầu tư trong nhiều năm qua, có kế hoạch thu mua dự trữ hợp lý vừa quay nhanh về vốn vừa tận dụng được thời điểm thuận lợi về giá cả thu mua và tiêu thụ.
- Năm 1998, công ty được UBND tỉnh giao đầu mối xuất khẩu gạo, trực tiếp giao dịch hợp đồng với khách hàng, nhờ thế công ty chủ động được kế hoạch thu mua sản xuất và tiêu thụ hàng xuất khẩu.
- Được sự hỗ trợ tích cực cho vay vốn của các Ngân Hàng Thương Mại (Gạo chiếm 33% cơ cấu tín dụng xuất khẩu cả nước).
- Quan trọng nhất là đội ngũ CB- CNV và ban lãnh đạo của công ty luôn đoàn kết chặt chẻ, phát huy được năng lực trí tuệ tập thể. Đặc biệt là sự khéo léo nhạy bén và quyết đoán của ban lãnh đạo đã đưa công ty vượt qua những khó khăn và đưa công ty đến vị trí hiện nay.
6.2. Khó khăn:
- Thị trường bị thu hẹp do các nước thực hiện chủ trương bảo hộ hạn chế nhập khẩu, có lúc như đóng cửa.
- An Giang lại chịu ảnh hưởng nặng nề của lũ lụt, nông dân không thể dự trữ lúa trong thời gian dài.
- Khách hàng tận dụng các cơ hội giá thấp khi vào thu hoạch và tập trung nhận hàng với số lượng lớn nên giá lúa gạo trong nước rất dễ biến động và tạo rủi ro cho công ty.
- Số lượng thực hiện theo hợp đồng của chính phủ quá lớn (năm 2001 hơn 16000 tấn) nhưng không có lãi vì giá xuất được ký tương đương với giá thị trường và chậm được phân chia cho tỉnh trong thời gian chính vụ. Mặc khác, thời gian giao hàng được phân bổ vào thời điểm không thuận lợi về giá cả trong nước nên mặt hàng này kém sức cạnh tranh về giá.
- Có nhiều cơ chế xuất khẩu gạo trong nước và trên thế giới. Nhà nước tạo điều kiện thông thoáng hơn cho mọi thành phần kinh tế tham gia xuất khẩu trực tiếp kể cả doanh nghiệp tư nhân. Đồng thời cũng có sự thay về chủ trương của các nước nhập khẩu gạo, không còn tập trung vào các đầu mối độc quyền mà từng bước mở rộng doanh nghiệp tư nhân.Từ đó trên thị trường nhiều người bán hơn, người mua cũng nhiều hơn, cạnh tranh ngày càng khốc liệt.
- Ngành hàng kinh doanh xuất nhập khẩu ngày càng thu hẹp do thị trường xuất khẩu không ổn định, không hấp dẫn nhà đầu tư sản xuất.