Tổng Quan Tình Hình Nghiên Cứu Trong Nước


phí lãi vay, tổng tiền vay, tổng tiền gửi, tổng nợ phải trả, chi phí điều hành và các yếu tố đầu ra là: đầu tư, lợi nhuận thuần, tổng doanh thu. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng: (i) Hệ số an toàn vốn tối thiểu (CAR) có ảnh hưởng quan trọng đến hiệu quả hoạt động của các NHTM Ấn Độ trong những năm qua; (ii) Tài sản cố định đảm bảo lợi thế tốt sau giai đoạn khủng hoảng; (iii) Các ngân hàng áp dụng tự động hóa cao hơn thì hoạt động có hiệu quả hơn; (iv) Các ngân hàng đầu tư chứng khoán tương đối cao nhưng trái phiếu sau suy thoái kinh tế lại an toàn hơn.

Gần đây nhất, nghiên cứu “Performance Evaluation of Banks in India – A Shannon-DEA Approach” của Jayaraman và Srinivasan (2014) cũng sử dụng phương pháp DEA để đánh giá hiệu quả HĐKD của 34 NHTM ở Ấn Độ giai đoạn 2002 - 2012. Tác giả chia các NHTM làm 3 nhóm và sử dụng 3 mô hình DEA khác nhau. Trong đó các yếu tố đầu vào bao gồm: vốn chủ sở hữu, vốn vay, số chi nhánh, số lượng nhân viên. Các yếu tố đầu ra bao gồm: thu nhập ngoài lãi từ lệ phí, các khoản cho vay và đầu tư, hoa hồng môi giới. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng nhóm 1 gồm 5 NHTM đạt hiệu quả về chi phí, nhóm 2 gồm 9 NHTM đạt hiệu quả về doanh thu và nhóm 3 gồm 10 NHTM đạt hiệu quả về mặt lợi nhuận. Như vậy, 3 nhóm NHTM có hiệu quả khác nhau khi đánh giá theo 3 mô hình khác nhau.

Các nghiên cứu sử dụng phương pháp tham số (SFA)

Phương pháp tham số SFA cũng được sử dụng phổ biến trên thế giới trong việc đánh giá hiệu quả HĐKD của ngân hàng. Tuy nhiên, phương pháp này đòi hỏi phải xác định một hàm số để thể hiện mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra.

Nghiên cứu “Operating efficiency of Canada banks” của Nathan và Neave (1992) sử dụng phương pháp tham số SFA để phân tích hiệu quả HĐKD của các NHTM ở Canada trong giai đoạn 5 năm từ 1983-1987. Tác giả ước tính hàm chi phí hoạt động của các NHTM theo 2 cách tiếp cận: tiếp cận giá trị gia tăng và tiếp cận trung gian. Với cách tiếp cận giá trị gia tăng, tác giả sử dụng 3 biến đầu vào là lao động, vốn, các quỹ và 4 biến đầu ra là cho vay thương mại và công nghiệp, các loại cho vay khác, tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi không kỳ hạn. Với cách tiếp cận trung gian, các tác giả sử dụng 3 biến đầu vào tương tự như cách tiếp giá trị gia tăng


nhưng 3 biến đầu ra là cho vay thương mại và công nghiệp, các loại cho vay khác, chứng khoán và đầu tư. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng các NHTM lớn không có lợi thế về chi phí hơn h n các NHTM nhỏ. Cả ngân hàng lớn và ngân hàng nhỏ đều có tính kinh tế nhờ quy mô.

Nghiên cứu “Short -run Cost Inefficiency of Commercial Banks: A Flexible Stochastic Frontier Approachcủa Kaparakis và cộng sự (1994) sử dụng phương pháp tham số SFA để đánh giá hiệu quả HĐKD của 548 ngân hàng có tổng tài sản có trên 50 triệu đôla trong năm 1986. Trong đó các biến đầu vào bao gồm: các khoản tiền gửi, các chứng chỉ tiền gửi trên 100.000 , hối phiếu không kỳ hạn, các khoản tiền vay khác, nguồn nhân lực và tài sản cố định của ngân hàng. Các biến đầu ra bao gồm: các khoản cho vay tiêu dùng, cho vay bất động sản, cho vay công nghiệp và thương mại, chứng khoán và tài sản có còn nằm ở tài khoản giao dịch.

Trong nghiên cứu “An Analysis of Inefficiencies inBanking: A Stochastic Cost Frontier Approach”, Kwan và Eisenbeis (1996) sử dụng phương pháp SFA để đánh giá hiệu quả hoạt động của 254 ngân hàng trong giai đoạn 6 năm từ 1986 – 1991. với 3 biến đầu vào được sử dụng trong mô hình gồm: lao động, các quỹ và tư bản và 5 biến đầu ra gồm đầu tư chứng khoán, cho vay bất động sản, cho vay công nghiệp và thương mại, cho vay tiêu dùng, các khoản mục ngoại bảng và phát sinh. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng phi hiệu quả tồn tại ở các NHTM trong khoảng 10%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 227 trang tài liệu này.

- 20% trên tổng chi phí. Đồng thời, nếu xét về mặt quy mô thì các NHTM có quy mô nhỏ hoạt động kém hiệu quả hơn các NHTM có quy mô lớn.

Fan và Shaffer (2004) với nghiên cứu “Efficiency versus risk in large domestic US banks” đã xây dựng được hàm hiệu quả về lợi nhuận mà từ trước đến nay chưa hề được tiếp cận nhiều trong các nghiên cứu truyền thống. Tác giả cho rằng, cách tiếp cận nghiên cứu hiệu quả HĐKD ở góc độ lợi nhuận là phù hợp bởi vì hiện nay các NHTM có xu hướng sử dụng các yếu tố đầu vào có chi phí cao nhưng mang lại lợi nhuận cao. Vì thế, tác giả đã sử dụng phương pháp SFA để ước lượng hiệu quả của ngân hàng bằng cách xây dựng một hàm số biên thể hiện mối quan hệ giữa lợi nhuận của ngân hàng với các biến đầu vào trong quá trình kinh doanh của ngân

Hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam - 3


hàng. Hàm số này đo lường lợi nhuận tối đa ngân hàng có thể đạt được từ các yếu tố đầu ra và đầu vào cùng với giá đầu vào và đầu ra nhất định

Fu và Heffernan (2009) với nghiên cứu “The effects of reform on China’s bank structure and performancecũng sử dụng cách tiếp cận tham số SFA để đo lường hiệu quả của các ngân hàng Trung Quốc. Các tác giả sử dụng mô hình hồi quy 2 bước để xem xét ảnh hưởng của loại hình sở hữu và hoạt động cải cách hệ thống ngân hàng đến hiệu quả HĐKD của ngành ngân hàng tại Trung Quốc trong thời kỳ 1987-2007. Kết quả nghiên cứu cho thấy các NHTM Trung Quốc đang hoạt động ở dưới đường biên hiệu quả với điểm hiệu quả đạt được khoảng 50%-60%. Theo kết quả nghiên cứu, các NHTMCP hoạt động có hiệu quả hơn so với các NHTMNN.

Các nghiên cứu sử dụng kết hợp cả phương pháp phi tham số (DEA) và phương pháp tham số (SFA)

Cả hai phương pháp SFA và DEA đều có những ưu và nhược điểm riêng, có thể ảnh hưởng đến kết quả ước lượng trong từng trường hợp cụ thể. Ưu điểm chính của SFA là cho phép kiểm tra giả thuyết liên quan đến mức độ phù hợp của mô hình; tuy nhiên nhược điểm lớn nhất là yêu cầu chỉ định dạng hàm cụ thể (Cobb- Douglas hoặc translog). Về phía DEA, ưu điểm chính của phương pháp này là không yêu cầu chỉ định một dạng hàm cụ thể, tuy nhiên, nhược điểm là không thể ước lượng các tham số của mô hình, do đó không thể kiểm tra các giả thuyết liên quan đến hiệu quả của mô hình. Một số nghiên cứu đã vận dụng cả 2 phương pháp với mong muốn tận dụng được thế mạnh của cả hai trong việc ước tính hiệu quả HĐKD của NHTM.

Nghiên cứu "Measuring Cost Efficiency in Banking: Econnometric and linear programming Evidence” của Ferrier và Lovel (1990) sử dụng kết hợp cả 2 phương pháp DEA và SFA để đánh giá hiệu quả HĐKD của 575 NHTM trong năm 1984. Các tác giả sử dụng 3 biến đầu vào là tổng số CBNV ngân hàng; chi phí tiền lương và chi phí cơ sở hạ tầng; trang thiết bị ngân hàng. Các biến đầu ra trong nghiên cứu là: số lượng tài khoản tiền gửi không kỳ hạn, số lượng các món cho vay bất động sản, số lượng các món cho vay trả góp và số lượng các món cho vay công nghiệp.


Kết quả nghiên cứu cho thấy hiệu quả kỹ thuật của các ngân hàng theo phương pháp phi tham số DEA và phương pháp tham số SFA lần lượt đạt khoảng 21,6% và 26,4%. Ngoài ra, các tác giả cho rằng các NHTM nhỏ với tổng tài sản có dưới 25 triệu đôla là những ngân hàng hoạt động hiệu quả nhất – điều này khác biệt so với kết luận về tính hiệu quả theo quy mô của những nghiên cứu trên.

Nghiên cứu của Bhattacharyya và cộng sự (1997) đánh giá hiệu quả kinh doanh của 70 NHTM ở Ấn Độ trong thời kỳ đầu của tự do hóa tài chính (1986- 1991). Nghiên cứu sử dụng phương pháp DEA để tính hiệu quả kỹ thuật, sau đó sử dụng phương pháp SFA để tính hiệu quả theo 3 hướng: thời gian, sở hữu và yếu tố ngẫu nhiên. Các biến đầu vào: chi phí tiền lương, chi phí hoạt động; các biến đầu ra: doanh số đầu tư, doanh số tiền gửi. Kết quả nghiên cứu cho thấy nhóm NHTMNN có hiệu quả cao nhất, sau đó đến NHLD, NHNNg và cuối cùng là nhóm NHTMCP.

Nghiên cứu “Financial liberalization and banking efficiency: Evidence from Turkey” của nhóm tác giả Denizer và cộng sự (2007) xem xét hiệu quả quy mô theo từng loại hình sở hữu ngân hàng đối với các ngân hàng Thổ Nhĩ Kỳ. Nghiên cứu cũng kết hợp cả hai phương pháp: tiếp cận tham số SFA và tiếp cận phi tham số DEA để đo lường hiệu quả HĐKD của các ngân hàng giai đoạn 1970-1994. Ngoài ra, tác giả còn xem xét tính không hiệu quả trong kinh doanh từ chức năng và quan hệ sở hữu trong ngân hàng. Nghiên cứu sử dụng phương pháp DEA theo 2 cách tiếp cận về chức năng của ngân hàng: chức năng sản xuất và chức năng trung gian. Kết quả cho thấy nguồn lực phân tán sẽ khiến cho lợi nhuận kém ổn định, vì vậy, cần tập trung quản lý nguồn lực. Đồng thời, các tác giả nhận định không có sự khác biệt nhiều về hiệu quả HĐKD giữa các ngân hàng có hình thức sở hữu khác nhau.

Nghiên cứu về phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng

Liên quan đến vấn đề phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả HĐKD của ngân hàng, trên thế giới các tác giả sử dụng nhiều mô hình phân tích khác nhau với các phương pháp tiếp cận khác nhau.


Nghiên cứu của Chang và Chiu (2006) sử dụng phương pháp phân tích phi tham số DEA kết hợp với mô hình hồi quy TOBIT để đánh giá hiệu quả HĐKD của 26 NHTM ở Đài Loan giai đoạn 1996 – 2000. Đồng thời, các tác giả cũng đánh giá tác động của rủi ro tín dụng đến hiệu quả HĐKD của các NHTM này. Ở giai đoạn thứ hai, các tác giả sử dụng kỹ thuật phân tích hồi quy Tobit để tìm kiếm các yếu tố ảnh hưởng đối với hiệu quả HĐKD của ngân hàng. Các tác giả tiến hành tính toán các chỉ số hiệu quả chi phí (CE), hiệu quả kỹ thuật (TE) và hiệu quả phân bổ (AE) trong đó, rủi ro tín dụng đo lường bằng tỷ lệ nợ xấu. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng NHTM nào có rủi ro tín dụng cao thì hiệu quả hoạt động sẽ giảm và ngược lại.

Nghiên cứu “Ownership reform and efficiency of nationwide banks in China” của Hua và cộng sự (2006) áp dụng phương pháp phi tham số DEA để nghiên cứu hiệu quả HĐKD và xem xét một số nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả HĐKD của các 12 ngân hàng Trung Quốc thời kỳ 1996 – 2003 bằng mô hình TOBIT. Các biến đầu vào được sử dụng trong mô hình DEA là: tiền gửi, số nhân viên và tài sản cố định ròng; hai biến đầu ra gồm đầu tư và cho vay. Dựa trên kết quả ước lượng các độ đo hiệu quả từ mô hình DEA, các tác giả đã sử dụng mô hình hồi quy TOBIT để xem xét ảnh hưởng của các biến: loại hình sở hữu, quy mô, các biến giả phản ánh những ảnh hưởng của quá trình tham gia WTO, khủng hoảng tài chính Châu Á đến hiệu quả HĐKD của 12 NHTM trong mẫu nghiên cứu.

Trong nghiên cứu “Estimating and analysing the cost efficiency of Greek cooperative banks: An application of two-stage data envelopment analysis” Pasiouras và cộng sự (2007) đã đánh giá và phân tích hiệu quả chi phí của 16 ngân hàng cổ phần tại Hy Lạp giai đoạn 2000-2004. Tác giả ứng dụng phương pháp phân tích hiện đại chia làm 2 giai đoạn: giai đoạn thứ nhất tác giả sử dụng DEA để đánh giá hiệu quả kinh tế, hiệu quả chi phí và hiệu quả phân bổ; giai đoạn thứ hai tác giả sử dụng mô hình TOBIT để ước lượng ảnh hưởng của các nhân tố bên ngoài và bên trong đến hiệu quả HĐKD của ngân hàng. Kết quả nghiên cứu cho thấy ảnh hưởng của việc vốn hóa, số lượng các chi nhánh và số thẻ ATM đến hiệu quả HĐKD của ngân hàng phụ thuộc vào các thước đo hiệu quả khác nhau.


Gull và cộng sự (2011) sử dụng mô hình hồi quy gộp POLS để phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố chủ quan và khách quan đến hiệu quả HĐKD của 15 NHTM hàng đầu ở Pakistan trong giai đoạn 5 năm từ 2005-2009. Trong nghiên cứu, hiệu quả HĐKD của ngân hàng được đo bằng các chỉ tiêu: tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA), tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE), tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sử dụng (ROCE), tỷ lệ lãi cận biên (NIM). Kết quả nghiên cứu cho thấy các NHTM có tổng tài sản, vốn chủ sở hữu, các khoản cho vay, tiền gửi lớn hơn sẽ có hiệu quả hoạt động cao hơn. Mặt khác, các yếu tố vĩ mô như tăng trưởng kinh tế, lạm phát, vốn hóa thị trường chứng khoán an toàn sẽ tác động tích cực đến lợi nhuận của ngân hàng.

Raphael (2013) trong nghiên cứu “Efficiency of Commercial Banks in East Africa: A Non Parametric Approach” đã sử dụng phương pháp DEA kết hợp với mô hình hồi quy TOBIT để đánh giá hiệu quả HĐKD của các NHTM tại Tanzania trong giai đoạn 7 năm 2005-2011. Kết quả nghiên cứu cho thấy hiệu quả chung của các ngân hàng ở mức thấp chỉ đạt 53,2% so với trung bình các ngân hàng trên thế giới. Đồng thời, các ngân hàng được chọn trong mẫu nghiên cứu có hiệu quả phân bổ nhỏ hơn hiệu quả kỹ thuật, hàm ý cho thấy các NHTM ở Tanzania đã phân bổ nguồn lực đầu vào chưa hợp lý. Ngoài ra, nghiên cứu cũng sử dụng mô hình hồi quy TOBIT để đo lường các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động tại các ngân hàng Tanzania. Kết quả cho thấy các nhân tố có tác động tích cực đến hiệu quả HĐKD của ngân hàng bao gồm: quy mô, thu nhập ngoài lãi, tỷ lệ an toàn vốn. Ngược lại, tỷ lệ nợ xấu có tác động tiêu cực đến hiệu quả HĐKD của ngân hàng.

Nghiên cứu “Factors Affecting Bank profitabitity in Paskitan” của Bandaranayake và Jayasinghe (2013) sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính đa biến và ước lượng bảng dữ liệu cân đối để phân tích ảnh hưởng của các nhân tố đến hiệu quả HĐKD của 14 NHTM ở Sri Lanka trong giai đoạn 2001-2011. Các tác giả xây dựng mô hình gồm 9 nhân tố ảnh hưởng gồm: tỷ lệ an toàn vốn (CAR), tỷ lệ dự phòng rủi ro, quy mô ngân hàng, nguồn vốn, tốc độ tăng trưởng GDP, tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ dự trữ bắt buộc, lãi suất cho vay, tỷ lệ tín phiếu kho bạc. Theo như kết


quả nghiên cứu, các nhân tố nguồn vốn và lãi suất cho vay có tương quan thuận chiều với hiệu quả HĐKD của ngân hàng. Trong khi đó, dự trữ bắt buộc lại tác động tiêu cực và không có bằng chứng cho thấy sự ảnh hưởng của yếu tố dự phòng rủi ro đến hiệu quả HĐKD của NHTM. Nghiên cứu cũng cho rằng tùy theo từng loại hình sở hữu ngân hàng, các nhân tố ảnh hưởng sẽ có tác động khác nhau.

2.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước

Các nghiên cứu sử dụng phương pháp truyền thống

Nghiên cứu về hiệu quả HĐKD của ngân hàng theo phương pháp truyền thống chủ yếu là các nghiên cứu trong nước. Đa phần các nghiên cứu này chỉ dừng lại ở việc sử dụng phương pháp định tính - đo lường hiệu quả HĐKD ngân hàng thông qua các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính.

Trong nghiên cứu “Nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại Việt Nam” (Lê Thị Hương, 2002), tác giả đã sử dụng phương pháp thống kê mô tả để đo lường hiệu quả HĐKD của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn 3 năm 1999-2001 thông qua các chỉ tiêu tài chính như: Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE), Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA), Tỷ lệ nợ xấu (NPL), Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng (DPRR).

Nghiên cứu “Vận dụng phương pháp thống kê để phân tích hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại Việt Nam” của tác giả Lê Dân (2004) sử dụng phần mềm hỗ trợ SPSS14.0 để đo lường hiệu quả HĐKD của hệ thống NHTM Việt Nam trong 7 năm (1996-2002). Các chỉ tiêu tài chính được sử dụng để đo lường hiệu quả kinh doanh bao gồm: Tỷ lệ nợ xấu (NPL), tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE), tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA), tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng (DPRR), hệ số an toàn vốn tối thiểu (CAR), hệ số đòn bẩy tài chính, tốc độ tăng trưởng dư nợ.

Ngoài ra, nghiên cứu của Tạ Thị Kim Dung (2016) “Nâng cao hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương Việt Nam” cũng sử dụng các chỉ tiêu tài chính để đo lường hiệu quả HĐKD của Techcombank giai đoạn 2010- 2014. Tác giả đã đề xuất bộ chỉ tiêu đánh giá hiệu quả HĐKD của NHTM với 2


nhóm chỉ tiêu: (i) Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả HĐKD gồm: tỷ suất sinh lời, năng suất lao động, đóng góp cho nền kinh tế; (ii) Nhóm chỉ tiêu phản ánh nguyên nhân của hiệu quả kinh doanh của NHTM gồm: nợ xấu, an toàn vốn, thanh khoản,... Thực tế cho thấy trong phân tích hoạt động của ngành ngân hàng từ cấp ngân hàng đến cấp ngành các nhà phân tích vẫn quen sử dụng cách tiếp cận truyền thống, bởi đây vẫn là một cách tiếp cận dễ hiểu và dễ tính. Song, cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, các nghiên cứu trong nước đã dần tiếp cận theo phương pháp hiện đại như trên thế giới thông qua việc sử dụng phương pháp đường biên hiệu

quả: phân tích phi tham số (DEA) hay phân tích tham số (SFA).

Các nghiên cứu sử dụng phương pháp phi tham số (DEA)

Ở Việt Nam, các tác giả Lê Phan Thị Diệu Thảo và Nguyễn Thị Ngọc Quỳnh (2013) đã sử dụng phương pháp phi tham số DEA để đánh giá hiệu quả của ngân hàng trong nghiên cứu: “Ứng dụng phương pháp DEA trong đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam”. Các tác giả sử dụng các biến đầu vào là nguồn nhân lực, quy mô tiền gửi được lượng hóa bằng chi phí sử dụng trong quá trình hoạt động. Các biến đầu ra thể hiện lợi nhuận tạo ra trong quá trình HĐKD của ngân hàng bao gồm: thu nhập từ lãi và các khoản tương tự, thu nhập khác từ HĐKD. Các tác giả đo lường hiệu quả kỹ thuật theo hướng tối thiểu hóa các yếu tố đầu vào mà không làm giảm sút yếu tố đầu ra thông qua việc sử dụng hai mô hình: mô hình hiệu quả không đổi theo quy mô DEA(CRS) và mô hình hiệu quả thay đổi theo quy mô DEA(VSR). Trong đó, mô hình DEA(VSR) lại được chia nhỏ thành mô hình hiệu quả giảm theo quy mô và mô hình hiệu quả tăng theo quy mô. Các tác giả kết luận rằng các ngân hàng có hiệu quả hoạt động theo mô hình DEA(VSR) chưa đạt đến điểm hiệu quả tối ưu (điểm hiệu quả <1). Vì vậy, hoàn toàn có khả năng cắt giảm lãng phí các nguồn lực mà vẫn giữ nguyên hoặc thậm chí còn làm tăng các kết quả đầu ra.

Trong nghiên cứu “Hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng thương mại Việt Nam sau sáp nhập, hợp nhất, mua lại: Tiếp cận phương pháp DEA”, Phan Thị Hằng Nga và Trần Phương Thanh (2017) sử dụng phương pháp phân tích phi tham

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 28/04/2022