Đánh Giá Chung Về Tác Động Lan Tỏa Của Fdi Tại Tỉnh Savannakhet, Lào Giai Đoạn 2010-2020


Cuối cùng, kết quả ước lượng cho ngành dịch vụ cho thấy, các biến Backward, Forward, Horizontal đều có ý nghĩa thống kê ở mức 10%, biến R&D không có ý nghĩa thống kê. Kết quả hồi quy cho trường hợp các doanh nghiệp dịch vụ có xu hướng giống với các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp. Một lượng vốn tăng lên của FDI sẽ làm giảm đầu ra của các doanh nghiệp dịch vụ cùng ngành, Sự gia tăng từ doanh nghiệp FDI có ưu thế về nguồn lực, vốn, kỹ năng phục vụ, lao động chất lượng có thể khiến các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực dịch vụ cùng ngành phải thu hẹp quy mô sản xuất, cắt giảm thị phần và thậm chí dẫn đến phá sản do không đủ năng lực cạnh tranh được với các doanh nghiệp FDI đó. Về lĩnh vực ngân hàng, các ngân hàng lớn của Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam hoạt động tại tỉnh như Ngân hàng Lào-Trung Quốc, Ngân hàng Công thương Trung Quốc, ngân hàng Kasikornthai, Bangkok Bank, Ngân hàng Vietcombank Lào, Vietinbank Lào… vẫn được tin cậy sử dụng dịch vụ do tính chất chuyên nghiệp và uy tín. Ví dụ về lĩnh vực du lịch, các hãng hàng không được người dân thường xuyên sử dụng lại thuộc về các hãng hàng không nước ngoài như Vietnam Airlines, China Eastern Airlines, Bangkok Airways, Korean Air, Hongkong Airlines… Việc một doanh nghiệp trong nước cạnh tranh được với các thương hiệu dịch vụ FDI là tương đối khó khăn, Các doanh nghiệp này cần thay đổi lối tư duy, tìm hướng đi mới, phù hợp hơn để không bị thu hẹp, thải loại khỏi thị trường.

Từ các kết quả nghiên cứu ước lượng cho ba trường hợp là: (i) toàn bộ mẫu; (ii) phân chia theo quy mô doanh nghiệp; (iii) phân chia theo lĩnh vực kinh doanh, Luận án tổng hợp lại các giả thuyết liên quan đến hiệu ứng lan tỏa của FDI đến các doanh nghiệp trong nước như Bảng 4.8.


Bảng 4.8. Tổng hợp kết quả nghiên cứu theo giả thuyết



Biến số


Toàn mẫu

Theo quy mô doanh nghiệp

Theo ngành

Siêu nhỏ và nhỏ

Vừa

Lớn

Công nghiệp

Nông nghiệp

Dịch vụ


Backward

0

Không ủng hộ giả thuyết H2

0

Không ủng hộ giả thuyết H2a

+

Ủng hộ giả thuyết H2a

0

Không ủng hộ giả thuyết H2a

+

Ủng hộ giả thuyết H2b

0

Không ủng hộ giả thuyết H2b

+

Ủng hộ giả thuyết H2b


Forward

0

Không ủng hộ giả thuyết H3

0

Không ủng hộ giả thuyết H3a

-

Không ủng hộ giả thuyết H3a

0

ủng hộ giả thuyết H3a

-

Không ủng hộ giả thuyết H3b

+

Ủng hộ giả thuyết H3b

-

Không ủng hộ giả thuyết H3b


Horizontal

+

Ủng hộ giả thuyết H1

-

Không ủng hộ giả thuyết H1a

+

Ủng hộ giả thuyết H1a

0

Không ủng hộ giả thuyết H1a

-

Không ủng hộ giả thuyết H1b

-

Không ủng hộ giả thuyết H1b

-

Không ủng hộ giả thuyết H1b

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 178 trang tài liệu này.

Hiệu ứng lan tỏa của đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI tại tỉnh Savannakhet, Lào - 15

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ kết quả nghiên cứu ước lượng


Từ kết quả nghiên cứu các giả thuyết cho thấy có tồn tại hiệu ứng lan tỏa từ FDI đến các doanh nghiệp nội địa tại tỉnh Savannakhet, Lào giai đoạn 2010-2020. Kết quả này phù hợp với các nghiên cứu trước đó như của Caves (1996), Blomstrom (1992), Aitken và Harrison (1999), Cohen (1989), Javorcik (2008), Kokko (1994)… Tuy nhiên đối với từng loại quy mô doanh nghiệp hay lĩnh vực kinh doanh mà tác động lan tỏa là khác nhau.

Các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ chỉ có hiệu ứng tiêu cực theo chiều ngang tức là hiệu ứng cạnh tranh và phải thu hẹp quy mô sản xuất. Do vậy về phía doanh


nghiệp cần có các biện pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh của mình nếu không muốn bị loại khỏi thị trường.

Các doanh nghiệp có quy mô vừa lại được hưởng lợi từ hiệu ứng lan tỏa theo chiều ngang và chiều dọc ngược chiều. Về phía hoạt động R&D cũng có ảnh hưởng tích cực. Tuy nhiên về chiều dọc xuôi chiều lại là ảnh hưởng lan tỏa tiêu cực là do khoảng cách công nghệ lớn giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp FDI và ảnh hưởng cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp FDI do các doanh nghiệp FDI cung ứng các sản phẩm chất lượng cao hướng đến thị trường xuất khẩu hay các doanh nghiệp FDI khác. Do vậy nhóm này cần phải nâng cao năng lực công nghệ của mình hoặc có kế hoạch thu hút, sử dụng lao động tay nghề cao từ khối FDI để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của mình.

Các doanh nghiệp lớn lại không chịu ảnh hưởng của hiệu ứng lan tỏa FDI. Tuy nhiên hoạt động R&D vẫn có ảnh hưởng tích cực đến hoạt động sản xuất kinh doanh. Do đó nhóm doanh nghiệp này cần đầu tư, chú trọng hơn nữa vào hoạt động R&D để nâng cao năng lực sản xuất của mình.

Ảnh hưởng của hiệu ứng lan tỏa FDI cũng khác nhau theo lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp. Cụ thể:

Đối với nhóm ngành công nghiệp, có hiệu ứng lan tỏa tích cực theo chiều ngược và tiêu cực theo chiều ngang do hiệu ứng cạnh tranh và chiều xuôi do doanh nghiệp FDI cũng cung cấp các nguồn đầu vào tương tự như các doanh nghiệp nội địa, do vậy, cũng có thể dẫn đến các kết quả tiêu cực. Do vậy các doanh nghiệp trong nước thuộc ngành công nghiệp không những cần nâng cao năng lực cạnh tranh với các doanh nghiệp cùng ngành mà còn phải có biện pháp ứng phó đối với cả các doanh nghiệp FDI là nhà cung ứng.

Các doanh nghiệp thuộc ngành nông nghiệp cũng chịu tác động của hiệu ứng cạnh tranh với các doanh nghiệp FDI cùng ngành. Do trên thị trường tồn tại các doanh nghiệp FDI lớn mạnh từ các quốc gia có thế mạnh về nông nghiệp. Do đó các doanh nghiệp này cần phải tạo ra các sản phẩm đa dạng, chất lượng cao đủ khả năng cạnh tranh với các sản phẩm của các doanh nghiệp FDI đó.


Các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực dịch vụ cũng chịu ảnh hưởng giống như đối với doanh nghiệp thuộc ngành nông nghiệp. Và do vậy các doanh nghiệp này cũng cần đề ra các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của mình để tồn tại được trên thị trường.

4.4. Đánh giá chung về tác động lan tỏa của FDI tại tỉnh Savannakhet, Lào giai đoạn 2010-2020

4.4.1. Những kết quả tích cực


Sự tồn tại của FDI tại thị trường trong nước đã mang lại không chỉ nguồn lực cho đầu tư phát triển kinh tế xã hội mà còn mang lại những hiệu ứng lan tỏa tích cực. Cụ thể:

(i) FDI tạo điều kiện và thúc đẩy đổi mới nâng cao năng lực công nghệ của các doanh nghiệp trong nước. Từ kết quả nghiên cứu, có thể thấy các doanh nghiệp có quy mô vừa và lớn, thuộc lĩnh vực công nghiệp chịu ảnh hưởng tích cực từ hiệu ứng lan tỏa thông qua chuyển giao công nghệ và hoạt động R&D. Các doanh nghiệp này có thể học hỏi, sao chép công nghệ nhờ quan sát các đối thủ cạnh tranh (hay còn gọi là hiệu ứng trình diễn). Hoặc nhận được sự hỗ trợ về công nghệ từ các doanh nghiệp FDI là nhà cung ứng. Từ đó nâng cao được chất lượng sản phẩm, làm tăng năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình.

(ii) FDI góp phần nâng cao trình độ quản lý và trình độ của người lao động. Ngoài việc tạo thêm thu nhập cho lao động tại tỉnh, sự có mặt của các doanh nghiệp FDI đã giúp các lao động làm việc tại đó được hưởng một chế độ đào tạo bài bản, kinh nghiệm làm việc phong phú, tiếp cận được cách thức, bí quyết kinh doanh hay các công nghệ hiện đại. Và từ đó họ có thê mang các kiến thức đã học được sang các doanh nghiệp trong nước thông qua dịch chuyển lao động. Từ đó làm tăng năng lực sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước.

(iii) Góp phần nâng cao sự liên kết giữa các ngành. Từ kêt quả nghiên cứu có thể thấy, các doanh nghiệp nội địa chịu ảnh hưởng lan tỏa theo cả chiều ngang và chiều dọc. Sự tồn tại của các doanh nghiệp FDI là khách hàng có thể đòi hỏi các doanh nghiệp trong nước phải nâng cao chất lượng sản phẩm để đáp ứng được đầu vào của các doanh nghiệp FDI. Như trường hợp đối với các doanh nghiệp có quy mô


vừa và thuộc lĩnh vực công nghiệp. Đó thuộc về các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm phụ trợ, các sản phẩm trung gian… cho các doanh nghiệp FDI. Từ đó làm tăng tính liên kết giữa các doanh nghiệp này.

4.4.2. Những kết quả tiêu cực


(i) FDI tạo ra sức ép cạnh tranh cho các doanh nghiệp nội địa. Kỳ vọng là sự tồn tại của các doanh nghiệp FDI trên thị trường sẽ khiến cho các doanh nghiệp trong nước chịu sức ép cạnh tranh và phải đổi mới nhằm nâng cao năng lực của mình. Tuy nhiên, tại tỉnh Savannakhet trong giai đoạn này, các doanh nghiệp trong nước vẫn không đủ sức cạnh tranh với các doanh nghiệp FDI cùng ngành. Cụ thể theo kết quả nghiên cứu, các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và siêu nhỏ, các doanh nghiệp thuộc cả ba lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ đều bị ảnh hưởng tiêu cực từ hiệu ứng cạnh tranh. Khi các doanh nghiệp FDI xâm nhập thị trường, những lợi thế về bí quyết, công nghệ của họ đã lấy mất thị trường của các doanh nghiệp trong nước và làm họ hoạt động kém hiệu quả hơn. Điều đó chứng tỏ các doanh nghiệp trong nươc vẫn chưa thể thích nghi với môi trường cạnh tranh cao. Do vậy đòi hỏi họ cần có các biện pháp, chính sách kinh doanh đổi mới hơn, tăng cường thay đổi cơ cấu quản lý, năng lực công nghệ, lao động cũng như huy động vốn có hiệu quả để có thể cạnh tranh được với các doanh nghiệp FDI.

(ii) Tác động lan tỏa thông qua chuyển giao công nghệ còn chưa thực sự hiệu quả. Quá trình chuyển giao công nghệ từ các doanh nghiệp FDI đến các doanh nghiệp trong nước là khá hạn chế. Thực tế, các doanh nghiệp FDI vẫn luôn muốn nắm giữ bí quyết công nghệ để hạn chế tối đa chảy máu chất xám. Tại tỉnh Savannakhet, mới chỉ thấy được ảnh hưởng tích cực do lan tỏa công nghệ tại nhóm doanh nghiệp có quy mô vừa thuộc lĩnh vực công nghiệp. Không thê phủ nhận lợi ích to lớn của công nghệ tới quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng như quốc gia. Do đó, đòi hỏi các doanh nghiệp cũng như cơ quan nhà nước cần có biện pháp để hấp thụ hơn nữa năng lực công nghệ tiên tiến mà các doanh nghiệp FDI mang lại.

(iii) Chuyển dịch lao động chưa thực sư hiệu quả. Tỷ lệ lao động có kỹ năng, tay nghề, trình độ quản lý chuyên từ khối FDI sang các doanh nghiệp trong nước làm việc chưa thực sự cao như mong đợi. Những lao động này là một nguồn lực quan


trọng giúp lan tỏa tri thức từ các doanh nghiệp FDI sang các doanh nghiệp trong nước. Tuy nhiên theo kết quả nghiên cứu, mới chỉ có 27,12% số lao động chuyển đi tử doanh nghiệp FDI sang DN trong nước. Lý do có thể kể đến là nguồn lực của các doanh nghiệp trong nước về vốn, môi trường hoạt động, môi trường kinh doanh còn yếu kém, chưa đáp ứng được kỳ vọng của người lao động đang làm việc tại doanh nghiệp FDI. Do vậy các doanh nghiệp nội địa cần cải thiện môi trường làm việc và chế độ cho lao động để có thể giữ chân cũng như thu hút các lao động có năng lực từ các doanh nghiệp FDI.

Từ những kết quả tích cực và những hạn chế của hiệu ứng lan tỏa FDI tại tỉnh Savannakhet, trong thời gian tới tỉnh cần đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao các kết quả tích cực và hạn chế các kết quả tiêu cực. Và điều này đòi hỏi sự thực hiện từ cả phía doanh nghiệp nội địa tại tỉnh và cả cơ quan nhà nước.

Tiểu kết chương 4


Chương 4 đã tiến hành phân tích thực trạng hiệu ứng lan tỏa của FDI đến các doanh nghiệp trong nước, Luận án thực hiện nghiên cứu theo mô hình của Caves (1974) và Globerman (1979), dựa trên phương pháp nghiên cứu của Aitken và Harrison (1999, tr, 605-618) cho các doanh nghiệp dựa trên quy mô, phương pháp định lượng bằng mô hình ảnh hưởng cố định (Fixed effects model: FEM) và mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên (Random effects model: REM) với sự trợ giúp của phần mềm Eviews theo phương pháp nghiên cứu của Le Thanh Thuy (2005, tr, 23-27),

Kết quả nghiên cứu thực nghiệm chỉ ra có tồn tại hiệu ứng lan tỏa tích cực theo chiều ngang từ các doanh nghiệp FDI đến các doanh nghiệp trong nước cùng ngành, Đáp ứng kỳ vọng về tri thức, công nghệ có thể lan tỏa từ doanh nghiệp FDI sang các doanh nghiệp trong nước thông qua quá trình đào tạo lao động và nhà quản lý, thông qua chuyển giao công nghệ và qua sự học hỏi bắt chước của các doanh nghiệp trong nước. Hoạt động R&D cũng làm tăng sản lượng đầu ra của doanh nghiệp. Tuy nhiên tùy thuộc vào quy mô doanh nghiệp mà các tác động lan tỏa lại khác nhau. Các doanh nghiệp có quy mô siêu nhỏ và nhỏ sẽ chịu ảnh hưởng tiêu cực từ hiệu ứng cạnh tranh do không đủ tiềm lực về tài chính và khả năng cạnh tranh sẽ phải thu hẹp quy mô sản xuất, cắt giảm thị phần thậm chí dẫn đến phá sản. Các doanh nghiệp có quy mô vừa


chịu ảnh hưởng tích cực từ hiệu ứng lan tỏa theo chiều ngang và chiều dọc ngược chiều và tiêu cực theo chiều dọc xuôi chiều. Xét về chiều ngược, các doanh nghiệp FDI có thể yêu cầu tiêu chuẩn chất lượng cao hơn dẫn đến chuyển giao công nghệ hoặc hỗ trợ các giải pháp kỹ thuật cho các nhà cung ứng nhằm thúc đẩy, cải tiến và nâng cao chất lượng sản phẩm của họ. Xét về chiều xuôi, do khoảng cách công nghệ lớn giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp FDI dẫn đến việc các doanh nghiệp trong nước không thể học hỏi hay ứng dụng công nghệ được chia sẻ từ các doanh nghiệp FDI. Bên cạnh đó các doanh nghiệp FDI cung ứng các sản phẩm chất lượng cao hướng đến thị trường xuất khẩu hay các doanh nghiệp FDI khác sẽ làm tăng áp lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp FDI cùng ngành. Nhóm doanh nghiệp có quy mô lớn do tự chủ được nguồn cung lẫn thị trường nên không chịu tác động của hiệu ứng lan tỏa.

Xét về lĩnh vực kinh doanh thì nhóm ngành công nghiêp và dịch vụ có mối liên kết tích cực với các doanh nghiệp FDI là khách hàng, hiệu ứng lan tỏa theo chiều ngược này giúp doanh nghiệp trong nước nâng cao được chất lượng sản phẩm của mình từ đó nâng cao năng lực sản suất. Tuy nhiên về chiều ngang, và chiều dọc xuôi nhóm này lại chịu ảnh hưởng tiêu cực từ cạnh tranh. Hoạt động R&D cũng giúp tạo ra sự khác biệt về sản lượng đầu ra của doanh nghiệp. Trong đó doanh nghiệp có R&D thì doanh thu bình quân sẽ lớn hơn doanh nghiệp không có hoạt động R&D. Đối với nhóm ngành nông nghiệp, liên kết dọc xuôi có ảnh hưởng tích cực, nhưng liên kết dọc ngược không ảnh hưởng và liên kết ngang có ảnh hưởng tiêu cực.


CHƯƠNG 5: ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG HẤP THỤ HIỆU ỨNG LAN TỎA TÍCH CỰC

VÀ HẠN CHẾ HIỆU ỨNG LAN TỎA TIÊU CỰC CỦA FDI TẠI TỈNH SAVANNAKHET, LÀO‌


5.1. Bối cảnh quốc tế và trong nước


5.1.1. Bối cảnh quốc tế


Nền kinh tế thế giới và khu vực tiếp tục đối diện với những rủi ro do diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19 và các biện pháp phong tỏa nhằm hạn chế lây lan dịch bệnh. Các số liệu thống kê được công bố chính thức ở nhiều nền kinh tế cho thấy hệ lụy nghiêm trọng của đại dịch. Không ít nên kinh tế trên thế giới đối mặt với làn sóng bùng phát của đại dịch Covid-19.

Các nền kinh tế vẫn cân nhắc, tiến hành mở cửa trở lại song thận trọng hơn và lưu tâm đến các kịch bản để chuyển đổi trạng thái giữa giãn cách và khôi phục hoạt động kinh tế. Căng thẳng giữa các nền kinh tế lớn, tình hình thiên tai… cũng đặt ra thêm nhiều thách thức đối với quá trình khôi phục nền kinh tế của nhiều nước trên thế giới.

Theo báo cáo Triển vọng Kinh tế toàn cầu của WB, tăng trưởng kinh tế thế giới vào tháng 6/2021 đạt 5,6%. Cũng theo báo cáo, WB cho biết chương trình tiêm phòng Covid-19 và các biện pháp kích thích kinh tế ở các nền kinh tế lớn sẽ thúc đẩy tăng trưởng toàn cầu. Kinh tế thế giới năm ngoái đã sụt giảm 3,5% sau khi đại dịch COVID-19 làm gián đoạn các hoạt động thương mại và buộc các doanh nghiệp phải đóng cửa và người dân phải ở nhà. Bất chấp kinh tế toàn cầu đang cho thấy dấu hiệu phục hồi thì các thị trường mới nổi và các nền kinh tế đang phát triển vẫn đang tiếp tục phải vật lộn với đại dịch COVID-19 và hậu quả mà nó gây ra. Đại dịch cũng sẽ ảnh hưởng đến thu nhập bình quân đầu người tại 2/3 thị trường mới nổi và các nền kinh tế đang phát triển trong năm 2022. Trong số các nền kinh tế có thu nhập thấp, những nơi mà việc tiêm chủng vaccine chưa diễn ra đồng đều, tác động của đại dịch đã làm đảo ngược kết quả giảm đói nghèo và làm trầm trọng thêm tình trạng mất an ninh và gây ra các thách thức lâu dài khác.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/02/2023