Ngân Hàng Thương Mại Và Hoạt Động Kinh Doanh Của Nhtm


- Đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả HĐKD của các NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2020 – 2030.

3.3 Câu hỏi nghiên cứu

Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu đã đề ra, luận án tập trung trả lời những câu hỏi sau:

1. Hiệu quả HĐKD của NHTM được đánh giá, đo lường bằng những phương pháp nào? Những nhân tố nào ảnh hưởng đến hiệu quả HĐKD của NHTM?

2. Thực trạng hiệu quả HĐKD của các NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2013 – 2018 đã đạt được những kết quả gì? Những vấn đề nào còn tồn tại và nguyên nhân?

3. Các NHTMCP Việt Nam cần thực hiện những giải pháp nào để nâng cao hiệu quả HĐKD trong thời gian tới?

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Luận án nghiên cứu hiệu quả HĐKD của các NHTMCP Việt Nam.

4.2 Phạm vi nghiên cứu

- Về nội dung:

Luận án tập trung nghiên cứu về hiệu quả HĐKD của các NHTMCP Việt Nam với các nội dung cụ thể:

+ Đo lường hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTM

+ Phân tích các nhân tố tác động tới hiệu quả HĐKD của các NHTMCP Việt Nam

+ Bằng cách nào để nâng cao hiệu quả HĐKD cho các NHTMCP Việt Nam?

- Về không gian:

Luận án nghiên cứu hiệu quả HĐKD của 29 NHTMCP Việt Nam.

Tính đến tháng 12 2018, toàn bộ hệ thống NHTMCP Việt Nam có 31 ngân hàng, tuy nhiên 2 ngân hàng: NHTMCP Đông Á và NHTMCP Việt Nam Thương Tín không có đủ báo cáo tài chính và báo cáo thường niên trong giai đoạn 2013 – 2018. Vì vậy, để đảm bảo sự thống nhất về mặt dữ liệu, tác giả loại 2 ngân hàng này ra khỏi mẫu nghiên cứu. Theo hình thức sở hữu, 29 NHTMCP Việt Nam trong phạm vi nghiên cứu được chia thành hai nhóm: nhóm NHTMCP không có sở hữu


Nhà nước chi phối (26 NHTMCP) và các NHTMCP có sở hữu Nhà nước chi phối (trên 50%) gồm 3 NHTMCP: Vietcombank, BIDV và Vietinbank.

Theo quan điểm của tác giả, việc đưa tất cả 29 NHTMCP Việt Nam vào mẫu nghiên cứu có thể giúp so sánh hiệu quả HĐKD của các NHTMCP theo các nhóm khác nhau. Theo đó, ảnh hưởng của sở hữu Nhà nước đến hiệu quả HĐKD của ngân hàng cũng có thể được đánh giá một cách hợp lý hơn. Đồng thời, quy mô mẫu 29 31 NHTMCP (chiếm hơn 90%) là đủ để đại diện cho tổng thể hệ thống các NHTMCP Việt Nam.

- Về thời gian:

Luận án nghiên cứu hiệu quả HĐKD của các NHTMCP Việt Nam trong khoảng thời gian 6 năm từ năm 2013 – 2018.

Giai đoạn 2011 – 2012 là thời kỳ tăng trưởng nóng của hệ thống ngân hàng Việt Nam với các điều kiện tín dụng được nới lỏng quá mức trước đó khiến cho diễn biến nền kinh tế phức tạp, rủi ro gia tăng. Lợi nhuận ghi nhận năm 2012 đã sụt giảm gần 50% so với năm 2011. Tình trạng này đến năm 2013 mới được cải thiện và toàn hệ thống ngân hàng đã có những biểu hiện an toàn và hiệu quả hơn. Sau khi đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011 – 2015” được Chính phủ phê duyệt theo Quyết định 254 QĐ-TTg ngày 1 3 2012, từ năm 2013 – 2015, nền kinh tế trên đà phục hồi và tích cực phát triển, nợ xấu cũng giảm xuống. Năm 2015 đánh dấu sự ổn định của hệ thống NHTMCP sau một thời gian thực hiện đề án 254, nhờ đó lòng tin của doanh nghiệp và công chúng với hệ thống ngân hàng được củng cố hơn. Từ 1 1 2016, Việt Nam chính thức trở thành thành viên của cộng đồng kinh tế ASEAN; ngày 8 3 2018, Việt Nam chính thức ký kết Hiệp định CPTPP tại Chi-lê. Có thể thấy, giai đoạn 2013 – 2018 đánh dấu sự tích cực, cố gắng của các NHTMCP Việt Nam nói riêng và cả hệ thống ngân hàng nói chung trong việc hoàn thiện vai trò là một trung gian tài chính vững mạnh, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội. Hơn nữa, nguồn số liệu nghiên cứu thời kỳ này đảm bảo tính đồng bộ, đầy đủ và có độ tin cậy cao, góp phần phản ánh chân thực hiệu quả HĐKD của các NHTMCP Việt Nam. Đồng thời, khoảng thời gian 6 năm đủ để phân tích và đánh


giá hiệu quả HĐKD của các NHTMCP Việt Nam. Vì vậy, tác giả lựa chọn thời gian nghiên cứu là 6 năm từ 2013 – 2018.

Tổng quan nghiên cứu


Khoảng trống nghiên cứu

- Khái niệm

- Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả HĐKD của NHTM

- Mô hình phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả HĐKD của NHTM


Cơ sở lý luận về hiệu quả HĐKD của NHTM

Các phương pháp đo lường hiệu quả HĐKD của NHTM:

- PP tiếp cận truyền thống

- PP tiếp cận hiện đại



Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả HĐKD theo mô hình hồi quy Tobit


Thực trạng hiệu quả HĐKD của 29 NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2013 – 2018

Đo lường hiệu quả HĐKD:

- PP tiếp cận truyền thống: các nhóm chỉ tiêu đo lường hiệu quả.

- PP tiếp cận hiện đại:

+ PP phi tham số (DEA)

+ PP tham số (SFA)


Đánh giá kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân


Đề xuất giải pháp, kiến nghị


Sơ đồ 1: Khung mô hình nghiên cứu

Nguồn: Tác giả thiết kế

5. Thiết kế nghiên cứu

5.1 Khung mô hình nghiên cứu của luận án

Để trả lời các câu hỏi nghiên cứu, luận án chọn các cách tiếp cận khác nhau, kết hợp giữa định tính và định lượng để đánh giá toàn diện về thực trạng hiệu quả


HĐKD của 29 NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2013 - 2018; đồng thời làm căn cứ cho việc đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả HĐKD trong thời gian tới. Khung mô hình nghiên cứu của luận án được tác giả mô tả theo sơ sồ 1.

5.2 Nguồn dữ liệu nghiên cứu

Dữ liệu về các biến trong mô hình được thu thập từ báo cáo tài chính năm đã qua kiểm toán của các NHTMCP trong 6 năm từ 2013 – 2018. Khoảng thời gian 6 năm tuy không quá dài nhưng cũng đủ để thấy được thực trạng hiệu quả HĐKD của các NHTMCP Việt Nam và tình hình phát triển của các ngân hàng. Dữ liệu được thu thập là dữ liệu chéo, bao gồm 174 quan sát. Danh sách 29 NHTMCP trong mẫu nghiên cứu được tổng hợp trong Bảng 1.

Trong số 29 NHTMCP trong mẫu nghiên cứu có một số ngân hàng đã trải qua việc hợp nhất, sáp nhập trong giai đoạn 2013 – 2015. Vì vậy, số liệu những ngân hàng này trong giai đoạn trước và sau khi sáp nhập được tác giả thu thập như sau:

- Ngân hàng TMCP Đại chúng Việt Nam (PVcombank) được thành lập trên cơ sở hợp nhất giữa Tổng công ty Tài chính Dầu khí Việt Nam (PVFC) và NHTMCP Phương Tây (WesternBank) vào năm 2013. Năm 2013 cũng đánh dấu việc sáp nhập NHTMCP Đại Á (DaiABank) và kết nạp đơn vị thành viên Công ty TNHH Một thành viên tài chính Việt – Societe (SGVF) vào NHTMCP Phát triển TPHCM (HDBank). Vì vậy, số liệu của PVcombank và HDBank giai đoạn 2013 – 2018 là số liệu sau khi đã thành lập, sáp nhập.

- Năm 2015, Ngân hàng TMCP Phát triển Mê Kông (MDB) sáp nhập vào NHTMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB); NHTMCP Phát triển Nhà ĐBSCL (MHB) sáp nhập vào NHTMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV); NHTMCP Phương Nam (Southern Bank) sáp nhập vào NHTMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank). Vì vậy, số liệu của MSB, BIDV, Sacombank từ năm 2013 – 2014 là số liệu của các ngân hàng này trước khi sáp nhập và số liệu giai đoạn 2015 – 2018 là số liệu sau khi đã sáp nhập.


Bảng 1: Tổng hợp 29 NHTMCP Việt Nam trong mẫu nghiên cứu


STT

Ngân hàng

Tên giao dịch

1

Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín

Sacombank

2

Ngân hàng TMCP Á Châu

ACB

3

Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam

PVcombank

4

Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội

SHB

5

Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam

Vietcombank

6

Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam

Vietinbank

7

Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam

Eximbank

8

Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam

Techcombank

9

Ngân hàng TMCP Sài Gòn

SCB

10

Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt

LienVietPostBank

11

Ngân hàng TMCP Phát triển TPHCM

HDBank

12

Ngân hàng TMCP Phương Đông

OCB

13

Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương

SGB

14

Ngân hàng TMCP An Bình

ABBank

15

Ngân hàng TMCP Tiên Phong

TPBank

16

Ngân hàng TMCP Kiên Long

KienLongBank

17

Ngân hàng TMCP Việt Á

VietABank

18

Ngân hàng TMCP Quốc Dân

NCB

19

Ngân hàng TMCP Nam Á

Nam A Bank

20

Ngân hàng TMCP Bản Việt

VietCapitalBank

21

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng

VPBank

22

Ngân hàng TMCP Quân đội

MB

23

Ngân hàng TMCP Hàng Hải

MSB

24

Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam

VIBBank

25

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam

BIDV

26

Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex

PG Bank

27

Ngân hàng TMCP Bắc Á

BacABank

28

Ngân hàng TMCP Đông Nam Á

SeABank

29

Ngân hàng TMCP Bảo Việt

BaoVietBank

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 227 trang tài liệu này.

Hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam - 5

Nguồn: Tác giả tổng hợp


5.3 Phương pháp nghiên cứu

Luận án sử dụng kết hợp giữa phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng.

- Phương pháp nghiên cứu định tính:

Luận án sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu định tính như: phương pháp phân tích, tổng hợp; phương pháp thống kê mô tả, so sánh; phương pháp suy luận logic.

- Phương pháp nghiên cứu định lượng:

Luận án sử dụng phương pháp phân tích bao dữ liệu (DEA), phương pháp phân tích phi tham số (SFA) và mô hình hồi quy Tobit để đánh giá hiệu quả HĐKD của ngân hàng và ước lượng mức độ ảnh hưởng của các biến nghiên cứu (nhân tố) đến hiệu quả HĐKD ngân hàng.

6. Những đóng góp mới của luận án

6.1 Về lý luận

+ Tổng hợp và hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu đo lường hiệu quả HĐKD của NHTM bao gồm 6 nhóm chỉ tiêu: (1) Nhóm chỉ tiêu đo lường hiệu quả sử dụng vốn; (2) Nhóm chỉ tiêu đo lường hiệu quả sử dụng tài sản; (3) Nhóm chỉ tiêu đo lường hiệu quả sử dụng lao động; (4) Nhóm chỉ tiêu đo lường hiệu quả kiểm soát chi phí; (5) Nhóm chỉ tiêu đo lường hiệu quả phòng chống rủi ro; (6) Nhóm chỉ tiêu đo lường hiệu quả quản trị, điều hành.

+ Làm rõ các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả HĐKD của NHTM và lựa chọn các nhân tố phù hợp với bối cảnh hệ thống NHTMCP Việt Nam đưa vào mô hình phân tích.

6.2 Về thực tiễn

+ Luận án là nghiên cứu toàn diện đầu tiên sử dụng cả 2 cách tiếp cận: tiếp cận truyền thống (thông qua các chỉ tiêu tài chính) và tiếp cận hiện đại (thông qua kỹ thuật xây dựng đường biên hiệu quả) để đo lường, đánh giá hiệu quả HĐKD của hệ thống NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2013-2018. Riêng về cách tiếp cận hiện đại, luận án kết hợp cả 2 phương pháp DEA và SFA để vận dụng được ưu điểm của cả 2


phương pháp này. Kết quả của nghiên cứu giúp đánh giá toàn diện hiệu quả HĐKD của hệ thống NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2013-2018.

+ Luận án sử dụng chính hiệu quả kỹ thuật ước lượng bằng phương pháp DEA (TEVRS) làm biến phụ thuộc trong mô hình hồi quy Tobit để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả HĐKD của NHTMCP Việt Nam. Cách thực hiện này giúp đánh giá chính xác các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả HĐKD của các NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2013-2018.

+ Trên cơ sở thực trạng HĐKD và chiều hướng, mức độ tác động của các nhân tố đến hiệu quả HĐKD của hệ thống NHTMCP Việt Nam, luận án đã đánh giá được kết quả, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế về hiệu quả HĐKD của hệ thống NHTMCP Việt Nam.

+ Đề xuất 5 nhóm giải pháp thiết thực đối với các NHTMCP Việt Nam và một số khuyến nghị phù hợp với các cơ quan hữu quan nhằm nâng cao hiệu quả HĐKD của hệ thống NHTMCP Việt Nam trong thời gian tới.

Kết quả của luận án là tài liệu tham khảo cho các nhà quản trị ngân hàng trong việc đánh giá hiệu quả HĐKD và tìm kiếm giải pháp nâng cao hiệu quả HĐKD của đơn vị. Đồng thời, luận án cũng là nguồn tài liệu tham khảo cho cơ quan quản lý các cấp nhằm xây dựng hệ thống chính sách hỗ trợ sự phát triển của các NHTMCP Việt Nam nói riêng và hệ thống ngân hàng Việt Nam nói chung.

7. Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, kết cấu của luận án bao gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM

Chương 2: Thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTMCP Việt Nam Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTMCP Việt Nam


CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1. Ngân hàng thương mại và hoạt động kinh doanh của NHTM

1.1.1 Tổng quan về ngân hàng thương mại

1.1.1.1 Khái niệm ngân hàng thương mại

Ngân hàng thương mại ra đời và phát triển gắn liền với sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa. Trong quá trình phát triển lên nền kinh tế thị trường, NHTM ngày càng đóng vai trò quan trọng hơn và đã trở thành một phần không thể thiếu trong hoạt động đời sống xã hội, là cầu nối giữa các chủ thể trong và ngoài nước, giữa những người “cung vốn” và “cầu vốn”. Tầm quan trọng của NHTM đã khiến định chế này trở thành huyết mạch, thành trái tim của nền kinh tế. Với mạng lưới rộng khắp toàn cầu, một hệ thống NHTM hoạt động hiệu quả sẽ giúp cho nền kinh tế phát triển lành mạnh, có tốc độ tăng trưởng cao và bền vững.

Đạo Luật Ngân hàng của Pháp năm 1941 định nghĩa: “Ngân hàng thương mại là những cơ sở mà nghề nghiệp thường xuyên là nhận tiền của công chúng dưới hình thức ký thác, hoặc dưới các hình thức khác, và sử dụng nguồn lực đó cho chính họ trong các nghiệp vụ về chiết khấu, tín dụng và dịch vụ tài chính” (Trần Huy Hoàng, 2018).

Trong tác phẩm Bank Management & Financial Services xuất bản năm 2008, nhóm học giả Rose và Hudgins đã định nghĩa NHTM theo 3 nội dung: (1) chức năng kinh tế, liên quan đến chức năng trung gian giữa người gửi tiền và người vay tiền; (2) dịch vụ cung cấp cho khách hàng như quản lý tài khoản, tiết kiệm, cho vay doanh nghiệp, cá nhân và chính phủ; (3) quy định pháp luật cơ bản để tồn tại, Chính phủ Liên bang ban hành quy định và giám sát hoạt động ngân hàng.

Trong tác phẩm Commercial Bank Management (1998), nhà kinh tế học Rose,

P.S định nghĩa NHTM là nơi cung cấp đầy đủ nhất các dịch vụ tài chính, trong đó ghi rõ: “Ngân hàng là loại hình tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất, đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm và dịch vụ thanh toán và

Xem tất cả 227 trang.

Ngày đăng: 28/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí