Cơ Cấu Về Trình Độ Học Vấn Của Lao Động Theo Ngành Kinh Tế Tại Tỉnh Savanakhet Giai Đoạn 2010-2020


Hình 4.6. Cơ cấu về trình độ học vấn của lao động theo ngành kinh tế tại tỉnh Savanakhet giai đoạn 2010-2020


60

50

40

30

20

10

0

56.22

53.29

Chưa qua đào tạo

34.11

35 38.46

.25

Sơ cấp, trung cấp

23.11

25.21

Cao đằng, Đại học

13.28

7.39

11.24

1.36

Trên Đại Học

1.08

Công nghiệp

Nông nghiệp

Dịch vụ

Nguồn: Tác giả thống kê theo số liệu điều tra sử dụng lao động của Tổng cục

Thống kê tỉnh Savannakhet, 2021


Ngành công nghiệp hiện nay với ản phẩm chủ yếu là các linh kiện thô, linh phụ kiện với hàm lượng công nghệ còn thấp, do vậy đối tượng lao động chủ yếu là công nhân có trình độ học vấn hạn chế. Tỷ lệ lao động sơ cấp, trung cấp làm việc trong lĩnh vực công nghiệp chiếm tới 56,22%, trong khi lao động trình độ Đại học, Cao đẳng chỉ chiếm 23,11%. Khả năng hấp thụ công nghệ, kỹ năng của nhóm lao động sơ cấp và trung cấp là còn khá yếu, do vậy việc tạo ra hiệu ứng lan tỏa qua kênh này là còn hạn chế. Các ngành có tỷ lệ lao động không qua đào tạo và trình độ sơ cấp, trung cấp lớn nhất vẫn thuộc các ngành công nghiệp nhẹ như dệt may, da dày, chế biến gỗ, chế biến thực phẩm, đồ gia dụng, xây dựng…

Ngành nông nghiệp vốn đòi hỏi kỹ năng không cao, số lao động chưa qua đào tạo và sơ cấp, trung cấp chiếm tỷ trọng chủ yếu là 53,29% và 34,11%. Lao động trình độ Cao đẳng, Đại học chỉ chiếm 11,24%. Trong khi ngành dịch vụ thì số lao động hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng, tài chính là khu vực thu hút lượng lao động trình độ cao là nhiều nhất.

Tuy hoạt động FDI đã góp phần tạo ra đội ngũ lao động, cán bộ có tay nghề, năng lực chuyên môn cao nhưng nhìn chung kênh lan tỏa lao động diễn ra không đạt


hiệu quả như kỳ vọng. Vì khối lao động chuyển sang làm việc cho các doanh nghiệp FDI là không nhiều, từ đó sự lan tỏa công nghệ, kỹ năng diễn ra còn hạn chế.

4.1.4. Tạo sức ép cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong nước và các doanh nghiệp FDI

Trước khi mở cửa nền kinh tế vào năm 1986, Lào thực hiện hệ thống kinh tế kế hoạch, các doanh nghiệp sản xuất theo kế hoạch của nhà nước và khi đó, sản xuất không đủ đáp ứng nhu cầu tiêu thụ và khách hàng thường không có sự chọn lựa. Việc mở cửa nền kinh tế, và ban hành các chính sách về đầu tư nước ngoài đã phá vỡ thế độc quyền của các doanh nghiệp trong nước bấy giờ. Khách hàng đã có nhiều lựa chọn hơn với nhiều loại hàng hóa đa dạng về chủng loại, mẫu mã, giá cả… Các doanh nghiệp FDI với phương thức kinh doanh mới hiệu quả hơm, chất lượng sản phẩm cao hơn và nhiều khi mức giá cả hợp lý đã tạo tâm lý tiêu dùng cho người mua. Do vậy các doanh nghiệp trong nước phải cạnh tranh với các doanh nghiệp FDI, thậm chí với cả các doanh nghiệp trong nước với nguồn lực tốt hơn, buộc phải có những chính sách, biện pháp mới để nâng cao năng lực sản xuất của mình.

Bảng 4.2. Đánh giá về sức ép cạnh tranh của các doanh nghiệp hoạt động tại tỉnh Savannakhet giai đoạn 2010-2020

Sức ép cạnh tranh cao nhất = 10; thấp nhất = 1



Doanh nghiệp FDI

Doanh nghiệp trong nước

Doanh nghiệp

Nhà nước

Doanh nghiệp

tư nhân

Doanh nghiệp

FDI

Doanh nghiệp

Nhà nước

Doanh nghiệp

tư nhân

Doanh nghiệp

FDI

Về thị phần

3,27

3,41

6,11

4,21

5,23

7,34

Về sản phẩm

2,11

2,22

7,23

4,11

5,12

7,18

Về công nghệ

1,38

1,1

7,61

4,35

6,35

7,82

Về lao động

có tay nghề

1,12

1,05

6,12

4,62

4,12

7,79

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 178 trang tài liệu này.

Hiệu ứng lan tỏa của đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI tại tỉnh Savannakhet, Lào - 12

Nguồn: Tác giả thống kê theo số liệu điều tra năng lực cạnh tranh, World Bank, 2021


Các doanh nghiệp FDI không chịu sức ép cạnh tranh nhiều từ khối doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân, mà chỉ chịu sức ép đáng kể với các doanh nghiệp


FDI cùng ngành. Trong khi các doanh nghiệp tư nhân trong nước ngoài việc cạnh tranh với các doanh nghiệp nhà nước vốn được nhà nước bảo hộ còn chịu áp lực cạnh tranh rất lớn đối với các doanh nghiệp FDI về cả thị phần, sản phẩm, công nghệ hay lao động. Sản phẩm, dịch vụ của các doanh nghiệp FDI với chất lượng, công nghệ, mẫu mã, nhãn hàng, thương hiệu… được nhiều người dùng trên thế giới chấp nhận. Sau quá trình đầu tư trên nhiều thị trường khác nhau trên thế giới, họ đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm để cải tiến sản phẩm, cải cách công nghệ nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Trong khi đó các doanh nghiệp Lào vẫn còn chịu ảnh hưởng bởi lối tư duy sản phẩm chỉ cần đáp ứng đủ giá trị sử dụng là đủ mà chưa quan tâm đến nhiều yếu tố khác như chất lượng, thẩm mỹ, kiểu dáng, sự tiện lợi, chuyên nghiệp… Bên cạnh đó, các doanh nghiệp FDI có công nghệ tiên tiến, nguồn lực dồi dào, họ có thể sản xuất được những sản phẩm hay cung cấp các dịch vụ tốt hơn so với các doanh nghiệp trong nước với một mức giá cả hợp lý.

Trên thị trường tỉnh Savannakhet, các sản phẩm của Thái Lan, Trung Quốc, Việt Nam… thường chiếm tỷ trọng cao với lượng tiêu thụ lớn như: các sản phẩm mía đường (47,01%), cao su (41,35%), cà phê (71,23%), các sản phẩm đồ gia dụng (33,23%), vật liệu xây dựng (33,37%), hóa chất (47,71%), hàng tiêu dùng (43,23%), ngành công nghiệp hỗ trợ (71,37%) (theo Tổng cục Thống kê Tỉnh Savannakhet, 2021). Lượng khách sử dụng các dịch vụ của doanh nghiệp FDI hoạt động trong lĩnh vực du lịch cũng cao hơn nhiều so với các doanh nghiệp trong nước (chiếm khoảng 71%). Trong khi các ngân hàng mở tại tỉnh chủ yếu thuộc các doanh nghiệp FDI đến từ Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam như Ngân hàng Lào-Trung Quốc, Ngân hàng Công thương Trung Quốc, ngân hàng Kasikornthai, Bangkok Bank, Ngân hàng Vietcombank Lào, Vietinbank Lào…

Điều tra năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của CIEM trong những năm gần đây cũng cho thấy tỷ lệ các doanh nghiệp tư nhân trong nước tham gia cung cấp hàng hóa, dịch vụ trong chuỗi sản xuất của doanh nghiệp FDI còn hạn chế. Đến năm 2020, mới chỉ có khoảng 9% doanh nghiệp trong nước là nhà cung cấp đầu vào cho doanh nghiệp FDI đang hoạt động trên địa bàn tỉnh. Nhìn từ phía doanh nghiệp FDI, liên kết với các công ty trong nước cũng rất yếu, và họ thường mua đầu vào từ chính những doanh nghiệp FDI khác. Các doanh nghiệp FDI hoạt động trong lĩnh vực sản xuất công nghệ


cao thường có xu hướng nhập hàng hóa đầu vào từ chính nước chủ nhà và ít sử dụng nhà cung cấp tại nước sở tại.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp trong nước đa phần là quy mô nhỏ và siêu nhỏ (chiếm tỷ trọng 89%) trong tổng số các doanh nghiệp đang hoạt động tại tỉnh Savannakhet. Những doanh nghiệp này có nhiều hạn chế về năng lực tài chính, trình độ khoa học công nghệ, nguồn nhân lực. Trong khi các doanh nghiệp vừa và lớn chỉ chiếm 11% lại chưa thể hiện được vai trò đầu tàu, dẫn dắt trong việc cạnh tranh với các doanh nghiệp FDI. Không những thế theo những báo cáo về tăng trưởng kinh tế của Bộ Công Thương những năm gần đây, sự phụ thuộc của nền kinh tế vào đầu tư nước ngoài khiến nền kinh tế ngày càng dễ tổn thương trước những cú sốc bên ngoài. Không những vậy, đối với những ngành công nghiệp chế biến – chế tạo còn lệ thuộc vào nguồn cung nguyên vật liệu bên ngoài do sự yếu kém của các ngành công nghiệp phụ trợ. Đặc thù của Lào là để xuất khẩu thì cần phải có nguồn nguyên vật liệu nhập khẩu mới đáp ứng được các tiêu chuẩn chất lượng. Bởi vậy, một khi các chuỗi cung ứng bị trì trệ vì những vấn đề như dịch bệnh (Covid-19) thì các doanh nghiệp này rơi vào tình thế chững lại trong sản xuất, chỉ có thể hoạt động cầm chừng hoặc ngưng hẳn khi nguồn nguyên vật liệu rơi vào cạn kiệt.

4.2. Lượng hóa tác động lan tỏa của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến các doanh nghiệp trong nước tại tỉnh Savannakhet giai đoạn 2010-2020

4.2.1. Mô hình nghiên cứu


Hàm sản xuất là một dàng hàm thể hiện mối quan hệ giữa một lượng đầu vào và lượng sản phẩm đầu ra. Hàm sản xuất có dạng tổng quát:

Y = f (K, L, Mi)


Trong đó Y là sản lượng đầu ra tối đa có thể sản xuất được từ tổ hợp nhất định vốn (K) (vốn ở đây được hiểu là vốn hiện vật, tồn tại dưới dạng nhà xưởng, máy móc, thiết bị hay hàng tồn kho), lao động (L), Mi là các yếu tố đầu vào phù hợp khác. f biểu thị Y là một hàm số của các yếu tố đầu vào K, L, Mi.

Một điểm cần lưu ý đối với hàm sản xuất là từ một tổ hợp yếu tố sản xuất đầu vào xác định, chỉ có thể tạo ra một mức sản lượng đầu ra tối đa duy nhất. Tuy nhiên,


điều ngược lại có thể là không đúng. Để sản xuất ra một sản lượng đầu ra như nhau, người ta có thể sử dụng các kết hợp đầu vào khác nhau. Để tạo ra cùng một mức sản lượng, nếu một đầu vào nào đó được sử dụng nhiều hơn, chắc chắn một loại đầu vào khác phải được sử dụng ít hơn.

Trong kinh tế học, hàm sản xuất Cobb – Douglas được sử dụng rộng rãi và phổ biến trong việc phân tích tăng trưởng và năng suất, nó thể hiện mối quan hệ giữa một lượng đầu vào và một lượng đầu ra. Nó được đề xuất bởi Knut Wicksell (1851 - 1926) và được thử nghiệm với bằng chứng thống kê của Charles Cobb và Paul Douglas (1928). Hàm Cobb – Douglas có dạng như sau:

Yijt = Aijt (Kijt)α (Lijt)1-α với 0 < α < 1


Trong đó:


Yijt: Tổng sản lượng được tính bằng giá trị bằng tiền của tất cả các hàng hóa sản xuất trong một năm.

Kijt: vốn đầu vào được tính bằng giá trị bằng tiền của tất cả máy móc, thiết bị… Lijt: đầu vào lao động được tính bằng tổng số lao động làm việc trong một năm.

Aijt: một yếu tố trong năng suất các yếu tố tổng hợp (TFP – Total Factor Productivity), bao gồm các yếu tố khác ngoài các yếu tố đầu vào truyền thống là lao động và vốn, có thể là khoa học công nghệ.

α: là độ co giãn của sản lượng theo lao động và vốn.


Năng suất các nhân tố tố tổng hợp Aijt (TFP) phản ánh sự đóng góp của các yếu tố đầu vào phi truyền thống như kiến thức và kỹ năng quản lý, trình độ lao động, tiến bộ kỹ thuật, đổi mới và chuyển giao công nghệ, nghiên cứu và phát triển (R&D)… đến năng suất của doanh nghiệp (Felipe, 1999). Tác động của nó không trực tiếp như năng suất bộ phận mà phải thông qua sự biến đổi và khả năng kết hợp của các yếu tố hữu hình là lao động và vốn. Những yếu tố này có thể được hình thành và phát triển từ nguồn lực nội tại của doanh nghiệp và cũng có thể là những ảnh hưởng lan tỏa hấp thụ được từ môi trường bên ngoài, ví dụ như sự có mặt của các doanh nghiệp FDI. Theo đó, tác động lan tỏa từ sự hiện diện của FDI có thể là một nhân tố quan trọng


trong TFP giúp tạo ra những thay đổi đáng kể về năng lực công nghệ hay năng suất lao động của doanh nghiệp trong nước.

Trên cơ sở lý thuyết trên, mô hình hồi quy dùng để đánh giá tác động lan tỏa của FDI đến các doanh nghiệp trong nước thứ i thuộc ngành j vào thời điểm t có dạng như sau:

LnYijt = α + β1LnKijt + β2LnLijt + + β3Horizontaljt + β4Backwardjt + β5Forwardjt + β6R&Djt + εjt (1)

Trong đó:


Yijt: Giá trị sản lượng đầu ra của doanh nghiệp i, ngành j năm t, được tính bằng giá trị bằng tiền của tất cả hàng hóa sản xuất trong năm.

Kijt: Vốn của doanh nghiệp i, ngành j năm t, được đo bằng giá trị của tổng tài sản trong năm.

Lijt: Lao động của doanh nghiệp i, ngành j năm t, được tính bằng tổng số lao động làm việc trong năm.

Horizontaljt: cho biết mức độ tham gia của doanh nghiệp nước ngoài trong ngành đó và được tính bằng tỷ trọng vốn nước ngoài bình quân của tất cả các doanh nghiệp trong ngành. Đây chính là biến đo lường tác động lan tỏa theo chiều ngang:

𝑖∈𝑗 𝐹𝑆𝑖𝑗𝑡𝑌𝑖𝑗𝑡

𝐻𝑜𝑟𝑖𝑧𝑜𝑛𝑡𝑎𝑙𝑗𝑡 =


𝑖∈𝑗 𝑌𝑖𝑗𝑡


Trong đó FSijt là phần chia vốn của nhà đầu tư nước ngoài trong doanh nghiệp i, ngành j năm t, được tính bằng phần trăm vốn góp FDI trong doanh nghiệp. Do vậy, giá trị của biến Horizontal tăng theo sản lượng của doanh nghiệp FDI và tỷ trọng vốn nước ngoài trong các doanh nghiệp này.

Biến Backward cho biết mức độ tham gia của doanh nghiệp nước ngoài trong các ngành cung cấp đầu vào cho các doanh nghiệp này, và do vậy nó sẽ phản ánh mức độ hợp tác giữa các nhà cung cấp nội địa với các khách hàng là doanh nghiệp FDI. Đây là biến đo lường tác động lan tỏa theo chiều dọc (mối liên kết ngược). Nó được tính như sau:


Backwardjt = 𝑘≠𝑗 𝑎𝑗𝑘 𝐻𝑜𝑟𝑖𝑧𝑜𝑛𝑡𝑎𝑙𝑘𝑡

Trong đó ajk là tỷ trọng của sản lượng ngành j được cung cấp cho ngành k. Tỷ trọng được tính nhưng bỏ đi các sản phẩm dùng cho tiêu dùng cuối cùng và cộng thêm vào các sản phẩm trung gian nhập khẩu. Ở đây, biến này không tính các đầu vào được cung cấp trong nội bộ ngành bởi đã được thể hiện tác động này trong biến Horizontal. Do vậy sự tham gia nhiều hơn của phía nước ngoài trong các ngành nhận đầu vào từ ngành j và tỷ trọng sản phẩm trung gian được cung cấp cho các ngành có sự hiện diện của doanh nghiệp FDI lớn hơn thì giá trị của biến số này sẽ lớn hơn.

Biến Forward đo lường tác động lan tỏa theo chiều dọc (mối liên kết xuôi) và được định nghĩa như sau:

Forwjt = 𝑖 𝑘ℎ𝑖 𝑖≠𝑗 𝛿𝑖𝑗𝑡 𝐻𝑜𝑟𝑖𝑧𝑜𝑛𝑡𝑎𝑙𝑖𝑡

Trong đó phần tỷ lệ δijt đầu vào của ngành j mua từ doanh nghiệp i ở thời gian

t. Các đầu vào mua ở bên trong ngành bị loại bỏ vì nó đã được bao hàm trong biến Horizontal.

R&Djt: là biến giả thể hiện có hoạt động R&D trong doanh nghiệp hay không. Xây dựng biến R&D dựa trên bộ câu hỏi khảo sát của Tổng cục Thống kê, nếu có hoạt động R&D thì nhận giá trị = 1 và ngược lại = 0.

4.2.2. Phương pháp ước lượng và kiểm định


Mô hình (1) được ước lượng theo phương pháp hồi quy với số liệu bảng. Theo đó, có 3 loại mô hình được sử dụng, cụ thể:

Mô hình tác động cố định (Fixed Effect Model – FEM)


Xét quan hệ kinh tế bao gồm Y là biến phụ thuộc và X1, X2 là hai biến giải thích quan sát được và một hoặc nhiều biến giải thích không quan sát được. Từ đó, tập dữ liệu bảng được hình thành cho Y, X1 và X2, trong đó bao gồm bao gồm N đối tượng được quan sát qua t thời điểm. Như vậy, tổng số quan sát có được là n*t. Mô hình hồi quy tuyến tính cổ điển (Classical Linear Regression Model – CLRM) được xác định bởi:

Yit = 𝛼1𝑋it1 + 𝛼2𝑋it2+ 𝜂it


Với i = 1, 2,…, n và t = 1, 2, …, t


Trong đó, Yit là giá trị của Y cho đối tượng i tại thời điểm t; Xit1 là giá trị của X1 cho đối tượng i tại thời điểm t; Xit2 là giá trị của X2 cho đối tượng i tại thời điểm t; và ηit là sai số của đối tượng i tại thời điểm t. Mô hình hồi quy tác động cố định FEM là một dạng mở rộng của mô hình hồi quy tuyến tính cổ điển, được cho bởi:

Yit = 𝛼1𝑋it1 + 𝛼2𝑋it2+ 𝜓i + 𝜙it


Với 𝜂it = 𝜓i + 𝜙it


Có thể thấy rằng, sai số của mô hình CLRM bao gồm hai thành phần. Thành phần 𝜓 đại diện cho các yếu tố không quan sát được khác nhau giữa các đối tượng nhưng không thay đổi theo thời gian. Trong khi đó, thành phần 𝜙it đại diện cho những yếu tố không quan sát được khác nhau giữa các đối tượng và thay đổi theo thời gian. Giả định rằng tất cả các tác động ròng của các yếu tố không quan sát được lên Y cho đối tượng i không thay đổi theo thời gian (𝜓i) là một tham số cố định (βi). Khi đó, mô hình tác động cố định có thể được viết lại như sau:

Yit = 𝛼1𝑋it1 + 𝛼2𝑋it2+ 𝛽1 + 𝛽2 + + 𝛽n + 𝜙it


Như vậy, thành phần sai số không quan sát được βi đã được thay thế bằng một tập hợp các tham số cố định, β1+ β2+…+ βn. Mỗi tham số ứng với một trong đối tượng. Những tham số này được gọi là những tác động không quan sát được và thể hiện tính không đồng nhất không quan sát được. Cụ thể, β1 đo lường tác động ròng của các yếu tố không quan sát được và không thay đổi theo thời gian lên Y cho đối tượng 1, β2 cho đối tượng 2 và βn cho đối tượng n. Vì vậy, trong mô hình tác động cố định mỗi đối tượng trong mẫu đều có một hệ số cắt riêng. N hệ số cắt này kiểm soát tác động của tất cả các yếu tố không quan sát được và không thay đổi theo thời gian lên N đối tượng khác nhau.

Để ước lượng Mô hình tác động cố định (FEM) thì có hai phương pháp, bao gồm: (i) Ước lượng hồi quy biến giả tối thiểu LSDV (Least Squares Dummy Variable Estimator) với mỗi biến giả là đại diện cho mỗi đối tượng quan sát của mẫu; và (ii) Ước lượng tác động cố định FE (Fixed Effects Estimator). Lưu ý rằng nếu n lớn thì

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/02/2023