gian hoạt động dài. Trong khi đó, nhóm những ngân hàng hoạt động không hiệu quả phân bổ cả những ngân hàng có quy mô lớn, quy mô nhỏ và vừa; đồng thời, thời gian hoạt động ngắn (ngoại trừ MSB đã có hơn 20 năm hoạt động). Như vậy có thể thấy quy mô và thời gian hoạt động cũng có ảnh hưởng nhất định đến hiệu quả HĐKD của ngân hàng và ảnh hưởng này theo chiều hướng tích cực.
Thứ ba, các ngân hàng chưa vận dụng được những yếu tố về mặt kỹ thuật thuần túy để nâng cao hiệu quả HĐKD
Trong mô hình DEA, một ngân hàng không đạt hiệu quả kỹ thuật có thể xuất phát từ 2 nguyên nhân: thứ nhất là không hiệu quả về mặt quy mô, thứ hai là không hiệu quả về mặt kỹ thuật thuần. Hiệu quả kỹ thuật thuần trung bình mẫu thời kỳ nghiên cứu là 0,669 nhỏ hơn so với hiệu quả quy mô bình quân là 0,923. Như vậy, trong thời kỳ nghiên cứu từ năm 2013 – 2018, các nhân tố phản ánh quy mô hoạt động của ngân hàng đóng góp vào hiệu quả toàn bộ lớn hơn so với các nhân tố phản ánh hiệu quả kỹ thuật thuần. Điều này chứng tỏ các ngân hàng đã tận dụng được những lợi thế về quy mô như nguồn vốn, mạng lưới điểm giao dịch, lao động,... để gia tăng hiệu quả HĐKD. Mặt khác, kết quả cũng cho thấy các ngân hàng chưa vận dụng được những yếu tố về mặt kỹ thuật thuần túy. Vì vậy, các NHTMCP Việt Nam hoàn toàn có thể nâng cao hiệu quả kỹ thuật toàn bộ bằng cách ứng dụng các tiến bộ công nghệ hiện đại và nâng cao trình độ quản lý (các yếu tố thuộc về mặt kỹ thuật thuần).
Thứ tư, các NHTMCP Việt Nam có thể nâng cao hiệu quả HĐKD bằng cách mở rộng mạng lưới hoạt động, phát triển thêm nhiều sản phẩm, dịch vụ ngoài tín dụng
Trong mô hình SFA, kết quả ước lượng hàm sản xuất biên ngẫu nhiên Cobb – Doublas cho thấy chi phí hoạt động (bao gồm chi phí lương, chi phí khấu hao và chi phí hoạt động khác) có tác động tích cực đến hiệu quả HĐKD ngân hàng. Như vậy, các NHTMCP Việt Nam có thể nâng cao hiệu quả HĐKD bằng cách mở rộng mạng lưới hoạt động, phát triển thêm nhiều sản phẩm, dịch vụ ngoài tín dụng.
Nhìn chung, kết quả nghiên cứu của mô hình DEA và SFA đều cho thấy có trên 50% số ngân hàng trong tổng số 29 MHTMCP Việt Nam được thu thập trong mẫu nghiên cứu hoạt động chưa hiệu quả. Tình trạng này là do nhiều ngân hàng vẫn còn lãng phí trong việc sử dụng các yếu tố đầu vào để tạo ra doanh thu đầu ra. Vì vậy, cần phải có giải pháp thiết thực nhằm cải thiện tình trạng lãng phí nguồn lực, từ đó nâng cao hiệu quả HĐKD của hệ thống ngân hàng nói chung và một số NHTMCP Việt Nam nói riêng.
2.3.2 Đánh giá chung về hiệu quả HĐKD của các NHTMCP Việt Nam
2.3.2.1 Những kết quả đạt được
Có thể bạn quan tâm!
- Chi Phí Lãi, Chi Phí Hoạt Động Của Các Nhtmcp Việt Nam
- Kết Quả Tính Toán Hiệu Quả Hđkd Theo Mô Hình Sfa Của Các Nhtmcp Việt Nam Giai Đoạn 2013-2018
- Đánh Giá Chung Về Hiệu Quả Hđkd Của Các Nhtmcp Việt Nam
- Quan Điểm, Định Hướng Hoạt Động Kinh Doanh Của Các Nhtmcp Việt Nam
- Xây Dựng Ngân Hàng Xanh Hướng Tới Phát Triển Bền Vững
- Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Hđkd Của Các Nhtmcp Việt Nam
Xem toàn bộ 227 trang tài liệu này.
Sau khi phân tích hiệu quả HĐKD của các NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2013 – 2018 bằng phương pháp truyền thống, hiện đại và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả HĐKD, tác giả thấy được sự cải thiện về hiệu quả của hệ thống NHTMCP Việt Nam, đặc biệt là trong 2 năm 2017 – 2018, cụ thể:
Thứ nhất, quy mô hoạt động của các ngân hàng tiếp tục được mở rộng
Quy mô hoạt động của ngân hàng thể hiện qua chỉ tiêu tăng trưởng về tài sản, nguồn vốn, số lượng chi nhánh, điểm giao dịch. Theo kết quả phân tích, tốc độ tăng trưởng tài sản của các NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2013 – 2018 ở mức ổn định, tăng trung bình 17,92% một năm. Một số ngân hàng có tốc độ tăng tổng tài sản khá cao như: NamABank (37,87%); MSB (22,75%);... Việc tăng trưởng tài sản giúp các ngân hàng nâng cao năng lực tài chính, từ đó tăng sức cạnh tranh và củng cố vị thế trên thị trường. Giai đoạn này cũng chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ của các ngân hàng về số lượng điểm giao dịch. Một số ngân hàng thậm chí đã mở rộng các phòng giao dịch, chi nhánh ở nước ngoài.
Thứ hai, nguồn thu từ hoạt động tín dụng ổn định
Hoạt động tín dụng được xem là hoạt động kinh doanh cốt lõi của ngân hàng, là hoạt động mang lại nguồn thu lớn nhất cũng như chiếm tỷ trọng chủ yếu trong thu nhập từ HĐKD của các NHTM. Kết quả phân tích chỉ tiêu tăng trưởng dư nợ của hệ thống NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2013 – 2018 cho thấy phần lớn các ngân hàng có mức tăng dư nợ hợp lý (10-20%). Như vậy, các ngân hàng đang làm
tốt trong việc kết nối với khách hàng vay, từ đó duy trì nguồn thu ổn định từ hoạt động tín dụng. Tín dụng của các ngân hàng tăng trưởng cao nhất vào năm 2015 và 2016, góp phần rất lớn vào việc đảm bảo tăng trưởng GDP theo kế hoạch. Sau đó, với tác động của chính sách tiền tệ thận trọng từ NHNN, mức tăng trưởng tín dụng giảm nhẹ trong 2 năm 2017 và 2018. Nhìn chung, tốc độ tăng trưởng tín dụng hợp lý giúp các NHTMCP Việt Nam cải thiện đáng kể lợi nhuận của mình, tác động tích cực tới hiệu quả HĐKD của ngân hàng.
Thứ ba, chỉ tiêu ROA, ROE của một số NHTMCP được cải thiện
Trong giai đoạn 2013-2018, ROE trung bình của hệ thống NHTMCP Việt Nam tăng từ 6,21% năm 2013 lên 11,45% năm 2018. Có 12 24 NHTMCP Việt Nam có ROE năm 2018 >14%. Chỉ tiêu ROA trung bình của các NHTMCP Việt Nam tăng mạnh vào năm 2017, 2018 với ROA lần lượt là 0,68%; 0,89%. Năm 2018, hệ thống NHTMCP Việt Nam có 8 ngân hàng đạt chuẩn CAMEL (ROA ≥ 1,5). Kết quả này là tác động tổng hợp của sự phục hồi của nền kinh tế sau giai đoạn 2013-2015 đầy khó khăn.
Thứ tư, thu nhập bình quân CBNV ngân hàng cao so với mặt bằng chung
Trong giai đoạn 2013-2018, thu nhập bình quân của CBNV ngân hàng vẫn luôn ở mức cao so với các ngành nghề khác trên thị trường, kể cả trong giai đoạn tái cơ cấu khó khăn. Điều này cho thấy mức độ quan tâm đầu tư nhân sự của các ngân hàng – một trong những ngành có nhân sự làm việc với cường độ công việc lớn, áp lực cao nhất hiện nay. Rõ ràng, các nhà quản trị ngân hàng hiện đại luôn coi nhân sự là nền tảng cốt yếu trong phát triển HĐKD. Việc duy trì mức lương ổn định và khá cao cũng giúp hạn chế những tiêu cực có thể xảy ra trong lĩnh vực kinh doanh đặc thù này.
2.3.2.2 Hạn chế và nguyên nhân
a. Hạn chế
Thứ nhất, khả năng sinh lời của nhiều ngân hàng còn thấp
Kết quả phân tích thực trạng cho thấy, mặc dù tỷ lệ ROA và ROE giai đoạn 2013 – 2018 của hệ thống ngân hàng được cải thiện, tuy nhiên, với độ lệch chuẩn
cao, sự khác biệt và chênh lệch về kết quả của các ngân hàng là rất lớn. Cụ thể, về chỉ tiêu ROE, khi xét theo tiêu chuẩn CAMELS, số ngân hàng có ROE đạt chuẩn trong năm 2018 chỉ có 5 ngân hàng (VPbank, VIB, OCB, ACB, Vietcombank). Như vậy, 24 29 NHTMCP Việt Nam còn lại vẫn chưa đạt chuẩn ROE ≥ 22%. Tương tự với chỉ tiêu ROA, trong năm 2018 chỉ có 8 29 NHTMCP trong mẫu nghiên cứu có ROA đạt chuẩn CAMELS, số còn lại có ROA thấp, thậm chí rất thấp như: SCB 0,04%; NCB 0,05%; PVcombank 0,07%. Hai chỉ số ROE và ROA thấp cho thấy khả năng sinh lời của một số ngân hàng còn thấp.
Thứ hai, hiệu quả sử dụng vốn huy động thấp
Hiệu quả sử dụng vốn huy động của các NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2013 – 2018 ở mức khá thấp. Vốn huy động là nguồn vốn chính của ngân hàng, để có lợi nhuận, các ngân hàng phải tạo ra nguồn thu nhập đủ lớn để bù đắp chi phí huy động vốn và sinh lời. Tuy nhiên, chỉ tiêu này ở một số NHTMCP Việt Nam khá thấp, cụ thể: NCB (0,02% năm 2015); SCB, (0,04% năm 2018);... Thậm chí năm 2018 (năm có hiệu quả sử dụng vốn trung bình cao nhất trong 6 năm) cũng chỉ có 15/29 NHTMCP có hiệu quả bằng hoặc cao hơn trung bình ngành.
Thứ ba, hiệu quả sử dụng tài sản vào hoạt động phi tín dụng thấp
Trong cả giai đoạn từ 2013-2018, hiệu quả sử dụng tài sản vào hoạt động phi tín dụng của các NHTMCP trong mẫu nghiên cứu khá thấp, đặc biệt năm 2015 giảm còn 0,47%, thấp nhất trong 6 năm. Ngoài ra, độ lệch chuẩn của chỉ tiêu này cũng khá cao cho thấy sự chênh lệch lớn về hiệu quả sử dụng tài sản vào hoạt động phi tín dụng của các ngân hàng. Cụ thể, những NHTMCP có hiệu quả sử dụng tài sản vào hoạt động phi tín dụng thấp chủ yếu là các ngân hàng có quy mô nhỏ.
Thứ tư, lợi nhuận trước thuế trên mỗi CBNV của một số ngân hàng còn khá thấp
Chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế trên mỗi CBNV của đa số các NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2013-2018 còn khá thấp. Thậm chí, một số ngân hàng có LNTT người năm thấp hơn 20 triệu đồng (Sacombank và NCB năm 2016). Chỉ tiêu
này thấp cho thấy khả năng kiếm tiền của các nhân viên những ngân hàng này còn hạn chế.
Thứ năm, tốc độ tăng chí phí chưa tương xứng với lợi nhuận thu được
Khi phân tích nhóm nhân tố hiệu quả kiểm soát chi phí, chỉ tiêu hiệu quả chi phí hoạt động tương đối thấp, trong khi đó tỷ lệ tổng chi phí tổng tài sản lại khá cao. Điều này cho thấy chi phí mà các ngân hàng đầu tư để phát triển sản phẩm dịch vụ mới, nâng cao chất lượng dịch vụ, đầu tư cơ sở hạ tầng,... chưa đạt được các kết quả khả quan. Lợi nhuận sau thuế của nhiều ngân hàng có tăng nhưng tốc độ tăng thấp hơn so với tốc độ tăng chi phí. Giai đoạn 2016-2018 có sự cải thiện về công tác quản trị chi phí ở một số ngân hàng nhưng độ lệch chuẩn rất cao. Đa số các NHTMCP Việt Nam vẫn cần có những giải pháp thiết thực hơn để nâng cao hiệu quả kiểm soát chi phí của ngân hàng.
Thứ sáu, 50% số ngân hàng trong mẫu nghiên cứu hoạt động chưa hiệu quả
Kết quả nghiên cứu của mô hình DEA và SFA đều cho thấy có trên 50% số ngân hàng trong tổng số 29 MHTMCP Việt Nam được thu thập trong mẫu nghiên cứu hoạt động chưa hiệu quả. Trong đó, nhóm ngân hàng có sở hữu Nhà nước chi phối có hiệu quả kỹ thuật cao hơn so với nhóm còn lại.
b. Nguyên nhân
Nguyên nhân chủ quan
Thứ nhất, thu nhập của các NHTMCP Việt Nam đang phụ thuộc nhiều vào hoạt động tín dụng
Mặc dù mang lại nguồn thu chính cho ngân hàng, hoạt động tín dụng có đặc điểm là biên lợi nhuận không cao, hơn nữa còn chứa đựng nhiều rủi ro (rủi ro thất thoát vốn khi khách hàng không trả được nợ, rủi ro danh tiếng do những tác hại về môi trường và xã hội do khách hàng gây ra). Nhận thấy sự bất cập đến từ nguồn thu nhập từ lãi thuần, những năm gần đây các NHTMCP Việt Nam có xu hướng giảm sự phụ thuộc vào hoạt động tín dụng bằng cách tìm kiếm các nguồn thu ngoài lãi như: hoạt động dịch vụ, kinh doanh ngoại hối, đầu tư…Tuy nhiên, sự chuyển đổi diễn ra không đồng đều giữa các ngân hàng với nhau, thể hiện qua chỉ tiêu hiệu quả
sử dụng tài sản vào hoạt động phi tín dụng. Theo thống kê, chỉ tiêu thu nhập ngoài lãi tổng tài sản của hệ thống NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2013 – 2018 đạt cao nhất là 1,09% vào năm 2014, sau đó giảm mạnh xuống 0,47% vào năm 2015. Từ năm 2016 – 2018, chỉ tiêu này tăng nhẹ và đến cuối năm 2018 đạt 0,84% - một tỷ lệ khá thấp. Bên cạnh một số ngân hàng khá quan tâm đến việc mở rộng các nguồn thu ngoài tín dụng như: Saigonbank (16,31% năm 2014); Techcombank (2,25% năm 2018);... đa số các ngân hàng chưa thực sự quan tâm và có những giải pháp khả thi nhằm tăng nguồn thu tiềm năng này.
Thứ hai, công tác quản trị vốn chưa thực sự hiệu quả
Trong giai đoạn 2013-2018, cả hai chỉ tiêu ROE và hiệu quả sử dụng vốn huy động của các NHTMCP Việt Nam đều ở mức khá thấp. Theo phân tích Dupont, lựa chọn cơ cấu vốn không hợp lý cũng là một trong những lý do khiến ROE thấp. Ngoài ra, số liệu tính toán trong giai đoạn nghiên cứu cho thấy lợi nhuận sau thuế của các NHTM có tăng, tuy nhiên tốc độ tăng ít hơn so với tốc độ tăng vốn huy động dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn huy động không cao. Điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân như: không cân đối được giữa huy động vốn và sử dụng vốn đã gây nên tình trạng dư thừa vốn; sử dụng không hiệu quả vốn huy động, sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn,...
Thứ ba, chất lượng nguồn nhân lực chưa cao, năng suất làm việc thấp
Chất lượng nguồn nhân lực có vai trò quan trọng quyết định hiệu quả của các HĐKD ngân hàng. Theo kết quả tính toán các chỉ tiêu tài chính, năng suất lao động của nhiều NHTMCP chưa cao (thể hiện qua chỉ tiêu LNTT CBNV thấp trong cả giai đoạn nghiên cứu). Điều này xuất phát từ nhiều lý do như: (i) tình trạng biến động nhân sự xảy ra thường xuyên ở các ngân hàng dẫn đến sự thiếu hụt nguồn nhân lực được đào tạo bài bản và có kinh nghiệm; (ii) mối quan tâm đầu tư của các ngân hàng về vấn đề nhân sự cho thời đại mới chưa cao, đặc biệt là một số ngân hàng nhỏ (kết quả tính toán cho thấy các NHTMCP có quy mô lớn có năng suất lao động cao hơn các NHTMCP quy mô nhỏ); (iii) các NHTMCP Việt Nam hiện nay còn đang phải đối mặt với tình trạng đạo đức nhân viên ngân hàng xuống cấp trầm trọng.
Thứ tư, chưa tận dụng được những lợi ích từ ứng dụng công nghệ hiện đại
Trong vài năm trở lại đây, sự phát triển công nghệ mà khởi điểm là cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã tác động mạnh mẽ đến ngành ngân hàng. Các ngân hàng trên thế giới đã tận dụng những đột phá về công nghệ như dữ liệu lớn (big data), công nghệ sinh trắc học, trí thông minh nhân tạo... để phân tích hành vi khách hàng nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ và tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên, các NHTMCP Việt Nam vẫn đang giai đoạn đầu của quá trình tiếp nhận và phát triển các công nghệ này bắt nguồn từ nhiều hạn chế đến từ con người, vốn đầu tư, cơ sở hạ tầng... Đó là nguyên nhân khiến các sản phẩm, dịch vụ phi tín dụng chưa đảm bảo sự sáng tạo cần thiết và chi phí hoạt động của ngân hàng chưa được cải thiện, hiệu quả HĐKD của các ngân hàng chưa cao. Mặt khác, kết quả đo lường hiệu quả HĐKD của NHTMCP Việt Nam theo cách tiếp cận hiện đại cũng cho thấy các ngân hàng chưa vận dụng được những yếu tố về mặt kỹ thuật thuần túy. Vì vậy, các NHTMCP Việt Nam hoàn toàn có thể nâng cao hiệu quả kỹ thuật toàn bộ bằng cách ứng dụng các tiến bộ công nghệ hiện đại và nâng cao trình độ quản lý.
Thứ năm, năng lực quản trị rủi ro của một số NHTMCP Việt Nam chưa tốt
Khi tìm hiểu thực trạng về hiệu quả phòng chống rủi ro của các NHTMCP Việt Nam có thể thấy một số ngân hàng có tỷ lệ dự phòng rủi ro khá cao. Dự phòng rủi ro cao xuất phát từ nguyên nhân tín dụng trong giai đoạn này tăng trưởng quá nhanh, các ngân hàng chạy đua lợi nhuận khiến chất lượng tín dụng giảm sút. Nợ xấu tăng lên khiến cho các NHTMCP phải trích lập dự phòng RRTD nhiều hơn. Đồng thời, tác động của RRTD đến tỷ lệ dự phòng rủi ro thường có độ trễ từ 2-3 năm. Do đó, việc các NHTMCP Việt Nam tăng trích lập dự phòng RRTD giai đoạn nghiên cứu (2013-2018) là hậu quả của thời kỳ mở rộng tín dụng quá mức giai đoạn 2011-2013. Một số ngân hàng đã không đảm bảo tuân thủ theo quy trình tín dụng chặt chẽ, thiếu kỹ càng trong khâu thẩm định khách hàng và sau đó giám sát khoản vay yếu khiến rủi ro khách hàng không trả được nợ gia tăng.
Thứ sáu, hiệu quả kiểm soát chi phí chưa cao
Kết quả tính toán chỉ tiêu tổng chi phí tổng tài sản trung bình của hệ thống NHTMCP Việt Nam năm 2017, 2018 tăng mạnh; đặc biệt một số ngân hàng có tỷ lệ tổng chi phí tổng tài sản năm 2018 khá cao như: VPbank 3,29%; MB 2,41%; Saigonbank 2,20%; Kienlongbank 2,19%. Bên cạnh đó, tỷ lệ Chi phí thu nhập của hệ thống NHTMCP Việt Nam tuy khá ổn định (đa số các ngân hàng có tỷ lệ <50%), tuy nhiên, một vài ngân hàng thể hiện sự yếu kém khi có tỷ lệ chi phí thu nhập quá cao trong giai đoạn 2013 – 2018 (cao nhất là 106,36% - Pvcombank). Với tỷ lệ chi phí thu nhập quá lớn, thu thập của các ngân hàng không có khả năng bù đắp chi phí, thể hiện sự kém hiệu quả trong HĐKD ngân hàng. Ngoài ra, theo phân tích Dupont, tỷ lệ ROA của một số NHTMCP rất thấp xuất phát từ nguyên nhân chưa thực hiện tốt công tác quản trị chi phí, có chính sách định giá dịch vụ chưa hợp lý (khiến cho NPM giảm, AU giảm. Một số ngân hàng có hiệu quả sử dụng tài sản vào hoạt động phi tín dụng thấp do chi phí đầu tư ban đầu lớn, thu nhập không đủ bù đắp chi phí, lợi nhuận âm. Hiệu quả kiểm soát chi phí chưa cao đòi hỏi các NHTMCP Việt Nam phải có phương án tiết kiệm và sử dụng hiệu quả nguồn lực đầu vào để cải thiện hiệu quả HĐKD.
Nguyên nhân khách quan
Thứ nhất, việc định giá và xử lý nợ xấu còn nhiều bất cập
Tỷ lệ nợ xấu nội bảng của các NHTMCP Việt Nam là 1,82% vào cuối năm 2018, tuy nhiên, nếu tính số nợ xấu các ngân hàng đã bán cho VAMC chưa thu hồi được (hiện đang theo dõi ngoại bảng) và nợ đã được các ngân hàng cơ cấu lại thời hạn trả nợ theo Quyết định 780 và Thông tư 09 2014 TT-NHNN có khả năng chuyển thành nợ xấu thì tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng Việt Nam có thể cao hơn rất nhiều. Vấn đề bất cập trong việc xử lý nợ xấu ngoài nguyên nhân chủ quan từ bản thân ngân hàng còn xuất phát từ các nguyên nhân khách quan khác như:
Về phía VAMC, năng lực xử lý nợ xấu của công ty này còn hạn chế bắt nguồn từ quy mô vốn điều lệ thấp (500 tỷ đồng khi mới thành lập và điều chỉnh tăng lên 2.000 tỷ đồng từ tháng 3 2015); trong khi nó, áp lực phải mua và xử lý