Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Hỗ Trợ Tâm Lý Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Hệ Số B

trong đời sống vật chất mà còn là về tinh thần. Sự hỗ trợ này giúp họ thích ứng với những khó khăn và rủi ro nơi đất khách.

Bảng 3. 18: Các yếu tố ảnh hưởng đến hỗ trợ tâm lý Các yếu tố ảnh hưởng Hệ số B


Học vấn

Cấp 1 trở xuống


0,19


Cấp 2 trở lên (nhóm đối chứng)


Thời gian ở Bình Dương


Dưới 3 năm

1,67***

Từ 3 đến 5 năm

1,79**

Trên 5 năm (nhóm đối chứng)


Giới tính


Nam

-0,07

Nữ (nhóm đối chứng)


Tuổi


Dưới 30 tuổi


Trên 30 tuổi (nhóm đối chứng)

-0,35

Số lượng bạn bè là người Bình Dương


Trên 5 người

21,99

Từ 3 đến 5 người

21,37

Dưới 3 người (nhóm đối chứng)


Số lượng bạn là đồng nghiệp


Trên 5 người

-41,48

Từ 3 đến 5 người

-39,88

Dưới 3 người (nhóm đối chứng)


Số lượng bạn là đồng hương


Trên 5 người

1,786**

Từ 3 đến 5 người

-,354

Dưới 3 người (nhóm đối chứng)


Hằng số


19.,77

Hệ số điều chỉnh R2


50,04

Số quan sát (N)


318

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 203 trang tài liệu này.

Hỗ trợ sinh kế đối với người lao động Khmer nhập cư từ thực tiễn tỉnh Bình Dương - 15

Chú ý: * Mức ý nghĩa * P< 0,05; ** P< 0,01; *** P< 0,001 Nguồn: Số liệu khảo sát đề tài năm 2018

Tóm lại, bên cạnh việc phát huy vai trò của gia đình và đồng hương trong việc hỗ trợ tâm lý thì các bên liên quan đến người lao động như doanh nghiệp, các đoàn thể xã hội ở nơi làm việc và nơi ở cần phải thực sự quan tâm đến vấn đề này để không những giúp người lao động Khmer ổn định cuộc sống mà còn mang lại lợi

ích cho doanh nghiệp trong việc ổn định lực lượng lao động tránh những tình trạng bỏ việc tập thể như trong phần mô tả thực trạng hỗ trợ tâm lý đã đề cập và phân tích. Muốn như vậy, cần phải phát huy vai trò của cán bộ công đoàn ở doanh nghiệp và đội ngũ cán bộ xã hội ở địa bàn người lao động Khmer đang tạm trú trong việc nắm bắt tâm tư, tình cảm người lao động và là cầu nối của họ với doanh nghiệp và chính quyền địa phương

Ở một khía cạnh khác, việc cố kết thành cộng đồng để tương trợ nhau như một chiến lược thích ứng với cuộc sống xa quê nhưng có thể điều này cũng tạo thành tính “khép kín”, ngại giao tiếp với người ngoài của người lao động Khmer. Cô N. là một phụ nữ Khmer đang sống cùng chồng ở một khu trọ thuộc Thuận An chia sẻ:

“ Đi làm tối ngày về nhà thì cũng ở trong nhà, chứ không có đi đâu hết, chỉ có chủ nhật được nghỉ thì mình cũng trò chuyện vui chơi với chị em trong khu trọ thôi chứ cũng không có đi đâu bên ngoài, trong khu này đa số là người dân tộc của mình nên cũng dễ nói chuyện mà bà con tui trên đây, gia đình họ Lâm đó cũng có nhiều đến 5-6 người lận nên cũng có bà con đồ. Nói ngay, ở trong khu này quen nhau hết nên cũng không có mất mát gì đâu”.

(PVS 2, công nhân, nữ, 46 tuổi, Thuận An) Như vậy, bên cạnh việc củng cố mạng lưới đồng hương, các đoàn thể ở địa phương cũng cần tăng cường sự giao lưu, tương tác của người lao động Khmer với môi trường xã hội xung quanh nơi ho đang tạm trú để việc hòa nhập xã hội được thuận lợi. Bởi lẽ, xét trong dài hạn, tâm thế “khép kín” như phân tích ở trên là

không có lợi cho sự hòa nhập của họ tại nơi họ đến.

3.4.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc hỗ trợ thông tin

Trong phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hỗ trợ thông tin, các biến về đặc điểm nhân khẩu của lao động Khmer và các biến về mạng lưới xã hội được đưa vào mô hình để chạy tương quan với biến phụ thuộc là hỗ trợ thông tin nhận 2 giá trị là 0 (không nhận hỗ trợ thông tin) và 1 (có nhận hỗ trợ thông tin). Khi đưa tất cả các biến vào mô hình thì các biến về thời gian làm việc ở Bình Dương; Số lượng bạn bè là người Bình Dương, số lượng bạn bè là người đồng nghiệp là có ý nghĩa về mặt thống kê. Kết quả được thể hiện ở bảng 3.19 như sau:

Bảng 3.19: Các yếu tố ảnh hưởng đến hỗ trợ thông tin Các yếu tố ảnh hưởng Hệ số B


Học vấn

Cấp 1 trở xuống


-0,71


Cấp 2 trở lên (nhóm đối chứng)


Thời gian ở Bình Dương


Dưới 3 năm

1,20**

Từ 3 đến 5 năm

1,15**

Trên 5 năm (nhóm đối chứng)


Giới tính


Nam

- 0,56

Nữ (nhóm đối chứng)


Tuổi


Dưới 30 tuổi

-0,27

Trên 30 tuổi (nhóm đối chứng)


Số lượng bạn bè là người Bình Dương


Trên 5 người

3,69***

Từ 3 đến 5 người

1,37**

Dưới 3 người (nhóm đối chứng)


Số lượng bạn là đồng nghiệp


Trên 5 người

-2,40***

Từ 3 đến 5 người

-4,02***

Dưới 3 người (nhóm đối chứng)


Số lương bạn là đồng hương


Trên 5 người

1,24*

Từ 3 đến 5 người

-1,59*

Dưới 3 người (nhóm đối chứng)


Hằng số


0.276

Hệ số điều chỉnh R2


47,7

Số quan sát (N)


304

Chú ý: * Mức ý nghĩa * P< 0,05; ** P< 0,01; *** P< 0,001

Trong hoạt động hỗ trợ thông tin, yếu tố về thời gian có ảnh hưởng quan trọng theo hướng thời gian tạm trú ở Bình Dương càng ngắn thì càng nhận được thông tin nhiều hơn (hệ số tương quan là 1,20 ở nhóm dưới 3 năm sinh sống). Đây cũng là kết quả làm rò hơn phần thực trạng mô tả về hỗ trợ thông tin. Thực tế cho thấy, người mới đến luôn rất cần thông tin không chỉ về việc làm mà là các thông tin khác liên quan đến đời sống như nhà trọ, y tế, các dịch vụ xã hội. Xét trong dài hạn, việc được hỗ trợ thông tin cũng rất cần thiết đối với lao động nhập cư là người Khmer nhất là trong bối cảnh tỷ lệ được nhận các thông tin về phúc lợi xã hội còn

thấp dù cũng đã có nhận được những chương trình hỗ trợ thông tin được triển khai ở nơi tạm trú nhưng dường như chương trình này chưa thực sự xuất phát từ nhu cầu của lao động Khmer nên ít thu hút được sự tham gia của họ.

Đối với yếu tố mạng lưới xã hội, số lượng bạn bè là người Bình Dương mà càng đông thì lao động Khmer càng được nhận nhiều hỗ trợ về thông tin (hệ số B là 3,69). Đây là kết quả rất có ý nghĩa, việc mở rộng tăng cường mạng lưới quan hệ với người bản địa sẽ giúp người lao động Khmer nhập cư có thêm thông tin hữu ích về việc làm và phúc lợi xã hội. Mặt khác, việc có thêm mối quan hệ với người địa phương là một cách để người lao động Khmer hòa nhập tốt hơn vào cuộc sống ở Bình Dương. Để làm được việc này, cần phát huy vai trò của nhân viên xã hội và cán bộ đoàn thể ở địa phương trong việc kết nối và tạo những sân chơi, diễn đàn để người lao động Khmer nhập cư và người địa phương có cơ hội để giao lưu, trao đổi thông tin. Kết quả phân tích ở bảng 3.22 lại tiếp tục khẳng định vai trò rất quan trọng của mạng lưới đồng hương. Số lượng bạn bè là người đồng hương càng nhiều thì càng có nhiều khả năng nhận được hỗ trợ về thông tin.

Tóm lại, trong hỗ trợ thông tin dành cho nhóm đối tượng là lao động Khmer nhập cư, nhân viên xã hội cần phải dựa vào mạng lưới thân tộc – đồng hương để xác định nhu cầu và tuyên truyền về lợi ích của việc tiếp cận các thông tin về phúc lợi xã hội đối với họ. Mặt khác, với đặc thù về trình độ văn hóa và ngôn ngữ phổ thông nên các chương trình cung cấp thông tin cần được thiết kế một cách phù hợp như chú ý đến việc sử dụng ngôn ngữ dễ hiểu, linh hoạt và gần gũi trong trao đổi để có thể thu hút và giúp họ tự tin nói lên những vấn đề của mình. Ngoài ra, trong xu hướng hiện nay khi đa phần lao động đều có sử dụng điện thoại thông minh thì việc chia sẻ cách tiếp cận thông tin về phúc lợi xã hội trực tuyến cũng là cách thức cần quan tâm và triển khai.

3.4.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc hỗ trợ kết nối mạng lưới xã hội

Tương tự như phần phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc hỗ trợ thông tin, chúng tôi cũng căn cứ vào khả năng giải thích của các biến số đối với hỗ trợ kết nối mạng lưới xã hội cũng như sự phù hợp với các giả thuyết nghiên cứu đã được đặt ra. Từ căn cứ này, chúng tôi đưa các biến về đặc điểm nhân khẩu của lao động Khmer, đặc

điểm về người hỗ trợ và các biến về mạng lưới xã hội vào mô hình như là biến độc lập để phân tích. Biến phụ thuộc là Hỗ trợ kết nối mạng lưới xã hội, với hai giá trị là không nhận hỗ trợ thông tin (mã hóa là 0) và có nhận hỗ trợ thông tin (mã hóa là 1).

Ở các biến thuộc nhân tố về mạng lưới xã hội như số lượng bạn bè là người Bình Dương, số lượng người quen là đồng nghiệp, số lượng người quen là đồng hương là có ý nghĩa thống kê. Kết quả chạy phân tích hồi quy nhị phân về các yếu tố ảnh hưởng đến hỗ trợ kết nối mạng lưới xã hội được thể hiện ở bảng 3.20 sau đây:

Bảng 3.20: Các yếu tố ảnh hưởng đến hỗ trợ kết nối mạng lưới xã hội Các yếu tố ảnh hưởng Hệ số B


Học vấn

Cấp 1 trở xuống


0,012


Cấp 2 trở lên (nhóm đối chứng)


Thời gian ở Bình Dương


Dưới 3 năm

-0,13

Từ 3 đến 5 năm

0,93

Trên 5 năm (nhóm đối chứng)


Giới tính


Nam

-0,67

Nữ (nhóm đối chứng)


Tuổi


Dưới 30 tuổi

-0,84

Trên 30 tuổi (nhóm đối chứng)


Số lượng bạn bè là người Bình Dương


Trên 5 người

2,94***

Từ 3 đến 5 người

0,80

Dưới 3 người (nhóm đối chứng)


Số lượng bạn là đồng nghiệp


Trên 5 người

-3,46***

Từ 3 đến 5 người

-5,17***

Dưới 3 người (nhóm đối chứng)


Số lượng bạn là đồng hương


Trên 5 người

1,33**

Từ 3 đến 5 người

-3,37***

Dưới 3 người (nhóm đối chứng)


Hằng số


2,310

Hệ số điều chỉnh R2


59,7

Số quan sát (N)


295

Chú ý: * Mức ý nghĩa * P< 0,05; ** P< 0,01; *** P<

0,001


Nguồn: Số liệu khảo sát đề tài năm 2018

Từ kết quả nghiên cứu mô tả, cho thấy khi lên Bình Dương, lao động Khmer có nhu cầu sống cùng với đồng hương của mình để có thể tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong hành trình mưu sinh nơi đất khách. Mặt khác, việc sống chung với nhau không chỉ tạo nên tính cố kết cộng đồng mà còn giúp họ có thể duy trì các phong tục tập quán, các lễ hội văn hóa truyền thống đặc sắc của dân tộc mình. Điều này là rất khó khi họ sống riêng lẻ, độc lập.

Chính vì lý do đó, mà vai trò của những người quen là đồng hương là không thể thiếu, người lao động Khmer nhập cư mà có số lượng người bạn nhiều từ 5 người trở lên thì càng có nhiều cơ hội nhận được hỗ trợ kết nối mạng lưới xã hội (hệ số B là 1,33). Tuy nhiên, trong kết quả phân tích hồi quy nhị phân, biến về số lượng đồng nghiệp là có ý nghĩa thống kê nhưng lại có ảnh hưởng âm đến việc nhận hỗ trợ kết nối mạng lưới xã hội. Cụ thể ở chỉ báo có từ 5 người quen là đồng nghiệp trở lên thì hệ số B là -3,46 ở mức ý nghĩa P = 0,000. Kết quả này có thể phản ánh xu hướng bạn bè là đồng nghiệp thường không phải là ưu tiên của lao động Khmer trong việc phát triển mạng lưới xã hội của bản thân và gia đình mình. Với người lao động Khmer nhập cư, họ tập trung nhiều hơn vào hệ thống thân tộc – đồng hương và coi đây là chính là mạng lưới xã hội chính của họ.

Tóm lại, trong phần phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động hỗ trợ sinh kế, chúng tôi thấy các yếu tố sau có những ảnh hưởng đáng kể lên việc nhận hỗ trợ:

Đối với đặc điểm của người lao động nhập cư, thời gian sinh sống ở Bình Dương có ảnh hưởng đáng kể đến việc hỗ trợ việc làm và hỗ trợ về thông tin. Theo đó, những người mới đến Bình Dương thường nhận được hỗ trợ nhiều hơn những người đã ở từ 3 năm trở lên. Điều này cũng cho thấy, những người mới nhập cư vào Bình Dương thực sự rất cần sự hỗ trợ về mặt sinh kế, nhất là trong bối cảnh di cư của nhóm lao động Khmer nhập cư là di cư tự phát. Vì thế, để hỗ trợ nhóm này, cần phải có những cách thức tiếp cận nhanh chóng và phù hợp với nhu cầu mong đợi của họ. Bên cạnh hỗ trợ việc làm, thì cung cấp thông tin về các dịch vụ phúc lợi xã hội thiết yếu như nhà trọ, y tế, giáo dục cũng cần phải được triển khai dưới nhiều hình thức dễ tiếp cận nhất mà việc sử dụng mạng xã hội Facebook hoặc Zalo là những kênh có thể đưa thông tin đến người mới nhập cư một cách nhanh chóng. Ngoài ra, cần đặt các bảng thông tin về việc

làm, về dịch vụ xã hội ở những nơi mà người lao động nhập cư thường đến đầu tiên khi rời khỏi quê nhà như trạm xe buýt, bến xe, các nhà trọ. Giải pháp liên kết với các nhà xe thường vận chuyển lao động nhập cư từ các vùng quê lên Bình Dương cũng là một cách làm cần được quan tâm.

Ở nhân tố về mạng lưới xã hội, có thể nói đây là nhân tố có nhiều yếu tố ảnh hưởng nhất đến việc nhận các hoạt động hỗ trợ. Trong đó, số lượng người quen là đồng hương là có ý nghĩa rất quan trọng. Hầu như ở cả 4 hoạt động hỗ trợ liên quan đến sinh kế, nếu người nào có số lượng người quen là đồng hương nhiều thì có cơ hội nhận được các hỗ trợ nhiều hơn. Có thể nói, hệ thống thân tộc và đồng hương chính là mạng lưới xã hội chủ yếu và quan trọng nhất của lao động Khmer nhập cư. Kết quả này cũng gợi ý rằng, cần phải quan tâm và tạo điều kiện để hệ thống này phát huy vai trò của mình. Bên cạnh đó, việc tổ chức các hoạt động hỗ trợ cần dựa vào hệ thống này nhất là trong việc tìm hiểu và đánh giá nhu cầu. Ngoài ra, chúng tôi còn thấy số lượng bạn bè là người Bình Dương cũng có ảnh hưởng tích cực đến việc hỗ trợ thông tin và hỗ trợ kết nối mạng lưới xã hội. Từ kết quả này cho thấy cần tăng cường các hoạt động giao lưu, sinh hoạt cộng đồng giữa lao động nhập cư là người Khmer với người dân địa phương để có thể thấu hiểu nhau, gắn kết và giúp đỡ nhau cùng chung tay xây dựng một Bình Dương giàu mạnh, nghĩa tình và là điểm đến cho tất cả.

3.4.5. Những mong đợi về đặc điểm của người hỗ trợ của lao động Khmer nhập cư

Từ cơ sở của lý thuyết hỗ trợ xã hội, có thể thấy vai trò của người hỗ trợ là rất quan trọng nhất là trong sự tương tác với người nhận hỗ trợ. Nếu người hỗ trợ và người nhận hỗ trợ có quan điểm khác nhau về loại hỗ trợ cần được cung cấp thì người nhận hỗ trợ có thể không hài lòng với những trợ cấp mà họ nhận được và cảm thấy họ không được nhận những thứ họ cần. Thậm chí, nếu hỗ trợ được cung cấp trong hoàn cảnh người nhận cứu trợ không mong muốn hỗ trợ đó thì những hỗ trợ có thể bị coi là không hữu ích hoặc không được trân trọng. Chính vì thế, người hỗ trợ phải luôn nắm được nhu cầu của người được hỗ trợ.

Kết quả phân tích các đặc điểm nhân khẩu của người trả lời với biến “người hỗ trợ cần hiểu nhu cầu của người lao động Khmer nhập cư” cho thấy những hàm

ý của lý thuyết là rất sát với thực tế. Kết quả phân tích Chi – square ở bảng 3.25 cho thấy điều này:

Bảng 3.21: Kiểm định mối liên hệ giữa việc hiểu về nhu cầu và các đặc điểm nhân khẩucủa người trả lời

Mối liên hệ


Hệ số Cramer-V

Hệ số P-value

Độ tuổi * Hiểu về nhu cầu


0,196

0,001

Số năm ở Bình Dương * cầu

Học vấn * Hiểu về nhu cầu

Hiểu về nhu

0,130


0,146

0,016


0,02

N = 360 và không có ô nào có tần số mong đợi dưới 5

Nguồn: Số liệu khảo sát đề tài năm 2018

Kết quả phân tích ý kiến của người trả lời là lao động Khmer cho thấy họ rất cần người hỗ trợ họ phải hiểu được họ đang cần và mong muốn những gì liên quan đến sinh kế. Điều này, có thể xuất phát từ những đặc trưng của người lao động Khmer về chính những nguồn vốn của họ cho sinh kế. Nhìn từ vốn con người, việc thiếu vắng tay nghề, trình độ văn hóa thấp cùng với những trở ngại trong giao tiếp ngôn ngữ là những khó khăn mà họ phải đối diện khi tìm kiếm việc làm ở Bình Dương. Bên cạnh đó, những ảnh hưởng về việc tham gia các lễ hội truyền thống của dân tộc cũng là rào cản trong việc tìm kiếm việc làm ổn định trong các khu công nghiệp và khu chế xuất. Chính những điều đó, cho thấy việc hiểu về nhu cầu là quan trọng trong việc hỗ trợ việc làm đối với họ. Lập luận này cũng cho thấy vì sao vai trò của mạng lưới đồng hương là rất quan trọng trong hỗ trợ việc làm đối với lao động Khmer nhập cư. Kết quả này cũng gợi ý rằng các hoạt động hỗ trợ muốn có hiệu quả và nhận được sự tin tưởng và tham gia của lao động là người Khmer nhập cư phải có bước đánh giá, xác định nhu cầu. Thực tế cho thấy, những hoạt động nào mang tính hình thức, hoặc không có tìm hiểu nhu cầu thường rất khó để vận động được người nhập cư tham gia. Đối với CTXH, việc xác định, đánh giá nhu cầu là một trong những bước không thể thiếu và cực kỳ quan trọng trong tiến trình can thiệp hay hỗ trợ. Trong bối cảnh của Bình Dương hiện nay, cần phải phát huy đội ngũ cộng tác viên CTXH đã được phát triển và có mặt ở 70 xã/phường trên toàn tỉnh trong việc hỗ trợ lao động nhập cư nói chung và lao động Khmer nhập cư nói riêng.

Xem tất cả 203 trang.

Ngày đăng: 13/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí