Những Hạn Chế Trong Hỗ Trợ Tài Chính Cho Nông Dân


sạch và vệ sinh môi trường nông thôn 10.631 tỷ đồng, giải quyết việc làm 5.662 tỷ đồng và cho vay hỗ trợ hộ nghèo làm nhà ở 3.833 tỷ đồng. Dư nợ 6 chương trình này chiếm gần 97% tổng dư nợ… [100].

Theo báo cáo của NHNo&PTNT, tính đến 31/8/2013 dư nợ cho vay đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn đạt 359.474 tỷ đồng, tăng 39.398 tỷ đồng (tăng 12,3%) so với cuối năm 2012, chiếm tỷ lệ gần 70,1% tổng dư nợ cho vay. Dư nợ cho vay hộ sản xuất và cá nhân tăng 29.369 tỷ đồng (tăng 12%), chiếm tỷ trọng 53,6%/tổng dư nợ. Dư nợ cho vay các chương trình tăng trưởng tốt: Cho vay thu mua, chế biến, xuất khẩu thủy sản đạt 26.529 tỷ đồng, tăng 2.597 tỷ đồng (tăng 10,9%); cho vay lương thực đạt 16.922 tỷ đồng, tăng 1.035 tỷ đồng( tăng 6,5%); cho vay chăn nuôi 68.024 tỷ đồng, tăng 8.612 tỷ đồng (tăng 14,5%) [92].

Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước, tính đến cuối tháng 5/2013, dư nợ cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn đạt khoảng 585.000 tỷ đồng, tăng 4,2% so với cuối năm 2012. Trong đó, dư nợ cho vay tại khu vực ĐBSCL đạt khoảng 117.489 tỷ đồng, tăng 6% so với cuối năm 2012, chiếm 41% tổng dư nợ tại các tổ chức tín dụng trong khu vực. Cụ thể, tính đến hết tháng 5/2013 dư nợ cho vay thu mua lúa gạo cả nước đạt khoảng 28.993 tỷ đồng. Riêng tại khu vực ĐBSCL, dư nợ cho vay thu mua lúa gạo đạt khoảng 22.167 tỷ đồng, tăng 30% so với thời điểm cuối năm 2012; cho vay xuất khẩu gạo đạt khoảng 9.552 tỷ đồng, tăng 14,8% so với cùng kỳ năm 2012. Đối với chương trình cho vay thu mua tạm trữ 1 triệu tấn quy gạo vụ hè thu 2013, tính đến 01/7/2013, các tổ chức tín dụng trên địa bàn khu vực ĐBSCL đã cho vay đạt 2.644,46 tỷ đồng, tương đương với khối lượng thu mua là 342.961 tấn quy gạo [92].

Nhằm khuyến khích các cá nhân, tổ chức, hộ gia đình tham gia áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt VietGAP, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 01/QĐ-TTg ngày 09/01/2012 về một số chính sách hỗ trợ việc áp dụng Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP) trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản.. Theo đó, các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình sản xuất, sơ chế các loại sản phẩm nông lâm thủy sản an toàn thuộc danh mục sản phẩm được hỗ trợ do Bộ NN&PTNT và UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định thuộc đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ. Khi đáp ứng đủ 2 điều kiện: (i) Áp dụng VietGAP trong sản xuất, sơ


chế sản phẩm; (ii) Có hợp đồng tiêu thụ và phương án tiêu thụ sản phẩm, thì tổ chức, cá nhân, hộ gia đình được hưởng chính sách hỗ trợ của Chính phủ. Cụ thể: NSNN đầu tư 100% kinh phí về điều tra cơ bản, khảo sát địa hình, phân tích mẫu đất, mẫu nước, mẫu không khí để xác định các vùng sản xuất tập trung thực hiện các dự án sản xuất nông lâm thủy sản áp dụng VietGAP do cấp có thẩm quyền phê duyệt; NSNN hỗ trợ: Không quá 50% tổng vốn đầu tư xây dựng, cải tạo: đường giao thông, hệ thống thủy lợi, trạm bơm, điện hạ thế, hệ thống xử lý chất thải, hệ thống cấp thoát nước của vùng sản xuất tập trung để phù hợp với yêu cầu kỹ thuật VietGAP; Hỗ trợ một lần kinh phí thuê tổ chức chứng nhận đánh giá để được cấp Giấy chứng nhận sản phẩm an toàn;… Ngoài các chính sách ưu đãi trên, các tổ chức, cá nhân có dự án đầu tư sản xuất, sơ chế sản phẩm áp dụng VietGAP còn được hưởng các chính sách hỗ trợ và ưu đãi khác theo các quy định hiện hành.

Bốn là, thực hiện chương trình xoá đói, giảm nghèo: Chương trình xoá đói giảm nghèo đã được thực hiện ở Việt Nam từ năm 1998 và vẫn tiếp tục được thực hiện sau khi Việt Nam gia nhập WTO. Mục tiêu của chương trình là giảm tỷ lệ hộ nghèo theo các mốc thời gian và tăng việc làm có thu nhập cao hơn ở nông thôn. Chính phủ đã ban hành các hệ thống chính sách về giảm nghèo toàn diện cho các huyện nghèo, xã nghèo, thôn bản đặc biệt khó khăn, hộ nghèo. Một số chương trình lồng ghép như: Các chương trình đầu tư cơ sở hạ tầng xã hội, các chính sách hỗ trợ cho hộ nghèo... được triển khai đồng bộ, có hiệu quả.

Điểm nổi bật trong chính sách giảm nghèo mà Chính phủ hướng tới là các hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, nhằm hạn chế tình trạng tái nghèo, bảo đảm giảm nghèo bền vững. Thủ tướng Chính phủ cũng đã quyết định nâng mức hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế cho một số đối tượng cận nghèo, chính sách vay vốn tín dụng ưu đãi đối với hộ mới thoát nghèo, cho vay ưu đãi có tính lãi suất với hộ nghèo để nâng cao ý thức và trách nhiệm sử dụng vốn. Mặc dù điều kiện suy thoái kinh tế, NSNN có nhiều khó khăn, song giai đoạn 2006-2012 đã bố trí cho các chương trình, chính sách vùng dân tộc và miền núi với tổng kinh phí trên 54.770 tỷ đồng, trong đó, giai đoạn 2006 - 2010 là

34.175 tỷ, giai đoạn 2011 - 2012 là 20.601 tỷ đồng [65, tr.6]. Các chương trình giảm nghèo trong năm 2011, 2012 đã đạt được những kết quả đáng mừng, vượt chỉ tiêu, kế hoạch đề ra. Tỷ lệ hộ nghèo cả nước bình quân giảm hơn 2%/năm; tỷ lệ hộ nghèo ở 62

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 179 trang tài liệu này.


huyện nghèo bình quân giảm hơn 7%/năm; hơn 1 triệu lượt hộ nghèo được vay vốn tín dụng ưu đãi để phát triển sản xuất; hơn 500 nghìn hộ nghèo được hỗ trợ về nhà ở [65, tr.8]. Ngân hàng Thế giới cũng đã đánh giá tỷ lệ giảm nghèo ở Việt Nam giảm từ 60% xuống còn 20,7% trong 20 năm (1990-2010) với khoảng 30 triệu người. Nhiều nước và tổ chức quốc tế coi Việt Nam là điểm sáng thành công trong xóa đói, giảm nghèo.

Hỗ trợ của nhà nước đối với nông dân Việt Nam sau gia nhập WTO - 10

Năm là, thực hiện ưu đãi nhằm khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư vào nông nghiệp

Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách nhằm thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. Cụ thể, Nghị định số 61/2010/NĐ-CP miễn giảm 70% tiền sử dụng đất cho các nhà đầu tư có dự án nông nghiệp ưu đãi đầu tư; miễn, giảm, hỗ trợ tiền thuê đất, thuê mặt nước của Nhà nước; hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực từ 50

- 100% đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, siêu nhỏ có dự án nông nghiệp đặc biệt ưu đãi đầu tư; hỗ trợ 50 - 70% chi phí quảng cáo, phát triển thị trường; hỗ trợ 30 - 50% kinh phí tư vấn thực tế để thuê tư vấn cho doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ; hỗ trợ 50% kinh phí thực hiện đề tài nghiên cứu và 30% tổng kinh phí đầu tư mới để thực hiện dự án sản xuất thử nghiệm; hỗ trợ cước phí vận tải).

Sau hơn 3 năm triển khai, Nghị định 61 chưa thực sự thể hiện vai trò được kỳ vọng là đột phá thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nông thôn. Vì vậy, Nghị định 210/2013/NĐ-CP, bên cạnh việc giữ lại những ưu điểm của Nghị định 61, đã bổ sung những điểm mới: Quy định rõ trách nhiệm của các cơ quan thực hiện; quy trình nhận hỗ trợ, điều kiện nhận ưu đãi hỗ trợ rõ ràng, minh bạch; có văn bản cam kết hỗ trợ, khi khi doanh nghiệp hoàn thành đầu tư thì được hưởng chính sách để doanh nghiệp an tâm đầu tư; những hỗ trợ nhỏ (đào tạo, quảng cáo..) được trừ vào chi phí của doanh nghiệp khi quyết toán thuế, không cần hỗ trợ trực tiếp từ ngân sách; có hỗ trợ trực tiếp từ ngân sách Trung ương cho các địa phương còn khó khăn về ngân sách để xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu. Những sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 210 là một bước chuyển biến tích cực, là cơ sở để kỳ vọng việc thu hút doanh nghiệp sẽ đạt kết quả khả quan hơn, góp phần tăng nguồn lực đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn; phát triển thị trường tiêu thụ nông sản; thúc đẩy công nghệ sản xuất và chế biến nông sản; đổi mới hình thức tổ chức sản xuất và liên kết giữa các thành phần kinh tế ở nông thôn. Ngoài ra Chính sách này sẽ đưa được doanh nghiệp về nông thôn, miền núi, giảm sức ép dân số lên


các đô thị lớn, phân bố lại dân cư theo hướng không tập trung dân quá đông vào các trung tâm, hình thành các vùng nông thôn gắn với công nghiệp và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của cả nước; giảm sức ép đối với bảo vệ rừng đặc dụng và bảo tồn biển.

Sáu là, hỗ trợ giảm tổn thất sau thu hoạch


Hiện nay, tỷ lệ tổn thất sau thu hoạch của mặt hàng lúa gạo nước ta là 12%-13%, còn rất cao so với tỷ lệ 4%-5% của Nhật, 7%-10% của Thái Lan. Nguyên nhân là do thiếu điều kiện bảo quản sản phẩm sau khai thác, thiếu máy móc, thiết bị làm sạch, sấy khô lúa, kho dự trữ gây tổn thất sau thu hoạch lúa gạo… Để giảm thiểu những tổn thất trên, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 63/QĐ-TTg ngày 15/10/2010 về chính sách hỗ trợ giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản, thủy sản và Quyết định 65/QĐ-TTg ngày 02/12/2011 sửa đổi, bổ sung Quyết định 63. Nông dân sẽ được hỗ trợ 100% lãi suất trong hai năm đầu và 50% lãi suất trong năm thứ ba khi vay vốn ưu đãi mua máy móc có tỷ lệ nội địa từ 60% trở lên (theo danh mục do Bộ NN&PTNT quy định). Quyết định 63 là chính sách tín dụng được người dân kỳ vọng là đòn bẩy để giảm tổn thất sau thu hoạch trong chuỗi sản xuất nông nghiệp. Theo số liệu tổng hợp của NHNN Việt Nam đến 31/3/2013, tổng dư nợ cho vay theo Quyết định 63 và 65 là 1.328,7 tỷ đồng. Trong đó: Dư nợ cho vay hỗ trợ 100% lãi suất tại các NHTM nhà nước đạt 687,2 tỷ đồng, tăng 13,14% so với cuối năm 2012. Số khách hàng còn dư nợ gồm 16 doanh nghiệp, 3 hợp tác xã và 7.300 lượt hộ gia đình và cá nhân. Dư nợ cho vay áp dụng lãi suất tín dụng đầu tư tại NHNN đạt 641,56 tỷ đồng, tăng 20% so với thời điểm 31/12/2012 với 28 doanh nghiệp, 3 cá nhân đang có dư nợ [8, tr.3].

Bảy là, thí điểm thực hiện bảo hiểm nông nghiệp


Nhằm giúp nông dân bớt thiệt hại khi gặp rủi ro, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 315/QÐ-TTg về việc thí điểm thực hiện bảo hiểm nông nghiệp (BHNN) giai đoạn 2011 - 2013 tại 20 tỉnh. Mức hỗ trợ của Nhà nước và đối tượng được cụ thể như sau: Hỗ trợ 100% phí bảo hiểm cho hộ nông dân, cá nhân nghèo; 80% phí bảo hiểm cho hộ nông dân, cá nhân cận nghèo; 60% phí bảo hiểm cho hộ nông dân, cá nhân không thuộc diện nghèo, cận nghèo và 20% phí bảo hiểm cho tổ chức sản xuất nông nghiệp sản xuất nông nghiệp tham gia thí điểm bảo hiểm nông nghiệp.


Sau hơn 2 năm triển khai hoạt động thí điểm BHNN, những kết quả đạt được cho thấy đây là đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta. Dù BHNN là một lĩnh vực hoàn toàn mới, song vượt qua những khó khăn, thách thức, Bộ Tài chính, Bộ NN&PTNT đã khẩn trương xây dựng các quy định pháp lý quan trọng, nghiên cứu, tiếp thu và sửa đổi, bổ sung kịp thời nhằm nhanh chóng tháo gỡ những vướng mắc, những quy định chưa phù hợp với thực tiễn ở một số địa phương, đặc biệt bảo đảm cao nhất quyền lợi bảo hiểm cho bà con nông dân tham gia bảo hiểm. Chẳng hạn như mở rộng rủi ro được bảo hiểm; bổ sung đối tượng được bảo hiểm, làm rõ quy trình công bố, xác nhận thiệt hại làm căn cứ bồi thường thiệt hại được nhanh chóng; sửa đổi, bổ sung một số điều của quy tắc, biểu phí và mức trách nhiệm BHNN... Trong quá trình triển khai thí điểm, nghiên cứu những thực tế phát sinh và những ý kiến phản ánh từ những người trong cuộc, các cơ quan quản lý đã tiếp tục nâng quyền lợi của người tham gia bảo hiểm. Cụ thể, nâng mức năng suất được bảo hiểm đối với cây lúa lên 90% năng suất bình quân xã hoặc của đơn vị được bảo hiểm và áp dụng cho tất cả các địa phương triển khai thí điểm BHNN đối với cây lúa (thay cho mức 80% quy định tại Quyết định 3035/QĐ-BTC). Cùng với đó, phí bảo hiểm cũng được giảm từ 4,97% đến 20% áp dụng cụ thể đối với cây lúa trên từng địa bàn. Với vật nuôi, phí này được giảm từ 10% đến 50% phí bảo hiểm áp dụng cụ thể đối với từng đối tượng vật nuôi. Mức bảo hiểm của bò sữa cũng được nâng lên 60 triệu đồng thay cho mức 35 triệu đồng trước đó. Những quy định mới này đã tăng thêm quyền lợi cho người được bảo hiểm, do vậy người dân đã bày tỏ sự phấn khởi, tin tưởng vào chính sách BHNN của Nhà nước, đồng thời mong muốn BHNN sẽ được tiếp tục thực hiện trên diện rộng với thời gian lâu dài hơn.

Ngày 06/5/2013, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 57/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Thông tư 121/2011/TT-BTC, theo đó mức hỗ trợ phí BHNN đối với hộ nông dân, cá nhân cận nghèo được nâng lên 90% từ mức 80% hiện hành. Chính nhờ việc kịp thời ban hành các chính sách liên quan nên đã nhận được sự đánh giá rất cao của các tỉnh tham gia thí điểm, doanh nghiệp bảo hiểm và bà con nông dân. Theo Ban Chỉ đạo thí điểm BHNN, tính đến tháng 5/2013, đã có hơn 234 nghìn hộ dân tham gia ký hợp đồng bảo hiểm (trong đó có hơn 80% là hộ nghèo), với giá trị bảo hiểm cây trồng, vật nuôi và thủy sản là 5 nghìn tỷ đồng.

Tám là, thực hiện tạm trữ lúa gạo với mục đích hỗ trợ trực tiếp cho nông dân


Chính sách thu mua tạm trữ lúa, gạo của nông dân với mục tiêu giúp nông dân có lãi 30% mà Chính phủ thực hiện mỗi khi bước vào thời điểm thu hoạch trong nhiều năm qua được nhìn nhận là một chủ trương đúng và phù hợp với tình hình, giúp tạo điều kiện cho nông dân, doanh nghiệp chủ động trong thu hoạch, tiêu thụ lúa, góp phần kiềm chế tình trạng sụt giá. Mỗi năm Chính phủ dành nhiều nghìn tỷ đồng không tính lãi cho các doanh nghiệp tham gia thu mua tạm trữ lúa gạo thực hiện chủ trương này, Không thể phủ nhận sự cần thiết của chính sách thu mua tạm trữ lúa gạo, bởi nó không chỉ bảo đảm thu nhập cho nông dân mà còn là biện pháp bảo vệ gạo Việt Nam trước sự biến động về giá trên thị trường quốc tế.

Mục đích của chính sách này nhằm tạo những điều kiện thuận lợi tối đa hỗ trợ người trồng lúa và các doanh nghiệp tạm trữ lúa gạo trong vụ thu hoạch đông xuân và hè thu hàng năm, giảm áp lực tiêu thụ trong chính vụ sản xuất, nâng cao giá bán cũng như thu nhập cho người trồng lúa, tránh được nghịch cảnh được mùa rớt giá vì lúa ế. Chủ trương quy định vào các tháng 2 và 3 hàng năm sẽ triển khai mua tạm trữ khoảng 1 triệu tấn quy gạo của vụ đông xuân. Đến tháng 7, 8, 9 hàng năm sẽ tiếp tục mua tạm trữ thêm 1 - 1,5 triệu tấn quy gạo của vụ hè thu. Thu mua tạm trữ lúa gạo được tổ chức định kỳ hàng năm cho người nông dân chứ không phải cứ khi nào giá lúa gạo bị rớt thì mới tạm trữ.

3.1.2.2. Những hạn chế trong hỗ trợ tài chính cho nông dân

Mặc dù có tác động tích cực đến hoạt động sản xuất của nông dân, nhưng hỗ trợ tài chính của Nhà nước đối với nông dân thời gian cũng còn có một số hạn chế:

Chính sách miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp chưa gắn được trách nhiệm của nông dân với quy hoạch và trách nhiệm với xã hội về chất lượng nông lâm thủy sản, dẫn đến phổ biến tình trạng lúc thừa, lúc thiếu, dư lượng chất độc hại trong nông sản lớn, ảnh hưởng đến kinh tế và sức khỏe của toàn dân. Tương tự như vậy, chính sách miễn, giảm thủy lợi phí còn thiếu chế tài trong quản lý, tạo ra tâm lý ỷ lại trong nông dân, không sử dụng nước tiết kiệm, không phù hợp với nhu cầu nước của cây trồng (ví dụ như cây lúa, tưới phải có thời gian để phơi, lộ ruộng, nhưng nông dân luôn đòi hỏi tưới ngập cả vụ), thậm chí có tình trạng lấy nước kênh tưới xả xuống kênh tiêu… coi nước như của “trời cho”.


Chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn cơ chế tài chính quy định còn chưa rõ, chưa quy định nguồn cụ thể để đầu tư; thủ tục để nhận các khoản hỗ trợ còn rườm rà và phức tạp; một số nội dung hỗ trợ (vận tải, tư vấn, phát triển thị trường…) chưa phù hợp với nhu cầu thực tế của doanh nghiệp; thiết kế còn phức tạp, khó tính toán các khoản hỗ trợ nên chưa tạo đột phá thu hút doanh nghiệp đầu tư vào “tam nông”. Qua số liệu tổng hợp chưa đầy đủ của 40 tỉnh, thành phố từ tháng 4/2011 đến nay, hiện mới chỉ có 9/40 tỉnh cấp “Giấy xác nhận ưu đãi, hỗ trợ đầu tư bổ sung cho doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn” cho 42 dự án của 42 doanh nghiệp trên tổng số 25.760 doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn [53].

Theo đánh giá của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, nguyên nhân chính khiến Nghị định 61 chưa đi vào thực tế đời sống là do suy thoái kinh tế thế giới cùng với nền kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ tới bộ phận doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa là đối tượng tác động của Nghị định. Thêm vào đó, mức hỗ trợ từ ngân sách và các chính sách về thuế, thuê đất, hỗ trợ đào tạo, công nghệ, tư vấn… chưa đủ hấp dẫn để thúc đẩy các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nông thôn, đặc biệt là các vùng khó khăn gần như không thu hút được doanh nghiệp.

Tác dụng của tín dụng ngân hàng đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn và cải thiện đời sống nông dân chưa đạt mục tiêu mong muốn. Tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ trong GDP của nông nghiệp và kinh tế nông thôn cũng như thu nhập của nông dân từ các hoạt động phi nông nghiệp còn thấp, chưa gắn kết được nông nghiệp với công nghiệp chế biến và thị trường tiêu thụ, tiềm năng kinh tế đồi rừng và miền ven biển ở nhiều vùng chưa được khai thác. Quá trình triển khai các chính sách hỗ trợ lãi suất vốn vay vẫn tồn tại không ít khó khăn, vướng mắc. Cơ chế chính sách đối với nông thôn hiện còn nhiều bất cập khiến cho người nông dân khó khăn khi tiếp cận nguồn vốn vay. Đơn cử điển hình là chính sách hỗ trợ cho nông dân mua máy móc nông nghiệp theo Quyết định 63. Điều kiện quá cao, đòi hỏi tỷ lệ nội địa hóa của các loại máy móc phải trên 60%, trong khi đó chất lượng công nghệ máy móc sản xuất trong nước chưa đáp ứng được yêu cầu. Thực tế nông dân khu vực ĐBSCL rất khổ sở với một số


máy nội địa. Họ lại phải mua máy móc ngoại để đáp ứng kịp thời mùa vụ cũng như không dám “làm phép thử” đối với máy nội địa. Rõ ràng, bên cạnh việc hỗ trợ nông dân, với Quyết định 63, những người hoạch định chính sách hy vọng sẽ khuyến khích tiêu thụ sản phẩm cơ khí nội địa. Kinh nghiệm từ các nước có nền nông nghiệp tiên tiến cho thấy, muốn nông nghiệp phát triển luôn cần ngành cơ khí chế tạo máy hiện đại. Phát triển ngành cơ khí nông nghiệp là việc phải làm, nhưng trách nhiệm đó không thể “đặt lên đôi vai vốn đã chịu quá nhiều sức nặng” của nông dân. Quyết định 63 nhằm mục đích giảm tổn thất sau thu hoạch và khi lồng ghép thêm những sứ mệnh về bảo hộ ngành cơ khí trong nước, sẽ chỉ dồn thêm khó khăn cho nông dân.

Theo Nghị định 41, mức vay đối tượng kinh tế trang trại đến 500 triệu đồng bằng hình thức vay tín chấp nhưng cũng phải nộp sổ đỏ. Vấn đề này khiến nhiều nông dân băn khoăn bởi nộp sổ đỏ mà vay tín chấp thì chẳng khác nào là hình thức thế chấp. Những khó khăn trên đang là trở lực ảnh hưởng tới quá trình triển khai vốn tín dụng cho nông nghiệp, nông thôn. Vì vậy rất cần đến sự phối hợp tham gia tích cực từ phía các cấp, ngành, địa phương để cùng tháo gỡ giúp khơi thông nguồn vốn này. Đặc biệt, các địa phương cần đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân, bởi đây là một trong những điều kiện để nông dân tiếp cận được nguồn vốn của ngân hàng.

Hiệu quả của gói kích cầu nông nghiệp về hỗ trợ lãi suất vay vốn theo Quyết định 497 và Quyết định 2213 của Chính phủ, do vướng nhiều thủ tục nên vẫn chưa phát huy hiệu quả, rất ít nông dân tiếp cận nguồn vốn này. Phần lớn nông dân ngại vay vốn kích cầu, bởi còn nhiều thủ tục ràng buộc. Với vốn vay ưu đãi nếu hộ nào có đủ điều kiện theo quy định thì mới được cho vay và được hưởng chế độ ưu đãi. Phần lớn số hộ đều nằm trong diện có nhu cầu vay vốn, trước đó đã vay và đang có hồ sơ thế chấp tại ngân hàng nên khi có chủ trương mới và muốn vay theo chế độ hưởng lãi suất hỗ trợ phải trả hết nợ cũ hoặc nếu không thì phải làm hồ sơ mới và có tài sản khác thế chấp thì mới đủ điều kiện được vay. Mặt khác, các loại máy móc, thiết bị mà nông dân vùng trồng lúa thường sử dụng phần lớn sản xuất ở nước ngoài, nhiều loại máy móc sản xuất trong nước lại lắp ráp một số linh kiện của nước ngoài. Trong khi đó, muốn được hưởng hỗ trợ lãi suất, nông dân phải mua theo đúng danh mục hàng hóa sản xuất trong nước. Đây cũng là

Xem tất cả 179 trang.

Ngày đăng: 25/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí