hỗ trợ phát triển công nghệ Detech (Detech Technology Development Supporting Joint Stock Company - Detech, JSC) - 8 Tôn Thất Thuyết, Mỹ Đình, Từ Liêm, Hà Nội. Các chế phẩm bổ sung có hình thức tương tự nhau, được đóng gói dưới dạng viên nang, nhưng có những màu sắc khác nhau để dễ phân biệt và tránh nhầm lẫn. Sau khi sản xuất được đóng gói vào lọ, mỗi lọ chứa 60 viên khác nhau về nhãn mác trên lọ đánh dấu theo A, B, C, D. Việc sản xuất thực phẩm bổ sung sẽ được tiến hành dưới sự giám sát của cán bộ nghiên cứu.
Các loại chế phẩm bổ sung sau khi sản xuất được kiểm nghiệm hàm lượng vi chất và tính an toàn tại Labo của Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia (Phụ lục kèm theo).
2.4.3. Các bước tiến hành điều tra sàng lọc
Tập huấn cho điều tra viên: các điều tra viên được tập huấn về mục đích nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu, các tiêu chí lựa chọn trẻ tham gia nghiên cứu, các chỉ số, các phương pháp thu thập số liệu trên cộng đồng, cách phỏng vấn, lấy máu, cân đo nhân trắc và ghi chép theo biểu mẫu điều tra.
Mẫu phiếu điều tra đã được đánh giá thử nghiệm, chỉnh sửa, chuẩn hóa trước khi tiến hành nghiên cứu.
Điều tra viên được cung cấp danh sách toàn bộ đối tượng trẻ em 7-10 tuổi học từ lớp 2 đến lớp 4 thuộc 4 trường tiểu học của 2 xã. Những đối tượng đủ tiêu chuẩn và được sự đồng ý bằng văn bản của gia đình được tham gia điều tra sàng lọc.
2.4.4. Các bước tiến hành nghiên cứu can thiệp
2.4.4.1. Lựa chọn cộng tác viên và nhiệm vụ của cộng tác viên
- Lựa chọn cộng tác viên: mỗi lớp chọn một cộng tác viên tham gia nghiên cứu (cộng tác viên này thường là giáo viên chủ nhiệm lớp, hoặc các cô phụ trách), với tiêu chuẩn đủ sức khỏe, nhiệt tình và có trách nhiệm.
- Nhiệm vụ của cộng tác viên:
Trung bình mỗi cộng tác viên phụ trách 10 -15 trẻ.
Hàng ngày chịu trách nhiệm phát thực phẩm bổ sung trong suốt 6 tháng can thiệp, hướng dẫn trẻ sử dụng viên đa vi chất theo theo đúng chỉ dẫn của nhóm nghiên cứu.
2.4.4.2. Tập huấn cộng tác viên
Tập huấn cho cộng tác viên về cách phân phát viên thực phẩm bổ sung, hướng dẫn và giám sát học sinh uống;.
Ghi chép tình hình sử dụng viên bổ sung vi chất vào sổ ghi chép được thiết kế sẵn trong 6 tháng.
Theo dõi các dấu hiệu bệnh tật và ghi chép tình hình bệnh tật và các dấu hiệu bất thường khác, phản ánh kịp thời với trạm y tế và giám sát viên khi cần thiết.
Chịu sự giám sát thường xuyên của trạm trưởng trạm y tế, nghiên cứu viên và các giám sát viên.
2.4.4.3. Lựa chọn giám sát viên và nhiệm vụ của giám sát viên
Giám sát viên: chịu trách nhiệm giám sát chính trong quá trình can thiệp là nghiên cứu sinh. Bên cạnh đó có sự hỗ trợ của trạm trưởng trạm y tế các xã và 02 giảng viên của trường đại học Y Thái Nguyên, Viện Kiểm nghiệm An toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia, có kinh nghiệm trong quản lý các nghiên cứu và dự án triển khai tại cộng đồng.
+ Nhiệm vụ của giám sát viên:
- Giám sát thường xuyên các hoạt động của cộng tác viên: 2 tuần/lần giám sát viên sẽ họp với toàn bộ cộng tác viên, xem xét việc ghi chép sổ sách, nghe phản ánh về tình hình sử dụng viên bổ sung vi chất và tình hình bệnh tật của các đối tượng thuộc diện họ quản lý.
- Mỗi đợt giám sát, giám sát viên giám sát ngẫu nhiên ít nhất 10% số trẻ trong diện can thiệp. Nếu các thông tin không thống nhất, giám sát viên và cộng tác viên sẽ thảo luận, kiểm chứng và điều chỉnh thông tin phù hợp nhất.
2.4.4.4.Vai trò của nghiên cứu sinh
Nghiên cứu sinh chịu trách nhiệm theo dõi, giám sát toàn bộ hoạt động nghiên cứu trong thời gian 16 tháng: hỗ trợ kỹ thuật, tham gia giám sát luân phiên các điểm uống, hỗ trợ cho giám sát viên địa phương, cộng tác viên về vấn đề chuyên môn, xử lý các vấn đề nảy sinh trong thời gian triển khai, kiểm tra chất lượng số liệu thu thập được và báo cáo tiến độ triển khai cho chuyên gia bạn, tổ chức họp rút kinh nghiệm hàng tháng với cán bộ giám sát trung ương, địa phương và cộng tác viên tham gia.
2.4.5. Các chỉ tiêu nghiên cứu, phương pháp thu thập và cách đánh giá
+ Phỏng vấn: Thu thập các thông tin về đặc điểm nhân khẩu, xã hội học.
+ Phỏng vấn: Điều tra khẩu phần ăn 24 giờ
+ Cân đo: Chiều cao và cân nặng của trẻ được đo theo hướng dẫn thường quy của Viện Dinh dưỡng. Đo chiều cao bằng thước gỗ chuẩn ở tư thế đứng thẳng và không mang giầy dép. Cân nặng được đo bằng cân điện tử OMRON khi trẻ mặc ít quần áo và không mang giầy dép. Cân trẻ bằng cân điện từ với độ chính xác 100 gram và do bằng thước đo chiều dài có độ chính xác 0,1cm.
+ Chỉ số khối cơ thể (BMI) được tính bằng cách chia cân nặng (kg) cho bình phương chiều cao (mét).
+ Các giá trị Z-score của chiều cao, cân nặng và BMI theo tuổi và giới được tính căn cứ vào số liệu chuẩn về chiều cao, cân nặng và BMI theo tuổi và giới theo quần thể tham chiếu WHO 2006 [103]. Tình trạng SDD gầy còm được đánh giá theo chỉ số khối cơ thể đối với tuổi (BMI/tuổi) dựa vào quần thể tham chiếu WHO 2006: gầy còm khi BMI/tuổi < -2SD [103].
+ Tình trạng SDD thấp còi được đánh giá khi Z-score chiều cao/tuổi < -2SD.
+ Lấy máu: 5 ml máu sẽ được lấy vào buổi sáng từ 8-10 giờ sáng. Trẻ đều nhịn ăn trước khi lấy máu. Máu sau khi lấy được bảo quản trong hộp lạnh, tránh ánh sáng, ly tâm sau 3 giờ, tốc độ 3000 vòng/phút. Các dụng cụ phân tách máu, đặc biệt là đo selen huyết thanh đều được tráng rửa bằng acid Chlohydric 1%, sấy khô trước khi dùng để lại trừ nhiễm selen từ môi trường. Các xét nghiệm được thực hiện tại Khoa Nghiên cứu và Ứng dụng vi chất dinh dưỡng – Viện Dinh dưỡng.
+ Đo nồng độ Hb: Nồng độ Hb được xác định bằng phương pháp cyanmethemoglobin. Thiếu máu được xác định khi Hb 115 g/L [106].
+ Ferritin, Transferin Receptor: được xác định bằng phương pháp ELISA. Nồng độ ferritin huyết thanh ≤15 g/L được xác định là cạn kiệt dự trữ sắt [106], trong tình trạng không nhiễm trùng. Nồng độ TfR huyết thanh >8.5 mg/L được xem như là biểu hiện của thiếu sắt [87]. Thiếu máu thiếu sắt được xác định khi Hb <115 g/L và TfR huyết thanh >8.5 mg/L.
+ Selen huyết thanh được định lượng bởi thiết bị quang phổ hấp thụ nguyên tử (AAS). Thiếu selen được xác định khi selen huyết thanh dưới 70 g/L [110].
+ Đối với nghiên cứu can thiệp
Bảng 2.1. Các chỉ số theo dõi và đánh giá của nghiên cứu can thiệp
Điều tra ban đầu (T0) | Sau 6 tháng can thiệp (T6) | |
Phát hiện và theo dõi bệnh tật | ||
Đánh giá tình trạng dinh dưỡng | x | x |
Xét nghiệm Hb | x | x |
Xét nghiệm các chỉ số dự trữ sắt: Ferritin, Transferin Receptor | x | x |
Xét nghiệm selen huyết thanh | x | x |
Có thể bạn quan tâm!
- Mối Liên Quan Giữa Thiếu Sắt Và Thiếu Máu Thiếu Sắt Trong Quần Thể
- Giải Pháp Dựa Vào Nguồn Thực Phẩm (Food Based Approache)
- Một Số Nét Cơ Bản Về Địa Bàn Nghiên Cứu
- Đặc Điểm Tình Trạng Dinh Dưỡng Của Trẻ Tham Gia Điều Tra Sàng Lọc
- Hàm Lượng Vitamin, Vi Khoáng Và Mức Đáp Ứng Nhu Cầu Khuyến Nghị Của Khẩu Phần (Trẻ/ngày)
- Mức Tăng Cân Nặng Theo Nhóm Tuổi Sau 6 Tháng Can Thiệp (T6-T0)
Xem toàn bộ 139 trang tài liệu này.
Chỉ số
2.4.6. Triển khai các hoạt động can thiệp
- Cấp phát chế phẩm bổ sung
o Chế phẩm bổ sung được cung cấp xuống xã 1 tháng/1 lần và được lưu trữ ở trạm y tế xã. Hàng tuần, cộng tác viên đến trạm y tế để nhận viên chế phẩm bổ sung phát cho đối tượng nghiên cứu.
o Tất cả trẻ trong nghiên cứu được cấp hàng ngày, mỗi ngày 01 viên, 5 ngày/tuần trong thời gian 6 tháng.
o Cộng tác viên trực tiếp phát viên chế phẩm bổ sung cho các đối tượng theo danh sách thuộc diện quản lý uống vào một một giờ nhất định (giờ giải lao giữa buổi).
- Theo dõi trong thời gian uống viên chế phẩm bổ sung: Trong thời gian uống, cộng tác viên ghi chép lại số viên chế phẩm bổ sung được sử dụng, tình hình bệnh tật và các dấu hiệu bất thường như chóng mặt, buồn nôn, rối loạn tiêu hóa.
- Cho học sinh uống viên chế phẩm bổ sung: Tất cả các em học sinh được hướng dẫn cách uống. Trẻ được uống dưới sự giám sát trực tiếp của cộng tác viên.
- Theo dõi, giám sát và đánh giá trong suốt quá trình can thiệp: Trong giai đoạn 6 tháng can thiệp (Giai đoạn T0 - T6 ).
Nghiên cứu can thiệp cộng đồng được triển khai trên đối tượng là trẻ em 7-10 tuổi
trong thời gian 6 tháng. Để đảm bảo được thông tin thu thập một cách chính xác trong suốt quá trình nghiên cứu, nhóm nghiên cứu đã tập huấn kỹ cho các cộng tác viên các thông tin cần thu thập, cách thức ghi chép vào biểu mẫu báo cáo. Đồng thời nhấn mạnh
vai trò giám sát của nghiên cứu sinh, các nghiên cứu viên trong quá trình triển khai can thiệp.
Trong quá trình triển khai can thiệp có 2 cấp độ theo dõi:
Cấp độ 1: Mọi hoạt động của giám sát viên, cộng tác viên phải chịu sự theo dõi của nghiên cứu sinh.
Cấp độ 2: Nghiên cứu sinh, giám sát viên theo dõi và kiểm tra trực tiếp các hoạt động của cộng tác viên ít nhất 2 tuần/lần, giám sát ngẫu nhiên tối thiểu 10% số trẻ để xem lại các thông tin cộng tác viên ghi chép.
Trong trường hợp thông tin của các đối tượng nghiên cứu không thống nhất thì nghiên cứu sinh, giám sát viên, cộng tác viên làm việc với nhau để kiểm tra lại thông tin.
2.4.7. Xử lý và phân tích số liệu
Số liệu được nhập bằng phần mềm epidata. Số liệu về nhân trắc học được xử lý bằng phần mềm Anthro Plus của WHO, 2006. Tất cả các số liệu được chuyển và phân tích bằng phần mềm SPSS 15.0.
Trước khi sử dụng các phép thống kê, số liệu (các biến số) được kiểm định về phân bố chuẩn.
- Phân tích số liệu như sau:
+ Số liệu được phân tích theo tuổi, giới, các nhóm nghiên cứu.
So sánh giá trị trung bình của cân nặng, chiều cao, Z-score trung bình giữa các nhóm nghiên cứu.
+ Tính tỷ lệ trẻ SDD nhẹ cân, thấp còi và gầy còm giữa các nhóm nghiên cứu tại các thời điểm nghiên cứu.
+ Tính giá trị trung bình của hàm lượng Hb, selen huyết thanh và tính ra các tỷ lệ trẻ em thiếu thiếu máu và thiếu selen.
+ Chỉ số hiệu quả can thiệp thô:
Được tính theo công thức [71]:
Trong đó:
H %
A B A
100
H là hiệu quả được tính bằng tỷ lệ %.
A là tỷ lệ hiện mắc tại thời điểm bắt đầu can thiệp tại T0;
B là tỷ lệ hiện mắc sau can thiệp tại T6.
+ Chỉ số hiệu quả can thiệp thực (HQCT):
Được tính theo công thức:
HQCT = H1 - H2
Trong đó:
HQCT là hiệu quả can thiệp
H1 là chỉ số hiệu quả của nhóm can thiệp; H2 là chỉ số hiệu quả của nhóm chứng
- Các thuật toán dùng để phân tích số liệu gồm:
+ t-test ghép cặp và để so sánh hai giá trị trung bình (mean), độ lệch chuẩn của từng nhóm cặp với nhau và chỉ so sánh ghép cặp với những giá trị đủ cả cặp trước và sau can thiệp. Các chỉ số dùng để so sánh từng cặp là chiều dài nằm và chiều cao đứng, Z-score CN/T, CC/T/ CN/CC, nồng độ Hb, số ngày mắc, số đợt mắc bệnh tiêu chảy và NKHH tại các thời điểm trước và sau can thiệp.
+ Test χ2 được sử dụng để so sánh sự khác biệt giữa các tỷ lệ trong cùng một nhóm tại các thời điểm khác nhau hoặc so sánh giữa các nhóm nghiên cứu trong cùng thời điểm. Các tỷ lệ so sánh là tỷ lệ SDD, tỷ lệ thiếu máu, thiếu selen…
+ Test ANOVA test dùng để kiểm định sự sự khác biệt giữa 4 nhóm nghiên nghiên cứu cùng thời điểm. Các chỉ số dùng trong so sánh là chiều cao đứng, Zscore CN/T, CC/T/ CN/CC, nồng độ Hb, selen huyết thanh…
2.4.8. Các biện pháp khống chế sai số
Các số liệu nhân trắc: sử dụng điều tra viên cố định tham gia cân, đo từ đầu đến cuối nghiên cứu, bằng cùng loại cân thước, cùng thời điểm buổi sáng (7h-9h). Sử dụng các công cụ chuẩn (cân, thước) và sử dụng kỹ thuật chuẩn xác, thực hiện đúng theo thường quy và thống nhất phương pháp điều tra trong tất cả điều tra viên để tránh sai số do người đo và dụng cụ.
Các xét nghiệm sinh hoá tuân thủ quy trình lấy mẫu, quá trình bảo quản mẫu tránh ô nhiễm vi chất từ bên ngoài (tráng rửa ống đo selen bằng acid), các phép đo đều được phân tích bằng phương pháp chuẩn cập nhật, có kiểm tra chất lượng của WHO.
Số liệu được làm sạch trước khi nhập máy tính, nhập 2 lần, phân tích tầng, ghép cặp trong xử lý số liệu để khống chế nhiễu và sai số.
Trong suốt thời gian can thiệp (T0 –T6), nghiên cứu sinh đã làm việc với chính quyền địa phương và trạm y tế 2 xã, 4 trường tiểu học không tiếp nhận các can thiệp khác để đánh giá chính xác được hiệu quả của can thiệp.
2.4.9. Đạo đức nghiên cứu
Nghiên cứu được Hội đồng Đạo đức của Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia thông qua. Thông báo và giải thích rõ ràng cho cha mẹ hoặc người chịu trách nhiệm chăm sóc trẻ về mục đích và những nội dung sẽ tiến hành trong nghiên cứu. Gia đình trẻ có quyền từ chối tham gia nghiên cứu. Khi cha mẹ trẻ tự nguyện đồng ý và ký vào bản cam kết trẻ sẽ được tham gia nghiên cứu.
Những học sinh có biểu hiện mắc các dị tật bẩm sinh, mạn tính, cấp tính, thiếu máu nặng (Hb<70 g/L) đều được loại khỏi nghiên cứu ngay từ đầu và được tư vấn, hỗ trợ đến cơ sở y tế khám và điều trị. Trong quá trình can thiệp nếu phát hiện thêm trẻ nào mắc bệnh thiếu máu nặng cũng sẽ loại khỏi nghiên cứu và tư vấn cho gia đình gửi đến cơ sở y tế để điều trị bằng viên sắt folic 60 mg/ngày, điều trị liên tục trong thời gian 2 tháng. Những đối tượng còn bị thiếu máu ở 3 nhóm nghiên cứu can thiệp và nhóm chứng sau khi kết thúc can thiệp được tiếp tục uống viên sắt folic 60 mg/ngày trong thời gian 2 tháng.
Tất cả các dụng cụ để cân, đo được đảm bảo an toàn tuyệt đối, không gây tổn thương và nguy hiểm cho học sinh. Các dụng cụ lấy máu xét nghiệm đảm bảo vô trùng, sử dụng 1 lần riêng cho từng học sinh.
Kết quả nghiên cứu (cân đo, xét nghiệm) được thông báo cho Trung tâm Y tế huyện, trạm y tế và nhà trường khi kết thúc nghiên cứu can thiệp để gia đình, và những người có chức năng biết được tình trạng sức khỏe của học sinh.
Các số liệu bệnh tật, thông tin và hồ sơ của đối tượng được bảo quản kỹ và giữ bí
mật.
Kết quả của nghiên cứu được dùng để đưa ra các khuyến nghị các giải pháp
phòng và chống tình trạng thiếu máu, thiếu vi chất cho cộng đồng.
Trong quá trình lấy máu xét nghiệm: sau khi lấy máu trẻ được phục vụ ăn sáng.
CHƯƠNG 3.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. KẾT QUẢ CỦA ĐIỀU TRA SÀNG LỌC
3.1.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu
Tổng số có 815 trẻ, có độ tuổi từ 7 đến 10 tuổi, thuộc 4 trường tiểu học thuộc 02 xã của huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên đã được điều tra để sàng lọc ra trẻ bị thiếu máu cho nghiên cứu can thiệp. Độ tuổi trung bình của tất cả trẻ tham gia điều tra sàng lọc là 8,0±0,8 tuổi. Số lượng trẻ tham gia của mỗi trường được trình bày tại Bảng 3.1.
Bảng 3.1. Đặc điểm của đối tượng tham gia điều tra
Phúc Thuận 1* | Phúc Thuận 2* | Thành Công 1* | Thành Công 2* | Chung | |
Quần thể tham gia điều tra | |||||
Số trẻ điều tra | 196 | 193 | 231 | 195 | 815 |
Tổng số trẻ | 208 | 203 | 266 | 215 | 892 |
Tỷ lệ (%) | 94,2 | 95,1 | 90,6 | 90,7 | 91,4 |
Giới tính (n, %) | |||||
Nam | 104 (53,1) | 98 (50,8) | 114 (49,4) | 98 (50,3) | 419 (50,8) |
Nữ | 92 (46,9) | 95 (49,2) | 117 (50,6) | 97 (49,7) | 406 (49,2) |
Tuổi (năm - n, %) | |||||
7 | 59 (30,1) | 70 (36,3) | 82 (35,5) | 55 (28,2) | 269 (32,6) |
8 | 76 (38,8) | 60 (31,1) | 92 (39,8) | 70 (35,9) | 301 (36,5) |
9-10 | 61 (31,1) | 63 (32,6) | 57 (24,7) | 70 (35,9) | 255 (30,9) |
Dân tộc (n, %) | |||||
Kinh | 103 (52,6) | 161 (83,4) | 213 (88,4) | 139 (71,3) | 616 (74,7) |
Khác | 93 (47,4) | 32 (16,6) | 28 (11,6) | 56 (28,7) | 209 (25,3) |