Hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam - 4


số DEA để ước tính hiệu quả hoạt động các ngân hàng Việt Nam sau sáp nhập, hợp nhất với các biến đầu vào: chi phí tiền lương, chi phí trả lãi, các chi phí khác. Các biến đầu ra gồm: thu nhập lãi, các khoản thu nhập khác từ hoạt động kinh doanh. Kết quả cho thấy, phi hiệu quả trung bình của các ngân hàng nghiên cứu giai đoạn 2007 - 2014 khoảng 10,18%, đa số các ngân hàng sau sáp nhập đã tận dụng được quy mô để tăng hiệu quả hoạt động, tuy nhiên các ngân hàng vẫn còn sử dụng lãng phí nguồn lực như chi phí tiền lương, chi phí lãi và chi phí khác. Với kết quả nghiên cứu, tác giả đề xuất các khuyến nghị để các ngân hàng sau sáp nhập nâng cao hiệu quả hoạt động trong thời gian tới.

Nguyễn Thị Hà Thanh và Lê Hoàng Việt (2018) cũng sử dụng phương pháp DEA để đánh giá hiệu quả hoạt động của hệ thống NHTMCP Việt Nam trong nghiên cứu “Phân tích hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam giai đoạn 2011-2016”. Các tác giả sử dụng dữ liệu thứ cấp được tổng hợp từ báo cáo thường niên của 23 NHTMCP để ước lượng hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng giai đoạn 2011-2016. Các yếu tố đầu vào được đưa vào mô hình bao gồm: chi phí lương cho nhân viên, tài sản cố định, tiền gửi huy động và các biến đầu ra bao gồm: thu nhập lãi và thu nhập ngoài lãi. Kết quả ước lượng cho thấy trong giai đoạn nghiên cứu, hiệu quả kỹ thuật trung bình hệ thống đạt 81.7%. Trong đó, yếu tố hiệu quả kỹ thuật thuần túy đóng góp vào hiệu quả kỹ thuật của ngân hàng lớn hơn so với các yếu tố phản ánh quy mô hoạt động. Chỉ số hiệu quả chi phí (CE) trong nghiên cứu có kết quả tăng dần qua giai đoạn 5 năm từ 52.84% năm 2011 lên 70.61% năm 2016. Hiệu quả chi phí tăng nhờ các ngân hàng có hiệu quả phân bổ tăng dần trong các năm và tăng nhanh hơn so với hiệu quả kỹ thuật. Tuy nhiên, chỉ số CE trung bình toàn giai đoạn là 64.41% cho thấy mặc dù các ngân hàng đã ngày càng tối thiểu hóa được các chi phí đầu vào để tạo ra một đơn vị đầu ra nhưng việc sử dụng các nguồn lực đầu vào lại chưa thực sự hiệu quả.

Nghiên cứu sử dụng phương pháp tham số (SFA)

Nguyễn Thu Nga (2017) đã sử dụng phương pháp phân tích tham số SFA để đánh giá mối quan hệ giữa rủi ro tín dụng và hiệu quả HĐKD của 30 NHTMCP


Việt Nam trong giai đoạn 2009 - 2015. Tác giả xây dựng đường biên hiệu quả với với 3 biến đầu vào: tài sản cố định, tiền gửi của khách hàng, lao động và 2 biến đầu ra: cho vay khách hàng, tài sản sinh lời khác. Kết quả nghiên cứu kh ng định rủi ro tín dụng là một yếu tố phi hiệu quả của ngân hàng, làm cho một NHTM hoạt động xa dần với đường biên hiệu quả. Hiệu quả HĐKD của ngân hàng giảm mạnh khi bổ sung rủi ro tín dụng vào các mô hình tính toán. Đồng thời, kết quả phân tích tham số SFA cho thấy, rủi ro tín dụng tăng 1% thì đầu ra của ngân hàng giảm 0,586%. Từ những phát hiện của nghiên cứu, tác giả đưa ra những đề xuất liên quan đến việc dự báo các mức hiệu quả HĐKD ngân hàng với các ước tính về rủi ro tín dụng.

Các nghiên cứu sử dụng kết hợp cả phương pháp phi tham số (DEA) và phương pháp tham số (SFA)

Ở Việt Nam, áp dụng tương đối thành công việc sử dụng kết hợp phương pháp DEA và SFA để phân tích hiệu quả HĐKD của NHTM phải kể đến nghiên cứu của Nguyễn Việt Hùng (2008). Tác giả không chỉ dừng lại ở phân tích định tính mà còn sử dụng kết hợp 2 phương pháp phân tích định lượng để đo lường hiệu quả HĐKD của 32 NHTM Việt Nam. Nghiên cứu được thực hiện trong thời kỳ 2001-2005 với các yếu tố đầu vào gồm: tổng tài sản cố định ròng, chi cho nhân viên, tổng vốn huy động từ khách hàng và các yếu tố đầu ra bao gồm: thu về lãi và các khoản tương đương, thu ngoài lãi và các khoản tương đương.

Trong nghiên cứu “Phân tích hoạt động kinh doanh của hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam”, Liễu Thu Trúc và Nguyễn Thành Danh (2012) cũng đã sử dụng kết hợp cả phương pháp tham số và phương pháp phi tham số để phân tích hiệu quả HĐKD của 22 NHTMCP Việt Nam trong giai đoạn 2006 – 2009. Với quan điểm cho rằng các ngân hàng là các tổ chức tài chính huy động, phân bổ các nguồn vốn cho vay và các tài sản khác, tác giả xác định hai biến đầu ra là thu nhập từ lãi và thu nhập ngoài lãi; 3 biến đầu vào bao gồm: lao động, vốn kinh doanh, chi phí khác. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng hiệu quả HĐKD của các ngân hàng chưa cao và nguyên nhân chính là do yếu tố phi hiệu quả về mặt công nghệ.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 227 trang tài liệu này.


Đồng thời, tác giả cũng kết luận các NHTMCP quy mô lớn có lợi thế hơn về chi phí so với các NHTMCP có quy mô nhỏ.

Hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam - 4

Nghiên cứu về phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng

Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả HĐKD được các nhà nghiên cứu đưa vào giai đoạn thứ 2 sau khi đã đo lường hiệu quả kinh doanh của các NHTM bằng các chỉ tiêu tài chính hoặc bằng kỹ thuật xây dựng đường biên hiệu quả.

Ở Việt Nam, nghiên cứu của Nguyễn Việt Hùng (2008) đã áp dụng khá thành công kỹ thuật phân tích này để tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả HĐKD của 32 NHTM tại Việt Nam thời kỳ 2001- 2005. Tác giả kết hợp phương pháp phân tích tham số, phi tham số và mô hình hồi quy TOBIT trong việc đo lường hiệu quả HĐKD. Kết quả nghiên cứu cho thấy giai đoạn này các NHTM đã sử dụng lãng phí khoảng 26,4% các yếu tố đầu vào. Nếu so sánh giữa các loại ngân hàng thì nhóm NHTMCP có hiệu quả cao nhất, sau đó đến NHTMNN và cuối cùng là các NHLD. Trong mô hình TOBIT, tác giả lựa chọn các biến độc lập bao gồm: BANKSIZE (Ln của tổng tài sản), OWNERNN và OWNERCP (hai biến giả theo loại hình ngân hàng), tổng chi phí tổng doanh thu, tỷ lệ tiền gửi cho vay, vốn chủ sở hữu tổng tài sản, tổng tài sản của từng ngân hàng tổng tài sản của tất cả các ngân hàng, tỷ lệ vốn cho vay/tổng tài sản có, tỷ lệ nợ xấu, tỷ suất sinh lời trên tài sản, tỷ lệ tư bản hiện vật trên tổng tài sản, tỷ lệ của giữa vốn (K) và lao động (L), tỷ lệ giữa thu về lãi thu về hoạt động và các biến thời gian Y02, Y03, Y04 và Y05. Kết quả nghiên cứu cho thấy các nhân tố gồm: tài sản của ngân hàng, tỷ lệ tiền gửi cho vay, tỷ suất sinh lời trên tài sản, tỷ lệ nợ xấu, tổng chi phí tổng doanh thu có ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của các NHTM trong giai đoạn đó. Đây có thể nói là bài viết đầu tiên sử dụng mô hình hiện đại kết hợp với đánh giá chỉ số truyền thống để nghiên cứu về hiệu quả hoạt động trong ngành ngân hàng tại Việt Nam và có ảnh hưởng nhiều tới xu hướng nghiên cứu sau này của nhiều tác giả.


Nghiên cứu “Phân tích nhân tố tác động đến hiệu quả sử dụng nguồn lực của các ngân hàng thương mại trên địa bàn TPHCM” của Nguyễn Minh Sáng (2013) áp dụng phương pháp phân tích DEA và mô hình hồi quy TOBIT để phân tích các yếu tố tác động đến hiệu quả sử dụng các nguồn lực của 17 NHTM trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Tác giả sử dụng 3 biến đầu vào là: chi phí nhân viên, tài sản cố định, tiền gửi và 2 biến đầu ra bao gồm: thu nhập từ lãi, thu ngoài lãi. Kết quả cho thấy các NHTM trên địa bàn TPHCM vẫn chưa sử dụng tối đa các nguồn lực đầu vào và quy mô đầu ra của ngân hàng chưa tương xứng. Sau khi sử dụng mô hình hồi quy TOBIT để định lượng các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng nguồn lực của ngân hàng, tác giả kết luận chỉ có 2 biến trong mô hình là vốn chủ sở hữu tổng tài sản và nợ xấu tổng dư nợ tín dụng có tác động đến hiệu quả HĐKD của các NHTM trong mẫu với mức ý nghĩa 10%. Các biến còn lại bao gồm: Lợi nhuận sau thuế Vốn chủ sở hữu bình quân và Logarit tự nhiên của tổng tài sản không có ý nghĩa thống kê. Tuy nhiên, kết quả phân tích hồi quy cũng cho thấy có sự khác biệt về dấu kỳ vọng của biến Nợ xấu Tổng dư nợ tín dụng. Cụ thể, tỷ lệ nợ xấu càng cao thì hiệu quả kinh tế toàn phần của các NHTM trong mẫu nghiên cứu càng tăng. iều này có thể lý giải là do việc công bố thông tin nợ xấu của các NHTM Việt Nam nói chung và trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh nói riêng chưa thực sự chuẩn xác làm ảnh hưởng đến kết quả của mô hình.

Nguyễn Thị Mỹ Linh và Nguyễn Thị Ngọc Hương (2015) trong “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập lãi cận biên của các NHTM cổ phần Việt Nam” đã sử dụng mô hình phân tích hồi quy dữ liệu bảng GMM, mô hình Fixed Effects (FEM), Random Effects (REM) để phân tích các nhân tố ảnh hướng tới hiệu quả hoạt động của 27 NHTMCP Việt Nam trong giai đoạn 2008-2013. Mô hình có biến phụ thuộc là hiệu quả hoạt động của ngân hàng đo bằng tỷ lệ thu thập lãi cận biên và 8 biến độc lập là: quy mô ngân hàng, dư nợ cho vay, rủi ro tín dụng, vốn chủ sở hữu, tỷ lệ cho vay trên vốn huy động, hiệu quả quản lý, lãi suất, tăng trưởng GDP. Kết quả nghiên cứu cho thấy các biến có tác động cùng chiều với tỷ lệ thu thập lãi cận biên bao gồm: rủi ro tín dụng, tỷ lệ lãi suất, quy mô vốn chủ sở hữu, dư nợ cho


vay, quy mô ngân hàng. Còn các biến có tác động ngược chiều bao gồm: tăng trưởng GDP và hiệu quả quản lý của các ngân hàng.

Nghiên cứu “Phân tích các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam trong thời kỳ hội nhập tài chính quốc tế” của Trần Huy Hoàng và Nguyễn Hữu Huân (2016) phân tích các yếu tố tác động đến hiệu quả HĐKD của hệ thống NHTM Việt Nam giai đoạn 2005-2011 theo phương pháp tham số SFA. Từ mô hình SFA, các tác giả rút trích ra được biến hiệu quả hoạt động (efficiency) bằng cách tách sự không hiệu quả ra khỏi phần dư của mô hình tổng chi phí. Kết quả cho thấy mô hình tổng chi phí sử dụng phương pháp SFA là hiệu quả với độ tin cậy của các biến là 99%. Sau đó, các tác giả sử dụng mô hình 2SLS và Tobit để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng. Kết quả nghiên cứu cho thấy hiệu quả HĐKD của các NHTM chịu ảnh hưởng bởi hai nhóm nhân tố chính: nhóm nhân tố chủ quan (thị phần, rủi ro thanh khoản, tỷ lệ nắm giữ của nhà đầu tư nước ngoài và quy mô của ngân hàng); nhóm nhân tố khách quan (GDP và lạm phát của nền kinh tế). Trong đó, các nhân tố tác động tích cực đến hiệu quả HĐKD của các NHTM bao gồm: tỷ lệ nắm giữ của nhà đầu tư nước ngoài, quy mô ngân hàng và thị phần của ngân hàng.

Nguyễn Thị Thu Thương (2017) ứng dụng phương pháp phân tích bao dữ liệu DEA để đánh giá hiệu quả hoạt động của 21 NHTM trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn 2011- 2015. Kết quả cho thấy các NHTM sử dụng tương đối hiệu quả các nguồn lực đầu vào với chỉ số hiệu quả kỹ thuật trung bình đạt 94%. Chỉ số Malmquist cũng được sử dụng để phân tích sự thay đổi năng suất ủa các NHTM theo thời gian. Theo kết quả, tiến bộ công nghệ là nguyên nhân chính dẫn đến sự thay đổi chỉ số Malmquist. Nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy TOBIT để ước lượng tác động của các nhân tố đến hiệu quả hoạt động của các NHTM trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Ngoài các nhân tố lợi nhuận tổng tài sản, nợ xấu tổng dư nợ tín dụng, tổng tài sản thì việc tăng số lượng các doanh nghiệp cũng có ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả kỹ thuật của các NHTM.


Nghiên cứu của Đặng Thị Minh Nguyệt (2017) “Hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam” giai đoạn 2005-2015 thực hiện nghiên cứu qua 2 giai đoạn. Giai đoạn 1, tác giả sử dụng 4 nhóm chỉ tiêu tài chính đại diện cho các nguồn lực kinh doanh của ngân hàng gồm: hiệu quả vốn, hiệu quả tài sản, hiệu quả lao động, hiệu quả chi phí để đo lường hiệu quả HĐKD của Vietinbank, đồng thời, kết hợp phương pháp bao dữ liệu DEA để đo lường hiệu quả với 3 biến đầu vào và 1 biến đầu ra. Ở giai đoạn 2, tác giả sử dụng mô hình hồi quy Tobit và mô hình hồi quy với biến phụ thuộc ROA để kiểm định chiều hướng, mức độ tác động của các nhân tố chủ quan đến hiệu quả HĐKD của ngân hàng.

2.3 Khoảng trống nghiên cứu

Qua tổng quan các nghiên cứu liên quan đến đề tài của luận án, đặc biệt là các nghiên cứu ở Việt Nam (Phụ lục 8), tác giả nhận thấy tồn tại một số khoảng trống nghiên cứu như sau:

Thứ nhất, chưa có nghiên cứu toàn diện về hiệu quả HĐKD của hệ thống NHTPCP Việt Nam

Các nghiên cứu về hiệu quả HĐKD của NHTM có phạm vi nghiên cứu khá đa dạng, tập trung vào các đối tượng như: hệ thống NHTM Việt Nam, một nhóm ngân hàng đại diện, các NHTM trong một tỉnh thành, các NHTMCP Việt Nam sau M&A hoặc một ngân hàng cụ thể. Riêng cấp độ luận án, chỉ có nghiên cứu của Nguyễn Thu Nga (2017) thực hiện đánh giá hiệu quả HĐKD của nhóm NHTMCP. Tuy nhiên, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu mối quan hệ giữa rủi ro tín dụng với hiệu quả kinh doanh của các NHTMCP qua việc sử dụng các chỉ tiêu tài chính và phương pháp SFA. Chưa đi sâu vào phân tích các nhân tố chính ảnh hưởng đến hoạt động của các NHTMCP Việt Nam.

Thứ hai, có rất ít nghiên cứu về hiệu quả HĐKD của hệ thống NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2013-2018

Hiệu quả HĐKD của các NHTM luôn nhận được sự quan tâm rất lớn của các nhà nghiên cứu. Vì vậy, xuyên suốt giai đoạn từ năm 2002 đến nay, có nhiều nghiên cứu về vấn đề này. Tuy nhiên, giai đoạn 2013-2018 không có nhiều nghiên cứu


đánh giá hiệu quả HĐKD của các NHTMCP Việt Nam. Các nghiên cứu nếu có chỉ tập trung đánh giá hiệu quả HĐKD mà chưa đi vào phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả HĐKD của ngân hàng. Trong khi đó, giai đoạn 2013 – 2018 đánh dấu sự phát triển của các ngân hàng sau khủng hoảng năm 2012 và là giai đoạn tái cấu trúc quan trọng của hệ thống ngân hàng Việt Nam, do đó, việc nghiên cứu hiệu quả HĐKD của các NHTMCP Việt Nam trong giai đoạn này có ý nghĩa rất quan trọng.

Thứ ba, phương pháp đo lường hiệu quả HĐKD của các NHTMCP trong các nghiên cứu chưa toàn diện

Nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước đã tìm cách kết hợp cả 2 phương pháp tiếp cận truyền thống (thông qua các chỉ tiêu tài chính) và hiện đại (xây dựng đường biên hiệu quả) để đo lường chính xác nhất hiệu quả HĐKD của ngân hàng. Tại Việt Nam, đa phần các nghiên cứu chỉ sử dụng một trong 2 cách tiếp cận (truyền thống hoặc hiện đại) để đánh giá hiệu quả HĐKD của ngân hàng. Một số nghiên cứu kết hợp các chỉ tiêu tài chính và một trong hai cách tiếp cận hiện đại – SFA hoặc DEA (Nguyễn Thu Nga, 2017; Đặng Thị Minh Nguyệt, 2017). Kết hợp toàn diện giữa cách tiếp cận truyền thống và cả 2 phương pháp tiếp cận hiện đại (DEA và SFA) chỉ có nghiên cứu của Nguyễn Việt Hùng (2008). Tuy nhiên, ở cách tiếp cận truyền thống, tác giả Nguyễn Việt Hùng chưa hệ thống các chỉ tiêu đo lường một cách rõ ràng, chi tiết.

Thứ tư, chưa có nhiều nghiên cứu làm rõ các nhân tố và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến hiệu quả HĐKD của ngân hàng

Phân tích nhân tố là giai đoạn thứ 2 trong quá trình nghiên cứu, giúp đánh giá yếu tố nào tác động đến hiệu quả HĐKD của các NHTM trong thời gian nghiên cứu. Tại Việt Nam, các tác giả sử dụng nhiều mô hình để phân tích ảnh hưởng của các nhân tố đến hiệu quả HĐKD của NHTM. Tuy nhiên, đa phần các nghiên cứu được thực hiện dưới góc độ bài báo khoa học, dung lượng giới hạn khiến cho việc phân tích, làm rõ chiều hướng, mức độ tác động của các nhân tố chủ quan, khách quan chưa cụ thể. Ngoài ra, một số nghiên cứu chỉ đưa các yếu tố chủ quan vào mô


hình phân tích nhân tố, khiến cho một số kiến nghị đối với các bên hữu quan thiếu cơ sở vững chắc.

Thứ năm, chưa có nghiên cứu chọn biến phụ thuộc là hiệu quả đo lường bằng mô hình DEA (VRS)

Việc lựa chọn biến phụ thuộc rất quan trọng và có ảnh hưởng lớn trong việc tìm ra các yếu tố tác động và mức độ ảnh hưởng của nó đến hiệu quả HĐKD ngân hàng. Trong đó, chọn chính hiệu quả đo lường được ở giai đoạn 1 để làm biến phụ thuộc trong mô hình phân tích nhân tố sẽ mang lại kết quả chính xác nhất. Một số tác giả đã chọn các biến như: ROA, ROE, hiệu quả chi phí (CE), hiệu quả kỹ thuật (TE),... làm biến phụ thuộc trong mô hình phân tích nhân tố ở giai đoạn 2. Theo quan điểm của tác giả, sử dụng chính kết quả mô hình DEA (VRS) làm biến phụ thuộc tạo sự logic về mặt dữ liệu cho nghiên cứu. DEA(VRS) là hiệu quả của các NHTMCP với điều kiện quy mô thay đổi, giúp so sánh được giữa các NHTMCP có cùng quy mô.

Thực hiện công trình nghiên cứu này, tác giả cố gắng và hy vọng rằng luận án sẽ bù đắp vào những “khoảng trống” nói trên của các công trình nghiên cứu đã công bố.

3. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu

3.1 Mục tiêu tổng quát

Mục tiêu tổng quát của đề tài là đánh giá thực trạng hiệu quả HĐKD của các NHTMCP Việt Nam và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả HĐKD của các NHTMCP Việt Nam.

3.2 Mục tiêu cụ thể

- Hệ thống lại cơ sở lý luận về hiệu quả HĐKD của NHTM; các phương pháp đo lường hiệu quả HĐKD của NHTM theo cách tiếp cận truyền thống và hiện đại và các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả HĐKD của NHTM.

- Phân tích, đánh giá thực trạng hiệu quả HĐKD của các NHTMCP Việt Nam trong khoảng thời gian 2013 – 2018 bằng các cách tiếp cận khác nhau. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả HĐKD của các NHTMCP Việt Nam.

Xem tất cả 227 trang.

Ngày đăng: 28/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí