Đánh Giá Về Việc Ứng Dụng Phương Pháp Phát Triển Cộng Đồng


động hướng dẫn cách thức sử dụng và kết nối với các dịch vụ phúc lợi xã hội thiết yếu.

cập vào Ican và 300 móc khoá làm quà tặng cho người dân khi tham gia tập huấn.

- Tài trợ 5.000.000 đồng để tổ chức các hoạt động tại cộng đồng.


Sau 2 ngày tập huấn (6 và 7/10/2018),


các thành viên nhóm nồng cốt và các


tình nguyện viên là sinh viên đã có thể

Hoạt động 3: Tổ chức tập huấn cách

sử dụng thành thạo.

sử dụng và hướng dãn cách sử dụng

- Tổ chức thực hành bằng cách hướng

cho nhóm nòng cốt.

dẫn các anh chị lao động Khmer cách

- Thành viên nhóm nòng cốt và tình

sử dụng Ican.

nguyện viên biết cách sử dụng và

- Trước khi hướng dẫn cần nói rò ý

hướng dẫn người khác sử dụng mạng

nghĩa và lợi ích khi sử dụng Ican để

lưới thông tin phúc lợi phục vụ cho

thu hút lao động Khmer sử dụng một

việc tìm kiếm thông tin và đáp ứng các

cách tự nguyện.

nhu cầu của bản thân và gia đình.

- Kinh nghiệm rút ra là các thành viên

.

nhóm nòng cốt và tình nguyện viên


không phải là người Khmer cần nói


thật chậm và làm cụ thể trên điện thoại


của mình để người được hướng dẫn dễ


theo dòi và làm theo.

Hoạt động 4 - Hướng dẫn lao động

- Hướng dẫn được 178 lượt lao động

Khmer trong khu trọ đăng nhập và

Khmer trong khu trọ cách thức đăng

sử dụng tiện ích về mạng lưới thông

nhập và sử dụng mạng lưới thông tin

tin dịch vụ xã hội Ican

dịch vụ xã hội Ican.

- Hướng dẫn được 150 lượt lao động

- Tổ chức được 01 buổi hướng dẫn

Khmer cách sử dụng mạng lưới thông

lồng ghép với tuyên truyền thông tin

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 203 trang tài liệu này.

Hỗ trợ sinh kế đối với người lao động Khmer nhập cư từ thực tiễn tỉnh Bình Dương - 19


tin dịch vụ phúc lợi trực tuyến (Ican).

của Hội Liên hiệp Thanh niên phường

- Phát được 250 sổ tay hướng dẫn sử

Bình Hoà tại khu trọ 30/4.

dụng mạng lưới thông tin dịch vụ phúc

Các hoạt động diễn ra thiết thực và thu

lợi trực tuyến (Ican).

hút sự tham gia của anh chị công

- Thành lập được một phòng tư vấn

nhân, thể hiện thông qua việc số lượng

dành riêng cho đối tượng là lao động

người dùng là lao động Khmer có tăng

Khmer trên mạng lưới thông tin dịch

lên, tương tác trong các phòng tư vấn

vụ phúc lợi trực tuyến (Ican).

trực tuyến về hôn nhân – gia đình, về


tâm lý sức khỏe thông qua việc đặt


câu hỏi với các chuyên gia đã được trả


lời nhanh chóng, kịp thời.


- Phòng tư vấn dành riêng cho đối


tượng là lao động Khmer được thành


lập nhưng chưa thu hút được sự tham


gia của lao động Khmer do họ thường


đặt câu hỏi trong các phòng chuyên


môn đã kể trên.


Mặt khác, trong thời gian hướng dẫn


sử dụng, website của mạng lưới đang


nâng cấp Server nên có lúc không vào


được cũng gây những khó khăn cho


người sử dụng. Từ những khó khăn


này và sự gợi ý của người dân, tác


viên cộng đồng cùng với nhóm nòng


cốt quyết định lập 1 group trên


facebook để có thể thuận lợi và dễ


dàng hơn trong tương tác và giải đáp


thắc mắc về chủ đề lao động, tiền


lương.


Hoạt động 5: Tổ chức chương trình

- Chuyên gia Nguyễn Thị Kiều Nhi là

tư vấp pháp luật về lao động, tiền

Phó giám đốc trung tâm tư vấn pháp

lương và việc làm

luật trực thuộc Liên đoàn lao động

- Có sự tham gia của chuyên gia có uy

Bình Dương và chuyên gia Đặng Tấn

tín

Đạt là Phó trưởng ban Chính sách –

- Có sự tham gia truyền thông của báo,

Pháp luật của Liên đoàn Lao động

đài ở địa phương.

tỉnh Bình Dương nhận lời tham gia tư

- Thu hút được 300 lao động Khmer

vấn trực tiếp và hỗ trợ chuyên môn

trong khu trọ tham gia.

cho chương trình.


- Việc triển khai lấy ý kiến thắc mắc


và những câu hỏi cần tư vấn được


thực hiện trước khi chương trình diễn


ra 1 tháng đã thu được 46 ý kiến và đã


được chuyển kịp thời tới chuyên gia.


Chương trình đã thu hút được sự tham


gia của khoảng 200 lao động Khmer


trong và ngoài khu trọ. Trong chương


trình những nội dung cần tư vấn đã


được các chuyên gia giải đáp cặn kẽ


và dễ hiểu.


Những câu hỏi chưa được giải đáp


trực tiếp sẽ được chuyên gia Nguyễn


Thị Kiều Nhi trả lời trên group


Facebook mà chương trình sẽ lặp


trong thời gian tới.


4.4.7. Đánh giá về việc ứng dụng phương pháp phát triển cộng đồng

Kết quả ứng dụng phương pháp phát triển cộng đồng trong hỗ trợ sinh kế với lao động Khmer nhập cư tại cộng đồng có đông lao động Khmer tạm trú là hoàn toàn khả thi và khả năng nhân rộng mô hình này trên địa bàn toàn tỉnh. Kết quả thực hiện đã đạt ở mức thành công khi đạt được các mục tiêu đề ra.

Nếu như trước khi tiến hành hoạt động, đa phần lao động Khmer trong khu trọ đều cho biết mình thiếu thông tin và các hoạt động phúc lợi xã hội nên gặp nhiều khó khăn trong đời sống như không hiểu về chế độ lao động tiền lương? Không biết gửi con ở đâu? Hay như vì không biết thông tin về nơi vay vốn ưu đãi nên đã vướng vào cho vay nặng lãi hay phải vay tiêu dùng với lãi suất rất cao dẫn đến những âu lo, căng thẳng trong việc trả lãi hàng tháng. Những vấn đề trên làm cho đời sống của lao động Khmer trong khu trọ cũng nhiều khó khăn, bất ổn.

Khi chương trình hỗ trợ triển khai với đối tượng hưởng lợi chính của chương trình hỗ trợ là lao động Khmer nhập cư đang sống tại các khu trọ 30/4 trên đường Bình Hoà 20 thuộc phường Bình Hoà - thị xã Thuận An - tỉnh Bình Dương. Trước đây, họ thường dùng điện thoại chủ yếu để liên lạc với người thân hay đáp ứng nhu cầu giải trí lúc rảnh rỗi như nghe nhạc, xem phim, lướt facebook… Khi chương trình hỗ trợ triển khai thông qua các hoạt động tư vấn, hướng dẫn cách sử dụng lồng ghép trong các chương trình tổ chức tại các khu trọ hoặc tư vấn ngay tại phòng trọ đã giúp anh chị công nhân dần dần đã có thói quen đăng nhập vào Ican khi muốn tìm hiểu các dịch vụ thiết thực liên quan đến đời sống của bản thân và gia đình khi cần thông tin về nhà trọ, địa điểm học tập của con cái hay nơi khám bệnh. Bên cạnh đó, các phòng tư vấn tâm lý, đời sống hôn nhân gia đình với sự trả lời của các chuyên gia cũng thu hút sự tham gia của công nhân đặt câu hỏi và chia sẻ. Kết quả dự án cho thấy họ đã biết đến và sử dụng Ican.com.vn như là 1 kênh để hỗ trợ trong việc tiếp cận các dịch vụ xã hội. Số lượt đăng ký sử dụng dịch vụ tăng lên, tương tác và chia sẻ của họ trong các phòng tư vấn cũng được các chuyên gia giải đáp tận tình (Tính tới thời điểm 7/3/2019 đã có có 6274 người dùng với 1586 địa điểm về các dịch vụ xã hội và có 394 lượt bài viết trong các diễn đàn).

Xuất phát từ nhu cầu của anh chị lao động Khmer trong khu trọ, vấn đề về tiếp cận thông tin pháp luật, lao động và tiền lương. Chương trình hỗ trợ đã kết hợp với Hội Liên hiệp Thanh niên phường Bình Hoà và Trung tâm tư vấn pháp luật Công đoàn trực thuộc Liên đoàn lao động Tỉnh Bình Dương đã tổ chức chương trình tư vấn trực tiếp tại khu trọ thu hút được sự tham gia của khá đông người dân trong cộng đồng. Từ chương trình tư vấn này, tác viên cộng đồng cùng với nhóm nòng cốt tiếp tục xây dựng một group trên Facebook có sự tham gia của các chuyên gia để có thể tiếp tục duy trì hoạt động tư vấn khi lao động Khmer có nhu cầu. Điều

này, chứng minh được tính hiệu quả và bền vững của các hoạt động mà chương trình triển khai.

Chương trình hỗ trợ có sự tham gia của sáu sinh viên khoa Công tác xã hội – Trường Đại học Thủ Dầu Một, các bạn đã có cơ hội trải nghiệm thực tế quý giá. Thông qua việc tham gia vào tổ chức và lên kế hoạch các hoạt động, sinh viên đã được rèn luyện rất nhiều kỹ năng từ giao tiếp đến kỹ năng truyền thông. Từ những bỡ ngỡ ban đầu các bạn nhanh chóng nắm bắt và chủ động trong việc triển khai các phần việc mình được phân công và hỗ trợ người khác. Bạn O. – trưởng nhóm đã viết trong lượng giá gửi chúng tôi như sau: “Việc tham gia các hoạt động với vai trò là thành viên nhóm nòng cốt, đã giúp em và các bạn trưởng thành hơn, tự tin hơn khi áp dụng được những kiến thức đã học trên giảng đường. Thông qua đó, em thấy thích thú với ngành mình học hơn và sẽ cố gắng để có thể được tiếp tục tham gia các dự án khác khi ra trường”. Có thể nói, với vai trò là tác viên cộng đồng trong việc thực hiện chương trình hỗ trợ và cũng là giảng viên đại học, việc tạo ra cơ hội để sinh viên có cơ hội trải nghiệm thực tế là một thành công mà chúng tôi rất tâm đắc.

Chương trình kết thúc nhưng đã mở ra dự định phát triển, chúng tôi cũng nhận thấy rằng nhu cầu về tiếp cận dịch vụ phúc lợi của lao động Khmer là rất lớn. Những đề nghị về việc tổ chức các kênh truyền thông, tư vấn trực tiếp và thông qua Ican của các đơn vị như hội phụ nữ phường Bình Hòa – Thuận An; hội liên hiệp Thanh niên phường Bình Hòa, trung tâm tư vấn pháp luật công đoàn là những ý tưởng thực tế cho thấy việc tiếp tục mở rộng và phát triển chương trình hỗ trợ này trong thời gian tới là hoàn toàn khả thi và có tính bền vững khi nhận được quan tâm của đối tượng hưởng lợi, đơn vị cung cấp dịch vụ và các ban ngành đoàn thể có liên quan.


Tiểu kết chương 4

Chương 4 trình bày kết quả thực nghiệm phương pháp CTXH phát triển cộng đồng trong việc hỗ trợ sinh kế tại một cộng đồng cụ thể. Bên cạnh việc trình bày tiến trình phát triển cộng đồng và cách thức tổ chức thực hiện, lượng giá. Chương 4

cũng thể hiện kết quả nghiên cứu thực nghiệm. Kết quả cho thấy việc ứng dụng phương pháp Phát triển Cộng đồng trong hỗ trợ sinh kế là có cơ sở khoa học và thực tiễn khi phù hợp với những đặc điểm di cư của lao động Khmer. Thông qua việc thực hiện hỗ trợ tiếp cận thông tin về phúc lợi xã hội mà cụ thể là thông tin tư vấn pháp luật về lao động tiền lương đã giúp cho người lao động trong cộng đồng hiểu rò hơn về quyền lợi và nghĩa vụ của họ khi tham gia vào thị trường lao động. Kết quả của thực nghiệm có khả năng duy trì thông qua việc ứng dụng mạng xã hội như Facebook, Zalo để có thể cung cấp thông tin trực tuyến một cách nhanh chóng, kịp thời và cập nhật.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. Kết luận

Từ kết quả nghiên cứu của luận án, một số kết luận được rút ra như sau:

Về nghiên cứu lý luận, từ việc làm rò các khái niệm then chốt và quan trọng của luận án như: sinh kế, sinh kế bền vững và hỗ trợ sinh kế cũng như tổng quan các nghiên cứu lý luận về các vấn đề này đã giúp tác giả có thể thao tác hóa khái niệm và xây dựng thành các chỉ báo đo lường để từ đó hoàn thiện công cụ. Kết quả nghiên cứu lý luận cho thấy, hỗ trợ sinh kế đối với lao động nhập cư là một loại hình hỗ trợ xã hội đề cập đến hoạt động giúp lao động nhập cư có thể tận dụng năng lực vốn có, cải thiện và tăng cường các nguồn vốn của bản thân và gia đình nhằm có đời sống ổn định hơn. Dưới cách tiếp cận Công tác xã hội, hoạt động hỗ trợ sinh kế được chia thành bốn loại hoạt động hỗ trợ sau: Hỗ trợ việc làm, hỗ trợ thông tin, hỗ trợ tâm lý và hỗ trợ kết nối mạng lưới xã hội. Về các nhân tố tác động đến hoạt động hỗ trợ sinh kế, đặc điểm nhân khẩu của lao động nhập cư; nhân tố về mạng lưới xã hội; nhân tố về đặc điểm của nhân viên xã hội như là các nhân tố quan trọng tác động đến hoạt động hỗ trợ sinh kế.

Về nghiên cứu thực tiễn, luận án đưa ra một số kết luận như sau:

Thứ nhất về thực trạng sinh kế, có thể thấy lao động Khmer nhập cư lên Bình Dương chủ yếu là di cư tự phát và thiếu vắng hầu hết các nguồn vốn sinh kế. Việc làm của họ thường là lao động giản đơn trong các công ty sản xuất gốm, gỗ ở Thuận An và Bến Cát còn ở Phú Giáo là chủ yếu làm trong các lò gạch và các xưởng ván ép. Ý thức được những hạn chế của bản thân, lao động Khmer nhập cư thường chấp nhận làm các công việc nặng nhọc, độc hại mà người Kinh thường không làm. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy sự đánh giá cao về tính chịu khổ và làm việc siêng năng của lao động Khmer từ phía những người quản lý lao động. Về mức lương, kết quả khảo sát từ lao động Khmer nhập cư là tương đồng với mức lương của công nhân đang làm việc ở Bình Dương. Tuy nhiên, trong bối cảnh vật giá leo thang, các chi phí đều tăng thì giữa thu nhập và chi tiêu có sự mất cân đối mà tỷ lệ gần một phần hai số người trong nghiên cứu này cho biết mình có vay tiền lãi là một thực trạng đáng cần phải quan tâm khi đây là rủi ro mà họ phải đối diện ở hiện tại và trong tương lai..

Thứ hai về hoạt động hỗ trợ sinh kế, kết quả mô tả cho thấy trong các hoạt động hỗ trợ, thì hỗ trợ tâm lý là hoạt động mà lao động Khmer nhập cư tiếp cận nhiều nhất với vai trò của gia đình. Trong khi đó, hoạt động hỗ trợ tăng cường mạng lưới xã hội thì tỷ lệ lao động Khmer tiếp nhận được là thấp. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ được nhận hỗ trợ các thông tin liên quan đến phúc lợi xã hội của lao động Khmer nhập cư còn thấp dù trên thực tế ở Bình Dương các ban ngành, đoàn thể cũng đã có những chương trình hỗ trợ thông tin chung dành cho công nhân. Tuy nhiên, các chương trình này chưa thực sự xuất phát từ nhu cầu của lao động Khmer nên ít thu hút được sự tham gia của họ. Ở hoạt động hỗ trợ việc làm, chủ yếu lao động Khmer trong mẫu nghiên cứu này được “hỗ trợ tìm việc làm” với tỷ lệ cao nhất. Trong hoạt động này, vai trò của hệ thống thân tộc – đồng hương là rất quan trọng. Tóm lại, Chiến lược sinh kế để ứng phó với những rủi ro, khó khăn trong mưu sinh trên đất khách của lao động Khmer nhập cư là dựa vào mạng lưới thân thuộc là gia đình và hệ thống thân tộc và đồng hương. Hầu như mạng lưới này có vai trò cực kỳ quan trọng trong các hoạt động sinh kế từ kiếm tìm việc làm đến cho mượn tiền hay bảo lãnh chỗ trọ và cho mượn tiền sinh hoạt hay trong chia sẻ về mặt tâm lý, tinh thần.

Thứ ba về các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động hỗ trợ, kết quả nghiên cứu khẳng định tầm ảnh hưởng vô cùng quan trọng của đồng hương đối với hỗ trợ sinh kế. Nghiên cứu này là khá tương đồng với các nghiên cứu liên quan đến lao động Khmer nhập cư khi tái khẳng định vai trò vô cùng quan trọng của hệ thống này đối với đời sống của lao động Khmer nhập cư. Có thể coi đây là nguồn vốn xã hội gần như là quan trọng nhất mà họ đang có. Chính vì thế, trong các hoạt động hỗ trợ sinh kế, các bên liên quan cần phải kết nối và huy động sự tham gia của nguồn lực này thì hiệu quả hoạt động sẽ rất tốt. Chúng ta có thể dựa vào hệ thống này để tuyên truyền, vận động bà con tham gia các chương trình hỗ trợ thiết thực để ổn định sinh kế theo hướng phát triển tích cực. Ngoài ra, trong các hoạt động cần phải có sự tham gia của những người có uy tín trong cộng đồng nơi nhập cư để tạo được sự tin tưởng và lan tỏa đối với cộng đồng. Bên cạnh đó, đối với đặc điểm của người lao động nhập cư, thời gian sinh sống ở Bình Dương có ảnh hưởng đáng kể đến việc hỗ trợ việc làm và hỗ trợ về thông tin nhất là những người mới đến Bình Dương. Đây là những người thực sự rất cần sự hỗ trợ về mặt sinh kế, nhất là trong bối cảnh di cư của nhóm lao động Khmer nhập cư là di cư tự

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/07/2022