Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Hđkd Của Các Nhtmcp Việt Nam


lượng cao từ ngân hàng trong nước sang các NHNNg tại Việt Nam và sang các nước trong khu vực sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của các ngân hàng.

c. Các NHTMCP Việt Nam đứng trước nguy cơ bị thôn tính khi tỷ lệ sở hữu nước ngoài có xu hướng gia tăng

Việc thực hiện các cam kết hội nhập, mở cửa thị trường trong nước đồng nghĩa với việc các NHTMCP Việt Nam phải đối mặt với thực trạng tỷ lệ sở hữu nước ngoài ngày càng gia tăng. Điều này gây ra rất nhiều tranh cãi về sự an toàn của hệ thống ngân hàng.

Một mặt, việc “bắt tay” với các NHNNg để tăng quy mô vốn, tăng khả năng cạnh tranh được coi là nhu cầu cấp thiết đối với các NHTMCP trong nước. Khi NHNN yêu cầu các ngân hàng điều chỉnh tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn từ 45% xuống 40% kể từ ngày 1 1 2019, áp lực bổ sung vốn buộc các NHTMCP tăng cường tìm kiếm các đối tác ngoại. Trong khi đó, theo quy định tại Nghị định 01 2014 NĐ-CP của Chính phủ thì tỷ lệ sở hữu cổ phần của một nhà đầu tư chiến lược nước ngoài hiện nay không được vượt quá 20% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng Việt Nam; đồng thời, tổng tỷ lệ sở hữu cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài tại một TCTD trong nước không được vượt quá 30%. Chính quy định này đang trở thành rào cản khống chế các NHTMCP Việt Nam tiếp cận nguồn vốn ngoại. Vì vậy, nhiều ngân hàng đã đề nghị nới lỏng tỷ lệ nắm giữ cổ phần của đối tác ngoại lên 35

– 40% hoặc hơn. Theo như góc nhìn này, việc “nới room” cho các ngân hàng ngoại không chỉ giúp các NHTMCP Việt Nam thu hút được lượng vốn lớn từ các nhà đầu tư nước ngoài mà còn góp phần tăng quy mô vốn, nâng cao năng lực quản trị điều hành, quản trị rủi ro và đáp ứng các tiêu chuẩn khác theo thông lệ quốc tế.

Ở góc nhìn khác, lĩnh vực ngân hàng là một lĩnh vực nhạy cảm, có ảnh hưởng đến an ninh kinh tế của một quốc gia. Vì vậy, việc quy định tỷ lệ sở hữu tối đa cần được tính toán kỹ lưỡng nhằm hạn chế quyền kiểm soát đối với nhà đầu tư nước ngoài. Một điểm cần lưu ý là việc các NHTMCP đề nghị nâng cao tỷ lệ sở hữu của các nhà đầu tư nước ngoài cũng đồng nghĩa với việc trao cho những nhà đầu tư nước ngoài nhiều quyền tác động đến chiến lược của ngân hàng hơn. Trong trường


hợp này, nếu các NHTMCP Việt Nam không thực sự “tỉnh táo” trong hoạt động quản trị và kiểm soát lượng vốn thì khả năng bị “thâu tóm” là khó tránh khỏi. Đồng thời, quá trình hội nhập và việc xem xét nới room cho các nhà đầu tư nước ngoài của NHNN sẽ tạo cơ hội cho sự gia tăng hoạt động đầu tư chéo giữa các NHTMCP với nhau hoặc giữa các NHTMCP với các tập đoàn kinh tế lớn. Trong khi đó, sở hữu chéo đang là rào cản lớn nhất ảnh hưởng đến toàn hệ thống ngân hàng trong quá trình xử lý, tái cơ cấu.

d. Áp lực đổi mới của hệ thống NHTMCP trước làn sóng công nghệ số trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 227 trang tài liệu này.

Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (CMCN 4.0) đã và đang có những tác động mạnh mẽ đối với các lĩnh vực trong đời sống, đặc biệt là lĩnh vực ngân hàng. Ba trụ cột quan trọng để phát triển công nghiệp 4.0 là: công nghệ vật lý, công nghệ số và công nghệ sinh học. Trong đó, công nghệ số liên quan đến nhiều ứng dụng trong lĩnh vực ngân hàng như trí tuệ nhân tạo, điện toán đám mây, blockchain,… Tuy nhiên, sự phát triển công nghệ số tạo ra những thách thức không nhỏ đối với hệ thống ngân hàng nói chung và các NHTMCP nói riêng.

Đầu tiên phải kể đến việc hoàn thiện hành lang pháp lý cho việc ứng dụng ngân hàng số, phục vụ cho các giao dịch điện tử. CMCN 4.0 tạo ra một môi trường thông minh với sự kết nối và chia sẻ dữ liệu trực tuyến, kết hợp nhiều công nghệ khác nhau, từ đó tác động rộng và sâu đến mọi hoạt động trong nền kinh tế. Trong khi đó, khuôn khổ pháp lý ở Việt Nam và những cơ chế chính sách liên quan đến ngân hàng số chỉ mới trong giai đoạn mới triển khai, chưa được hoàn thiện. Do đó, việc tiếp tục nghiên cứu, đánh giá, sửa đổi, bổ sung những quy định, chế tài về dịch vụ, phương tiện thanh toán trực tuyến như tiền điện tử, ví điện tử, thẻ ảo,... để đáp ứng yêu cầu thực tế và bắt kịp sự phát triển nhanh chóng của CMCN 4.0 là thách thức đặt ra cho cả hệ thống ngân hàng. Riêng đối với hệ thống các NHTMCP, kế hoạch ứng dụng công nghệ số đòi hỏi sự thay đổi về mô hình kinh doanh, quản trị và thanh toán để phù hợp với xu hướng quản trị thông minh trí tuệ nhân tạo (AI) – giúp ngân hàng có thể đưa ra quyết định đầu tư, triển khai mô hình ngân hàng đầu

Hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam - 20


tư; ngân hàng di động. Bên cạnh đó, các NHTMCP cũng cần thực hiện các nghiên cứu thực nghiệm nhằm tối đa hóa trải nghiệm của khách hàng trong giao dịch.

Ngoài ra, mặt xấu của công nghệ số là sự gia tăng các lỗ hổng bảo mật, tạo điều kiện phát triển hoạt động của tội phạm công nghệ cao. Xét riêng về lĩnh vực thanh toán điện tử, tội phạm công nghệ cao gần đây có những diễn biến phức tạp với những thủ đoạn mới và tinh vi. Thách thức cho toàn bộ ngành ngân hàng nói chung và các NHTMCP nói riêng là bảo vệ an toàn và bảo mật cho hệ thống ngân hàng. Vấn đề này cần sự liên kết chặt chẽ giữa các NHTMCP với nhau, giữa các NHTM và NHNN, giữa hệ thống ngân hàng với Cục Công nghệ thông tin để phát huy tốt nhất những giải pháp tăng cường bảo mật cho toàn bộ hệ thống.

3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả HĐKD của các NHTMCP Việt Nam

3.2.1 Nhóm giải pháp về vốn

Tác giả đề xuất nhóm giải pháp về vốn bao gồm: tăng vốn chủ sở hữu, nâng cao hiệu quả công tác huy động vốn, quản trị hiệu quả các nguồn vốn của ngân hàng dựa trên các cơ sở sau:

Thứ nhất, một trong những nguyên nhân chủ quan khiến hiệu quả HĐKD của NHTMCP chưa cao là do công tác quản trị vốn chưa thật sự hiệu quả (theo phân tích ở mục 2.3.2.2).

Thứ hai, kết quả mô hình Tobit cho thấy tỷ lệ vốn chủ sở hữu/tổng tài sản có tác động tích cực đến hiệu quả HĐKD của các NHTMCP (mục 2.2.3). Vì vậy, các NHTMCP Việt Nam có thể tăng vốn chủ sở hữu để tăng năng lực tài chính, từ đó tăng hiệu quả HĐKD của ngân hàng.

3.2.1.1 Tăng vốn chủ sở hữu

Để có thể tăng vốn chủ sở hữu trong giai đoạn hiện nay, các NHTMCP cần tập trung vào một số giải pháp sau:

- Phát hành thêm cổ phiếu

Các NHTMCP có thể tăng vốn điều lệ bằng cách phát hành thêm cổ phiếu chào bán cho cổ đông hiện hữu hoặc nhà đầu tư chiến lược nước ngoài. Tuy nhiên giải pháp bán cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu chỉ có thể thực hiện được khi ngân


hàng đang hoạt động hiệu quả, khi đó các cổ đông có thể chấp nhận bỏ thêm vốn vào ngân hàng nhằm bảo toàn cơ cấu cổ đông. So với việc bán cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu, chào bán cổ phiếu cho các nhà đầu tư chiến lược nước ngoài sẽ giúp các NHTMCP tranh thủ tiềm lực về vốn và năng lực quản trị của những nhà đầu tư này. Để thực hiện giải pháp này một cách hiệu quả, các NHTMCP Việt Nam cũng cần minh bạch thông tin, công khai tài chính để tăng khả năng tham gia huy động vốn qua thị trường chứng khoán.

- Chia cổ tức bằng cổ phiếu

Ngân hàng cũng có thể tăng vốn bằng cách chia cổ tức bằng cổ phiếu hoặc phát hành cổ phiếu thưởng cho cổ đông. Cách làm này sẽ giúp ngân hàng tăng vốn tự có từ nguồn lợi nhuận giữ lại và thặng dư vốn, tuy nhiên lại đi ngược lại với mong muốn của một số cổ đông muốn nhận cổ tức bằng tiền mặt. Vì vậy, nếu muốn tăng vốn bằng cách chia cổ tức bằng cổ phiếu, việc giải trình và thuyết phục cổ đông là vô cùng cần thiết. Hình thức tăng vốn này có hiệu quả trong việc nâng cao ý thức và trách nhiệm, thể hiện vai trò của cổ đông đối với hiệu quả HĐKD của ngân hàng. Tuy nhiên, hạn chế của hình thức tăng vốn này là số vốn huy động được không nhiều so với nhu cầu về tăng quy mô vốn của các ngân hàng. Hơn nữa, đối với các NHTMCP có sở hữu nhà nước chi phối, tăng vốn bằng cách này sẽ làm chậm tiến trình giảm tỷ lệ sở hữu Nhà nước như quy định.

- Phát hành trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi trung và dài hạn

Các NHTMCP có thể tăng vốn chủ sở hữu bằng cách truyền thống thông qua việc phát hành trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi trung và dài hạn cho các nhà đầu tư. Thời gian vừa qua, các NHTMCP Việt Nam đã tích cực đẩy mạnh công tác phát hành các giấy tờ có giá thời hạn dài với lãi suất cao, hấp dẫn người mua. Việc đẩy mạnh tăng vốn theo hình thức này là bước chuẩn bị cần thiết của các NHTMCP trước động thái ngày càng siết chặt việc sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn của NHNN. Ngoài áp lực thay đổi cơ cấu nguồn vốn theo hướng tăng tỷ trọng vốn trung và dài hạn, tăng vốn theo hình thức phát hành trái phiếu cũng góp phần cải thiện nền tảng vốn – việc các NHTMCP Việt Nam cần làm khi thời hạn áp dụng


tiêu chuẩn Basel II đang đến gần. Tuy nhiên, điều này chỉ đúng khi các NHTMCP phát hành trái phiếu có kỳ hạn trên 5 năm, từ đó tăng vốn cấp 2 (một trong những yếu tố để xác định tỷ lệ CAR của ngân hàng). Đồng thời, nếu muốn tăng vốn theo hướng này, ngân hàng cần tính toán mức lãi suất phù hợp để cạnh tranh với nhau và với các công ty tài chính trong việc thu hút vốn từ các nhà đầu tư tiềm năng.

3.2.1.2 Nâng cao hiệu quả công tác huy động vốn

Tăng vốn là yêu cầu cơ bản đặt ra đối với các NHTMCP Việt Nam hiện nay dưới áp lực đảm bảo các tỷ lệ an toàn, tiệm cận các chuẩn mực quốc tế và tăng năng lực cạnh tranh. Để tăng nguồn vốn huy động, các NHTMCP Việt Nam cần có chính sách huy động vốn hợp lý, cụ thể:

- Thiết lập mức lãi suất hợp lý

Đối với vốn huy động từ nền kinh tế, ấn định mức lãi suất rất quan trọng. Các ngân hàng phải tính toán, cân nhắc để đưa ra mức lãi suất vừa đảm bảo giữ chân khách hàng cũ, thu hút khách hàng mới nhưng vẫn phải đảm bảo hiệu quả về mặt chi phí. Hiện nay các NHTMCP Việt Nam, đặc biệt là các ngân hàng nhỏ và vừa luôn có những chính sách lãi suất rất hấp dẫn để thu hút khách hàng. Tuy nhiên, công cụ lãi suất thường gây ra nhiều rủi ro, đặc biệt trong trường hợp các ngân hàng huy động được nhưng lại sử dụng vốn không hiệu quả. Vì vậy, ấn định mức lãi suất hợp lý phải đi kèm với việc sử dụng hiệu quả nguồn vốn huy động.

- Xây dựng chiến lược khách hàng

Để huy động vốn nhàn rỗi từ khách hàng cá nhân và doanh nghiệp, các NHTMCP Việt Nam cần có chính sách và chiến lược thu hút khách hàng hiệu quả. Cụ thể, các ngân hàng cần xác định được mục tiêu của khách hàng khi gửi tiền vào ngân hàng. Ngoài lãi suất, sự đảm bảo an toàn và những tiện ích giao dịch, thanh toán là những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn ngân hàng của khách hàng. Vì vậy, các NHTMCP Việt Nam cần giao cho bộ phận nguồn vốn nghiên cứu về thói quen, động cơ của khách hàng để đưa ra các sản phẩm phù hợp. Các ngân hàng cần từng bước xây dựng cơ sở vật chất hiện đại tại hệ thống các chi nhánh, phòng giao dịch; đổi mới phong cách giao tiếp, nâng cao ý thức trách nhiệm của nhân viên


để tạo niềm tin đối với khách hàng. Ngoài ra, các NHTMCP cũng nên nâng cao chất lượng và cải thiện thời gian trong các khâu: chuyển tiền, lưu trữ hồ sơ, quản lý tài sản của khách hàng để các giao dịch được nhanh chóng và an toàn.

Hiện nay, với sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường ngân hàng, các NHTMCP Việt Nam cần tích cực, chủ động trong công tác nắm bắt được nhu cầu của khách hàng ở hiện tại và trong tương lai. Huy động vốn tiền gửi lúc này không nên được xem như một nghiệp vụ riêng lẻ mà nên gắn liền với các hoạt động cung cấp dịch vụ khác của ngân hàng. Thông qua việc cung cấp các dịch vụ, tiện ích cho khách hàng, các NHTMCP Việt Nam sẽ nắm bắt được thông tin về tình hình tài chính của khách hàng, biết được khi nào khách hàng đang thừa vốn hoặc đang thiếu vốn để có những sự hỗ trợ thích hợp. Ví dụ ngân hàng có thể cung cấp các dịch vụ tư vấn tài chính doanh nghiệp, tài chính cá nhân miễn phí cho khách hàng. Trong quá trình trao đổi, cán bộ tư vấn sẽ nhận ra được những nhu cầu cũng như hiểu về tình hình tài chính, kế hoạch tiết kiệm, đầu tư của khách hàng, từ đó gợi ý những hình thức gửi tiết kiệm hoặc các gói sản phẩm thích hợp.

- Đổi mới các hình thức huy động vốn tiền gửi

Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ số, các NHTMCP lớn đã nhanh chóng đưa ra hình thức huy động mới – tiết kiệm trực tuyến nhằm mang lại những trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng. Theo đó, khách hàng chỉ cần cài đặt và sử dụng dịch vụ internet banking hoặc mobile banking là đã có thể gửi tiết kiệm trực tuyến. Với hình thức tiết kiệm này, khách hàng sẽ dễ dàng chuyển tiền từ tài khoản thanh toán sang tài khoản tiết kiệm để hưởng mức lãi suất ưu đãi. Hiện nay, các ngân hàng đưa ra các mức lãi suất tiết kiệm trực tuyến cao hơn lãi suất tiết kiệm truyền thống nhằm khuyến khích khách hàng sử dụng kênh giao dịch tiện lợi này. Khách hàng có thể thực hiện tất cả các thao tác, từ mở sổ tiết kiệm, lựa chọn kỳ hạn và lãi suất, lựa chọn hình thức tiết kiệm và tất toán, thậm chí có thể tất toán tiền gửi trước hạn bất cứ lúc nào mà không cần phải ra ngân hàng. Nhờ đó tiết kiệm rất nhiều thời gian, đảm bảo an toàn và không phát sinh chi phí cho khách hàng. Về mặt ngân hàng, việc giảm thiểu những chi phí như: chi phí nhân viên, chi phí kiểm


đếm, giấy tờ,... cũng mang đến lợi ích cho ngân hàng. Tuy nhiên, để phát triển hình thức gửi tiền này, ngân hàng cũng cần đầu tư mạnh vào công nghệ để phát triển hình thức ngân hàng số.

- Mở rộng nguồn vốn tiền gửi không kỳ hạn

Dẫn đầu trong việc chú trọng phát triển nguồn vốn tiền gửi không kỳ hạn là các NHTMCP có vốn nhà nước chi phối. Những ngân hàng này trước đây nhận được lợi thế rất lớn nhờ huy động được tiền gửi không kỳ hạn dồi dào từ các tập đoàn, các tổng công ty. Hiện nay, một số NHTMCP Việt Nam có quy mô lớn đã dần lấn sang cạnh tranh thị phần nguồn vốn này để giải tỏa áp lực cạnh tranh về lãi suất huy động. Việc tăng trưởng tỷ lệ vốn không kỳ hạn trên tổng huy động (CASA) giúp các ngân hàng giảm được chi phí huy động vốn. Tuy nhiên, muốn chiếm được thị phần, các ngân hàng cần có những chiến lược thích hợp. Một số giải pháp tăng tỷ lệ CASA mà các NHTMCP Việt Nam có thể thực hiện như: (1) Tập trung cung cấp các sản phẩm, dịch vụ có chất lượng để thu hút khách hàng; (2) Tạo quan hệ tốt với khách hàng doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp có dòng tiền ra vào lớn; (3) Khuyến khích khách hàng sử dụng thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng, miễn phí giao dịch hoặc hoàn tiền cho khách hàng khi thanh toán; (4) Mở rộng kênh bán lẻ, phát triển các sản phẩm trả lương qua thẻ,...

3.2.1.3 Quản trị hiệu quả các nguồn vốn của ngân hàng

Ngân hàng là một doanh nghiệp đặc biệt, trong đó, vốn không chỉ là phương tiện mà còn đóng vai trò là đối tượng kinh doanh chính. Vì vậy, quản trị tốt các nguồn vốn là yêu cầu không thể thiếu nếu các ngân hàng muốn hoạt động kinh doanh hiệu quả.

- Vốn chủ sở hữu

Đa số các NHTMCP Việt Nam có hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu chưa cao, thể hiện công tác quản trị vốn chưa hiệu quả. Đặc biệt, trong giai đoạn hợp nhất và sáp nhập giữa các ngân hàng, quy mô vốn chủ sở hữu tăng rất nhanh, trong khi đó ngân hàng lại không có phương án sử dụng vốn hợp lý. Chính điều đó đã khiến hiệu quả HĐKD của một số ngân hàng giảm mạnh sau M&A. Tuy nhiên, vốn chủ sở hữu


lại có ý nghĩa quan trọng trong xây dựng các tỷ lệ ràng buộc trong HĐKD ngân hàng, đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế, gia tăng năng lực cạnh tranh. Cụ thể: tăng năng lực vốn chủ sở hữu giúp ngân hàng đáp ứng được tiêu chuẩn nguồn vốn theo Basel; đầu tư vào các sản phẩm, dịch vụ chất lượng; đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao; phát triển công nghệ hiện đại;... Chính vì vậy, các NHTMCP Việt Nam cần phải tăng vốn trên cơ sở có thiết lập quy trình quản trị hiệu quả vốn chủ sở hữu

- Vốn tiền gửi

Hiệu quả sử dụng vốn huy động của một số NHTMCP Việt Nam thời gian qua chưa tốt. Thách thức của các ngân hàng là làm sao huy động được nguồn vốn có kỳ hạn thích hợp với chi phí thấp nhất. Trong thị trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, để đạt được điều này ngân hàng phải chú tâm đầu tư vào việc phát triển các sản phẩm, dịch vụ mới, đặc biệt là các sản phẩm huy động với kỳ hạn linh động và nhiều ưu đãi hấp dẫn. Cần có định hướng xây dựng các sản phẩm tiền gửi có kỳ hạn dài, đi kèm đó là quà tặng hoặc các chương trình rút thăm trúng thưởng để khuyến khích khách hàng gửi tiền. Đồng thời, các ngân hàng nên tăng tỷ trọng nguồn vốn có tính chất ổn định và ưu tiên phát triển các khoản cho vay ngắn hạn. Xây dựng các sản phẩm cho vay kỳ hạn ngắn cho các đối tượng khách hàng khác nhau, đặc biệt là khách hàng cá nhân, hộ gia đình và doanh nghiệp vừa và nhỏ có tốc độ luân chuyển vốn cao.

- Vốn khác

Vốn khác hay còn gọi là vốn phi tiền gửi là nguồn vốn có tỷ trọng không cao nhưng lại giữ vai trò quan trọng đối với khả năng thanh khoản của ngân hàng. Các ngân hàng thường huy động nguồn vốn này thông qua việc phát hành trái phiếu trong nước và quốc tế (đối với một số ngân hàng lớn). Nếu muốn huy động từ nguồn này, các ngân hàng cũng cần xây dựng chiến lược cụ thể để đạt được mục tiêu chi phí phát hành thấp nhất.

Nhìn chung, nếu muốn hoạt động hiệu quả, các NHTMCP Việt Nam phải quản lý được các nguồn vốn, lựa chọn tỷ trọng phù hợp cho từng nguồn vốn. Bên cạnh đó, trong mỗi giai đoạn cần xác định rõ mục tiêu là tăng vốn, tăng trưởng

Xem tất cả 227 trang.

Ngày đăng: 28/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí