Các Cách Tiếp Cận Lựa Chọn Biến Đầu Vào Và Biến Đầu Ra Để Xây Dựng Đường Biên Hiệu Quả


định các biến đầu vào và đầu ra khi nghiên cứu hiệu quả HĐKD của ngân hàng. Các cách tiếp cận lựa chọn biến đầu vào và biến đầu ra được tổng hợp trong Bảng 1.1:

Bảng 1.1: Các cách tiếp cận lựa chọn biến đầu vào và biến đầu ra để xây dựng đường biên hiệu quả

Cách tiếp cận

Biến đầu vào

Biến đầu ra

Cách tiếp cận sản xuất

- Nhân viên

- Tài sản hữu hình

- Tiền gửi

Cách tiếp cận trung gian

- Tiền gửi

- Nguồn nhân lực

- Cho vay

- Đầu tư chứng khoán

Cách tiếp cận giá trị gia tăng

- Chi phí lao động

- Chi phí lãi

- Tài sản hữu hình

-Tiền gửi

- Cho vay

- Các khoản đầu tư

Cách tiếp cận hướng về lợi nhuận

- Chi phí lãi

- Chi phí ngoài lãi

- Thu nhập từ lãi

- Thu nhập ngoài lãi

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 227 trang tài liệu này.

Hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam - 8

Nguồn: Tác giả tổng hợp

c. Phương pháp phân tích bao dữ liệu (DEA) – Tiếp cận phi tham số

x2/y

Phương pháp phân tích bao dữ liệu (DEA) sử dụng kỹ thuật quy hoạch tuyến tính để hình thành nên một tập hợp biên các ngân hàng hoạt động hiệu quả trong mẫu, so sánh các ngân hàng không hiệu quả với biên, từ đó đo độ đo hiệu quả. Trong phương pháp này, mỗi ngân hàng được nhắc đến như một đơn vị ra quyết định (Decision making unit – DMU) với độ đo hiệu quả là khoảng cách giữa hiệu quả thực tế của ngân hàng với đường biên hiệu quả. Những ngân hàng nằm trên đường biên hiệu quả có độ đo hiệu quả bằng 1, những ngân hàng nằm ngoài biên hiệu quả sẽ có độ đo hiệu quả nằm trong khoảng (0,1).


. A

A’.

. B

. C

. E

. E’

. F

.

D

x1/y

Nguồn: Charnes et al., 1994

Hình 1.2: Hiệu quả kỹ thuật của Ngân hàng thương mại


Phương pháp DEA cho phép kết hợp nhiều đầu vào và nhiều đầu ra và không đòi hỏi phải chỉ định một dạng hàm cụ thể khi xác định biên hiệu quả – điều này phù hợp khi nghiên cứu hoạt động của các ngân hàng – một định chế hoạt động kinh doanh với nhiều đầu vào và nhiều đầu ra, hơn nữa rất nhiều mối quan hệ giữa các đầu vào và đầu ra là khó xác định được.

Phương pháp phân tích bao dữ liệu (DEA) có thể được dùng để xem xét hiệu quả của một ngân hàng theo thời gian hoặc đánh giá hiệu quả hoạt động tương đối của một ngân hàng so với các ngân hàng khác. Kết quả tạo ra một tập hợp biên các ngân hàng hiệu quả và so sánh nó với các ngân hàng không hiệu quả (Hình 1.2) hay xem xét một ngân hàng ở những thời điểm khác nhau, so sánh những năm hiệu quả

với những năm chưa hiệu quả (Hình 1.3).

x2/y

. DMUi

. DMUi+2

. DMUi+3

DMUi+1

DMUi+4

x1/y

Nguồn: Asmild et al., 2004; Charnes et al., 1994

Hình 1.3: Hiệu quả theo DEA của một ngân hàng theo chuỗi thời gian

Trong mô hình DEA, đơn vị có hiệu quả hoạt động cao nhất sẽ có DEA bằng 1, từ đó đối chiếu các đơn vị phi hiệu quả lên trên biên hiệu quả để xác định chỉ số của các đơn vị phi hiệu quả. (Asmild et al., 2004; Ngo Thanh Dang, 2012).

d. Phương pháp phân tích biên ngẫu nhiên (SFA) – Tiếp cận tham số

Phương pháp phân tích biên ngẫu nhiên (SFA) mô tả mối quan hệ giữa các biến đầu vào và đầu ra của ngân hàng thông qua việc sử dụng một hàm số cụ thể.

(i) Giới thiệu phương pháp phân tích biên ngẫu nhiên (SFA)

Dựa trên gợi ý của Farrell (1957) về ước lượng hàm sản xuất bằng cách sử dụng một hàm số, Aigner và Chu (1968) đã tiến hành xây dựng đường biên hiệu


quả thông qua việc ước lượng một hàm sản xuất dạng Cobb-Douglas. Hàm sản xuất được sử dụng cho một mẫu gồm N đơn vị ra quyết định có dạng:

; i = 1, 2,..., N

Trong đó: là logarit của đầu ra (vô hướng) đối với đơn vị thứ i;là một vector hàng (k+1) chiều; là vector cột (k+1) chiều các tham số chưa biết mà ta cần ước lượng;là biến ngẫu nhiên không âm, phản ánh phần phi hiệu quả sản xuất của các đơn vị trong ngành.

Hiệu quả kỹ thuật của đơn vị thứ i () được xác định theo công thức:



Trong đó,là đầu ra của đơn vị thứ i; ) là giá trị ước lượng của đầu ra tiềm năng xác định bởi hàm đường biên hiệu quả với vector đầu vàođã cho.

Hàm sản xuất biên nói trên được xây dựng dựa trên giả thiết tất cả những điểm chệch khỏi đường biên là do không đạt được hiệu quả kỹ thuật. Như vậy, mô hình này không xét đến ảnh hưởng có thể có của những yếu tố như sai số độ đo hay nhiễu đến đường biên hiệu quả. Theo như Aigner và cộng sự (1977), bộ phận sai số của mô hình có thể tách thành 2 phần: (v) là phần phân phối ngẫu nhiên đối xứng nhưng không quan sát được và (u) là nhiễu ngẫu nhiên do phi hiệu quả kỹ thuật gây nên. Khi đó, hàm sản xuất biên ngẫu nhiên được viết lại như sau:

Vì có 2 sai số ngẫu nhiên nên mô hình hàm sản xuất ngẫu nhiên này còn được gọi là mô hình sai số kép. Mô hình này cho phép ước lượng sai số tiêu chuẩn và kiểm định các giả thiết sử dụng các phương pháp hợp lý cực đại truyền thống mà các mô hình sản xuất biên không thể hiện được. Hiệu quả kỹ thuật theo phương pháp này được xác định theo công thức sau:

{} | [


] . exp{

}


Phần phi hiệu quả

A*

Phần nhiễu

Phần nhiễu

Hàm sản xuất y=exp(εiβ)


ya yb

A

B

Phần phi hiệu quả

O

Nguồn: Coelli et al., 2003; Farrell, 1957

Hình 1.4: Hàm sản xuất biên ngẫu nhiên

Mô hình đường biên ngẫu nhiên được mô tả trong đồ thị hình 1.4. Mô hình này cho phép ước lượng các sai số tiêu chuẩn và kiểm định các giả thiết sử dụng các phương pháp hợp lý cực đại truyền thống (Nguyễn Việt Hùng, 2008).

(ii) Hàm số mô tả mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra trong phương pháp phân tích biên ngẫu nhiên (SFA)

Phương pháp phân tích biên ngẫu nhiên có ưu điểm là phân rã được bộ phận sai số của mô hình biên thành 2 phần: (v) là phần phân phối ngẫu nhiên đối xứng nhưng không quan sát được và (u) là nhiễu ngẫu nhiên do phi hiệu quả kỹ thuật gây nên; Từ đó, xác định được hiệu quả kỹ thuật và phi hiệu quả kỹ thuật của từng ngân hàng. Phương pháp này yêu cầu phải chỉ định một dạng hàm cụ thể và việc lựa chọn hàm sẽ quyết định đến các chỉ số hiệu quả ước lượng được cũng như độ chính xác của phân tích. Dạng hàm số được sử dụng phổ biến nhất khi mô tả mối quan hệ giữa các biến đầu vào và đầu ra trong phương pháp phân tích biên ngẫu nhiên (SFA) là hàm sản xuất Cobb-Douglas. Hàm sản xuất Cobb-Douglas được giới thiệu vào năm 1928 và sử dụng phổ biến để mô tả mối quan hệ giữa các biến đầu vào và đầu ra trong quá trình hoạt động kinh doanh của một tổ chức. Hàm sản xuất Cobb-Douglas (Cobb và Douglas, 1928) có dạng cơ bản như sau:


Trong đó, Q là hằng số; K và L lần lượt là vốn và lao động (những yếu tố đầu vào cơ bản được sử dụng để tạo ra đầu ra Q); α và β là các hệ số co giãn của Q theo K và L. Hàm Cobb-Douglas được logarit hóa như sau:

Mô hình hàm sản xuất Cobb-Douglas khi tính toán hiệu quả HĐKD của ngân hàng như sau:

+ Hàm sản xuất Cobb-Douglas khi tính toán hiệu quả kỹ thuật đối với ngân hàng thứ i, sử dụng n đầu ra X và m đầu vào Y có dạng:

+ Hàm sản xuất Cobb-Douglas khi tính toán hiệu quả chi phí có dạng:


∑ ∑


Trong đó, TC là tổng chi phí của ngân hàng;là đầu ra thứ i;là giá của đầu vào thứ j;,,là những tham số ước lượng được (thể hiện độ co giãn của hàm sản xuất).

Trong những năm gần đây, các nhà nghiên cứu đã cố gắng kết hợp hai phương

pháp SFA và DEA với mong muốn tận dụng được thế mạnh của cả hai phương pháp trong việc ước tính hiệu quả HĐKD của NHTM. Đó cũng là quan điểm của tác giả trong nghiên cứu này.

1.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả HĐKD của NHTM

Để nâng cao hiệu quả HĐKD, các ngân hàng cần xác định được những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả HĐKD. Hiệu quả HĐKD của NHTM chịu sự tác động của nhiều nhân tố, có thể chia làm 2 nhóm: các nhân tố chủ quan và các nhân tố khách quan.

1.2.4.1 Các nhân tố chủ quan

Các nhân tố chủ quan là những nhân tố bên trong nội tại của chính các NHTM. Các nhân tố chủ quan bao gồm:


a. Năng lực tài chính

Năng lực tài chính là khả năng đảm bảo nguồn lực tài chính cho HĐKD, thể hiện bằng giá trị tài sản, giá trị vốn có của ngân hàng. Năng lực tài chính tốt sẽ giúp NHTM hoàn thành các mục tiêu đã đề ra, đồng thời chống đỡ rủi ro có thể gặp phải trong quá trình kinh doanh. Khi có nguồn tài chính dồi dào, ngân hàng sẽ dễ dàng hơn trong việc triển khai các phương án kinh doanh và nâng cao hiệu quả HĐKD. Năng lực tài chính có thể được xem xét dựa trên nhiều khía cạnh như: quy mô tổng tài sản, khả năng mở rộng vốn chủ sở hữu, khả năng huy động vốn của ngân hàng.

Quy mô tổng tài sản

Quy mô tổng tài sản phản ánh năng lực, sức mạnh và vị thế của ngân hàng trên thị trường. Những ngân hàng có tài sản lớn thường có ưu thế hơn khi cạnh tranh và thuận lợi trong việc đầu tư vào các dự án, công trình lớn. Ngoài ra, quy mô tài sản lớn cũng giúp ngân hàng có cơ hội gia tăng lợi nhuận so với những ngân hàng có quy mô tài sản hạn chế hơn. Theo Berger và cộng sự (1993), lợi thế về quy mô đến từ việc các ngân hàng lớn thường có kinh nghiệm quản trị rủi ro tốt hơn và linh hoạt hơn trong việc sử dụng các công cụ tài chính. Ngoài ra, những ngân hàng có quy mô tổng tài sản lớn sẽ sở hữu đội ngũ quản lý chuyên nghiệp, có kinh nghiệm và trình độ cao, do đó có khả năng tiết kiệm chi phí và tạo ra nhiều lợi nhuận hơn (Evanoff và Israilevich,1995). Tại Việt Nam, có rất nhiều nghiên cứu kh ng định quy mô tổng tài sản thường tỷ lệ thuận với ROE, ROA của các ngân hàng (Nguyễn Quang Minh, 2015; Nguyễn Thị Thu Thương, 2017; Đặng Thị Minh Nguyệt, 2017). Khi phân tích, các tác giả nhận ra rằng hiệu quả HĐKD của ngân hàng sẽ càng cao khi quy mô tổng tài sản càng tăng. Các nghiên cứu khác của các tác giả Miller và Noulas (1996); Berger và cộng sự (1993) cũng có kết luận tương tự.

Tuy nhiên, trên thực tế vẫn tồn tại những ngân hàng có hiệu suất giảm dần theo quy mô, nghĩa là quy mô tài sản càng tăng thì hiệu quả hoạt động càng giảm. Điển hình như nghiên cứu của Isik và Hassan (2002) lại tìm thấy sự tỷ lệ nghịch giữa quy mô và hiệu quả của ngân hàng. Theo đó, các ngân hàng có quy mô nhỏ lại có hiệu quả cao hơn các ngân hàng có quy mô lớn. Điều này có thể giải thích là do


các ngân hàng lớn không có cách tổ chức quản lý tốt, dẫn đến sự cồng kềnh, phức tạp, chồng chéo trong quản lý, từ đó ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động. Trong trường hợp này, thay vì tiếp tục tăng quy mô, ngân hàng phải có chính sách phát triển theo chiều sâu để cải thiện hiệu quả HĐKD.

Tỷ lệ vốn chủ sở hữu/Tổng tài sản

Vốn chủ sở hữu là nguồn lực chứng minh sức mạnh tài chính của NHTM, đảm bảo khả năng tồn tại, quyết định quy mô hoạt động và độ an toàn cho các NHTM khi HĐKD trên thị trường. Nghiên cứu của Berger và De Young (1997) cho thấy một tỷ lệ nguồn vốn thấp gây ra nhiều trạng thái rủi ro, ngược lại một nguồn vốn dồi dào sẽ tác động tích cực đến hiệu quả HĐKD của ngân hàng. Vốn chủ sở hữu cũng là nhân tố quyết định tính chủ động trong việc đề ra các chính sách phát triển HĐKD. Một ngân hàng chủ động về nguồn vốn chủ sở hữu sẽ có nhiều cơ hội hơn và hạn chế được nhiều rủi ro hơn khi tiến hành các HĐKD của mình (Nguyễn Quang Minh, 2015). Vì lý do đó, giới quản trị, điều hành ngân hàng, khách hàng và các cơ quan quản lý đều rất quan tâm đến khả năng của ngân hàng trong việc duy trì, đảm bảo và mở rộng vốn chủ sở hữu. Các nghiên cứu của Nguyễn Việt Hùng (2008), Nguyễn Thu Nga (2018) đều xác nhận tương quan thuận chiều giữa vốn chủ sở hữu và hiệu quả HĐKD của ngân hàng, tuy nhiên mức độ ảnh hưởng không lớn. Các tác giả cho rằng trong ngắn hạn việc tăng vốn chủ sở hữu sẽ giúp các NHTM gia tăng năng lực cạnh tranh, năng lực tài chính. Đặc biệt, với những ngân hàng đang có tỷ lệ an toàn vốn thấp theo chuẩn quốc tế thì việc tăng vốn còn giúp tăng khả năng thanh khoản, tạo cơ sở phát triển thị phần, cải thiện hiệu quả HĐKD.

Tuy nhiên, một tỷ lệ vốn chủ sở hữu tổng tài sản quá lớn không cần thiết đối với mọi ngân hàng. Trong trường hợp ngân hàng đang hoạt động trong điều kiện hiệu suất giảm theo quy mô, việc tăng vốn chủ sở hữu quá nhiều so với mở rộng quy mô tài sản là không cần thiết. Nghiên cứu của Nguyễn Quang Minh (2015) tìm ra mối quan hệ nghịch chiều giữa tỷ lệ vốn chủ sở hữu tổng tài sản và ROE. Tác giả cho rằng đây là kết quả của việc sử dụng đòn bẩy tài chính kém hiệu quả trong HĐKD ngân hàng.


b. Cấu trúc sở hữu

Mối quan hệ giữa cấu trúc sở hữu và hiệu quả HĐKD của NHTM đã được đề cập đến ở nhiều nghiên cứu trước đây. Các nhà nghiên cứu đã tiến hành phân tích sự ảnh hưởng của cấu trúc sở hữu bao gồm: sở hữu nhà nước, sở hữu nước ngoài và sở hữu thể nhân đến hiệu quả HĐKD của ngân hàng. Trong nghiên cứu này, tác giả đề cập đến cấu trúc sở hữu bao gồm: sở hữu Nhà nước và sở hữu nước ngoài trong cơ cấu vốn của ngân hàng.

Về sở hữu Nhà nước, đa số các nghiên cứu nước ngoài kết luận sự tương quan âm giữa tỷ lệ sở hữu nhà nước và hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Theo nghiên cứu của Lin và Zhang (2009), tỷ lệ sở hữu nhà nước càng cao thì chi phí của ngân hàng càng cao. Nhóm tác giả cũng tìm thấy tương quan nghịch giữa sở hữu nhà nước và khả năng sinh lợi của các ngân hàng. Sự đồng thuận trong quan điểm này được tìm thấy tại các nghiên cứu của La Porta, R. và cộng sự (2002), Cornett và cộng sự (2010). Mối tương quan nghịch này bắt nguồn từ các lý do như: sở hữu nhà nước làm tăng chi phí đại diện, bất cân xứng thông tin,... Các nhà nghiên cứu tin rằng đại diện nhà nước tại các NHTM là những cá nhân đóng vai trò là những cổ đông tham gia điều hành nhưng không sở hữu. Chính vì vậy, những cá nhân này không có động lực để nỗ lực nhằm nâng cao hiệu quả HĐKD của ngân hàng. Một số nghiên cứu trong nước cũng đưa ra kết luận về sự tương quan nghịch giữa sở hữu nhà nước và hiệu quả HĐKD ngân hàng như: Phạm Mạnh Hùng (2018), Nguyễn Thanh Phong, Nguyễn Quang Tuân (2020). Tuy nhiên, cũng có những nghiên cứu tìm thấy ảnh hưởng tích cực của sở hữu nhà nước đến hiệu quả HĐKD ngân hàng như nghiên cứu của Nguyễn Việt Hùng (2007); Nguyễn Thu Nga (2017).

Về sở hữu nước ngoài, các nghiên cứu thực nghiệm đều cho thấy sở hữu nước ngoài có chiều hướng tác động tích cực đến hiệu quả HĐKD của NHTM, đặc biệt là ở các quốc gia đang phát triển. Hình thức sở hữu này giúp các NHTM dễ dàng hơn trong việc tài trợ vốn cho các HĐKD có yếu tố nước ngoài, đồng thời góp phần nâng cao năng lực quản trị và trình độ công nghệ ngân hàng. Việc tăng tỷ lệ sở hữu của các cổ đông, nhà đầu tư nước ngoài giúp các NHTM trong nước tăng vốn, mở

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ
Ngày đăng: 28/04/2022