Xây Dựng Ngân Hàng Xanh Hướng Tới Phát Triển Bền Vững


nhu cầu của khách hàng. Bên cạnh đó, NHTMCP tăng cường ứng dụng công nghệ ngân hàng, phát triển mạng lưới kênh phân phối, cải tiến thủ tục giao dịch để cung ứng đầy đủ, kịp thời, thuận tiện các dịch vụ, tiện ích ngân hàng cho mọi đối tượng, tầng lớp trong xã hội.

- Hình thành hệ thống dịch vụ ngân hàng gắn kết chặt chẽ, nâng cao năng lực cạnh tranh của dịch vụ ngân hàng Việt Nam theo nguyên tắc thị trường, minh bạch, hạn chế bao cấp và độc quyền. Định hướng các NHTMCP từng bước phát triển thị trường dịch vụ ngân hàng thông thoáng, cạnh tranh lành mạnh, an toàn và hiệu quả.

- Phấn đấu phát triển được hệ thống dịch vụ ngân hàng ngang tầm với các nước trong khu vực ASEAN về chủng loại, chất lượng và khả năng cạnh tranh quốc tế cung cấp dịch vụ ngân hàng. Từng bước cải thiện uy tín và thương hiệu của hệ thống ngân hàng Việt Nam trên thị trường tài chính quốc tế.

c. Mở rộng mạng lưới

Động thái các NHTMCP tăng mạnh các điểm giao dịch trong thời gian gần đây cùng với chủ trương cơ quan quản lý khuyến khích mở rộng mạng lưới nhận được sự đồng tình cho rằng đây cũng là giải pháp thu hẹp khoảng cách giữa người dân với ngân hàng. Ngoài việc mở rộng mạng lưới trong nước, các NHTMCP Việt Nam cũng tiến hành mở thêm các phòng giao dịch, chi nhánh mới hay các ngân hàng con ở nước ngoài nhằm tìm kiếm cơ hội kinh doanh. Việc có mặt tại nhiều quốc gia là chiến lược mà các NHTMCP Việt Nam đã vạch ra từ nhiều năm nay dưới tác động của sức ép hội nhập và việc ký kết các hiệp định tự do thương mại.

d. Thu hút và giữ chân nhân tài

Thu hút và giữ chân nhân sự giỏi luôn là vấn đề nhận được sự quan tâm của các NHTMCP nhiều năm qua, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam tham gia Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và sự bùng nổ của cuộc CMCN 4.0. Với xu thế số hóa ngày càng mạnh mẽ, nhân sự ngân hàng không chỉ đòi hỏi về “lượng” mà ngày càng có yêu cầu cao hơn về “chất”. Phát triển nguồn nhân lực ngành ngân hàng cũng là một trong những nội dung được đề cập trong Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng đến năm 2025, định hướng đến năm


2030. Trong đó lưu ý chú trọng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành ngân hàng theo tiến trình hội nhập quốc tế; Xây dựng đội ngũ cán bộ công nghệ thông tin có trình độ nghiệp vụ giỏi, tính chuyên nghiệp cao, đáp ứng nhu cầu quản trị vận hành và làm chủ hệ thống công nghệ hiện đại.

3.1.2.3 Xây dựng ngân hàng xanh hướng tới phát triển bền vững

Năm 2018, NHNN đã ban hành Quyết định số 1604 QĐ-NHNN về việc phê duyệt Đề án phát triển Ngân hàng xanh tại Việt Nam với lộ trình thực hiện gồm 2 giai đoạn: giai đoạn 1 (2018-2020), giai đoạn 2 (2021-2025), xây dựng khung chiến lược về mô hình ngân hàng xanh với 5 cấp độ từ thấp đến cao, mức độ cao nhất ngân hàng sẽ có những sáng kiến cân bằng sinh thái chủ động. Ngân hàng xanh hướng tới phát triển bền vững là xu hướng phát triển chung của các NHTM trên thế giới nhằm giải quyết vấn đề mâu thuẫn còn tồn tại giữa tăng trưởng và bảo vệ môi trường – xã hội.

3.1.3 Cơ hội và thách thức đối với các NHTMCP Việt Nam để nâng cao hiệu quả HĐKD trong bối cảnh hội nhập quốc tế

CƠ HỘI

THÁCH THỨC

- Cơ hội mở rộng, phát triển thị trường ra nước ngoài

- Cơ hội nâng cao năng lực tài chính, năng lực quản trị điều hành

- Tận dụng cơ hội từ cuộc cách mạng công nghệ 4.0

- Sự cạnh tranh của hệ thống ngân hàng ngày càng gay gắt

- Áp lực dịch chuyển nguồn nhân lực chất lượng cao từ các NHTMCP trong nước sang các NHNNg

- Các NHTMCP Việt Nam đứng trước nguy cơ bị thôn tính khi tỷ lệ sở hữu nước ngoài tại các NHTM Việt Nam có xu hướng gia tăng

- Áp lực đổi mới của hệ thống NHTMCP

trước làn sóng công nghệ số trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 227 trang tài liệu này.

Hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam - 19


3.1.3.1 Cơ hội

a. Cơ hội mở rộng, phát triển thị trường ra nước ngoài

Trong xu thế hội nhập, các NHTMCP Việt Nam có điều kiện thuận lợi để mở rộng hoạt động ra thị trường nước ngoài thông qua việc cung cấp dịch vụ trong khuôn khổ cam kết (WTO, CPTPP…), đặc biệt là hiện diện thương mại và cung cấp qua biên giới. Ngày 9 3 2018 tại Thủ đô Santiago của Chile, Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương – CPTPP đã chính thức được ký kết. Đây là một trong những hiệp định thương mại quan trọng bậc nhất nhằm gỡ bỏ các rào cản thương mại giữa 11 nền kinh tế tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Đồng thời, trong số các Hiệp định thương mại tự do – FTA mà Việt Nam tham gia ký kết gần đây, Hiệp định CPTPP là hiệp định đầu tiên và duy nhất cho đến thời điểm này xác lập khuôn khổ pháp lý cho việc đầu tư trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Việc tham gia Hiệp định CPTPP là cơ hội để các NHTMCP Việt Nam mở rộng, phát triển thị trường ra nước ngoài. Theo nội dung đã kết thúc đàm phán trong lĩnh vực dịch vụ tài chính, một nhà cung cấp dịch vụ của một nước CTTPP có thể cung cấp dịch vụ tài chính tại thị trường của một nước CTTPP khác nếu các công ty trong nước hoạt động tại thị trường này được phép cung cấp dịch vụ đó.

Biểu đồ 3.1: Lợi nhuận từ thị trường nước ngoài của các NHTMCP Việt Nam năm 2018

Đơn vị tính: tỷ đồng

200

161

137

100

58

22

0

SHB

Vietinbank

MBBank

Vietcombank

BIDV

Sacombank

-100

-93

-200


-300

-295

-400

Nguồn: Tác giả thu thập từ BCTC của các ngân hàng


Giai đoạn 2010 – 2018, một số NHTMCP lớn đã tiên phong trong việc xuất khẩu dịch vụ tài chính ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán ra thị trường nước ngoài như BIDV, Vietcombank, Vietinbank. Các NHTMCP này đã tiến hành nghiên cứu, thăm dò thị trường ở các nước phát triển như Mỹ, Đức, Nga…và chính thức xâm nhập thị trường khu vực ASEAN (Lào, Campuchia, Myanmar) bằng cách mở các chi nhánh, văn phòng đại diện. Vietinbank là NHTMCP đầu tiên mở chi nhánh tại Châu Âu (Frankfurt, CHLB Đức) vào ngày 6/9/2011; đồng thời sở hữu ngân hàng 100% vốn tại Lào (Vietinbank Lào) với vốn điều lệ hiện đạt 50 triệu USD. Tương tự, Vietcombank cũng thành lập ngân hàng 100% vốn ở nước ngoài tại Thủ đô Vientiane, Lào (Vietcombank Lào) vào tháng 10/2018. Cũng tại thời điểm này, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ đã phê duyệt hồ sơ xin cấp phép thành lập Văn phòng đại diện tại Thành phố New York của Vietcombank - đánh dấu lần đầu tiên một NHTMCP Việt Nam thiết lập hiện diện tại Mỹ.

b. Cơ hội nâng cao năng lực tài chính, năng lực quản trị điều hành

Các cam kết hội nhập của Việt Nam cho phép các NHNNg đầu tư, mua cổ phần của các NHTMCP trong nước. Đây là cơ hội để các NHTMCP Việt Nam có tiếp cận với dòng vốn quốc tế thông qua việc phát hành cổ phiếu bán cho các đối tác chiến lược là các NHNNg. Hiện nay, có rất nhiều NHTMCP của Việt Nam có tỷ lệ sở hữu vốn ngoại lên tới 20 – 30% như: Vietinbank (cổ đông chiến lược nước ngoài là Công ty tài chính quốc tế - IFC, ngân hàng Tokyo Mitsubishi); Vietcombank (cổ đông chiến lược là ngân hàng Mizuho). Lượng cổ phần mà các nhà đầu tư nước ngoài đang nắm giữ chiếm tỷ trọng lớn, làm tăng tiềm lực tài chính, tạo điều kiện cho các NHTMCP Việt Nam mở rộng mạng lưới hoạt động, đầu tư vào công nghệ hiện đại, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nâng cao năng lực quản trị điều hành,… từng bước tiệm cận với chuẩn mực quốc tế trên mọi phương diện.

Về năng lực quản trị điều hành, hội nhập quốc tế tạo cơ hội liên kết giữa các NHTMCP trong nước với các NHNNg, tạo điều kiện cho NHTMCP trong nước nhận được hỗ trợ về tư vấn, đào tạo bồi dưỡng kiến thức mới từ các ngân hàng, các tổ chức tài chính và nhà đầu tư nước ngoài. Khi tỷ lệ sở hữu vốn ngoại gia tăng, các


nhà đầu tư nước ngoài có điều kiện tham gia điều hành, quản trị ngân hàng. Từ đó, các NHTMCP Việt Nam có cơ hội được tiếp cận kinh nghiệm, kiến thức của các ngân hàng, các tổ chức tài chính lớn trên thế giới về quản trị điều hành, quản trị rủi ro. Mặt khác, với sự tham gia của các đối tác chiến lược là những nhà đầu tư nước ngoài, các NHTMCP bắt buộc phải công khai, minh bạch hóa thông tin và thực hiện các hoạt động kinh doanh, hạch toán kế toán, tài chính chuẩn hóa theo thông lệ quốc tế. Một số NHTMCP lớn đã bắt đầu thuê các tổ chức định giá, xếp hạng tín nhiệm quốc tế để định mức tín nhiệm như BIDV, VCB, Vietinbank. Đây là hành động thiết yếu để các NHTMCP Việt Nam có thể niêm yết trên thị trường quốc tế.

c. Tận dụng cơ hội từ cuộc cách mạng công nghệ 4.0

Cuộc CMCN 4.0 mang lại cơ hội ứng dụng công nghệ quản trị thông minh bằng trí tuệ nhân tạo và tự động hóa cho các ngân hàng. Từ đó, các NHTMCP Việt Nam sẽ đẩy nhanh được tiến trình hướng tới mô hình ngân hàng chuẩn trong tương lai. Theo kết quả khảo sát cho thấy giai đoạn từ năm 2014 – 2017 có khoảng 15 – 20 ngân hàng đã triển khai ngân hàng số (Bảng 3.1)

Bảng 3.1: Tình hình triển khai ngân hàng số tại Việt Nam giai đoạn 2014 – 2017


Internet banking

Mobile banking

Mạng xã hội (facebook/twitter)

Không gian giao dịch số


4 NHTMNN


Có, trừ NH Xây

dựng


Có, Trừ GPBank


Chưa có

6 NHTM

100% vốn NN




Citibank số hóa xác

thực giọng nói (đầu năm 2017)

3 NHLD

Chưa có

Chưa có


31 NHTMCP


Có, trừ NH Sài Gòn

Công Thương


Có, trừ NH Sài Gòn Công Thương

VPBank – Timo TPBank – Livebank BIDV – Smartbanking

VCB – Digital Lab Vietinbank – Ipay

Nguồn: Cấn Văn Lực, 2018

Sự tác động của cuộc CMCN 4.0 đến lĩnh vực ngân hàng Việt Nam chia ra làm 2 giai đoạn, giai đoạn đầu (2008 – 2015) với sự ra đời của thuật toán đám mây, các phần mềm mã nguồn mở, điện thoại thông minh và giai đoạn hai (2016 – 2020)


với sự phát triển của trí thông minh nhân tạo, công nghệ blockchain, khoa học dữ liệu big data, nhận diện số và sinh trắc học. Nhờ có công nghệ, việc thu thập và phân tích dữ liệu sẽ được thực hiện nhanh chóng và chính xác hơn, hỗ trợ các ngân hàng trong việc đưa ra quyết định phù hợp, giảm được chi phí. Công tác thống kê, phân tích, dự báo sẽ được tiến hành hiệu quả hơn.

Biểu đồ 3.2: Dự báo sự biến động số người sử dụng dịch vụ ngân hàng số tại Châu Á

Đơn vị tính: triệu người

1,800

1,600

1,400

1,200

1,000

800

600

400

200

0

1,700

350%

900

670

4%

150%

450

380

137%

60

150

100

400%

350%

300%

250%

200%

150%

100%

50%

0%

Châu Á Asean + Úc Ấn Độ

170 200

18%

Nhật + Hàn Quốc Trung Quốc,

Hồng Kông và Đài Loan

2012

2020

Thay đổi


15

Dữ liệu của nhóm Asean chỉ bao gồm các nước: Indonesia, Malaysia, Singapore, Philippine và Việt Nam

Nguồn: Mckinsey & Company, 2014

Theo dự báo của McKinsey&Company – công ty hàng đầu thế giới trong lĩnh vực tư vấn quản lý và chiến lược kinh doanh, số người sử dụng dịch vụ ngân hàng số tại châu Á có khả năng tăng nhanh trong giai đoạn 2012 – 2020. Tốc độ tăng cao nhất được dự báo diễn ra ở thị trường Ấn Độ, sau đó đến các nước Châu Á (trong đó có Việt Nam) và tỷ lệ tăng thấp nhất là ở các nước Nhật Bản và Hàn Quốc. Sự phát triển vũ bão của khoa học công nghệ đòi hỏi các nhà quản trị ngân hàng phải có chiến lược cụ thể để nắm bắt cơ hội nhằm tạo nên sự khác biệt trong kinh doanh, nâng cao hiệu quả HĐKD.

3.1.3.2 Thách thức

a. Sự cạnh tranh của hệ thống ngân hàng ngày càng gay gắt


Từ sau năm 2017, Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), sức ép cạnh tranh và yêu cầu nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTMCP trong nước ngày càng tăng. Thay vì chỉ hoạt động dưới hình thức chi nhánh ngân hàng nước ngoài như thời gian trước, năm 2008 bắt đầu đánh dấu sự xuất hiện của nhiều ngân hàng 100% vốn nước ngoài.

Bảng 3.2: Số lượng các NHTM trước và sau khi gia nhập WTO


Trước gia nhập WTO

Sau gia nhập WTO

2002

2006

2007

2008

2017

2018

NHTMNN

5

5

5

5

4

4

NHTMCP

36

36

34

40

31

31

NHTM liên doanh

4

5

5

5

2

2

Ngân hàng 100%

vốn nước ngoài

0

0

0

5

9

9

Chi nhánh NHNN

26

34

41

45

49

49

Tổng

71

80

85

100

95

95

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ thống kê của NHNN

Việc mở cửa hội nhập đã kéo theo sự gia nhập của một bộ phận các NHNNg với tiềm lực mạnh về tài chính, trình độ công nghệ hiện đại và trình độ quản lý cao. Vì vậy, sự cạnh tranh gay gắt diễn ra là điều không thể tránh khỏi. Tính đến cuối năm 2018, sau hơn 10 năm gia nhập WTO, số lượng NHNNg đã tăng lên 9 ngân hàng và 49 chi nhánh hoạt động trên khắp các địa bàn tỉnh, thành phố. Hiện nay, các NHLD, NHNNg mới chỉ chiếm thị phần nhỏ trên thị trường Việt Nam (10 – 15% thị phần tín dụng; 5-7% thị phần huy động vốn) (Lê Thị Kim Nhung và Lê Nam Long, 2016). Tuy nhiên, với lợi thế về hệ thống công nghệ hiện đại và nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao, các NHNNg đang có ưu thế hơn các NHTMCP trong nước về mọi mặt: huy động vốn, tín dụng, dịch vụ thanh toán và các dịch vụ ngân hàng khác. Trong bối cảnh các cam kết hội nhập WTO, AEC, CPTPP bắt đầu có hiệu lực, các NHNNg sẽ được quyền thực hiện các hoạt động mà trước đây chỉ dành cho khối ngân hàng trong nước như: huy động vốn từ dân cư; cung cấp dịch vụ cho vay cá nhân, tổ chức là người Việt Nam,…Với thế mạnh về chất lượng dịch vụ vượt trội so với các NHTMCP trong nước, đây thực sự là cơ hội phát triển cho các NHNNg khi họ ngày càng thu hút được một lượng lớn các khách hàng là các cá nhân, doanh nghiệp trong nước, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Với


trình độ dân trí, thu nhập ngày càng cao, khách hàng sẽ ưu tiên lựa chọn dịch vụ của những nhà cung cấp tốt hơn. Do đó, nguy cơ bị thua ngay trên “sân nhà” là một thách thức hiện hữu mà bất kỳ NHTMCP Việt Nam nào cũng phải đối mặt.

b. Áp lực dịch chuyển nguồn nhân lực chất lượng cao từ các NHTMCP trong nước sang các NHNNg

Nguồn nhân lực chất lượng cao là yếu tố sống còn để gia tăng năng lực cạnh tranh, nâng cao hiệu quả hoạt động của các ngân hàng, đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập. Chất lượng của nguồn nhân lực thể hiện ở các mặt như: trình độ chuyên môn, kỹ năng ngoại ngữ và tin học, khả năng tiếp cận và khai thác các tiến bộ khoa học, công nghệ và phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp.

Biểu đồ 3.3: Biến động số lượng nhân viên tại một số NHTMCP năm 2018

Đơn vị tính: người

1,500

1,010 1,136

1,000

739

523

529

500

0

-500

-454 -307 -168 -138

-1,000

-1,500

-2,000

-1,986

-2,500

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ BCTC của các ngân hàng

Sự chuyển dịch nguồn nhân lực chất lượng cao từ các NHTM trong nước sang các NHNNg tại Việt Nam là xu thế tất yếu của quá trình hội nhập. Các NHTMCP Việt Nam đang khan hiếm nghiêm trọng nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt là các chuyên gia tài chính cấp cao - những người có tầm nhìn chiến lược, có hành động quyết đoán và có khả năng xử lý những tình huống khó khăn bất ngờ trong kinh doanh. Trong khi đó, các NHTMCP Việt Nam còn phải đối mặt với tình trạng chảy máu chất xám trong quá trình cạnh tranh thu hút nhân tài. Như vậy, nếu không có chính sách và biện pháp giữ chân nhân tài, dòng chảy chuyển dịch nhân sự chất

Xem tất cả 227 trang.

Ngày đăng: 28/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí