Giải Pháp Liên Quan Đến Việc Phát Huy Vai Trò Của Công Tác Xã Hội

phát. Vì thế, để hỗ trợ nhóm này, cần phải có những cách thức tiếp cận nhanh chóng và phù hợp với nhu cầu mong đợi của họ.

Về ứng dụng phương pháp Phát triển Cộng đồng trong hỗ trợ sinh kế đối với lao động Khmer nhập cư:

Kết quả thực nghiệm cho thấy việc ứng dụng phương pháp Phát triển Cộng đồng trong hỗ trợ sinh kế là có cơ sở khoa học và thực tiễn khi phù hợp với những đặc điểm di cư của lao động Khmer. Việc cư trú tập trung theo mạng lưới thân tộc – đồng hương nên lao động Khmer có tính cố kết cộng đồng cao nên thích hợp cho việc tổ chức các hoạt động cộng đồng. Trước và sau khi thực hiện chương trình hỗ trợ, kết quả lượng giá cho thấy có sự chuyển biến rò nét. Nếu như trước đây, họ chỉ sử dụng để giải trí và liên lạc thì nay họ đã quan tâm hơn đến việc tìm hiểu các thông tin trực tuyến liên quan đến phúc lợi xã hội dựa trên “mạng lưới thông tin phúc lợi xã hội” Ican. Ngoài ra, với việc tham gia vào các nhóm tương tác trên Facebook đã giúp họ có thể được giải đáp và tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp luật lao động, việc làm và tiền lương một cách nhanh chóng và hoàn toàn miễn phí bởi các chuyên gia có uy tín và kinh nghiệm. Kết quả của chương trình hỗ trợ cũng cho thấy tính khả thi và khả năng duy trì bền vững khi dựa vào điện thoại smart phone là vật dụng phổ biến hiện nay của lao động Khmer nhập cư.

2. Khuyến nghị giải pháp

2.1. Nguyên tắc đề xuất giải pháp

2.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính pháp lý

Các giải pháp đề xuất phải được xây dựng dựa trên những chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật Nhà nước như: Bộ luật lao động, Bộ luật việc làm, Nghị định 05/2011/NĐ-CP về công tác dân tộc và ngày 12/3/2013, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 449/QĐ-TTg, phê duyệt "Chiến lược công tác dân tộc đến năm 2020". Mặt khác, các giải pháp đề xuất phải phù hợp với chủ trương, chính sách của địa phương như: Chương trình hành động số 33-CTHĐ/TU ngày 30/5/2003 của Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW về công tác dân tộc. Ủy ban Nhân dân tỉnh triển khai Kế hoạch 526/KH-UBND ngày 14/2/2015 triển khai thực hiện Chiến lược công tác dân tộc đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Bình Dương ; Ủy ban Nhân dân tỉnh triển khai Kế hoạch 4961/KH-UBND ngày 2/11/2017 về việc “Đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số giai đoạn 2017 -2020, định

hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Bình Dương”. Đây chính là những cơ sở pháp lý, định hướng quan trọng để chúng tôi đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả của các hoạt động hỗ trợ sinh kế đối với lao động Khmer nhập cư trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

2.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn

Các giải pháp được đề xuất có tính đến các điều kiện sống, làm việc và năng lực của lao động Khmer nhập cư trong hiện tại cũng như khả năng áp dụng các giải pháp này trong thực tiễn. Các giải pháp hỗ trợ sinh kế cũng phải sát thực, phù hợp với thực tế hoạt động của hệ thống an sinh xã hội của địa phương và phải xuất phát từ các nhu cầu thực tế của lao động Khmer nhập cư trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 203 trang tài liệu này.

2.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi

Tính khả thi của các biện pháp phải được phát huy hiệu quả khi áp dụng vào tình hình thực tế, phù hợp với những điều kiện hiện có. Các giải pháp được tổ chức áp dụng rộng rãi, được điều chỉnh, bổ sung, cải tiến để ngày càng hoàn thiện, đáp ứng phạm vi rộng lớn hơn. Trên cơ sở khai thác điều kiện kinh tế, cơ sở vật chất sẵn có, tận dụng các nguồn lực hỗ trợ cho việc hỗ trợ sinh kế. Trong đó, chú trọng việc áp dụng các phương pháp, mô hình công tác xã hội phù hợp với đối tượng là lao động Khmer nhập cư một cách hiệu quả trong những hoàn cảnh cụ thể và trong thời điểm nhất định.

Hỗ trợ sinh kế đối với người lao động Khmer nhập cư từ thực tiễn tỉnh Bình Dương - 20

2.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ

Nguyên tắc này phải xuất phát từ quan điểm lý luận xuyên suốt của luận án là dựa trên quan điểm hiệp lực. Theo đó, để hoạt động hỗ trợ sinh kế được triển khai một một cách hiệu quả đòi hỏi phải có sự đồng bộ. Trong đó, chú ý đến các yếu tố tác động đến các hoạt động hỗ trợ như đội ngũ nhân viên xã hội, sự tin tưởng và tham gia nhiệt tình của lao động Khmer nhập cư, vai trò của các tổ chức đoàn thể xã hội của địa phương, vai trò của chủ trương, chính sách phải được phát huy tối đa và thực hiện đồng bộ các giải pháp mới phát huy hết thế mạnh của từng giải pháp trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động hỗ trợ sinh kế đối với lao động Khmer nhập cư trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

2.2. Các giải pháp cụ thể

2.2.1. Giải pháp từ lao động Khmer nhập cư

Mục tiêu của giải pháp: Tất cả những giải pháp khác có thể không hiệu quả nếu chính người lao động Khmer không thay đổi theo chiều hướng tích cực. Mục

tiêu của giải pháp này là làm sao phát huy được những thế mạnh của lao động Khmer nhập cư và khắc phục những hạn chế của hướng tới việc nâng cao năng lực và khả năng thích nghi sinh kế để có thể có cuộc sống ổn định và phát triển ở nơi nhập cư.

Nội dung và cách thức thực hiện: Người lao động Khmer có những điểm mạnh như tinh thần làm việc chăm chỉ, trung thực, không ngại việc khó. Tuy nhiên, cần cải thiện trình độ học vấn và năng lực chuyên môn, nhất là đối với những lao động trẻ. Bên cạnh đó, cần phải thích nghi và làm quen với cách thức tổ chức và làm việc theo kiểu công nghiệp như việc tuân thủ kỷ luật lao động là rất cần thiết. Ngoài ra, việc cư trú thành cộng đồng riêng biệt ở các khu nhà trọ, một mặt giúp lao động Khmer cảm thấy an toàn nhưng vô hình chung lại hình thành tâm thế “khép kín” ngại giao lưu với những người bên ngoài cộng đồng và đây lại là một rào cản trong việc thích nghi với điều kiện sống mới.

Muốn nâng cao năng lực của người lao động Khmer cần thực hiện các giải pháp

sau:

- Các Đoàn thể ở địa phương nơi người lao động Khmer đang tạm trú như

Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ và các doanh nghiệp nơi họ làm việc cần tổ chức tuyên truyền, tập huấn giúp người lao động Khmer thay đổi nhận thức về công việc theo kiểu công nghiệp. Tổ chức trang bị về kiến thức về chuyên môn, kỷ luật lao động và an toàn lao động để họ nâng cao năng lực thích nghi sinh kế.

- Các bên có liên quan đến người lao động Khmer nhập cư cần thúc đẩy các hoạt động truyền thông, đa dạng hóa các hình thức, các kênh truyền thông để tăng khả năng tiếp cận thông tin của lao động thiểu số nhập cư, nhất là trong khu vực phi chính thức.

- Chính quyền địa phương nơi có người lao động Khmer nhập cư đang sinh sống và làm việc cần tích cực phát huy được vai trò của những người có uy tín và nhóm nòng cốt để vận động, tuyên truyền bà con cởi mở hơn trong việc giao lưu với người dân địa phương cũng như tích cực tham gia các hoạt động do chính quyền địa phương tổ chức. Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, nếu họ thực sự tham gia và tin tưởng vào các hoạt động hỗ trợ thì hiệu quả của các hoạt động đó là có hiệu quả tích cực.

- Tỉnh Bình Dương nên phát huy và nhân rộng những mô hình cộng đồng điển hình như cộng đồng lao động Khmer đến từ huyện Trần Đề tỉnh Sóc Trăng

đang tạm trú tại đường Bình Hòa 20, phường Bình Hòa, thị xã Thuận An trong cách thức tổ chức cộng đồng một cách đoàn kết và chủ động trong giao lưu, liên kết với chính quyền sở tại và người dân địa phương để có thể thích nghi và hội nhập một cách tự tin góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của bản thân và gia đình cũng như đảm bảo được tình hình trật tự xã hội của địa phương.

2.2.2. Giải pháp liên quan đến việc phát huy vai trò của Công tác xã hội

Mục tiêu của giải pháp: Trong quan điểm chỉ đạo của Bình Dương về an sinh xã hội là “gắn phát triển kinh tế với bảo đảm an sinh, giải quyết các vấn đề xã hội” từ Đại hội Đảng bộ tỉnh lần VI đến nay. Trong đó, xem CTXH như là một đột phá khẩu trong việc đảm bảo an sinh xã hội. Chính vì thế mục đích của giải pháp này là phát huy hơn nữa vai trò của cán bộ xã hội nói riêng và Công tác xã hội nói chung trong việc hỗ trợ sinh kế đối với lao động nhập cư thông qua những mô hình CTXH và ứng dụng các phương pháp CTXH vào trong hỗ trợ sinh kế.

Nội dung và cách thức thực hiện: Trong giải pháp này, nội dung xoay quanh hai vấn đề chính là về nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ xã hội và chất lượng của các dịch vụ hỗ trợ sinh kế đối với lao động Khmer nhập cư. Muốn như vậy cần thực hiện các giải pháp sau:

- Nhà nước nên cụ thể hóa, hướng dẫn thực hiện việc xác lập cơ sở pháp lý để nhân viên hành nghề CTXH, triển khai các phương pháp CTXH với đối tượng lao động thiểu số nhập cư.

- Cơ quan chức năng có liên quan như Sở Lao động thương binh và xã hội cần có những văn bản hướng dẫn triển khai thực hiện tiến trình, các bước làm việc và quản lý trường hợp đối với người lao động thiểu số nhập cư, gia đình người lao động thiểu số nhập cư của nhân viên CTXH và cơ chế kiểm soát việc thực hiện của nhân viên CTXH trong làm việc với người lao động thiểu số nhập cư.

- Tỉnh Bình Dương cần tăng cường cung cấp các dịch vụ công tác xã hội, trợ giúp pháp lý nhằm hỗ trợ lao động Khmer được làm việc trong môi trường an toàn, được bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng; quan tâm đáp ứng nhu cầu vật chất, trường học cho trẻ em, khám chữa bệnh, cải thiện chất lượng nhà ở/nhà trọ cho lao động Khmer nói riêng và lao động thiểu số nhập cư nói chung.

- Tỉnh Bình Dương cần phát triển mạng lưới dịch vụ hỗ trợ việc làm đối với đồng bào Khmer trong việc thích ứng với đời sống ở nơi đến và hỗ trợ trong việc

tiếp cận các dịch vụ xã hội mà địa phương đang triển khai về việc làm và đào tạo nghề. Thúc đẩy các hoạt động truyền thông, đa dạng hóa các hình thức, các kênh truyền thông để tăng khả năng tiếp cận thông tin của lao động thiểu số nhập cư, nhất là trong khu vực phi chính thức.

- Tỉnh Bình Dương cần hình thành và phát triển các hoạt động trợ giúp nhằm nâng cao năng lực hòa nhập xã hội, thiết lập và quản lý mạng lưới xã hội của đồng bào dân tộc thiểu số nhập cư tại các khu vực đô thị, khu công nghiệp tốt hơn.

Cuối cùng, kết quả nghiên cứu của luận án này cũng đã mang lại những ý nghĩa rất lớn đối với bản thân người thực hiện trong quá trình nghiên cứu khoa học dưới sự hỗ trợ nhiệt tình và tâm huyết của tập thể giảng viên hướng dẫn. Đối với cộng đồng người lao động Khmer nhập cư, luận án phần nào đó đã góp phần làm sáng tỏ đời sống của họ ở Bình Dương với những điểm mạnh và những hạn chế trong quá trình thích nghi sinh kế để từ đó bản thân họ cũng như các bên có liên quan sẽ có những giải pháp mang tính khả thi nhằm hướng đến một sinh kế bền vững. Về mặt hạn chế, việc chưa đủ nguồn lực cũng như năng lực chưa cho phép người thực hiện tiến hành khảo sát với mẫu có dung lượng lớn hơn. Việc chưa giao tiếp 1 cách thông thạo tiếng Khmer cũng như thực sự am tường về phong tục, tập quán cũng là một trở ngại và hạn chế của người nghiên cứu trong quá trình thực hiện luận án này. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu của luận án này cũng mở ra triển vọng cho những nghiên cứu tiếp theo không chỉ về sinh kế mà còn ở các khía cạnh khác về hòa nhập xã hội. Bên cạnh đó, mô hình thực nghiệm ứng dụng phương pháp phát triển cộng đồng có tính khả thi và có khả năng ứng dụng ở các cộng đồng khác trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ


1. Lê Anh Vũ (2017), Thích nghi với cuộc sống hiện tại và mong đợi tương lai của công nhân là người Khmer ở Bình Dương, Khoa học Đại học Sư phạm, số 14(8), tr. 169 – 177.

2. Lê Anh Vũ (2017) Người lao động Khmer ở Bình Dương (một phân tích qua diễn ngôn), Khoa học xã hội, số 10 (230), tr.12 – 23.

3. Lê Anh Vũ (2017), Vốn sinh kế của lao động Khmer ở Bình Dương và những vấn đề đặt ra cho công tác xã hội, Nhân lực khoa học xã hội, số 1 (56), tr. 87 – 93.

4. Lê Anh Vũ (2018), Trải nghiệm về rủi ro trong đời sống của lao động Khmer nhập cư ở đô thị tại Bình Dương, Phát triển khoa học & công nghệ Đại học quốc gia tp. Hồ Chí Minh, số 3(2), tr. 14 -21.

5. Lê Anh Vũ (2018), Mưu sinh trên đất khách: trải nghiệm về hội nhập xã hội của nữ lao động người Khmer ở Bình Dương, Nghiên cứu Gia đình và Giới, số 3, tr.82 – 92.

6. Lê Anh Vũ (2018), Khám phá trải nghiệm mưu sinh và kiến tạo cuộc đời của nữ công nhân Khmer ở Bình Dương trong “Đời sống xã hội Việt Nam đương đại (tập 3): Người trẻ trong xã hội hiện đại” (Nguyễn Đức Lộc chủ biên). Nxb Văn hóa Văn nghệ, tr.223 – 246.

7. Lê Anh Vũ (2018), Mạng lưới xã hội và giải pháp tăng cường hỗ trợ mạng lưới xã hội đối với lao động Khmer ở Bìn Dương. Khoa học Đại học Sư phạm, số 5(16), tr. 156 – 164

8. Lê Anh Vũ (2019), Chiến lược mưu sinh của lao động Khmer ở Bình Dương nhìn từ góc độ vốn sinh kế, Tâm lý học xã hội, số 3. Tr.65 – 74.

9. Lê Anh Vũ, Lê Thị Phương Hải (2019), Hỗ trợ việc làm cho người Khmer đến sinh sống và làm việc trên địa bàn tỉnh Bình Dương, Nghiên cứu dân tộc, số 8 (2), tr. 14-22.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đặng Nguyên Anh (2006), “Chiều cạnh giới của di cư lao động trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, Xã hội học, 2 (90), tr. 2 – 32.

2. Bộ Chính trị (1989), Nghị quyết số 22/NQ-TW về Một số chủ trương, chính sách lớn phát triển kinh tế - xã hội miền núi, Hà Nội.

3. Chính phủ (2013), Quyết định số 449/QĐ – TTg việc phê duyệt Chiến lược Công tác dân tộc đến năm 2020, Hà Nội.

4. Cục Thống kê tỉnh Bình Dương, Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội năm 2018, số 1056/BC-CTK ngày 15/11/2018.

5. Nguyễn Khắc Cảnh (2013), “Các thiết chế tự quản trong xã hội nông thôn truyền thống của người Khmer Nam Bộ”, Phát triển khoa học và công nghệ, 16, tr. 5 – 15.

6. Nguyễn Văn Chiều (2017), Đời sống của đồng bào DTTS tại các khu vực đô thị và khu công nghiệp - Thực trạng và những vấn đề đặt ra, Đề tài khoa học cấp bộ.

7. Nguyễn Tôn Phương Du (2016), “Thực tiễn chính sách xã hội đối với đồng bào Khmer ở tỉnh Bình Dương (1991 – 2014)”, Lịch sử Đảng, 1, tr. 97 – 100.

8. Vũ Dũng (chủ nhiệm đề tài) (2005), Báo cáo tổng kết đề tài khoa học cấp Nhà nước, Những đặc điểm tâm lí cơ bản của cộng đồng người ở Tây Nguyên, Tây Nam Bộ và ảnh hưởng của chúng đến sự ổn định và phát triển kinh tế - xã hội ở khu vực này. Hà Nội.

9. Nguyễn Ngọc Đệ và Trần Thanh Bé (2005), “Người Khmer Đồng bằng sông Cửu Long: Những điều kiện để thoát nghèo”, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, tr. 163-172.

10. Lê Bạch Dương và Nguyễn Thanh Liêm (2011), Từ nông thôn ra thành phố - Tác động kinh tế -xã hội của di cư ở Việt Nam, Nxb Lao động, Hà Nội.

11. Dương Hoàng Lộc (2015), “Phát triển bền vững xã hội tộc người Khmer Nam Bộ từ thực tiễn đến giải pháp”, Tạp chí khoa học Đại học Trà Vinh, 18, tr. 1-7.

12. Lê Bạch Dương và Khuất Thu Hồng (2008), Di dân và bảo trợ xã hội ở Việt Nam trong thời kỳ quá độ sang kinh tế thị trường, Nxb Thế giới, Hà Nội.

13. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Văn phòng Trung ương Đảng.

14. Đào Bích Hà (2016), “Di cư lao động nữ và tác động lên quan hệ gia đình: Gợi mở cho Công tác xã hội” trong hội thảo quốc tế “Công tác xã hội với gia đình và trẻ em”, Đại học Lao động – Xã hội cơ sở II ngày 16/8/2016, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, TP. Hồ Chí Minh, tr. 104 – 114.

15. Nguyễn Thị Thu Hoài và Trương Thị Ly (2016), “Nữ lao động di cư dưới góc nhìn Công tác xã hội” trong Hội thảo khoa học quốc tế “Công tác xã hội Việt Nam thách thức tính chuyên nghiệp trước nhu cầu hội nhập và phát triển”, Trường Đại học Công Đoàn ngày 10/11/2016, Bộ Lao động – Thương binh và xã hội, tr.50 – 56.

16. Nguyễn Thị Hòa (2009), “Lao động nữ di cư giúp việc nhà từ đồng bằng sông Cửu Long tới thành phố Hồ Chí Minh (Nghiên cứu tại phường 9, thị xã Trà Vinh” trong hội thảo quốc tế “Việt Nam học lần thứ 3”, Trường Đại học Quốc gia Hà Nội ngày 5/12/2018, Viện Khoa học xã hội Việt Nam , tr.350 – 374.

17. Nguyễn Thị Hoài Hương, (2012), “Chất lượng cuộc sống của người Khmer ở TP. HCM” trong Hội thảo “Chất lượng cuộc sống của người dân TP. HCM trong bối cảnh kinh tế hiện nay”, Viện nghiên cứu và phát triển TP. HCM ngày 20/12/2012, tr. 1 – 10.

18. Nguyễn Thị Hương, Lê Thị Mỹ Hà, “Giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa của đồng bào dân tộc Khmer ở Tp. HCM” trong hội thảo khoa học “Cộng đồng dân tộc thiểu số ở TPHCM 40 năm hội nhập và phát triển”.

19. Nghiêm Kim Hoa và Vũ Công Giao (2012), Giới thiệu công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa, Nxb. Hồng Đức, Hà Nội.

20. Nguyễn Trung Hải (2016), Phát triển cộng đồng, NXb Dân trí

21. Tô Duy Hợp và Lương Hồng Quang (2000), Phát triển cộng đồng: lý thuyết và vận dụng, Nxb Văn hóa – thông tin.

22. Irish Aid và Action Aid (2011), Phụ nữ di cư trong nước-Hành trình gian nan tìm kiếm cơ hội, Hà Nội.

23. Trần Văn Kham và Nguyễn Văn Chiều (2017), Quản lý phát triển đô thị vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Việt Nam, Khoa học xã hội Việt Nam, 12, tr.37 – 44.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/07/2022