Bước 3: Xác định vấn đề và nhu cầu của cộng đồng thông qua việc tìm hiểu, phân tích tình hình cộng đồng, những vấn đề, nguyên nhân và nhu cầu của người dân thông qua những phương pháp thu thập thông tin phù hợp;
Bước 4: Lập kế hoạch hành động và huy động nguồn lực. Kế hoạch hành động phải có sự tham gia của người dân trong việc xác định mục tiêu, nội dung các hoạt động theo hướng phát huy tối đa sự tham gia của người dân và nội lực của cộng đồng. Ngoài ra, tác viên cộng đồng cùng người dân xác định rò các đối tượng hưởng lợi trực tiếp và gián tiếp, xác định nguồn lực của các bên liên quan để huy động sự tham gia;
Bước 5: Thực hiện kế hoạch, cần thống nhất những công việc cụ thể để thực hiện các hoạt động. Trong đó, cần xác định rò nội dung, chỉ số kiểm tra, cách đánh giá và phân công người thực hiện một cách rò ràng, chi tiết;
Bước 6: Lượng giá và chuyển giao, việc lượng giá không chỉ diễn ra sau khi thực hiện xong các hoạt động phát triển cộng đồng mà ngay trước và sau mỗi hoạt động cũng cần có lượng giá một cách chi tiết và cụ thể. Sau khi lượng giá, tác viên cộng đồng cần chuyển giao những thành quả đạt được để cộng đồng tiếp tục duy trì, phát triển. Trong trường hợp chưa đạt được mục tiêu hoặc có những sự cố không mong muốn thì có thể chuyển giao sang một tổ chức, đơn vị khác để tiếp tục thực hiện.
4.4. Tiến trình ứng dụng phương pháp
4.4.1. Tổng quan về cộng đồng lựa chọn tiến hành thực nghiệm
Khu trọ nằm cuối đường Bình Hòa 20 được xây dựng từ năm 2007 với 40 phòng trọ do chú T. làm chủ. Ban đầu gồm có hai dãy, nói về lý do xây dựng, chú chia sẻ: “Hồi lúc đó (2007), công ty Hưng Thịnh đó xây dựng khu công nghiệp Đồng An xong nên xí nghiệp ra nhiều nên cần công nhân mà công nhân đến thì phải có chỗ ở nên chú thấy người ta xây khu trọ mần ăn cũng được nên chú cũng xây luôn (cười) mà lúc đầu ở chủ yếu là người miệt ngoài (miền Bắc) chứ không có người Khmer đâu, mà không hiểu sao từ từ mấy người đó dọn đi hết rồi anh em Khmer lên ở rất đông, tới giờ (2018) chắc gần 100% là người Khmer còn lại có một, hai phòng là người mình mà cũng ở miền Tây làm như cũng cùng quê với anh em ở đây luôn đó… tới năm 2010 thì bà chị tui cũng xây kế bên 40 phòng nữa mà
xây xong là hết phòng luôn vì có mấy anh em người ta đặt chỗ trước đó, kiểu như gia đình, bà con họ muốn ở gần nên đăng ký trước khi có phòng thì họ chuyển qua ở hoặc ở dưới quê lên… Nói chung, chỗ này gần chỗ làm, tiện đường đi lại, đi bộ đi làm cũng được nên họ ở đây là quá thuận lợi rồi” (PVS, Nam, chủ trọ).
Tính đến thời điểm hiện tại (4/2019), khu trọ có bốn dãy gồm 83 phòng mỗi phòng 12m2 tổng là 996m2 tính luôn khoảng sân trống đần trước dãy trọ thì tổng diện tích khu trọ hơn 1000m2 do chị em chú T. làm chủ. Trong khu trọ, từ 2013 có gia đình anh Đ. thuê để mở quán tạp hóa và là nơi cung cấp nhu yếu phẩm, nước giải khát cho bà con trong khu vực này. Do chủ trọ là chú T. và cô M. không ở gần đây nên chỉ đến khu trọ vào dịp đầu tháng để thu tiền phòng. Tuy nhiên, chủ trọ cũng rất quan tâm và sâu sát tình hình khu trọ thông qua hai đầu mối là vợ chồng anh Đ. chủ tiệm tạp hóa và anh S. là người được tin tưởng giao phó việc quản lý cơ sở vật chất. Anh là lao động Khmer ở lâu năm tại khu trọ có khả năng sửa chữa điện, nước nên được tin cậy giao phó việc sửa chữa và được trả thù lao hàng tháng.
Khu trọ trải qua một lần sửa chữa vào năm 2017 và hiện có khoảng gần 300 người trong đó chiếm tỷ lệ trên 90% là người Khmer và đáng chú ý hơn là đều ở huyện Long Phú và huyện Trần Đề thuộc tỉnh Sóc Trăng (trước năm 2009 là chung huyện Long Phú). Đây là đặc điểm rất đáng chú ý khi hầu như tất cả những người ở trong khu trọ này đều có mối quan hệ quen biết ở quê nhà. Chính đặc điểm này đã tạo nên tính cố kết và tương trợ khá chặt chẽ. Anh Thạch N. sinh năm 1988, lên Bình Dương từ năm 2012 và sau đó một năm thì vợ anh cũng lên ở chung với anh, là người có uy tín trong cộng đồng khi nằm trong nhóm nòng cốt của chi hội thanh niên công nhân xa quê, anh chia sẻ:
“Anh em ở đây phần lớn là cùng quê ở Sóc Trăng mà biết nhau nên dễ nói nhau nghe, anh em có khó khăn thì mình cùng đi chia sẻ rồi thông báo bà con trong khu thương nhau để giúp nhau, cũng như mình xa quê, xa nhà mà ở đây có bà con anh em thì đỡ lắm anh. Như em lúc mới lên khó khăn lắm, đâu có xin việc được đâu, thất nghiệp cũng hai tháng mà nhờ ở chung với chị hai nên cũng đỡ tiền ăn, tiền trọ rồi nhờ ông chú ổng làm trước trong công ty Đại Tây Dương mới bảo lãnh em nên em mới có công việc đó” (PVS, Nam, công nhân, 29 tuổi).
Nhìn sơ đồ tổ chức cộng đồng ở hình 4.1, chúng ta cũng thấy hệ thống đồng hương được xếp ở ảnh hưởng tích cực và có mức độ gắn bó và gần gũi nhất đối với người dân ở cộng đồng. Ngoài ra, mức độ gắn bó và gần gũi còn là các nhóm nòng cốt, tiệm tạp hóa và có sự xuất hiện của Đoàn thanh niên thông qua chi hội thanh niên công nhân xa quê tại khu trọ. Ở chiều hướng không tích cực, đó là các nhóm nhậu, nhóm chơi game đang nhận được đánh giá không tốt như lời của anh Vi L. là người tham gia thực hiện công cụ này cho biết:
“có những anh em ra ca xong rồi nhậu nhẹt, hát hò gây ồn ào không cho ai nghỉ ngơi, chủ nhà trọ và anh em ra nhắc thì có khi không vui, rồi nhây nhây mệt lắm”
(PVS13, Nam, công nhân, 35 tuổi, Thuận An)
Hình 4.1: Sơ đồ tổ chức cộng đồng ở khu trọ
Quy ước:
: tổ chức phi chính thức
: tổ chức chính thức
: gần gũi
: bình thường
-------: xa cách Màu đen: tích cực
Màu trắng có chấm: bình thường Màu trắng: tiêu cực
Về đặc điểm lao động Khmer trong cộng đồng, kết quả khảo sát từ 200 người đang ở trong khu trọ cho thấy:
Bảng 4.1: Đặc điểm lao động Khmer trong cộng đồng
Đặc trưng cá nhân Tần số Tần suất (%)
(người) | |||
Mù chữ | 9 | 4.5 | |
Cấp 1 | 63 | 31.5 | |
Học vấn | Cấp 2 | 97 | 48.5 |
Cấp 3 | 31 | 15.5 | |
30 tuổi trở xuống | 72 | 36.0 | |
31 – 40 tuổi | 89 | 44.5 | |
Tuổi | 41 tuổi trở lên | 39 | 19.5 |
Độ tuổi trung bình | Mean = 33,54 | ||
Công việc hiện tại | Công nhân | 184 | 92.0 |
Lao động tự do | 16 | 18.0 | |
Mức lương trung bình Mean = 6,32 triệu | |||
dưới 5 triệu | 25 | 12.5 | |
5 triệu đến dưới 7 triệu | 132 | 66.0 | |
7 triệu trở lên | 43 | 21.5 | |
Chưa lập gia đình | 54 | 27.0 | |
Đã lập gia đình | 139 | 69.5 | |
Ly thân/ly hôn | 7 | 3.5 |
Có thể bạn quan tâm!
- Kiểm Định Phương Sai Giữa Loại Hình Làm Việc Và Mức Độ Thường Xuyên Được Nhận Hỗ Trợ Việc Làm
- Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Hỗ Trợ Tâm Lý Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Hệ Số B
- Kiểm Định Mối Liên Hệ Giữa Việc Biết Tiếng Khmer Và Các Đặc Điểm Nhân Khẩu Của Người Trả Lời
- Xếp Hạng Ưu Tiên Các Hoạt Động Cần Triển Khai
- Đánh Giá Về Việc Ứng Dụng Phương Pháp Phát Triển Cộng Đồng
- Giải Pháp Liên Quan Đến Việc Phát Huy Vai Trò Của Công Tác Xã Hội
Xem toàn bộ 203 trang tài liệu này.
Mức lương
Tình trạng hôn nhân
Nguồn: số liệu khảo sát tháng 6/2018
Nhìn vào bảng mô tả 200 người được khảo sát, cho thấy lao động Khmer có trình học vấn tương đối thấp và chủ yếu là ở trình độ cấp một và cấp hai (31.5% và 48.5%. Họ có tuổi đời khá trẻ với độ tuổi bình quân là 33.54 nhưng đa số là đã lập gia đình (139 người với tỷ lệ 69.5%).
Về việc làm, đa phần là làm công nhân ở các khu công nghiệp gần nơi ở trọ như khu công nghiệp Đồng An, khu chế xuất Linh Trung 1. Mức lương trung bình của lao động Khmer tại cộng đồng là 6.32 triệu đồng cao hơn khảo sát của chúng tôi về mức lương của lao động Khmer trên địa bàn Bình Dương và mức lương trung bình của lao động thiểu số trong trong báo cáo của Ủy ban Nhân dân tỉnh về tình hình di dân của đồng bào dân tộc thiểu số ở khu vực Tây Nam Bộ ở Bình Dương năm 2018 (5.8 triệu).
Về tổ chức cộng đồng tại khu trọ, kết quả từ công cụ vẽ sơ đồ tổ chức cộng đồng ở hình 4.1 cho thấy ảnh hưởng rất quan trọng của các tổ chức phi chính thức như thân tộc – đồng hương. Tuy nhiên, ở khu trọ này cũng xuất hiện vai trò tích cực của Đoàn Thanh niên thông qua chi hội thanh niên công nhân nhà trọ. Ở chiều hướng không tích cực, đó là các nhóm nhậu, nhóm chơi game đang nhận được đánh giá không tốt như lời của anh L. khi tham gia thực hiện công cụ này cho biết:
“Có những anh em ra ca xong rồi nhậu nhẹt, hát hò gây ồn ào không cho ai nghỉ ngơi, chủ nhà trọ và anh em ra nhắc thì có khi không vui, rồi nhây nhây mệt
lắm”. (PVS13, Nam, công nhân, 35 tuổi, Thuận An)
4.4.2. Thiết lập mối quan hệ và xây dựng nhóm nòng cốt
Địa bàn triển khai hoạt động hỗ trợ là nơi người nghiên cứu đã có 5 năm quan sát tham dự và nghiên cứu điền dã nên có mối quan hệ gần gũi và được tin cậy ở cộng đồng. Trong những dịp lễ tết hay sinh hoạt cộng đồng, tôi đều có mặt và tham dự như là một thành viên của cộng đồng. Ngoài ra, để tiến hành các hoạt động hỗ trợ, nhóm thực hiện đã có thời gian để xác định nhu cầu và thiết lập mối quan hệ để tạo sự tin cậy từ anh chị công nhân trong khu trọ.
Về tiêu chí lựa chọn nhóm nòng cốt là những người thực sự có uy tín trong cộng đồng và mong muốn cộng đồng của mình thay đổi và phù hợp với tính chất các hoạt động dự kiến triển khai. Sau đây là hồ sơ nhóm nòng cốt:
- Nhóm trưởng: Thạch X., sinh năm 1976 quê ở khu Tà Ma, ấp Sóc Mới, xã Long Phú, tỉnh Sóc Trăng. Anh X. có vợ và 3 con. Gia đình anh lên Bình Dương từ tháng 10/2010. Nghề nghiệp hiện tại là thợ hồ và phụ trách sửa chữa cơ sở vật chất trong khu trọ. Anh là người có uy tín và tiếng nói trong cộng đồng. Ngoài ra, anh rất nhiệt tình, xông xáo và có ý thức tiến bộ vì cộng đồng nên được các thành viên trong nhóm nồng cốt thống nhất bầu là nhóm trưởng. Anh phụ trách chung trong việc triển khai hoạt động và đóng vai trò chính trong việc chuẩn bị cơ sở vật chất khi tổ chức các hoạt động.
- Nhóm viên: Trần Đ., sinh năm 1984 quê ở ấp Ngan Rô 2, Xã Đại Ân 2, huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng. Vợ chồng anh có một bé gái 5 tuổi, hiện cũng đang ở cùng và đi học mẫu giáo tại nơi tạm trú. Hiện tại, 2 người đều là công nhân của
công ty giày An Lộc. Anh là thành viên nòng cốt của nhóm tình nguyện Đoàn Kết của thanh niên Khmer xa quê nên được người dân tin cậy. Anh phụ trách việc tuyên truyền vận động anh chị công nhân Khmer tham gia hoạt động ở khu trọ và trên mạng xã hội.
- Nhóm viên: Triệu Vi L., sinh năm 1989 là người có học vấn tương đối cao trong cộng đồng (lớp 9). Anh lên Bình Dương từ năm 2010, hiện đang làm công nhân ở bộ phân thu mua công ty giày da Long Đức vì anh tạo được lòng tin của chủ doanh nghiệp. Vợ chồng anh có 1 con gái hiện đang ở với bà ngoại ở quê nhà. Trong khu trọ, anh có đông bà con họ hàng đang sinh sống và làm việc. Triệu Vi L. rất tích cực tham gia các phong trào do tổ chức Đoàn hay Hội Liên hiệp Thanh niên của phường tổ chức. Anh là chi hội phó chi hội thanh niên công nhân của khu trọ và là cầu nối giữa tổ chức Đoàn Hội với thanh niên công nhân Khmer. Anh phụ trách công việc tổ chức các hoạt động hỗ trợ và là cầu nối trong việc truyền tải, giải thích những vấn đề từ tiếng phổ thông sang tiếng Khmer để người dân dễ hiểu hơn.
- Nhóm viên: Lê Thị H., sinh năm 1978, quê ở Cái Bè tỉnh Tiền Giang, vợ chồng chị lên Bình Dương và ở tại khu trọ từ năm 2007. Vợ chồng anh chị buôn bán tạp hoá tại khu trọ từ năm 2013 đến nay và rất được bà con Khmer trong khu trọ quý mến vì tính tình vui vẻ, thật thà. Chị luôn ủng hộ các hoạt động và tích cực tham gia vì chị mong muốn cộng đồng Khmer tại khu trọ ngày càng ổn định và tiến bộ. Là người gần gũi với người dân nên chị dễ dàng phổ biến thông tin và giải thích cho người dân hiểu về lợi ích khi tham gia các hoạt động mà nhóm triển khai.
- Nhóm viên: Nguyễn Quang V. sinh năm 1990 là người quê gốc tại địa phương, hiện là Phó Bí thư Đoàn Phường và Phó chủ tịch Hội Liên hiệp thanh niên của Phường Bình Hoà. Là người xông xáo, nhiệt tình và đã từng tốt nghiệp Đại học chuyên ngành Công tác xã hội nên anh có kỹ năng và cách thức tập hợp anh chị em lao động Khmer rất tốt. Anh luôn muốn tổ chức các chương trình, hoạt động thực chất đi vào chiều sâu nên tham gia vào nhóm rất nhiệt tình. Anh đóng vai trò trong việc kết nối nguồn lực và tham mưu các kế hoạch hoạt động đối với chính quyền địa phương.
- Nhóm viên: Thạch N. sinh năm 1988 quê ở ấp Sóc Lèo xã Lịch Hội Thượng, huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng. Trong khu trọ, anh N. có mối quan hệ rất
tốt, một phần đa số đều có mối quan hệ họ hàng, bạn bè với anh. Mặt khác, anh là chi hội trưởng chi hội thanh niên công nhân Khmer nên rất có uy tín. Anh luôn mong muốn làm được điều gì đó cho cộng đồng của mình. Anh đóng vai trò chính trong việc triển khai các hoạt động cụ thể và huy động nguồn lực trong cộng đồng công nhân Khmer.
- Nhóm viên: Dương Lê Hoàng O., sinh năm 1997 là nữ sinh viên năm 4 ngành Công tác Xã hội của Trường Đại học Thủ Dầu Một. Nhà bạn O. cách khu trọ khoảng 2km nên có có điều kiện thường xuyên đến khu trọ. Là sinh viên ngành CTXH nên bạn rất mong muốn được tham gia các hoạt động phát triển cộng đồng và là sinh viên thực tập tại khu trọ nên O. có được sự cảm mến và tin cậy của bà con Khmer trong khu trọ. Ngoài ra, O. đóng vai trò kết nối và là trưởng nhóm sinh viên tình nguyện tham gia hoạt động hỗ trợ.
4.4.3. Xác định vấn đề và nhu cầu của cộng đồng
Để xác định những vấn đề và nhu cầu của người dân ở cộng đồng, các công cụ đánh giá nhanh có sự tham gia của người dân (PRA) và bảng khảo sát nhanh đã được sử dụng.
Ở việc xác định các vấn đề đang phải đối diện liên quan đến sinh kế, kết quả từ công cụ xếp hạng ưu tiên cho thấy kết quả cũng khá tương đồng giữa nam và nữ. Đơn cử như ở vấn đề “Không nắm về chế độ lao động, tiền lương” cả hai giới đều cho thấy ảnh hưởng lớn nhất đến đời sống của họ. Như lời của anh Thạch M. khi tham gia công cụ cho biết:
“Nhằm khi tháng này, tháng khác mình cứ bị trừ cái gì hay tiền lương nó không có như mình tính. Nhiều khi muốn hỏi mà cũng ngại không biết hỏi ai nên có khi cũng bực bội lắm! Nói chung mấy cái chế độ đồ mình không có nắm nên có khi bị thiệt thòi mà không biết, nên giờ mà có người nói cho mình hay giải đáp cho mình là mình sẽ tham gia ngay” (trích Công cụ Xếp hạng ưu tiên). Cũng vấn đề này, ở các tiêu chí khác đều có điểm cao nhất nên xếp hạng ở vị trí đầu tiên.
Kế đến là “thiếu thông tin việc làm” được xếp hạng hai ở nam và hạng 3 ở nữ. Trong khi đó, “thiếu thông tin về giáo dục” lại được nữ xếp hạng hai. Chỉ khác ở tiêu chí về “chưa biết chi tiêu hợp lý” khi nữ lao động thì xếp hạng IV còn nam
thì dường như chưa quan tâm vấn đề này nên xếp hạng cuối cùng. Qua kết quả công cụ xếp hạng ưu tiên cũng phần nào phản ánh sự phân công lao động theo giới khi những việc liên quan đến học hành con cái hay chi tiêu thì người phụ nữ có sự quan tâm nhiều hơn so với nam giới.
Mức độ | Mức độ | Mức độ | Mức độ Điểm Xếp | |||
ảnh hưởng | quan tâm | tham gia | chưa hiểu | Hạng | ||
Thiếu thông Nam | 5 | 5 | 5 | 5 | 20 | III |
tin về giáo dục Nữ | 6 | 6 | 5 | 5 | 22 | II |
Không rò về Nam | 6 | 6 | 6 | 5 | 23 | I |
động, tiền Nữ | 6 | 6 | 6 | 6 | 24 | I |
Thiếu thông Nam | 6 | 6 | 5 | 4 | 21 | II |
tin việc làm Nữ | 6 | 5 | 5 | 5 | 21 | III |
Chưa biết Nam cách chi tiêu hợp lý Nữ | 5 6 | 3 6 | 3 5 | 5 3 | 16 20 | VI IV |
Thiếu thông Nam | 5 | 4 | 3 | 6 | 18 | IV |
tin về y tế Nữ | 4 | 4 | 3 | 4 | 15 | V |
Thiếu thông Nam | 4 | 4 | 3 | 6 | 17 | V |
tin vay vốn Nữ | 5 | 3 | 3 | 6 | 17 | VI |
Bảng 4. 2: Xếp hạng ưu tiên các vấn đề quan tâm theo giới tính
chế độ lao lương
Nguồn: Số liệu khảo sát tháng 6/2018
Từ kết quả định tính, chúng tôi thiết kế bảng khảo sát nhanh, kết quả cho thấy nhu cầu của 200 công nhân ở khu trọ được thể hiện ở bảng 4.3 sau:
Bảng 4.3: Nhu cầu liên quan đến sinh kế
Nhu cầu Lượt trả lời %
N % trường hợp