Dự báo khá ảm đạm cho năm 2021, chuyên gia kinh tế trưởng Laurence Boone của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) lưu ý: Kinh tế thế giới có thể sẽ còn phải trải qua tác động của đại dịch trong năm nay. Triển vọng kinh tế toàn cầu năm 2021 sẽ được cải thiện nhưng ở mức thấp và không đồng đều ở tất cả các quốc gia. Chẳng hạn, Trung Quốc dự kiến sẽ tăng trưởng 8% vào năm 2021, trong khi các nền kinh tế thành viên OECD khác dự kiến chỉ tăng trưởng trung bình hơn 3%. Các quốc gia sẽ phục hồi tốt như thế nào sẽ phụ thuộc vào việc triển khai vaccine suôn sẻ ra sao.
Trong năm 2021, nhiều khả năng tốc độ phục hồi của Mỹ - cường quốc số một thế giới có thể tăng cao sau cú sốc ban đầu của đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, do Chương trình bảo vệ tiền lương đã hết hạn vào cuối tháng 7/2020, sự phục hồi có xu hướng sẽ giảm tốc do có ít hỗ trợ hơn, đặc biệt là do ảnh hưởng của hậu bầu cử Tổng thống. Do vậy, GDP của Mỹ giảm 6% vào năm 2020. Tuy nhiên, chiến dịch tiêm vaccine được thúc đẩy nhanh chóng và rộng rãi cùng với các chương trình hỗ trợ kinh tế khổng lồ của chính phủ đã giúp nền kinh tế nước này sớm hồi phục và đạt mức tăng trưởng 6,8%.
Tại khu vực châu Á, giới chuyên gia nhận định tăng trưởng trong khu vực dự kiến sẽ dần phục hồi sau khi bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19. Mặc dù đang trong tình trạng thu hẹp, khu vực này vẫn duy trì hiệu suất tương đối so với phần còn lại của thế giới. Xét về tổng thể, khu vực châu Á vẫn có những nền tảng cơ bản tương đối vững chắc nhờ khả năng phục hồi của mỗi quốc gia.
Toàn cầu hóa kinh tế là xu thế cơ bản khó có thể đảo ngược trong phát triển kinh tế thế giới, song hình thức biểu hiện của nó sẽ có sự thay đổi. Trong mấy năm qua, do kinh tế toàn cầu phát triển mất cân bằng, sự bất bình đẳng giữa các nước gia tăng, chủ nghĩa bảo hộ trỗi dậy. Đại dịch Covid-19 có khả năng sẽ làm trầm trọng hơn sự lan truyền của làn sóng chống lại toàn cầu hóa.
5.1.2. Bối cảnh trong nước
Kết quả của công cuộc đổi mới trong hơn 30 năm qua rất đáng ghi nhận. Đổi mới kinh tế và chính trị từ năm 1986 đã thúc đẩy phát triển kinh tế, nhanh chóng đưa Lào từ một trong những quốc gia nghèo nhất trên thế giới trở thành quốc gia thu nhập
trung bình thấp. Cùng chung xu hướng đó của cả nước, tỉnh Savannakhet đã đạt được những thành tựu nhất định. Từ năm 2006-2010 tăng trưởng GDP đạt mức 8.1%/năm, GDP đầu người tăng lên 610 USD, tỷ lệ lạm phát giảm còn 6,1%. Từ 2010-2019, tăng trưởng GDP đạt mức 5,8%/năm, GDP đầu người tăng lên 2.097 USD, tỷ lệ lạm phát là 5,84% và đang giữ trong tầm kiểm soát tốt.
Có thể bạn quan tâm!
- Kết Quả Ước Lượng Tác Động Lan Tỏa Của Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Đến Các Doanh Nghiệp Trong Nước Tại Tỉnh Savannakhet Giai Đoạn 2010-2020
- Kết Quả Kiểm Định Lựa Chọn Mô Hình
- Đánh Giá Chung Về Tác Động Lan Tỏa Của Fdi Tại Tỉnh Savannakhet, Lào Giai Đoạn 2010-2020
- Bài Học Kinh Nghiệm Rút Ra Cho Lào Trong Việc Hấp Thụ Các Hiệu Ứng Lan Tỏa Của Fdi
- Tăng Cường Đầu Tư Phát Triển Khoa Học Công Nghệ, Nâng Cao Chất Lượng Chuyển Giao Công Nghệ Và Trình Độ Quản Lý.
- Kiến Nghị Giải Pháp Với Chính Phủ Và Các Bộ, Ngành Có Liên Quan
Xem toàn bộ 178 trang tài liệu này.
Với đặc điểm là nền kinh tế sâu rộng, nền kinh tế Lào nói chung và tỉnh Savannakhet nói riêng cũng ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19, nhưng cũng thể hiện sức chống chịu đáng kể. Tác động y tế ban đầu của dịch bệnh không nghiêm trọng nhưng nhiều quốc gia khác, nhờ có các biện pháp đối phó chủ động cả ở cấp trung ương và địa phương. Kinh tế vĩ mô và tài khóa ổn định với mức tăng trưởng GDP ước tính phục hồi ở mức 4% vào năm 2021 và dự báo tăng lên 4.5% trong năm 2022. Kinh tế tỉnh được kỳ vọng tăng trưởng do nhận được sự hỗ trợ từ sản xuất nông nghiệp tốt hơn và sản xuất điện ổn định sẽ lấp chỗ trống cho việc hồi phục chậm trong lĩnh vực dịch vụ giữa tình hình dịch bệnh Covid-19.
Mặc dù việc phát triển kinh tế của tỉnh đang có đà tăng trưởng, tuy nhiên tình hình lây lan dịch bệnh Covid-19 vòng mới cùng với những thách thức về mặt cơ cấu sẽ là những mối đe dọa việc phục hồi nền kinh tế. Tỉnh cần khẩn trương tiêm vaccine phòng ngừa Covid-19 đi đôi với việc thực hiện các biện pháp tăng cường mạnh mẽ quản lý kinh tế vĩ mô, cũng như tăng cường lòng tin của nhà đầu tư cần thiết để hỗ trợ phục hồi nền kinh tế và bảo vệ phúc lợi của hộ gia đình. Các biện pháp nghiêm ngặt đối với du khách trong năm 2020 nhằm phòng ngừa không để xảy ra khủng hoảng y tế lớn tại tỉnh, tuy nhiên lại kìm hãm nhu cầu trong và nước ngoài dẫn đến thất nghiệp tăng lên, tài chính công bị ảnh hưởng nặng nề. Ngành nông nghiệp dự kiến sẽ phục hồi ở mức trung bình trong năm 2021, chủ yếu là do tăng trưởng từ lĩnh vực chăn nuôi. Việc trồng cây lương thực bị chậm do thời tiết lạnh hơn và tình trạng thiếu nước. Tăng trưởng công nghiệp sẽ được thúc đẩy do việc sản xuất điện tăng, tiếp tục đầu tư vào cơ sở hạ tầng quy mô lớn, khai thác mỏ và bất động sản dự kiến tăng vào năm 2021, 2022 sẽ tạo ra việc làm và hỗ trợ sức mua của các hộ gia đình.
Tăng trưởng của ngành dịch vụ trong năm 2021 sẽ được hỗ trợ bởi sự phục hồi tiêu dùng nội địa. Dự kiến du lịch quốc tế để kinh doanh và nghỉ ngơi sẽ trở lại bình
thường vào năm 2022, các động lực phục hồi kinh tế trung hạn dự kiến sẽ là thương mại bán buôn, bán lẻ, vận tải và thông tin liên lạc.
Việc giá cả lương thực tăng do ảnh hưởng của dịch bệnh và thiên tai đã làm cho tỷ lệ lạm phát tăng lên 5,9% năm 2020, dự báo sẽ giảm xuống còn 5,5% trong năm 2021 và sẽ lại tăng lên thành 5.6% vào năm 2022 do những áp lực từ giá cả hàng hóa nhập khẩu bị ảnh hưởng từ việc mất giá đồng kíp Lào, nhưng sẽ được bù đắp bằng sản xuất nội địa sẽ tăng lên.
Những khó khăn trong việc huy động nguồn vốn trong nước, đi kèm với những thách thức về cơ cấu và quản trị yếu kém, đang ngày càng trở nên trầm trọng hơn do dịch bệnh Covid-19. Mất cân bằng ngân sách có xu hướng tiếp tục tăng trong thời gian tới. Cơ cấu nền kinh tế vĩ mô vẫn còn nhiều rủi ro, do áp lực phải trả nợ tăng lên và lãi suất vay vốn để trả nợ có xu hướng tăng cao hơn, cần thiết phải tạo bản đồ ngân sách để đảm bảo cho tăng trưởng bền vững hơn, điều quan trọng là phải thực hiện các cải cách nhằm minh bạch và quản lý nợ công tốt hơn.
Theo Kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội quốc gia và Kế hoạch ngân sách Nhà nước Lào năm 2021, tổng giá trị sản phẩm quốc nội (GDP) năm 2021 tăng từ 4% trở lên và đảm bảo thu ngân sách đạt 13,15% GDP. Tuy nhiên, trong bối cảnh tình hình dịch bệnh Covid-19 vòng mới đang diễn biến phức tạp tại Lào, Chính phủ Lào đã áp dụng các biện pháp tạm thời đóng cửa một số cơ sở kinh doanh, sản xuất, du lịch. Tất cả các địa phương trên cả nước Lào cũng đã tiến hành các biện pháp phong tỏa, hạn chế đi lại. Nhiều hoạt động xã hội bị hạn chế. Nếu tình hình dịch bệnh tiếp tục diễn biến phức tạp, việc kinh tế tăng trưởng 4% trong năm nay sẽ là một thách thức không nhỏ đối với Lào.
5.2. Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới trong việc hấp thụ các hiệu ứng lan tỏa của FDI
5.2.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc
Trung quốc là quốc gia được đánh giá là có phương thức sử dụng vốn đầu tư nước ngoài rất hiệu quả. Thứ nhất, có thể thấy tác động trực tiếp trong ngắn hạn, chẳng hạn như tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế và gia tăng việc làm là những tác động trực tiếp. Các doanh nghiệp FDI bình quân mỗi năm đóng góp khoảng 30%
GDP của Trung Quốc, 20% thuế thu nhập doanh nghiệp và tạo khoảng 72.000 việc làm/ năm, đóng vai trò quan trọng trong thúc đẩy xuất khẩu vả chuyển giao công nghệ (World Bank, 2020)
Thứ hai là tác động lan tỏa từ FDI đến các doanh nghiệp nội địa. FDI sẽ có tác động lan tỏa mạnh mẽ đến sự phát triển bền vững của Trung Quốc. Tác động lan tỏa này tác động chủ yếu đến 3 lĩnh vực nêu trên là kinh tế, xã hội và môi trường (UNTCAD, 2009)
Đầu tiên, xem xét tác động lan tỏa của FDI đối với tăng trưởng kinh tế, FDI đã làm phong phú thêm các nguồn vốn của Trung Quốc, cải thiện năng lực đổi mới công nghệ của nước này thông qua việc giới thiệu và chuyển giao công nghệ, do đó cải thiện chất lượng sản phẩm và tăng khả năng cạnh tranh cốt lõi của sản phẩm xuất khẩu. Ngoài ra, FDI cung cấp nhiều việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp của Trung Quốc và cải thiện kỹ năng lao động của người lao động.
Thứ hai, tác động lan tỏa của FDI đối với phát triển xã hội bao gồm nhiều khía cạnh. Trong thị trường việc làm, FDI có thể thúc đẩy người lao động đầu tư nhiều hơn vào đào tạo tay nghề, kỹ năng quản lý và thúc đẩy các công ty đào tạo thêm nhân viên.
Thứ ba, FDI được coi là có tác động lan tỏa về bảo vệ môi trường. Với sự phát triển không ngừng và ngày càng mạnh mẽ của Trung Quốc, FDI đang chuyển dần từ công nghiệp cấp hai sang công nghiệp cấp ba. FDI đã khiến ngành công nghiệp thứ cấp ở Trung Quốc phát triển theo hướng hiệu quả với lao động giá rẻ. Quan trọng hơn, FDI đã dẫn đến việc Trung Quốc ngày càng chú ý đến môi trường, đưa ra các chính sách môi trường liên quan, thúc đẩy các công ty đầu tư thực hiện các nghĩa vụ môi trường tương ứng và chịu trách nhiệm về các tác động môi trường tương ứng.
Tuy nhiên, với dòng vốn FDI liên tục, tác động lan tỏa tiêu cực đối với sự phát triển của Trung Quốc là không thể tránh khỏi. Do đó, Trung Quốc đã tăng cường giám sát FDI, thiết lập các luật và quy định lý tưởng, đồng thời thiết lập một bộ các hệ thống khả thi và hiệu quả. Đầu tiên, Trung Quốc nắm bắt mối quan hệ giữa số lượng và chất lượng của FDI. Với việc liên tục nâng cao năng lực nội sinh của mình, một số ngành cần phát triển và cần giảm hoặc tránh FDI. Trung Quốc đã định hướng
cho các lĩnh vực, vùng miền cần chú trọng thu hút vốn FDI để tránh làm mất cân đối giữa các ngành và các vùng miền. Hiện tại, sự phân bổ vốn FDI ở Trung Quốc không cân bằng, với nhiều hơn ở phía đông và ít hơn ở phía tây, nhiều hơn ở ngành công nghiệp sơ cấp và ít hơn ở ngành công nghiệp cấp ba. Để đạt được sự phát triển đồng bộ và chất lượng cao, Trung Quốc đã hướng FDI vào khu vực phía Tây và vào các lĩnh vực yếu kém của công nghiệp cấp ba. Trung Quốc đã và đang hoàn thiện các luật và quy định đã được thiết lập và thực hiện một loạt các hệ thống khả thi và hiệu quả. Hệ thống luật pháp là một hàng rào tuyệt vời chống lại rủi ro (Ying Chen, 2021).
Đối với FDI, Trung Quốc tăng cường xây dựng hệ thống pháp luật liên quan, thúc đẩy cải cách các hệ thống liên quan, xây dựng các chính sách ưu đãi liên quan phù hợp với hoàn cảnh phát triển cụ thể của Trung Quốc, và hướng dẫn sự phát triển của FDI để nó có thể phát huy tốt nhất tác dụng của mình.
Đối với các doanh nghiệp nội địa tại Trung Quốc, họ thường có kế hoạch đổi mới, sáng tạo, nghiên cứu và phát triển các công nghệ tiên tiến mới, tiếp tục bồi dưỡng lao động để tăng cường khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp FDI trên thị trường. Đồng thời chú trọng việc phân bổ nguồn lực và đầu tư vào các ngành mà các doanh nghiệp FDI ít có thế mạnh hơn. Bên cạnh đó việc hợp tác chuyển giao công nghệ với các doanh nghiệp FDI luôn là nhiệm vụ được các doanh nghiệp này chú trọng và thực hiện (Kui-yin Cheung, 2003).
5.2.2. Kinh nghiệm của Thái lan
Thái Lan cũng là một quốc gia đi đầu trong việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI là động lực quan trọng của tăng trưởng kinh tế kể từ năm 2000. Tỷ trọng vốn FDI trong GDP đã tăng lên 50% vào năm 2017, cao hơn đáng kể so với mức trung bình của ASEAN (trừ Singapore). Do đại dịch COVID-19 và biến động kinh tế sau đó, dòng vốn FDI dự kiến có giảm nhưng vẫn giữ được mức đáng kể (OECD, 2021).
Ngay từ giai đoạn 1959 - 1971, Thái Lan đã thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế thay thế hàng nhập khẩu. Quốc gia này đã có chủ trương giảm dần đầu tư từ Chính phủ, khuyến khích đầu tư tư nhân. Theo đó, năm 1959, Thái Lan đã thành lập Bộ Đầu tư và đến năm 1960 đã ban hành Đạo luật Đầu tư.
Giai đoạn 1972 - 1996, Bộ Đầu tư Thái Lan đã ban hành chính sách thu hút các chuyên gia, lao động chất lượng cao từ bên ngoài với những ưu đãi về đất, việc làm để thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế theo hướng xuất khẩu. Từ năm 2005, chính sách thu hút FDI của Thái Lan có sự biến chuyển theo hướng đầu tư chọn lọc với chính sách ưu tiên nhà đầu tư trong nước, hỗ trợ phát triển các loại hình dịch vụ phi sản xuất và các loại hình dịch vụ tài chính. Thống kê cho thấy, FDI vào Thái Lan đầu tư nhiều nhất là lĩnh vực công nghiệp, sau đó là thương mại, bất động sản, xây dựng…
Trong hầu hết các lĩnh vực sản xuất và dịch vụ, các doanh nghiệp nước ngoài thường có năng suất cao hơn, tập trung đầu từ vào R&D hơn, trả lương cao hơn và thuê nhiều lao động có kỹ năng và phụ nữ hơn. Mặc dù các chỉ tiêu về kết quả hoạt động này của các doanh nghiệp nước ngoài khẳng định tầm quan trọng của sự đóng góp trực tiếp của các doanh nghiệp nước ngoài vào nền kinh tế Thái Lan, nhưng chúng cũng có thể chỉ ra những khoảng trống còn lại về năng lực phù hợp của các doanh nghiệp trong nước, do đó là tiền đề quan trọng của sự lan tỏa tích cực từ FDI.
FDI hỗ trợ sự chuyển dịch của nền kinh tế theo hướng tích cực hơn. Nhiều doanh nghiệp trong nước tham gia vào liên kết cung ứng và mua với các doanh nghiệp nước ngoài ở Thái Lan, cho thấy mối liên hệ tích cực giữa FDI và kết quả phát triển bền vững có thể một phần là do sự lan tỏa tích cực của FDI đối với các doanh nghiệp trong nước. Trên thực tế, các doanh nghiệp nội địa liên kết với các doanh nghiệp nước ngoài có năng suất cao hơn so với các doanh nghiệp nội địa không làm như vậy.
FDI cũng hỗ trợ xanh hóa nền kinh tế ở Thái Lan. Như ở hầu hết các Quốc gia Thành viên ASEAN (AMS), FDI tập trung vào các lĩnh vực ít ô nhiễm hơn và tiết kiệm năng lượng hơn. Các công ty nước ngoài trung bình ít sử dụng năng lượng hơn các công ty Thái Lan, đặc biệt là trong các lĩnh vực công nghệ cao.
Thái lan đã xác định rõ việc thu hút nguồn vốn FDI để nâng cao hiệu ứng lan tỏa tích cực cần tập trung vào ba lĩnh vực cần ưu tiên là: ngành sản xuất mới, xây dựng và xuất khẩu. Bên cạnh đó, tùy từng điều kiện cụ thể của mỗi thời kỳ, Thái Lan chủ trương thu hút FDI vào các ngành thích hợp. Ban đầu, do cơ sở kinh tế ở điểm xuất phát thấp, họ chủ trương sử dụng FDI vào các ngành tạo ra sản phẩm xuất khẩu, như: dệt may, lắp ráp các thiết bị điện và phương tiện giao thông… Cùng với sự phát
triển nhanh chóng của công nghiệp điện tử và một số công nghệ tiên tiến khác, hướng sử dụng nguồn vốn đầu tư tập trung vào những ngành, như: sản xuất máy vi tính, điện tử, hàng bán dân dụng, công nghiệp lọc dầu và kỹ thuật khai thác mỏ… Để khai thác ưu thế về vị trí địa lý, cũng như khắc phục sự thiếu hụt về tài nguyên thiên nhiên, phù hợp với trình độ phát triển cao của nền kinh tế, thu hút FDI còn hướng vào việc tạo ra một hệ thống các ngành dịch vụ thúc đẩy đầu tư quốc tế.
Về phía nhà nước, chính phủ Thái Lan đã tạo nên một môi trường kinh doanh ổn định, hấp dẫn cho các nhà đầu tư nước ngoài. Bên cạnh đó, Thái Lan cũng rất chú trọng xây dựng kết cấu hạ tầng, phục vụ cho hoạt động sản xuất. Thủ tục cấp giấy phép đơn giản, thuận tiện. Chú trọng việc phân bổ nguồn lực FDI sao cho cân đối giữa các ngành và các vùng miền. Hỗ trợ các giải pháp vê nguồn vốn cho các doanh nghiệp trong nước nhằm nâng cao nguồn lực cho doanh nghiệp.
Các doanh nghiệp nội địa cũng đã và đang từng bước xây dựng thương hiệu, tập trung nguồn lực, cải tiến sản phẩm để có thể cạnh tranh được với các doanh nghiệp FDI. Bên cạnh đó việc chú trọng vào nghiên cứu phát triển công nghệ, nâng cao trình độ, tay nghề của nguồn lao động cũng là nhiệm vụ mà các doanh nghiệp này chú trọng.
5.2.3. Kinh nghiệm của Việt Nam
Luật đầu tư nước ngoại tại Việt nam được ban hành lần đầu tiên vào tháng 12 năm 1987, trở thành khuôn khổ pháp luật cơ bản đầu tiên cụ thể hóa quan điểm của Đảng và Nhà nước về hội nhập kinh tế quốc tế. Đầu tư FDI về cơ bản đã đáp ứng được các mục tiêu quốc gia đề ra về vốn, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết các vấn đề về việc làm, tăng năng suất lao động, tiếp thu công nghệ và kinh nghiệm quản lý. Đặc biệt từ sau năm 2000 khi Quốc Hội ban hành Luật Doanh nghiệp và Luật Doanh nghiệp sửa đổi năm 2005, hoạt động đầu tư FDI đã tăng lên nhanh chóng. Đến nay, khu vực này đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của kinh tế xã hội.
Bằng chính sách mở cửa, ưu đãi và môi trường kinh doanh hấp dẫn, trong những năm qua, Việt Nam đã thu hút được một số lượng lớn dự án và nguồn vốn FDI. Tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam tính đến 20/9/2021 đạt 22,15 tỷ USD, tăng 4,4% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, vốn đăng ký cấp mới có 1.212 dự án được cấp phép với số vốn đăng ký đạt 12,5 tỷ USD, giảm 37,8% về số dự án và tăng
20,6% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm trước; vốn đăng ký điều chỉnh có 678 lượt dự án đã cấp phép từ các năm trước đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư tăng thêm 6,43 tỷ USD, tăng 25,6%; vốn đăng ký góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài có 2.830 lượt với tổng giá trị góp vốn 3,22 tỷ USD, giảm 43,8%. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tại Việt Nam ước tính đạt 13,28 tỷ USD, giảm 3,5% (Tổng cục Thống kê Việt Nam, 2021)
FDI có tác động lan tỏa nhìn chung là tích cực đến thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, một số kệnh lan tỏa mang lại tác động tích cực, một số kênh lại mang lại tác động tiêu cực. Do đó chính phủ cũng như bản thân doanh nghiệp đã và đang có những biện pháp để phát huy tính tích cực, hạn chế tính tiêu cực đó.
Về phía nhà nước, chính phủ tăng cường khả năng lan tỏa công nghệ theo định hướng ngành như chú trọng vào ngành sản xuất kim loại, chế tạo máy và phương tiện đi lại, điện tử, hóa chất… Tăng cường hình thức hợp tác doanh nghiệp với các doanh nghiệp FDI trong hoạt động R&D. Có các chính sách chọn lọc các dự án FDI sao cho cân đối giữa các vùng miền. Tiếp tục đẩy mạnh công tác xây dựng, hoàn thiện hệ thống luật pháp, chính sách liên quan đến đầu tư, kinh doanh. Sửa đổi các nội dung không còn phù hợp, không đồng bộ, thiếu nhất quán, còn bất cập, chưa rõ, bổ sung các nội dung còn thiếu. Đẩy mạnh thu hút đầu tư vào kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội. Lựa chọn các dự án tiềm năng hấp dẫn, có tính khả thi cao theo các lĩnh vực ưu tiên để đưa vào danh mục dự án đối tác công - tư (PPP), bố trí nguồn vốn ngân sách để đầu tư đối ứng cho các dự án PPP kêu gọi nhà đầu tư nước ngoài. Tăng cường và có kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao để đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp. Hoàn thiện các quy định của pháp luật để tăng cường quản lý theo hướng tạo điều kiện thuận lợi cho lao động nước ngoài tại Việt Nam có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, đảm bảo quản lý hiệu quả.
Về phía các doanh nghiệp, các doanh nghiệp trong nước đã và đang đa dạng chiến lược kinh doanh, đổi mới công nghệ, cởi mở hơn để tiếp cận tốt hợn các nguồn tri thức bên ngoài. Đào tạo nguồn nhân lực có tay nghề cao, trình độ quản lý hiệu quả. Tiếp tục đổi mới sản phẩm, xây dựng thương hiệu nhằm cạnh tranh được với các